Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Hôm nay ngày giỗ

Quê tui, hễ cứ đến ngày giỗ chạp là không ai nhắc ai,
 từ những người thân thuộc và cả đến những người quen, hàng xóm thân tình đều đi đám giỗ 
(thậm chí có nhiều người ở xã làng khác nhau phải đi bộ rất xa nhưng vẫn đi đám giỗ).
Má tui kể, người miền quê chân tình chất phác lắm. 
Đi đám giỗ, ai khéo thì làm bánh thuẩn, bánh bông lan mang đến, hoặc mang đến nải chuối, buồng cau, rau đậu trồng trong vườn, con cá, gà vịt nuôi... 
Có người đến từ hôm trước cùng phụ nấu nướng, gói bánh ... với chủ nhà... 
thắp hương cúng vái và trong mỗi câu chuyện trò thì không bao giờ quên nhắc nhở những kỉ niệm êm đềm  vui buồn của người đã khuất. 
Má tui nói, đám giỗ thì không phải mời vì y như rằng mọi người sẽ đến. 
Đến từ ngày trước giỗ và ngày chính giỗ.
Đến với tất cả sự thân tình thương mến, kính trọng nễ phục....
Cái thông lệ họp mặt ngày giỗ là truyền thống, là giá trị đạo đức của người Việt Nam.
Hôm nay, 17 tháng 2 năm 2014, thêm một lần giỗ những chiến sĩ, đồng bào - những người đã anh dũng chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để đánh đuổi quân Trung quốc ra khỏi biên giới phía Bắc của nước ta, những thường dân vô tội đã ngả xuống trong trận tàn sát của lính Trung quốc ngày 17/ 2/ 1979.
Ngày giỗ ngậm ngùi ôn lại thời khắc kinh hoàng, phút bi tráng
Cuộc chiến đẫm máu bắt đầu ngày 17/2, toàn dân đã lấy ngày này làm mốc nhớ,
mời xem lại trích đoạn trong bài  " HOA ĐÀO BIÊN VIỄN" để thấy lại phút bi tráng của các liệt sĩ, phút kinh hoàng đầy đau đớn của các thường dân trong những ngày quân Trung quốc ồ ạt kéo vượt sâu vào lảnh thổ Việt Nam để bắn giết tàn sát người Việt Nam.

"Khi giặc đến nhà
Ngày 17.2.1979, Trung Quốc đã dùng một lực lượng quân sự chính quy lên tới 60 vạn quân tấn công Việt Nam trên khắp chiều dài 1.200 km biên giới 6 tỉnh phía Bắc. Cao Bằng chính là một trong những trọng điểm đánh phá của quân đoàn 41A với sự tham gia của xe tăng và pháo binh.....
...Vì sao ở Cao Bằng, chiến tranh lại đồng nghĩa với tàn phá như vậy?Trang mạng quân sự milchina.com của Trung Quốc 3 năm trước đã cho đăng thư của một cựu chiến binh Trung Quốc từng tham gia chiến tranh biên giới 1979 phần nào giải thích lý do: "Mục đích của cuộc chiến tranh này là tàn phá, hủy hoại quốc lực của Việt Nam chứ không phải là chiếm lĩnh lãnh thổ, nên sau hai ngày đánh nhau, lính tham chiến bắt đầu chấp hành mệnh lệnh bán chính thức là “không bắt tù binh”, “không để lại cho Việt Nam một lá cây ngọn cỏ”.
...Cao Bằng có gì để chống lại 6 sư đoàn chính quy với xe tăng và pháo binh yểm trợ?“Dân Cao Bằng sẵn biết Trung Quốc rồi. Ở đâu cũng đánh, gặp đâu cũng đánh, ai cũng đánh. Một, hai người cũng đánh. Chặn khắp nơi”- ông Vương Dương Tường nói.
Ở Hòa An, dù lúc đó mất hoàn toàn liên lạc, một nhóm cựu binh vẫn tự tập hợp nhau lại lập chốt đánh địch. Nhặt được cái gì thì đánh được bằng cái đó. Ở Trà Lĩnh, Quảng Hòa, Hà Quảng đều có những chốt đánh địch như vậy.
Người Cao Bằng sau phút bất ngờ đã chủ động trở lại. Cho đến cuối cuộc chiến tranh, ở Cao Bằng “không ai theo địch, không ai đầu hàng, không ai phản bội”- giọng người cựu bí thư già rưng rưng. Bao đời nay vẫn vậy, mỗi khi giặc đến nhà thì mỗi một người dân chính là một người lính. 

"Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau"  ... đến ngã ba Bản Vược thì khắp nơi đã tràn ngập màu áo lính đang vận động từ phía trong ra điểm chốt của công an vũ trang. Chúng tôi tưởng bộ đội mình đã lên ngay thành thử súng cầm trong tay mà không bắn”. Từ trong hậu phương, lính Trung Quốc tiến đánh từ phía sau đồn công an vũ trang và chốt tự vệ địa phương. Hỏa lực từ bên kia biên giới bắn sang như mưa rào. Đơn vị ông Tuyến cơ động ra đến chốt Cây 2 thì bị một khẩu đại liên chặn lại. Bấy giờ, anh em vẫn có người giơ súng, giơ cờ vẫy ra hiệu vì vẫn tưởng bộ đội mình bắn nhầm...."Cơ bản nhất là bấy giờ không ai tin anh em đồng chí lại đánh nhau"  
"...Pháo đài Đồng Đăng và hỏa lực Trung Quốc
 ...5h sáng, khi pháo bắn cấp tập vào Đồng Đăng... Tới 7h, sương còn chưa tan thì lính Trung Quốc đã kéo sang khắp nơi....Lính Trung Quốc cứ theo tiếng kèn lớp lớp xông lên....Tới 10h, xe tăng Trung Quốc đã tràn ngập khắp nơi. Pháo binh Trung Quốc nã đạn vào pháo đài trong suốt nửa ngày 18..... ngày 17.2.1979, 2 sư đoàn bộ binh Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của 1 trung đoàn xe tăng và 6 trung đoàn pháo binh đã tấn công ác liệt nơi này.
Trong cuốn Lịch sử sư đoàn 3 Sao Vàng còn ghi rõ: Ngày cuối cùng tại Pháo Đài, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh và nhân dân tới đây trú ẩn."


