Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

LAN HUỆ - Trồng trong sỏi và nước

LAN HUỆ có thể trồng trong sỏi, nước và trồng trong nhà.
TRỒNG LAN HUỆ TRONG SỎI VÀ NƯỚC  link link link 


 Vật liệu:
-củ Lan Huệ đã qua tồn trữ (ngủ đông trong ngăn rau của tủ lạnh hoặc được bảo quản  "cho ngủ" nơi khô mát sau khi đã được giủ sạch đất, chờ ngày ép ra hoa theo ý muốn.)
-sỏi có đường kính khoảng 1cm là vừa vặn nhất (phải rửa sạch trước khi dùng) hoặc những viên bi nhiều màu sắc cho đẹp mắt.
-*  loại than dùng cho hồ nuôi cá (aquarium charcoal) - than này giúp  ngăn chận mùi hôi của nước, nhưng không có cũng không sao.
-bình thuỷ tinh (dùng bình trong như thuỷ tinh để dể kiểm soát mực nước)
Thực hiện:
1/Với củ Lan Huệ:
> dùng kéo cắt bỏ rể khô và rể có màu nâu - đó là những rể chết, chúng sẽ phân huỷ trong nước làm thúi nước.
Chừa lại những rể mập mạnh có màu trắng.
2/ Chuẩn bị 
>cho sỏi vào bình ( lớp sỏi khoảng 10cm)
3/ Trồng
Để nhẹ nhàng củ huệ lên mặt sỏi > xếp các viên sỏi xung quanh củ sao cho lớp sỏi chỉ phủ 2/3 của củ Lan Huệ - 1/3 phía cổ củ củ phải nằm trên lớp sỏi (lớp sỏi này giúp giử cho củ Lan Huệ ổn định không ngả nghiêng.)
4/ Tưới nước
Cho nước vào bình,
 mực nước PHẢI THẤP HƠN ĐẾ (base) CỦA CỦ LAN HUỆ từ 2 -3cm 
(củ Lan Huệ sẽ bị thúi nếu đế của củ bị chạm vào nước, tránh tưới nước vào họng của củ để tránh bị thúi đọt )
 > kiểm tra mực nước mỗi ngày để đảm bảo nước luôn phải dưới đế củ 2.5cm.
5/ Vị trí đặt chậu lan huệ
-trong 2 tuần đầu sau khi trồng: để chậu Lan Huệ ở chỗ tối, mát  50 to 60 degrees Fahrenheit (khoảng 10 - 15 oC )
- khi thấy rể và mầm hoa xuất hiện thì mang để bên trong cửa sổ nơi nhận nhiều nắng (tối thiểu phải được nhận ánh sáng là 5-6 giờ mỗi ngày nhưng chỉ nhận ánh sáng gián tiếp)
nhiệt độ thích hợp phải trên 60°F khoảng 15.5oC (nhiệt độ lí tưởng cho ngày đêm là 70-80°F khoảng 21 - 26.5oC). Để thúc đẩy nảy mầm hoa và phát triển, Lan Huệ cần nhiệt độ ấm áp để hình thành vòi hoa.
6/ Giúp vòi hoa đứng thẳng
Từ sau 2 -8 tuần sau khi trồng, nếu củ tồn trử đạt tiêu chuẩn thì vòi hoa sẽ xuất hiện > xoay bình hoa thường xuyên (mỗi ngày) theo chiều kim đồng hồ để vòi hoa không vươn một hướng về phía ánh sáng.
Khi hoa nở thì mang đến chỗ mát khoảng 65 độ F (khoảng 18oC), ít nắng hơn để cho bông lâu tàn.
SAU KHI BÔNG HOA CUỐI CÙNG TÀN THÌ NÊN TRỒNG XUỐNG ĐẤT ĐỂ CỦ NẠP NĂNG LƯỢNG CHUẨN BỊ CHO MÙA MỚI vì nếu tiếp tục giử trong sỏi và nước thì củ Lan Huệ đó sẽ không hứa hẹn ra hoa vào mùa kế tiếp... sau đó tiến hành theo quy trình chăm sóc của năm  (xem ở đây)
*CHÚ Ý: khi trồng trong sỏi và nước
-KHÔNG ĐƯỢC BÓN PHÂN vì phân bón sẽ cho nhiều lá và có thể làm ảnh hưởng đến việc ra hoa. (link)  ở link này cũng ghi nhận rằng bón phân giàu nitrogen sẽ làm tốt lá ít hoa 
-rửa sạch sỏi trước khi cất để dành dùng lại.
TRỒNG LAN HUỆ TRONG NƯỚC link
cũng tương tự như trồng trong sỏi &nước
Sau khi tỉa bỏ rể khô, rể màu nâu 
> để củ Lan Huệ lên miệng keo lọ sao cho 1/3 của củ nằm trên miệng keo lọ
>> cho nước vào sao cho mực nước  thấp hơn đế của củ (base) khoảng 2.5cm, tránh tưới lên cổ của củ
>>>để chỗ tối và mát cho tới khi thấy ra rể và mầm hoa (nhớ kiểm tra mực nước mỗi ngày để châm thêm)
>>>> mang ra chỗ nhận ánh sáng gián tiếp và có nhiệt độ ấm khoảng 24 độ C, xoay chậu mỗi ngày cho vòi hoa thẳng. (nếu có thể thì nên thay nước trước khi mang ra chỗ nắng)
>>>>> khi hoa nở mang vào nơi mát và ít nắng để hoa lâu tàn.
Vài bình thuỷ tinh có dạng thích hợp (link)


