Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

TRỒNG RAU CỦA QUÊ MÌNH


Tháng 9, bắt đầu vào mùa Xuân nơi đây.
Trời vẫn còn lạnh nên tưởng còn mùa Đông mà quên chuyện gieo hạt và trồng rau.
Đề tài trồng rau thì không có gì lạ với những ai quen trồng,
nhưng với tôi,
trồng rau có mấy điều khá thú vị,
ghi lại đây trước là cho nhớ và kế là chia vui, niềm vui trồng rau ở xứ người.
Vui vì có những cây trồng gầy ra được không từ cây hay hạt giống, 
chúng có được từ những rau trái mua về để ăn.
TRỒNG BẠC HÀ
Khoe khoang, bông bạc hà / giọc mùng
click vào 1 hình, bạn sẽ được thấy tất cả các hình có trong bài, 
chỉ cần di chuyển con lăn ở giữa con mouse  thì các hình sẽ tuần tự hiện ra với kích cỡ lớn....
... thật thú vị khi khám phá ra tính năng mới của blog (17/9/11)..
...cám ơn google
1/11/2011.........            ............5/11/11
9/11/11......                        ....14/11/11
Lần đầu tiên 'đây' thấy cây bạc hà trổ bông
'Đây trồng dọc theo hàng rào, nhưng bên kia cũng sát hàng rào là cây Plum, tưới bao nhiêu thì đất cũng khô queo, nhưng bù lại bạc hà cho bông ở mùa thứ ..thứ ..quên rồi nhưng khi trồng thì cứ để y cái gốc mỗi khi trồng lại và nay thì cái gốc dài khoảng gang tay.
-Đất trồng: phân bò hoay mục. Không dùng phân gà, ăn bạc hà trồng phân gà bị ngứa miệng.
-Hom giống: chỉ cần một đoạn gốc miễn là còn có nách lá hứa hẹn sẽ mọc mầm tược.
   *ở tiệm rau: Vào mùa lạnh đôi khi  người ta có bán bó bạc hà mà trong đó có cả đọt lẫn bẹ.
 (trong hình còn giữ phần trắng của gốc) Cho dù bị cắt sát tận cái bẹ màu xanh, mất không còn thấy cái gốc thì đem trồng bạc hà vẫn sống nhăn và nếu gặp đất màu mở, tưới đầy đủ bạc hà sẽ sum suê.
  **Nếu ở vùng mà người ta không cấm việc gửi cây trồng qua thư thì chỉ cần xin bạn một lóng như trong hình (đoạn gốc phải còn cái mầm và làm dấu cho biết đâu là gốc), chịu khó hoạn dưỡng giai đoạn đầu thì ít lâu sau sẽ có bạc hà nấu canh chua, Xào với thịt bò và xắt mõng, xả vài nước để vắt cho ráo mủ, xong rưới dấm đường như một món salad hoặc làm dưa thay thế dưa bồn bồn ở quê mình... hì... hì..
Nếu đất ẩm thì 2 năm trồng lại. Đất khô, mỗi năm mỗi trồng thì mới không bị lồi củ và cằn cỗi. Cắt bỏ củ chỉ chừa khoảng 2cm kể từ bẹ lá trở xuống, cắt như trong hình thì cũng không hề gì.
Vào mùa cây cỗi, để có đủ quân số cho nồi canh chua, thì tận dụng luôn phần lá để nấu kèm với phần bẹ ít oi.
TRỒNG CỦ SẮN / CỦ ĐẬU
Mua củ sắn/ củ đậu định làm nhưn "bánh mặn tôm khô củ sắn",
chưa làm nên chỉ mở cái miệng bao rồi đem cất vô ngăn tủ phía dưới cái sink rửa chén/ rửa rau ... rồi quên bửng...
tới chừng thấy cái vòi ló ra khỏi miệng bao thì mới hay củ sắn mọc mầm
... đem ra trồng thì không có củ, mà có bông  bò vươn lên trời xanh, có màu tím rất dễ thương và trái um sùm.
Ba tui nói trái củ sắn ăn rất độc, nhà có con nít không nên để có trái sợ chúng tưởng trái đậu mà bẻ ăn .
Củ sắn/ củ đậu chỉ trồng để lấy củ...hic nếu không giữ trái thì trồng lại bằng gì cho có củ?
'Đây' đem gieo và trồng nhưng không có củ, cái dây ốm ròm. (trồng chỗ ít nắng quá)
... một số hạt về tay 'bạn bông' thì có củ cân được 400gr...
bạn trồng trên đất pha cát bón thêm Dynamic lifter và nơi nhận nắng suốt ngày.
TRỒNG SU SU / KOCHOU 
- Mua lựa trái già (da căng, phần xẻ rảnh nơi cuối trái bạnh ra, 
nếu thấy nứt hé ra cái hột thì quá tốt... chúng sẵn sàng lên mầm)
Có mấy loại su su, mua ăn thử trước khi trồng (có loại vỏ xanh không gai - loại này dường như không bị mềm nhủn khi nấu (?), có loại vỏ xanh nhạt không có gai - tui trồng loại này, trái lớn có thể gần 800gr nhưng nấu canh hay xào mềm nhủn ăn không hấp dẫn, có loại vỏ cũng màu xanh nhạt nhưng có gai - mùa nẵm bị chết ngắt vì cắt sát gốc lúc tỉa nhánh, loại này không bị bở khi xào nấu, nhưng khi gọt phải né bị gai đâm đau tay.
- Để trong bao nilong, không buộc miệng / cũng có thể không để vào bao nilong,
đặt trong tủ bên dưới cái sink / chỗ rửa chén hoặc nơi kín mát, cứ để yên mặc kệ cho nó bò vòng quanh tủ chờ thời tiết dần ấm lên mới đi trồng, ... đừng nóng ruột sợ nó chết, nó tự sống nhờ dinh dưỡng trong trái.
- Không cần xới đất sâu, chỉ vừa đủ cho đất lấp trái, phủ thêm ít cỏ mục cho đở khô gốc
- Trồng xuống đất vào mùa cuối mùa Đông
- Vị trí trồng: sát rào cho không bị chiếm diện tích.
10/09/2010
Đây trồng rồi giao cho đất trời nhưng mùa đầu cũng cho trái như vầy đây.
cái gốc loe ngoe 2 nhánh ròm mà trái nhiều, 
đây chỉ là nhánh quẹo trái nên được làm giàn, quên chụp hình lúc chưa bẻ trái 6 cho bạn.
 Tới 9 tháng 6 năm 2011 mới sực nhớ khoe bạn blog mới chụp hình
Còn nhánh leo lên cây trái hồng thì không có chụp hình vì dây leo quá cao.
- Tỉa bỏ bớt dây sau mỗi mùa trái, chừa khoảng 50cm từ dưới đất lên
.... nhưng không được tỉa sát gốc làm chết cây ('đây' tỉa sát gốc, dây su chết ngắt nên đoán là vậy)
Chúng sẽ mọc um tùm vào những mùa kế tiếp.
Cắt bớt đọt đem luộc hoặc xào cũng ngon lắm.
Dây su su sẽ cho trái ít đi hoặc không trái tuỳ theo mức độ bị cắt ngọn.
Và đây, su su vào mùa thứ hai, mùa mới 5 tháng 9 năm 2011, không tưới, không phân bón mà nó lên bảnh như vầy đây (giao mùa trời có mưa chút chút nên nó phát tướng thấy thương)
TRỒNG KHOAI MỞ
Cũng đi mua khoai tím/ khoai mở về nấu canh.
- Cắt một đoạn ở phần đầu của củ khoai, chỗ sần sùi có dấu vết của cuống khoai
- Để cho khô mặt cắt
- Cho vào bao nilong nhưng không buộc kín, để chỗ mát chờ nãy mầm, dường như tới thời điểm nào đó thì củ khoai mọc mầm, giống như củ thược dược.
Cách khác sang hơn một tí và kết quả chắc ăn
chụp ngày 9 tháng 1 năm 2011
 (khoai mở, nguyên củ và 1 phần củ, chỉ để khoảng hơn 2 tuần là nó mọc um sùm, còn củ sắn dù ở trong tủ vẫn vô tư bò dài ngoẳng)
- Chọn củ nào có phần tiếp xúc với cuống bị cắt không quá sát với phần cũ, 
                      lựa củ nhỏ nhỏ (cho đở tốn tiền, ở đây vào mùa giá 8 đồng/ 1kg..nên hà tiện )
- Để trong bao nilong nhưng mở miệng bao rộng ra, đặt vào tủ phía dưới cái sink rửa chén đóng tủ lại, nó sẽ mọc mầm


