Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Bệnh thán thư trên cây xoài

 Mua cây xoài. Thấy trong nhản ghi là Bowen.
Hồi mua cây cao hơn 1m, gốc cỡ ngón tay cái, không nhìn thấy dấu tháp ghép 
(trên nhản có ghi rõ là trồng bằng hột).
Cây trồng bằng hột chắc là lâu có bông hơn cây tháp ghép. 
Kệ, lâu trái, bù lại cây trồng bằng hột có tuổi thọ cao hơn cây tháp ghép, chất lượng trái y hệt ...

click vào 1 hình, bạn sẽ được thấy tất cả các hình có trong bài, 
chỉ cần di chuyển con lăn ở giữa con mouse  thì các hình sẽ tuần tự hiện ra với kích cỡ lớn....
... thật thú vị khi khám phá ra tính năng mới của blog (17/9/11)..
...cám ơn Google
Nào dè năm đầu tiên mới trồng xuống cây xoài trổ bông...Mừng ghê.
('bạn bông' nói: 'ở xứ có mùa cây ngủ đông thì cây gieo bằng hột mau có trái lắm.')
8/11/2008
... không đậu trái nào và thấy bông không mướt như bông xoài ở quê nhà....  

Năm thứ hai, lá tự dưng như bị cháy ... rụng lần hồi... vẫn cho bông..
... nhưng bông bị vàng như  là khô...
cuối cùng thì cái đọt cũng khô luôn... tiếp tục cắt bỏ đọt.
...đổ thừa tại hà tiện không mua cây ở vườn ương mà mua cây của tiệm bán hoa  (giá 27 đồng, có rẻ hơn chừng 10 đồng)... nên cây không mạnh.
Sao lúc đó không nghĩ là cây xoài đang bị bệnh để tìm cách chữa trị ha..
 Cây chanh bệnh...Cây xoài.... Cây xoài cũng bị bệnh ....mà không hay lúc mới phát, chỉ đến khi rộ lên nhiều thì mới chú ý.. (tệ thiệt)
Năm kế tiếp, cây vẫn xấu tệ.
5/9/2010
> cắt bỏ đoạn bị khô... > mùa sau cái ngọn của mấy nhánh con cũng bi đen và  có dấu như muốn chết. Mùa rồi tiếp tục cắt bỏ đọt của mấy nhánh mới và cũng cắt bỏ bớt thân chính...
... nay thân chính chỉ còn khoảng 40cm...
chán quá nên bỏ lún, tới nay thì  thấy lá cũng có lấm tấm tàn nhang...kiểu lá bị bệnh.
28/7/2011
Từ khi phát hiện cây chanh bị bệnh và từ khi lùng sục đọc cẩm nang trên Google  về các côn trùng gây bệnh cho cây chanh thì mới có chú ý đến cây Xoài và bớt đổ thừa chuyện mua cây... vì biết đâu cây Xoài bị bệnh là do mình cho khổ qua leo trên tầng trên... không khí bên dưới không thông thoáng dể tạo điều kiện cho các bệnh tấn công cây trồng.
Tuần rồi anh xã phán: "chắc là bỏ cây xoài này.... mua cây khác thế vào".. cũng mừng...
... phải hỏi Google trước khi trồng lại cây xoài khác.
Bệnh trên cây Xoài và cách trị.
link
BỆNH THÁN THƯ / Anthracnose 
Nguyên nhân gây bệnh: do nấm Colletotrichum gleosporioides
Triệu chứng: 



Trên lá:
- Lá khởi đầu chỉ là đốm nhỏ màu nâu hoặc đen, ở góc lá.
Nếu nhiểm khuẩn nấm trên lá non thì khởi đầu là những đốm đen nhỏ, sau đó các điểm đen sẽ phóng to ra hình thành các vùng chết rộng lớn trên lá.

Nếu nhiểm nấm trên lá già thì tổn thương nhỏ hơn.