Có thể dùng những keo lọ .... (link) miễn sao chúng có cổ của keo nhỏ hơn vòng chu vi củ của  một tí, miệng keo sẽ giúp nâng củ Lan Huệ, và chiều cao của keo phải cao khoảng 10-12 cm để đủ chỗ cho bộ rể phát triển.
Cũng có thể dùng chai nước ngọt cắt tạo thành chậu hoa
chưa thực hành nên tưởng tượng và bắt củ hành đóng thế vai cho củ Lan Huệ... hì .. hì...
(vì mượn hình mà không xin phép thấy ngại quá)
TRỒNG LAN HUỆ TRONG NHÀ
Cách trồng và chăm sóc cũng giống như trồng ở ngoài sân. 
Trồng trong nhà cần lưu ý mấy điều này:
- chậu có đường kính 18- 20cm, thoát nước tốt
- đất trồng đảm bảo độ pH 6 to 6.5, dùng potting mix loại thường (không cần dùng loại có pha sẳn phân bón), tránh dùng loại có pha trộn vỏ thông (vì vỏ thông tạo sự biến đổi độ pH không thích hợp với Lan Huệ), link này dùng   1/2 potting mix + 1/2 cát (không dùng cát biển vì sợ bị mặn) >để mảnh sành hoặc gạch bể dưới đáy chậu trước khi đổ hổn hợp cát+đất lên (tui lót 1 lớp giấy báo để chặn không choa đất cát trôi ra) 
-đổ lớp đất khoảng 10cm lên chậu > để củ Lan Huệ lên > chèn đất vòng quanh củ sao cho 2/3 củ chìm xuống đất (lớp đất 10cm sẽ vừa vặn với phát triển của bộ rể.)
-sau khi trồng tưới nước ấm vừa đủ ẩm đất, 1 tuần sau mới tưới lại (tránh tưới lên cổ của củ)
- trên đầu tủ lạnh có nhiệt độ thích hợp để đặt chậu cây (link), nhưng phải đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng 5-6 giờ cho một ngày, có thể dùng ánh sáng đèn thay cho ánh sáng mặt trời, có thể để chậu cây ở cửa sổ.
-dùng phân tổng hợp NPK loại tan chậm / slow-release fertiliser với chỉ số N thấp (thời gian ép ra hoa  củ lan huệ không cần nhiều nitrogen) và bón chia làm 3 đợt - đợt 1 vào đầu mùa Xuân, đợt 2 lúc vòi bông cao khoảng 15 - 20cm, đợt 3 khi vừa dứt bông (link) link này dạy trồng ngoài sân
-có thể dùng phân dạng lỏng / water-soluble fertilizer 6 tuần tưới 1 lần với phân nửa liều lượng hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì (link)
MẸO: Để cho vòi hoa ngắn/ thấp, mập mạnh (link)
hai tuần đầu tiên sau khi trồng phải đặt chậu hoa nơi tối như tầng hầm, nhà để xe và có nhiệt độ mát khoảng 50 độ F  (10oC) >> sau đó đưa ra nơi nhận sáng và nhiệt độ ấm hơn (70-80 độ F = 21 - 26.5oC)
GHI ĐỂ DÀNH XEM CHO BIẾT không phải loại hoa trồng bằng củ nào cũng cần làm lạnh để kích hoạt ra hoa (link)
*hoa Lan Huệ và hoa Thuỷ Tiên là loại hoa có nguồn gốc ở vùng khí hậu ấm áp do đó chúng không cần tạo ớn lạnh / chill để kích hoạt nở hoa
*Những loại hoa như:  tulips, daffodils, hyacinths, crocus, Dutch iris and scilla đều đòi hỏi một khoảng thời gian làm lạnh trước khi nở hoa. Nhiệt độ mát mẻ kích thích phản ứng sinh hoá bên trong củ. Chúng cần 16 -18 tuần 'cảm lạnh để rùng mình mà nở hoa'. Sau thời gian đó chúng cần môi trường sáng và ấm áp. Nếu thời gian làm lạnh bị thu ngắn hơn 16 tuần, chúng vẫn có bông nhưng vòi bông còi cọc và biến dạng. (phải biết sớm hơn thì đám Hyacinths đâu bị tiêu tùng.. hix..)
TRỒNG LAN HUỆ BẰNG RƯỢU VÀ NƯỚC
Trang này minh hoạ bằng hình việc trồng Lan Huệ bằng Rượu và Nước
 trồng củ Lan Huệ vào chậu thuỷ tinh, bên dưới và xung quanh củ là đá loại dùng để trang trí
thay vì dùng nước để tưới thì họ pha rượu với nước để độ rượu có trong nước khoảng 3 độ (hoặc 4 độ) 
mười ngày sau khi trồng thì bỏ nước cũ, châm nước & rượu khác vào (ngày trồng là 22/10/2009, nở bông là 07/12/2009)
THẮC MẮC
???Rượu bốc hơi khá nhanh, như vậy củ Lan Huệ chỉ hút nước chứ đâu còn rượu để mà say... hi..hi... 
như vậy công nuôi dưởng củ Lan Huệ là nước hay là rượu???
có phải vì uống rượu có nồng độ cao mà vòi hoa cao hơn?? 
củ Lan Huệ của hình bên trái tới 2 vòi bông, củ bên phải chỉ 1 vòi bông...
 thắc mắc... thắc mắc... chắc phải trồng thử mới bớt thắc mắc... hì.. hì..