- Khi trồng có thể tranh thủ cắt để chia các mầm thành nhiều đơn vị miễn sao mỗi mầm phải có phần củ để nuôi mầm
- Để cho ráo mặt cắt mới trồng xuống.
- Đất phải thật xốp thì mới cho củ tốt ('đây' trồng xuống rồi phó mặc đất trời, tưởng đâu nó 'tiêu tùng'... nào dè nó cũng có củ nhưng nhỏ xíu)
 Coi như chưa thành công khi chọn vị trí trồng.. sẽ trồng lại mùa mới 2011 này... chờ...)
TRỒNG KHOAI LANG
Cũng y chang, mua khoai lang về ăn, cắt khoảng 5cm chỗ phần đầu nơi tiếp xúc với cuống , hoặc để nguyên củ  'bỏ quên chỗ mát hay trong tủ dưới cái sink rửa chén' chờ ra ngọn rồi đem trồng, cũng có thể trồng liền xuống đất. 
Đây trồng khoai cũng giao cho đất trời, chúng chỉ được nước nhờ ăn ké nước khi chủ nhân tưới cho mấy cây cưng được trồng kế bên.
Mặc dù bị bỏ bê, bị cắt đọt luộc hoài, nhưng khoai lang vẫn có củ và chìa lên mời chủ đem vô nhà luôc mà xơi... hì... hì... vui ghê chưa.
TRỒNG KHỔ QUA
 Mua khổ hoa, lựa trái nặng thường là trái già, nếu muốn chắc ăn thì lựa trái có ửng dấu hiệu trái chín.
'Đây' lựa trái nặng vừa để ăn vừa lấy hột... hì hì.. hà tiện hết thuốc trị...
- hột giống: chọn hột ở giữa đến gần cuối của trái, nếu hột có vỏ bao màu hồng là hột có khả năng lên mầm tốt... nói chung sau khi tách bỏ vỏ mềm bao quanh hột thì lựa hột có vỏ cứng màu vàng đậm.... hột có vỏ còn trắng có chút ửng vàng thì gieo vẫn lên mộng, miễn là lựa hột no phồng, hột có vẻ lép/ có rảnh thì không tốt bằng... dù vậy nó vẫn lên mộng.
( sẵn tiện khoe khoang trái khổ qua lấy hột từ trái mua về ăn, trái của mùa mới 2012)
- để kệ cửa sổ 1 ngày cho vỏ săn lại.
- gieo trực tiếp vào chỗ định trồng, sâu khoảng 1cm, phủ cỏ khô, tưới đều đặn, khi thời tiết ấm thích hợp thì nó tự mọc mầm.
- Bón phân Dynamic lifter khi cây cao khoảng 50cm, khi cây bắt vòi leo bám vào giàn thì rải thêm NPK loại tan chậm (chỉ trồng đủ ăn cho nên không có oằn thân cho nằm dưới đất trước khi cho bò lên giàn)
Khổ qua được bón nhiều Dynamic thì rất dầy cơm. Phải bón NPK thì mới có hoa cái nhiều. Không bón phân trước khi hái trái khoảng vài ngày, sau khi hái trái thì bón sương sương NPK và tưới nhiều nước. 'Đây' có giàn khổ qua mê lắm nhưng hình đâu, kiếm chưa ra để khoe.