Trên hoa:

 Hoa bị bạc màu, có những chấm nhỏ màu đen hay nâu tối xuất hiện trên cụm hoa, chúng lan to dần và liên kết lại trên hoa làm ảnh hưởng việc đậu trái

Trên trái:
Nấm xâm nhập vào da của trái non nằm yên đó... chờ
khi trái chín sẽ có những đốm nâu sẫm gần như đen... đó là những chỗ làm thúi trái.



Những giọt sương, nước rơi từ những vùng bị nhiểm nấm mang theo bào tử nấm sẽ chảy dọc trên trái gây ra hiện tượng gọi là "nhuộm nước mắt"/ "tear staining"


Bệnh thán thư cũng có thể lây lan qua các hạt giống bị nhiểm bệnh


Trong thời gian ra bông
 cho đến khi trái đạt phân nữa kích thước,
 nếu gặp mưa nhiều và nhiều sương thì bệnh thán thư sẽ nghiêm trọng hơn.
Điều trị:
Phun thuốc trừ nấm theo lịch trình nghiêm ngặt kể từ khi bắt đầu có bông cho tới khi trái già theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
 phun xịt mỗi tháng với Cooper spray (đọc kinh nghiệm ở đây)
Chỉ dùng cho các tiểu bang sau đây: QLD, NT, ACT, WA, NSW
Bắt đầu dùng khi cây bắt đầu có bông
4 tuần phun xịt một lần (16g cho 1 lít nước... )

mấy điều nên tránh khi sử dụng:
-không dùng cho cây đang bị sốc/ stress
-không dùng khi trời nóng
-không dùng lúc trời mưa liên tiếp 
-không dùng cho cây con
-không được hái trái 1 ngày sau khi phun thuốc.


Còn ở đây thì dùng Mancozeb 
-khi cây bắt đầu trổ bông cho đến hết kì bông nở: mỗi tuần pha 2g vào 1 lít nước phun lên cây
-sau đó thì cứ 4 tuần mới phun thuốc 1 lần. Nếu thời tiết khô thì giảm phun thuốc lại

phải cẩn thận vì nó có tác hại trên hệ thống thần kinh
Mancozeb  một loại thuốc diệt nấm cũng có công dụng như thuốc diệt côn trùngNó được bán dưới tên thương mại của Dithane,ManzebManzane  Nemispot.
 Mặc  sử dụng rộng rãi trên các cây trồng thực phẩm để điều trị bệnh nấm,   tác động có hại trên hệ thống thần kinh và cần được sử dụng cẩn thận.
Trong môi trường, mancozeb phân hủy trong đất trong thời hạn ba tháng và không hòa tan trong nước.(link)

đọc cho biết chứ không nên dùng vì  có những lo ngại về tác dụng độc hại của nó đối với động vật hoang dã, con người và môi trường  nên hạn chế sử dụng trong hộ gia đình (Những người tiếp xúc với mancozeb có triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn và đau đầu. Ở liều cao, các triệu chứng bao gồm nhịp tim giảm và co giậtCơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ liệt  mancozeb như là một chất gây ung thư link).
 dùng hoá chất thì cũng hơi chùn tay nhưng..CHƯA TÌM THẤY KINH NGHIỆM TRỪ BỆNH THÁN THƯ BẰNG NHỮNG VẬT LIỆU KHÔNG CHỨA HOÁ CHẤT, chỉ mới đọc được
Biện pháp phòng tránh: link link
- Chọn giống xoài thích hợp với thời tiết và khí hậu nơi định trồng. 
Chọn giống kháng bệnh thán thư
- cung cấp đủ khoảng cách giữa các cây
- tránh trồng xen hoặc kế cận những cây dể bị nhiểm bệnh thán thư
- Cào sạch lá rụng ở dưới đất, loại bỏ những lá bệnh, cắt bỏ những cành chết...không vứt bỏ trong sân vườn để giảm thiểu mầm bệnh (link chu kì phát triển & lây lan mầm bệnh)
- Tỉa bớt nhánh lá cho cây bớt rậm rạp tạo điều kiện cho không khí lưu thông và tiếp nhận ánh sáng mặt trời.
- Cung cấp đầy đủ nước và phân bón để duy trì sức khoẻ của cây. 
Cây khoẻ mạnh có nhiều khả năng để phục hồi sau khi bị nhiểm bệnh thán thư hơn là cây bị xốc/ stressed.