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

LAN HUỆ- Lai giống và gieo hạt

LAI GIỐNG LAN HUỆ / Amaryllis   link  link link
Thụ phấn chéo giữa hai màu hoa
 sẽ cho những kết quả thú vị về  những bông hoa được gieo trồng từ hạt đã được lai tạo.
Thời gian chờ trái lớn và chín 4-5 tuần.
Thời gian từ gieo hạt tới có bông: 2 - 3 năm.
THỤ PHẤN 
NHUỴ CÁI Thời điểm thích hợp để tiến hành thụ phấn là khi:

- vòi nhuỵ cái cong lên xoè rõ 3 chia.                                                      Vòi nhuỵ cái của hoa khi mới nở thì thẳng và chưa thấy rõ các chia .
NHUỴ ĐỰC
Khi phấn ở tua nhuỵ đực bung vàng là thời điểm thích hợp để rắc phấn lên nhuỵ cái 
                                                                                                                                 Hình bên trái chụp lúc tua nhuỵ đực chưa bung phấn. Cho dù kiểu dáng có khác nhưng tua nhuỵ vẫn có phấn màu vàng. 
Khi tua nhuỵ đực bung phấn cũng là thời điểm tua nhuỵ cái bắt đầu hé và cong dần lên. 
Hình bên phải là thời điểm rắc phấn hoa khác lên nhuỵ cái.                                                                                        
                                 nhuỵ cái chưa nở                     nhuỵ cái đã bung                                                                                                      
CÁCH THỤ PHẤN
 cắt bỏ tất cả nhuỵ đực của hoa định thụ phấn (hoa mẹ)
- cắt 1 tua nhuỵ đực (của hoa cha) và phết nhẹ phấn lên 3 chia của nhuỵ cái  (của hoa mẹ)  -cách này tiện và nhanh gọn
hình này chụp lúc chưa đọc được kinh nghiệm  ở đây nên chỉ phết phấn chứ không cắt bỏ nhuỵ đực
- cũng có thể dùng cọ để phết phấn nhuỵ đực và đem phủ lên tua nhuỵ cái (cách này chỉ là lí thuyết)
* Để có tỉ lệ lai giống cao, cần cắt bỏ các bao phấn của hoa được thụ phấn (hoa mẹ)
CÁCH LƯU TRỬ PHẤN HOA
Hoa nở không đồng loạt, phải lưu trử bảo quản phấn hoa link
- dùng cái nhíp gắp bầu phấn >  đặt trên giấy vài giờ cho khô giúp tránh bị mốc >> bỏ vào phong bì dán kín, >> để trong ngăn bơ của tủ lạnh (trường hợp này chỉ bảo quản trong vài tuần)
- dùng dao bén gọt lớp phấn hoa lên giấy > gói kín >> để chỗ khô ráo và mát nhất...(trường hợp này bảo quản lâu hơn, có thể tới 5 tháng.)
 *Nhớ ghi chú ngày bảo quản, màu sắc...để không bị nhầm lẫn
KẾT TRÁI
Chờ khoảng 5 ngày để biết rõ hoa có kết trái.
- Nếu thấy đài hoa to dần và xanh đậm dần thì đó sẽ là trái, khoảng 4 - 5 tuần trái sẽ chín
  (vỏ vàng và hé bung lộ những hạt đen.)
  *chỉ thu hái khi thấy trái tự bung lớp vỏ hé lộ hạt link
- Nếu thấy cuống của đài hoa ngả dần sang màu vàng, đài hoa không thấy lớn hoặc lớn chậm.... hoa đó không đậu trái
Cũng có khi trái lớn trong 2 tuần đầu và dần vàng héo... trái bị háp phải cắt bỏ
Cũng có loại Lan Huệ không dể đậu trái, có lẻ nó đòi hỏi chế độ chăm sóc phù hợp (????)
Cũng có loại Lan Huệ không thể thụ phấn với chính phấn hoa của chính nó, nó cần thụ phấn bằng phấn của hoa khác (thụ phấn chéo) link
 THU HOẠCH HẠT
Khi thấy vỏ trái nứt hé lộ hạt (không hái sớm khi chỉ mới thấy vỏ chuyển sang màu vàng và cũng không hái trể, vì trái sẽ nứt bung và hạt sẽ rơi.)
Hạt rất nhẹ mỏng manh như giấy, dể bung tróc > cần lưu ý khi tách vỏ.
Hạt có thể nảy mầm là hạt có vẻ cộm khi kẹp giửa 2 ngón tay