Khổ qua có nhiều loại, tuỳ thích hương vị mà lựa hột để trồng. 'đây' không thích mùi của giống trái sắc xanh đậm, phần cuống phẳng, gai phẳng, nhưng loại này thì dày cơm. (hình bên dưới)
- Không nên trồng khổ qua trên đất đã trồng khổ qua mùa trước, cây sẽ không sum suê và cho trái ít, trái không đẹp vì bị bệnh trên trái
Có hình làm chứng... hì hì..dây ốm tong, trái có lớn (dài bằng khổ giấy A4) nhưng nhìn kỉ trên trái có đốm đốm vàng.
22/3/11
 'Đây thích loại có phần cuống nhọn, trái màu xanh nhạt hơn, loại này hình thức của gai nổi nhô ra trông nhọn chứ không phẳng như trong hình ở trên nhưng mỏng cơm hơn...dù vậy khi hầm khổ qua nó thơm hơn, không có mùi giống như mùi thuốc bắc... hì.. hì..
Khổ qua đèo, khổ qua thiếu nước thì vị đắng, người lớn ưa hơn con nít.
Anh Xã nói hồi đó ghét khổ qua, mà Má chồng thì ưa nấu khổ qua, mỗi khi nhìn thấy khổ qua trong mâm cơm là khóc vì sợ đắng... vậy mà khi có tuổi thì lại mê khổ qua đắng, ưa lắm canh khổ qua nấu với tép hoặc xào hột gà hay kho với thịt...thịt chỉ là bổi còn khổ qua là chính...
hì... hì...sở thích hồi trẻ khác... khi lớn khác... 
chỉ mong chàng iu đừng xem tình yêu năm xưa như một thứ  khẩu vị 
để mà mong/ muốn/ chuyển ra sự thay đổi 
như bao quí ông tóc đà điểm bạc, mà đành đoạn cà khịa bắt lỗi nọ kia để vin ra cái cớ mà li dị vợ năm xưa ...để.. để về VN cưới vợ trẻ măng đổi khẩu vị.... hì..hì..