Đối với những người trồng văn nghệ vài cây trong sân vườn,
 thì tài liệu này khuyên nên chọn  giống Indo-Chinese/Philippine,

  vì cây xoài thuộc nhóm này kháng bệnh thán thư tương đối tốt, 
sẽ làm giảm lệ thuộc trong việc phun xịt trừ nấm Colletotrichum gleosporioides...
 giống Indo-Chinese nhiều hương vị và ít xơ mặc dù màu sắc thua một số giống xoài khác.




Còn giống xoài 'Haden' and `Irwin' thì nhạy cảm hơn, đòi hỏi chế độ phun thuốc kiểm soát bệnh thán thư/  Anthracnose nghiêm ngặt hơn.
Haden........                     .......Irwin



link có hình về các giống xoài ở gần cuối trang, 





nhờ đó mới thấy hình trái xoài có tên "Nam Doc Mai" 
nhìn hao hao trái xoài thanh ca... nhớ vườn xoài quê cũ ghê nơi.






Lời khuyên khi trồng Xoài Bowen và dạy cách làm kem xoài (link )
(cứ thắc mắc sao mà bữa nay con chó nhà hàng xóm sủa hoài... sau mới vở lẽ ..ra là..link này có tiếng chó sủa)
Cây xoài Bowen cần 
-khí hậu mát
-đất thoát nước tốt
-phân bón (Dynamic Lifter hoặc Citrus food), nhưng liều lượng và thời điểm bón phân cho khác nhau.
     *cây còn nhỏ: bón phân vào mùa Xuân và cuối mùa Hè, cần tưới nước thường 
     *cây già: bón phân lần đầu sau khi thu hoạch trái, cách vài tháng sau thì bón lần kế tiếp.
Thời điểm trồng cho khu vực ôn đới là cuối mùa Xuân (khoảng tháng 10-11)
Bowen mango
Viết riêng cho bạn tui.
Bạn ơi, 
trồng thì có trồng, chứ chẳng có tí kinh nghiệm trồng trọt ...nên cây gì cũng không xấu hoắc thì cũng bệnh....đưa vào blog cho vui chứ mắc cở lắm...
...í là lục lọi lung tung để tìm học kinh nghiệm ...
nhưng chưa thuộc bài và hiểu bài cũng còn hạn chế lắm.

2 nhận xét:

  1. Chào bạn ! bên đây tui trồng xoài cũng sâu bệnh chết lần hồi còn có vài cây, đất ngày xưa ngập mặn, giờ thì ngọt hóa rồi. Nhưng trái cây ăn vẫn còn có vị mặn mòi.........ngon lắm, nhất là đu đủ và mía.

    Trả lờiXóa
  2. 'Bạn blog' ơi. Lại trả lời bạn trể (có lẽ luôn là vậy, sau vài ngày 'đây' mới có dịp trả lời bạn). Xin lỗi bạn nhen. Mừng bạn ghé thăm.
    Ở đây đu đủ ăn không ngon bằng đu đủ quê nhà.... đã vậy còn bị ruồi trái cây phá hại nên trái sần sùi xấu tệ. Còn mía thì cứng như củi và khô lắm . Thấy lóng mía dài, thân mía mập mạp, vậy mà không có bao nhiêu nước, nhai xảm xì... chán lắm bạn a. Đây cũng vừa phá bỏ bụi mía.

    Trả lờiXóa

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...