THẮC MẮC
Hai hoa này thuộc họ Amaryllidacae

Hoa màu đỏ: tiếng Việt ghi là  Lan Huệ / Tứ diện.. còn Tiếng Anh ghi Amaryllis Hippeastrum
Hoa màu hồng nhạt: Tiếng Anh ghi Nake Lady, Amaryllis Belladonna
????có thể thụ phấn chéo??? Họ nhà Amaryllis rất đông đảo, chúng có thể thụ phấn chéo được không???
Amaryllis Family link
Agapanthus (african blue lilies) P
Belladonna lily (Amaryllis belladonna)
Kaffir lillies (Clivia)
Crinodonna (Crinodonna corsii)
Crinums
Blood lillies (Haemanthus)
Spider lilies (Hymenocallis)
Lycoris
Nerines
Sea lilies (Pancratrium)
Jacobean lily (Aztec lily, Sprekelia)
Tulbaghias (Wild Garlic)
Scarborough lily (Vallota speciosa)
LƯU Ý: HẦU HẾT HỌ HÀNG NHÀ LAN HUỆ ĐỀU CÓ CHỨA ĐỘC TỐ link 
Hầu hết độc tố nằm trong củ, cũng có trong nhựa của lá
Các triệu chứng bao gồm: nôn mửa, suy nhược, tiêu chảy, đau bụng, tiết nước bọt dữ dội, chán ăn, run.
GIEO HẠT LAN HUỆ
BÀI DÀI QUÁ, SẼ POST BÀI TIẾP THEO
click vào để xem
Lan Huệ - gieo hạt
bài mới nhất 02/10/2014:Hình hoa Lan Huệ lai Đây là lứa hoa lai đầu tay của tui, đã viết về chuyện này trong các bài: 

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

LAN HUỆ - chu kì chăm sóc

AMARYLLIS / LAN HUỆ - CHU KÌ CHĂM SÓC link  link  link  link  link link 
Hippeastrum sp.
Family: Amaryllidaceae / Liliaceae

Đặc điểm: 
-được xem như cây nhiệt đới /tropical plant
-nở hoa theo chu kì hàng năm
-không chịu đựng được mùa đông băng giá (như vùng ngoại ô Newyork > trồng trong nhà vào mùa đông băng giá)
-có thể trồng trong nhà
-thích bộ rể bị bó chật chội (chậu trồng chỉ cần rộng sao cho củ cách vách chậu 3-5cm là được)
-không chịu úng gốc
-với sự chăm sóc thích hợp thì mỗi năm mỗi ra hoa.
-trồng bằng củ hoặc bằng hạt.
-củ có thể bảo quản nơi khô mát tối đa 6 tuần (có thể cất giử ở tủ lạnh - trong ngăn đựng rau *KHÔNG bảo quản trong tủ lạnh có chứa TÁO >>gây cằn cỗi, giảm khả năng phát triển, khả năng ra hoa  link link)
-sau khi ngủ đông, Lan Huệ cần nhiệt độ ấm áp để phát triển vòi bông
Bắt đầu trồng: cho cả 2 trường hợp:
cho củ đã trưởng thành
- cho trường hợp ép củ trổ bông khác với chu kì thông thường ( 6-8 tuần
CHUẨN BỊ

 -chọn chậu: đối với củ trung bình thì chỉ cần chậu có đường kính15 - 20cm, phải có lổ thoát nước.
 -chọn đất trồng: độ pH thích hợp là 6.0 đến 6.5, đất giàu chất hữu cơ sẽ giúp tăng trưởng tốt nhất, đất pha cát hoặc pha đất sét cũng được nhưng cần thoát nước tốt. 
KHÔNG pha trộn vỏ thông vào đất trồng  link (Never use fresh manure or pine bark as a part of the medium)
 -chọn vị trí trồng: nhiều nắng, nhưng nắng sáng thì tốt nhất, nên có chút ít bóng râm nếu trồng chỗ nhận nắng chiều. Trồng chỗ thiếu nắng cây vẫn sống nhưng khả năng cho bông giảm hoặc không ra bông mỗi năm.
 -phân bón:
        DÙNG phân tan chậm / slow- release fertiliser 5-10-10 hoặc 6-12-12 
bón chia làm 3 đợt:
đợt 1 vào đầu mùa Xuân, đợt 2 lúc vòi bông cao khoảng 15 - 20cm, đợt 3 khi vừa dứt bông
        và tốt nhất là dùng phân dạng lỏng/ liquid fertiliser  (link)
       KHÔNG dùng phân xương /bone, phân chưa hoai mục
BẮT ĐẦU
*nếu bắt đầu từ củ mới đào lên hoặc mua củ giống chưa trồng vào đất
     -tách bỏ lớp vỏ khô, rể hư...cố gắng không làm xây xát củ > để chổ khô ráo mát mẻ, không khí lưu thông ít nhất là vài ngày ... mục đích giúp cho vết cắt khô lại nhằm tránh bị thúi rể hoặc thúi củ lan huệ.
*bảo quản nơi khô mát có thể để nhiều ngày mới trồng lại và không nhất thiết phải để tủ lạnh 
*nếu là củ khô (củ tồn trử) thì nên đễ củ trên nước 1 ngày cho rể hút nước trước khi trồng xuống đất,chỉ dùng nước bình thường không có pha thêm chất dinh dưởng.
Mẹo:
-chọn cái ly nhỏ hơn củ một tí, miệng ly sẽ là kệ nâng đở phần củ, dùng cái ly trong suốt để dể kiểm soát mực nước sao cho lượng nước chỉ ngập phần rể mà không ngập đế củ
-cũng có thể dùng hộp takeway > soi lổ bên thành hộp > xiên 2 cây tre loại dùng xiên thịt BBQ để giúp giử đế của củ lan huệ nằm trên mức nước, chỉ phần rể tiếp xúc với nước.