Bạn có thích trồng hoa hồng không? 'Đây' có thu gom kinh nghiệm  nơi 'bạn trồng hồng' xa và gần để ghi lại ở đây nè. 

Viết cho bạn bờ lốc..
'Bạn blog' ơi, gõ mấy bài này cho bạn đây. Vui không? 


Sẽ gõ tiếp khi có thời gian... ước gì một ngày có 48 giờ.. hì hì..
nếu bạn thấy lâu quá mà 'đây' không trả lời comment bạn gửi... lúc đó 'đây' chỉ có 24 giờ...đành trể... chứ không có 'chanh hỏi'...hì.. hì..  chọn màu mực tím cho nhớ thời hoc sinh, tuổi đó vô tư, không ưu phiền bi luỵ, bàn đề tài gì thì rôm rả, xôm tụ "đía" cho tới bến chỉ ngừng khi hết ý

Xem thêm: CHẠNH LÒNG

Các loại Hoa Hồng

Hồi nhỏ dạo chợ hoa ngày Tết có thấy bày bán một loại Hoa Hồng nhỏ xíu, 
bụi bông chỉ thấy cao khoảng 20cm, cành nhỏ xíu ,
lá với bề mặt có vẻ hơi nhám và thuôn dài khác với lá hơi bầu tròn và mướt như lá của mấy loại hồng cao hơn,
 đường kính của hoa nở hết cỡ chỉ khoảng 2cm, 
không nhớ bông chùm hay bông đơn chỉ nhớ là bông màu hồng,
người bán nói đó là hoa TƯỜNG VI.
Cứ chắc in trong trí, hoa Tường Vi là hoa hồng loại nhỏ...
Đến khi  'Bạn blog' hỏi về trồng Hoa Hồng Tầm Xuân / Tỉ Muội / Tường Vi,
để chắc ăn hơn... đem hỏi 'bạn bông gần'... thì không ai biết rõ ... 
và còn khuyên nên giữ đúng tên của từng loại, đừng chuyển qua tên tiếng Việt,
 nếu như hoa đó nguồn gốc là của VN và mang tên Việt Nam thì cứ giữ tên VN...
Googe Image "hoa Tường Vi"  (link) cho kết quả rất nhiều hình hoa hồng và một loại hoa khác có tên tiếng anh là Queens Crape Myrtle (link) / Crepe Myrtle (link) / Rose of India (link) /

click vào 1 hình, bạn sẽ được thấy tất cả các hình có trong bài, 
chỉ cần di chuyển con lăn ở giữa con mouse  thì các hình sẽ tuần tự hiện ra với kích cỡ lớn....
... thật thú vị khi khám phá ra tính năng mới của blog (17/9/11)..
...cám ơn google

mượn hình minh hoạ ở đâyở đây


Rõ ràng đây là hai loại hoa khác nhau Rose và Crepe Myrtle nhưng có cùng tên gọi là Tường Vi.
Khi search "hoa hồng tỉ muội" thì qua hình cũng thấy có sự khác nhau về tên gọi.
hình mượn này  (link) tác giả Yuht.N gọi là hoa hồng tỉ muội... hình thức của hoa là hoa hồng nhỏ
Còn trang này (link)

tác giả aquatichung cũng gọi "hoa hồng tỉ muội", hình thức hoa cũng là hoa hồng loại nhỏ, hoa này giống với hoa 'đây' giâm cành hồi nẵm nhưng để chết ngắt sau 2 mùa trổ bông