Nếu lở tay khi đào phập vào củ, thậm chí làm mất cả đế củ,
 thì cũng có thể trồng lại, 
nhưng thời gian để chổ mát & chỗ khô ráo dài hơn để đảm bảo chỗ bị trầy phạm thật sự khô, 
xem như thật lành vết thương rồi mới đặt trên đất ẩm chỗ mát có ti tí ánh sáng buổi sáng > thật sự trồng xuống đất khi thấy ló rể.
Củ Lan Huệ dể bị thúi nếu vết trầy xướt chưa khô mà bị tiếp xúc với môi trường ẩm nước.
Mẹo: dùng mật ong để phết lên chỗ bị trầy xướt (mật ong giúp chống vi khuẩn) link

 *nếu bắt đầu từ củ tồn trử từ tủ lạnh
  để củ lan huệ lên nước ấm trong vài giờ (link) (dùng cái ly để dể kiểm soát mực nước sao cho lượng nước chỉ ngập phần rể mà không ngập đế củ)
TRỒNG
- không cần trộn phân bón vào trong đất trước khi trồng, nếu cần thiết thì chỉ nên trộn thêm tí xíu phân NPK vào lớp đất phía đáy chậu (cở 1/2 muỗng cà phê) , phải phủ thêm một lớp đất không có pha trộn phân bón lên trên sao cho củ không chạm lớp đất có phân bón
- lấp 2/3 của củ chìm trong đất (phần cổ của củ phải trên mặt đất để tránh cho nước không đọng ở đọt làm thúi củ).
Chậu này có 2 điểm chưa đúng bài bản:
-phần củ trên mặt đất hơi nhiều: phần củ nên trên mặt đất theo tỉ lệ 1/3. Nói chung, không lấp cả củ xuống đất 
-phần cổ của củ cao quánên cắt thấp hơn
    nếu ép cho ra hoa theo ý muốn thì nên cắt tới vạch như trong hình vì phần trên là lá, chúng sẽ khô dần và bong ra, sẽ làm giảm đẹp (khi cây trổ bông thì phải khéo tay khi tỉa, không tỉa cũng không sao, nhưng tỉa sạch thì chậu hoa trông xinh hơn)...không cắt quá sát với củ làm mất đi các mầm bông.
   -nếu trồng để chuẩn bị cho mùa mới thì không cần thiết phải chú ý cắt đến đâu vì chúng sẽ được tỉa tót khi chuẩn bị đón bông mùa mới.
NƯỚC  và VỊ TRÍ
- mấy ngày đầu mới trồng nên để chậu hoa ở nơi có nhiệt độ bình thường (không để nơi lạnh vì đây là cây có nguồn gốc nhiệt đới, mát quá sẽ chậm ra hoa)
- sau vài ngày  thì để chậu hoa nơi có nhiều nắng sáng là tốt nhất, núp tí tí nếu như nhận nắng chiều
- khi hoa nở nên để chậu hoa nơi mát, nơi có bóng râm để hoa lâu tàn
Chỉ tưới 1 lần khi vừa mới trồng xuống. Tránh tưới nước trên cổ của củ. Chỉ tưới nước khi mầm xanh xuất hiện hoặc chỉ tưới khi thấy đất bị khô nhưng chỉ 1 lần / tuần. 
Củ Lan huệ cần độ ẩm để tái tạo rể nhưng dư nước sẽ làm cho thúi củ hoặc bị còi cọc cằn cổi hoặc chỉ phát triển lá link
Mẹo:  rải lớp sỏi trên  dĩa nhựa dùng cho BBQ (cũng có thể tận dụng các vỉ đựng thịt) và đặt chậu hoa lên đó, nước trong dĩa sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết cho việc tái tạo rể. 
Chì 3 ngày mới tưới 1 lần khhi mầm lá hoặc mầm hoa xuất hiện với màu xanh lá (cho ngón tay vào sâu  2cm, nếu thấy đất khô thì mới tưới)
Mẹo: cho chậu vào trong thau hay bất kì vật có thể chứa nước với mực nước ngập 1/2 của chậu hoa và khi thấy lớp đất bề mặt đủ ẩm thì đem chậu ra ngoài (khoảng 15 phút)
TRỔ BÔNG
- đối với củ đã cho ngủ đông thì sau 6 đến 8 tuần kể từ ngày trồng xuống đất lại thì sẽ có hoa (tuỳ theo nhiệt độ, củ lan huệ sẽ trổ bông sớm hoặc trể hơn 52 ngày) nhiệt độ thích hợp từ 20 đến 24 độ C
- đối với củ trồng bình thường thì sẽ có hoa theo định kì.
 bón NPK loại tan chậm 5-10-10 hoặc 6-12-12 lúc vòi bông cao khoảng 15 - 20cm (bón đợt 2)
Vòi bông hơi nặng, nếu muốn vòi bông đứng thẳng thì phải cắm cây giử cho cành không cong oằn, nên cắm cây sát vách chậu để tránh chạm vào các củ con đang hình thành.
Để có thêm một đợt hoa thứ nhì thì phải cắt bỏ bông vừa héo sắp tàn, phải cắt bỏ tận đế của bông đó để ngăn không cho đậu trái gây mất sức.
 Khi bông cuối cùng  của vòi bông vừa héo thì cắt bỏ vòi bông đó, cắt cách củ khoảng 5cm. ,  bón NPK loại tan chậm 5-10-10 hoặc 6-12-12  vào thời điểm này (bón đợt 3)
MÙA HÈ - GIAI ĐOẠN NẠP NĂNG LƯỢNG

Khoảng 2-3 tuần sau khi bông cuối cùng tàn mà không thấy đợt bông thứ nhì xuất hiện thì đem chậu bông đặt xuống đất
(không cần thay chậu hoặc lấy củ ra khỏi chậu để trồng xuống đất)
Chọn vị trí nhiều nắng, thiếu nắng lá không đủ dình dưỡng cần thiết để nuôi củ. 

Tưới nước và bón phân bình thường y như các cây trồng khác. (slow-release fertiliser 5-10-10 hoặc 6-12-12)
Cũng có thể tưới thêm seaweed mỗi tuần 1 lần để nuôi lá nhưng không được lạm dụng (link) và chỉ nên dùng dưới 1/2 liều lượng chỉ dẫn của nhà sản suất.


MÙA ĐÔNG - GIAI ĐOẠN NGỦ ĐÔNG
Cuối mùa Hè, khi lá bắt đầu vàng *héo - thời kì 'ngủ đông' sắp bắt đầu.
-nếu ở vùng có băng giá, phải đem chậu cây vào nhà (cắt bỏ lá khô, lá vàng, giử lại lá xanh), KHÔNG TƯỚI NƯỚC trong giai đoạn này.
-nếu muốn ép trổ hoa theo ý muốn thì giủ sạch đất bám trong rể, tránh làm tổn thương rể, cắt bỏ lá, treo chút ngược lá xuống đất và đặt nơi khô ráo thoáng trong 1 tuần, bảo quản ở tủ lạnh (gói giấy báo và để trong ngăn đựng rau), nếu là chỗ có nhiệt độ lạnh khoảng 10 -15 độ C thì khỏi để tủ lạnh.
Tóm lại: Lan Huệ có thể nghỉ dưởng sức/ngủ đông theo 2 kiểu:
- hoặc để yên chậu hoa nơi không cần có ánh sáng, miễn sao có nhiệt độ khoảng 12 độ sau khi đã cắt bỏ lá vàng, lá héo. KHÔNG TƯỚI NƯỚC trong khoảng 6 - 8 tuần.
- hoặc giủ sạch đất và bảo quản trong tủ lạnh / nơi tối có nhiệt độ khoảng 12 độ C.
MÙA XUÂN - GIAI ĐOẠN RA HOA
Vừa dứt mùa Đông, bón NPK loại tan chậm 5-10-10 hoặc 6-12-12 (bón đợt 1)
- thay đất cho cây trồng trong chậu - chỉ lấy bớt 1 lớp đất mỏng khoảng 1cm và thay đất mới vào (không cần lấy cây ra khỏi chậu) > tưới nước >> đem chậu cây ra ngoài sân. Lan Huệ rất ghét sự xáo trộn gốc/ rể (link)
TỚI ĐÂY LÀ trở lại PHẦN ĐẦU của CHU KÌ CHĂM SÓC 
- trồng cho nở hoa đúng ngày dự định thì phải bắt đầu trồng xuống đất từ 6 đến 8 tuần
 NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM KHÔNG CÓ BÔNG link
- đào củ Lan Huệ lên quá sớm trước khi lá vàng, lá chết.
- thiếu nắng trong giai đoạn cây cần nạp năng lượng (làm cho cây mất đi sức sống, mất năng lượng dự trử)
- thừa đất, thừa phân bón, phân bón quá nhiều nitrogen, thừa nước > sẽ kích thích ra lá làm hạn chế việc ra vòi hoa
Vùng tui cư ngụ, mỗi năm vào tháng 10 , là thấy hoa Lan Huệ nở.
Lan Huệ nở đồng loạt thật rực rở dọc theo hàng rào mặt tiền của nhiều sân nhà.
Thường chỉ thấy mấy màu này.
 Không biết sân sau của mấy nhà đó có loại nào khác không?? Tò mò quá...
Và do hoa nở đồng loạt và chỉ thấy có mấy màu nên Lan Huệ có vẻ 'không được ưu đãi' lắm so với một vài loại hoa khác.
...Lan Huệ sân nhà tui cũng tự sinh tự lớn, việc chăm sóc cũng vô chừng,
 vì dù có bỏ bê thì đúng hẹn Lan Huệ lại trổ bông...
... cái dể tính, cái dể thích nghi... dể làm cho người trồng xao lãng sự chăm sóc...
... Kể từ khi biết đến thế giới Internet... thì tui mới được biết về chủng loại, cách trồng, cách chăm sóc cũng như cách lai giống cho hoa Lan Huệ
... bài này chỉ ghi lại kinh nghiệm từ những bài tui mới đọc, có rất nhiều kinh nghiệm trồng, tui sẽ ghi lại để dành xem
...
Trang dalatrose có rất nhiều bài chỉ dẫn cách trồng rất chi tiết (link). Chị Tuý Sơn Viên có rất nhiều giống Lan Huệ lạ mắt, độc đáo và mơn mởn xinh tươi khoe sắc màu (link).
...Tóm lại quý vị ấy có rất giàu kinh nghiệm trồng Lan Huệ, ai thích Lan Huệ sẽ mê mắt và mê tài trồng của quý vị ấy.
Định sao chép kinh nghiệm ấy vào đây nhưng thấy lưu lại link để dành xem thì tốt sách nhất (mình có thể ghé xem và bạn blog cũng có thể xem trực tiếp các link ấy)
...
Hic.. bài này dài quá, gõ lia liạ chả bố cục sắp xếp gì... hic..
Các kiểu bông Lan Huệ. Xem các loại có bông cánh kép ở link này  Xem loại có bông to ở link này   và link này Xem loại bông lạ, hiếm ở link này và link này  và  link này
(Có thể mua online ...quảng cáo không công... hì hì..... hix... chỉ giao dịch trong các tiểu bang ở mỹ ngoại trừ tiểu bang Hawaii.) 