 Nhìn hình mượn của tác giả tienbm 'thì hồng tầm xuân' giống dạng hồng leo
may là các 'bạn net' có hình minh hoạ nên 'đây' mới biết thêm chân dung của loại hoa hồng mà hồi đó tới giờ nghe Thái Thanh  hát 
'...bước ra vườn cà hái nụ tầm xuân, nụ tầm xuân nở ra xanh biếc...' mà không hình dung được hoa tầm xuân là hoa gì. Xin cám ơn việc mượn hình để vô blog (mà không có xin phép. Xin xin lỗi.).
Tìm hiểu về các loại hoa hồng từ các 'bạn xa trên Net' thấy cần ghi lại đây để dành xem.
CÁC LOẠI HOA HỒNG
Ở đây phân biệt sự khác nhau của hoa hồng theo 3 nhóm: (4 hình minh hoạ mượn từ link này và link này)
Nhóm 1: Hoa hồng dại / wild rose (nguồn gốc của nhóm hoa hồng cổ điển / old garden rose)
'rosa carolina', a wild species rose
Nhóm 2: Hoa hồng cổ điển / Old Garden Rose (link)
'rosa muscosa', and old garden moss rose
có nguồn gốc từ hoa hồng hoang dã. Chúng gồm các loại khác nhau:
- Alba:hoa trắng hoặc hồng, trổ bông 1 lần, lá xanh lục hoặc xanh xám.
- Bourton:hoa màu hồng, trổ bông liên tiếp, rất thơm.
- Centifolia: được biết với tên Cabbage roses hoa nở giống như bắp cải, có gần 100 cánh hoa, trổ hoa 1 lần.
- Damask: hoa màu trắng, hồng, đỏ, rất thơm, một số trổ bông chỉ 1 lần, số khác có thể trổ thêm / liên tiếp.
- Hybrid China: hầu hết đều trổ hoa nhiều lần, không thích hợp khí hậu quá lạnh 
- Hybrid Gallica: hoa rất thơm, màu hồng, đỏ , tím, trổ hoa 1 lần.
- Hybrid Perpetual: hoa rất thơm, màu hồng, đỏ, trổ hoa liên tiếp.
- Moss: hoa thơm, trổ hoa 1 lần, cành và nụ như có rêu mọc (xem hình)
- Noisette: hoa thơm, bông chùm, thích hợp khí hậu ấm
- Portland: hoa rất thơm, màu hồng, nở liên tiếp.
- Tea: hoa màu trắng, hồng và vàng nhạt, trổ bông nhiều lần.
Nhóm 3: Hoa hồng hiện đại / Modern Garden Rose 
Double Delight Rose, A Modern Garden Rose (link)
Đó là thế hệ mới của Wild rose và Old rose, được giới thiệu sau năm 1867 và hiện nay thì tràn ngập hoa hồng đời mới phân biệt theo các nhóm: 
- Hybrid Tea: cành dài,  mỗi cành chỉ 1 hoa, hoa nở thẳng đứng, chúng trổ bông hàng loạt khoảng sau mỗi 6 tuần, cây không chiếm nhiều diện tích. Hoa trồng để cắt bông bán.
-  Floribunda: thuộc dạng bụi / shrub mọc um tùm, hoa chùm, trổ hoa tiếp tục. Cây mạnh mẽ hơn Hybrid Tea
- Grandiflora: cây cao và mạnh mẽ, hoa mọc đơn lẽ hoặc thành chùm. Chúng có hình thức giống như Hybrid Tea nhưng khác về kích cỡ.
- Polyantha: chùm hoa lớn mang nhiều hoa nhỏ. thuộc dạng bụi / shrubs
- Shrubs: hoa mọc thành bụi, đây là một nhóm lớn gồm nhiều loại hoa,chúng khác nhau về chiều cao và tập quán sinh trưởng.
- Miniatures: and Mini Roses: Là phiên bản thu nhỏ của hoa hồng hiện đại, hoa và lá cân xứng với tỉ lệ thu nhỏ của chúng.
-  Climbers: đây là nhóm gồm các loại hoa hồng có nhánh dài và cong, phải làm giàn hay phải có giá đở. Hoa trổ một lần hay trổ tiếp tục tuỳ theo loại.
Chỉ mới xem qua vài trang nhưng cũng thấy 'bạn bông' có lí khi khuyên nên chú ý 
Tên chính gốc của loại hoa (coi như tên khai sinh của loại hoa)

Chúng thuộc dạng leo / climber hay bụi / shrub?
khi mua hoa hồng về trồng.
Bài học rán nhớ sau mấy ngày lùng sục ở google  từ các link đã lưu lại là:
Phải biết đúng mới chăm sóc đúng thì mới có kết quả tốt mà không uổng phí công sức...
Trồng và chăm sóc các loại hoa hồng đều có những điểm chung,
 nhưng từng loài cũng có những chăm sóc tỉa tót khác nhau.
Thị trường hiện nay có rất nhiều giống hoa hồng.
Việc lai tạo giống mới đã cho cây hoa hồng có nhiều tên gọi,
 nhưng chung chung vẫn là:
- hoa hồng leo / climbing rose, rambling rose
- hoa hồng bụi / shrub rose
- hoa hồng dại / wild rose
và khi đi mua cây về trồng thì nhớ ghi sổ tay cái tên khai sinh của nó để gõ cho đúng tên khi cần học hỏi trên Net.


link  link  link giúp nhận biết cụ thể hơn chút xíu
Sẽ ghi lại những học hỏi về đặc tính  và cách trồng & chăm sóc của từng loại hoa hồng.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...