xem bài khác
bài mới nhất 02/10/2014:Hình hoa Lan Huệ lai Đây là lứa hoa lai đầu tay của tui, đã viết về chuyện này trong các bài: 

LAN HUỆ- Lai giống và gieo hạt(1)

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

Bệnh của Passion fruit

VÀI TRIỆU CHỨNG BỆNH CỦA DÂY PASSION FRUIT link
Chỉ có bông không trái': có thể do vài nguyên nhân sau đây:
1/ Thừa phân bón
- do bón quá nhiều phân nên dây passion fruit lá xanh tốt nhưng hoa lười biếng mà rụng không chịu đậu trái >>>  chỉ bón phân 2 lần trong năm: - lần đầu vào đầu mùa Xuân sau khi cắt tỉa cành và lần cuối vào mùa Thu khi dứt trái.
- do trồng cạnh hố phân xanh hoặc nơi có nguồn phân hữu cơ, bộ rể hút được nhiều thực phẩm vượt quá nhu cầu >>> hoa trở nên lười biếng.
2/ Thiếu ong:  do cấu tạo của hoa có nhuỵ đực đóng thấp, ngắn và úp xuống nên cần có ong hút mật giúp thụ phấn.
bông vừa nở, nhuỵ cái còn túm lại 
* trồng hoa Oải hương / Lavender gần giàn passion fruit sẽ thu hút nhiều ong. 
Nhưng nếu thấy nước mũi tuôn tuôn, mắt mờ... ách xì xằng, mũi ngứa ...
... thì đừng trồng hoa Oải hương, mùi hoa này gây dị ứng ớn luôn... 
(tuỳ cơ địa mỗi người, có người không bị dị ứng mùi hoa này)

 nếu không có ong thì phải 'làm mai dong' 
*giúp thụ phấn bằng cách ngắt 1 trong 5 cánh nhuỵ đực phết nhẹ lên 3 chia của nhuỵ cái. Tốt nhất là thụ phấn chéo (không dùng phấn của chính hoa đó mà dùng phấn của hoa này phết lên nhuỵ cái của hoa kia, và nên tiến hành vào giữa buổi sáng.
(tui dùng cái nhíp tỉa chân mày để kẹp nhuỵ đực, có người dùng cọ...chờ đi mua cái cọ hơi lâu, cái nhíp có sẵn ... hì.. hì... ). 

bông nở hoàn toàn với nhuỵ cái xoè ra và nhuỵ đực viền đầy phấn
Nhớ chỉ 'làm mai dong' cho bông có nhuỵ cái xoè ra  và chọn nhuỵ đực đã bung phấn. Vào nhũng ngày trời se lạnh nhuỵ đực bung phấn và xoè nhuỵ cái rất trể. Có khi nhuỵ cái đã xoè ra nhưng nhuỵ đực vẫn còn cuộn tròn do đó có thể tạm dùng nhuỵ đực của bông nở ngày hôm trước.
Có lá mà không có bông
Có thể do không cắt tỉa vào mỗi đầu mùa Xuân hoặc cắt tỉa quá ít (nhánh cũ sẽ không ra bông hoặc không kết trái)

Có trái nhỏ, vỏ dầy, lớp cùi bao quanh hột mỏng
Do thiếu nước >>>trong những tháng mùa nóng cần tưới nước mỗi ngày trên diện tích 2m vuông (không cần tưới ướt đẫm, chỉ cần ẩm)
Bông bị kiến bò bám
Phải diệt kiến để tránh thiệt hại năng suất. Phun xịt với Pyrethrum
Lá có màu vàng không xanh
Do thiếu sắt và ni tơ trong đất >>> bón phân gà hoai mục và phân Blood & Bone
Do thời tiết lạnh của mùa Đông
Do điều kiện gió hoặc do độ ẩm ướt
Lá bị quăn và vàng dần
Do bị một loại rệp hút chất dinh dưỡng >>>  phun xịt lá với Pyrethrum (link)
Dây nhánh của gốc ghép. Trong 3 tháng đầu sau khi trồng, chú ý để cắt bỏ mầm nhánh mọc dưới mầm ghép để năng lượng nuôi thân ghép không bị giảm gây ảnh hưởng đến năng suất
(các dây nhánh của gốc ghép có thể mọc lên từ rể, đôi khi nó có thể mọc ở vị trí cách xa gốc hơn mét)
-phải dùng kéo bén cắt bỏ các dây mọc bên dưới mầm ghép không được xé hoặc tét. 
-đối với dây mọc từ rể thì không được kéo hoặc nhổ chúng vì điều này tạo điều kiện tốt cho chúng mọc nhiều thêm ra từ những vết đứt trên rể...>>>phải dùng kéo để cắt.

* Nellie Kelly dùng Passiflora caerulea làm làm gốc ghép (Passiflora caerulea có lá mõng, bông màu xanh, trái  hình bầu dục màu cam có điểm chấm đỏ, vỏ mềm nhưng lớp cơm bọc quanh hột mỏng, trái có thể ăn được nhưng không ngon)

 Grafter Black thì dùng mầm của giống Passiflora edulis 
 Grafter Panama Gold thì dùng mầm của giốngPassiflora edulis-panama gold
Grafter Panama Red thì dùng mầm của giống Passiflora edulis-panama red
TÁM CHUYỆN VỚI BẠN BLOG
Đang hi vọng trong sự tuyệt vọng về dây Panama Gold Passion fruit...(ở đây)
Đang bó tay thấm thía câu " MẤT BÒ MỚI LO LÀM CHUỒNG"...
Tóm lại là đang buồn... 
'Bạn blog' khen giàn Chanh dây.... khoái chí mà vẫn còn chưa vui.
'Bạn blog' nhắn: "Em đgan chờ xem chanh dây màu tím của chị đây!".
Nó đây nè bạn. Hình mới chụp ngày 29/11/11. 
'Ban bờ lốc ơi', cái cây chanh dây màu tím ... phải gọi cho đúng là Grafter Panama Red Passion fruit bạn a... tui ẩu nên kêu là màu tím vì trái cũng có tim tím na ná với giàn cũ màu tím.
Tui lại ẩu nữa rồi, làm gì có dây Chanh dây màu tím, chỉ vì nó có trái màu tím đen ...
nên tui kêu như vậy.đó bạn a...
Trái của hai loại đó là đây.
 Trái nhỏ là trái gieo bằng hạt của loại  Nellie Kelly Grafted Black Passionfruit. 
Trái bị móp nhăn nheo là do nó rụng xuống hơi lâu mà chủ nhân không thấy.
Hai trái lớn là loại Nellie Kelly’s Grafted Panama Red 

Cái dây Passion fruit hẩm hiu.
Nó được mua về trong niềm vui khi nhìn cái giàn Grafter Black passion fruit xanh xanh đầy trái.
Nó được mua về trong sự tham lam muốn có thêm giống trái mới lớn hơn.
Nhưng khi trồng xuống thì sự tranh chấp chỗ trồng (chưa tranh chấp tài sản... hì .. hì..)
....đã làm cho nó long đong 1 năm....
Một năm qua thật nhanh, dây Panama Red passion fruit ốm yếu teo tóp dài ra trong sự khắc khoải chờ đợi được định cư...nhưng người có thẩm quyền thì vẫn khư khư quan điểm phải trồng chỗ của mình muốn trồng... ông bà chủ không ai nhượng ai.
Bà chủ xót xa nhìn cái chậu đường kính 10cm phô cái đám rể đan kín, cái dây ốm tong dài 2m, lá rụng chỉ còn thấy sự sống ở chót ngọn ...
Đến khi bà Cô khoe và cho trái để đáp tình cho cây giống thì dây Panama Red mới được trồng xuống (2 dây mua cùng một ngày).
... xin làm cái giàn cao lên khỏi hàng rào cho dược thoáng...
nhưng rồi cái giàn lại thấp hơn hàng rào 20cm...
 ... càm ràm... xin được nâng lên cao...
- "tui không muốn dây bò qua nhà hàng xóm"
- " giàn cao hơn hàng rào thì dể thấy dây bò lang thang mà kéo về, giàn cao mới thấy rõ dây bò tới đâu, còn thấp hơn hàng rào thi khi dây phủ giàn thì đâu có thấy nó bò đi đâu, lúc đó cũng rất khó cho việc tỉa tót.. hén sửa lại cho cao dùm hen...."
... và dây Panama Red nhưng số phận không Red đã được an cư... nhưng không lạc nghiệp... 
 vì bị núp dưới bóng cây và không được chụp hình vì giàn thấp hơn hàng rào và lá trùm kín nên quá tối không thấy trái.
Mấy trái chụp hôm 28/1/11 là thấy rõ do nằm ở rìa giàn... 
... so hình mới thấy màu sắc của trái xanh cũng khác
Grafter Black ((hình bên phải) chấm trắng nhỏ rứt trên nền da xanh non nhạt.
 và Grafter Panama Red (hình bên trái) có điểm chấm trắng rõ rệt trên nền da xanh đậm

Lục lọi kho hình thì chỉ thấy dây panama red ké né bên cạnh Su Su. Ham trái Su Su nên ép Panama Red phải bò về hướng bị che bởi bóng cây.
Ai nói cây cỏ không có số phận???
Đến 1/6/11 trái bắt đầu ửng dấu hiệu chín
Và cho tới ngày này 30/11/11 một số trái vẫn chưa chịu rụng
Thường thì trái chín sẽ tự rụng và chỉ trái tự rụng thì mới ngon. Tại sao trái không rụng????

Anh Xã mà ghé vô đọc loạt bài này chắc là đỏ mặt vì cười. 
Và chắc cũng sẽ tức cười cái tài dựng chuyện của tui... hì.. hì... 
Ai da.. nếu giận vì mượn làm nhân vật thì... ai da... không biết hồi kết ra sao ha... ai da..

Tui tính rồi... ngày nào già cóp không còn ra sân trồng trọt thì tui sẽ nằm để gõ tiểu thuyết . Ngày đó còn hơi bị xa nhưng tui rao trước ... gọi là 'wảng káo tầm xa' ...Xin bạn blog rán theo dõi... hì... hì... bảo đảm tiểu thuyết lâm li tào lao khác xa tiểu thuyết của Quỳnh Giao...
Nhưng bây giờ thì chỉ gõ về trồng trọt và liền kế đây sẽ là bài CÁCH TRỒNG PASSION FRUIT
Xem thêm:
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...