"PHÚT BI TRÁNG Ở PÒ HÈN, 17-2-1979 

Ở đó, đồn phó Đỗ Sỹ Họa và cô mậu dịch viên Hoàng Thị Hồng Chiêm cùng hầu hết những người lính đã hy sinh trong tư thế hiên ngang, không lùi bước.  “Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết”.(câu nói để đời của chiến sĩ Đỗ Sỹ Hoạ)
 Bị thương ngất đi, tỉnh lại tiếp tục chiến đấu
...Hỏa lực của địch mạnh hơn và cứ sau mỗi loạt pháo chúng lại bắc loa yêu cầu ta ra hàng nhưng anh Họa vẫn chỉ huy bắn trả”- ông Lý nhớ lại.Chúng buộc phải dùng bộ binh với số lượng áp đảo xông lên để đánh giáp lá cà với quân ta và chiếm được đồi Quế. Đồn phó Đỗ Sỹ Họa cùng nhóm chiến sĩ của mình phải rút lui nhưng họ vẫn không đầu hàng mà lên ụ súng tổ chức lại lực lượng chiến đấu tiêu diệt 227 tên lính Trung Quốc, đến khi chiếm lại được đồi Quế.......Bị thương và mất máu quá nhiều anh Họa đã hy sinh nhưng khi trút hơi thở cuối cùng anh vẫn dặn đồng đội phải giữ vững trận địa. Ông Lý ngẹn lời: “Hình ảnh anh Họa bị thương ngất đi hai, ba lần liền nhưng cứ tỉnh lại là anh lại tiếp tục chiến đấu và chỉ huy rất dũng cảm”...
".... 9-3-1979, quân Trung Quốc giết 43 thường dân Việt Nam. Ông Tấn cũng chính là một trong những người đầu tiên trở về làng, trực tiếp đỡ từng xác phụ nữ, trẻ em, bị chặt bằng búa, bằng dao rồi quăng xuống giếng".... 
"Máu người đâu phải là nước lã! Máu của chiến sĩ và đồng bào ta đã thấm đẫm biên cương phía bắc nước ta mười mấy năm trời. Ai sẽ phải gánh chịu trước lịch sử sự câm lặng về những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc cách đây 35 năm? "
Ngày giỗ, dặn dò nhau
Hãy nói, hãy kể, hãy giỗ để cho lớp con cháu chúng ta hiểu về trận chiến 17/2/1979.
Ngày giỗ lần giỗ thứ 35, thắp nén nhang, nhẩm lời cầu nguyện
 - xin dành phút mặc niệm để tưởng nhớ giây phút anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược Trung quốc của các anh hùng liệt sĩ ở biên giới phía Bắc, hi sinh trong "trận chiến 17/2/1979", 
-xin bày tỏ lòng biết ơn với những cống hiến hi sinh anh dũng bảo vệ Tổ Quốc của các anh hùng liệt sĩ ở biên giới phía Bắc
- và cũng xin cùng góp lời cầu nguyện cho những người đã chết dưới bàn tay đẩm máu của quân Trung Quốc xâm lược.
- xin kính gửi những đóa hoa hồng cho tình yêu đất nước, cho tình yêu Tổ quốc, cho tình yêu đồng đội, cho tình yêu người Việt Nam, cho tình yêu đôi lứa, cho những trẻ thơ vô tội... đã ngả xuống trong những ngày Trung quốc xua quân vượt sang biên giới bắn giết và tàn phá vùng biên giới của VN trong tháng 2.
Xin cám ơn tác giả ảnh và tác giả bài viết "HOA ĐÀO BIÊN VIỄN" và "PHÚT BI TRÁNG Ở PÒ HÈN 17/2/1979" và tg các bài có đoạn được trích đặt trong dấu "...". Search Google để đọc đầy đủ nội dung và để hiểu thêm vì sao mình tự giác tham dự đám giỗ ngày 17/2 mỗi năm với tất cả lòng biết ơn và kính phục để nói rằng đã sẳn sàng bảo vệ Tổ Quốc.
Và cũng xin cám ơn những tấm lòng của tất cả những ai quan tâm đến phút bi tráng của chiến sĩ và nhân dân vùng biên giới phía Bắc trong những ngày đẫm máu tháng kể từ tháng 2/1979 cũng như những quan tâm về sự thờ ơ&cấm đoán người dân tổ chức giỗ ngày 17/2 hàng năm, thậm chí bày ra những cách thức lố bịch, vô văn hóa xô đẩy những người bị ràng buộc/ vì tiền ... phải chịu trơ mặt thậm chí chịu sự khinh bỉ của người từ trong nước cho đến người nước ngoài... để thi hành mệnh lệnh ngăn trở cấm đoán người dân bày tỏ lòng tri ân với người đã khuất.


Ngày giỗ, chia xẻ tâm tư
Ai đã ra lệnh xóa bia chiến tích, xóa bỏ lịch sử.
KHÔNG ĐƯỢC XÓA BỎ LỊCH SỬ!
KHÔNG BAO GIỜ CÓ THỂ XÓA BỎ LỊCH SỬ TRONG LÒNG NHÂN DÂN.
Trong tâm khảm nhân dân không có 1 trang sử nào có thể bị xóa trắng.
 Cho dù chính quyền có ra lệnh xóa mọi dấu vết có liên quan, xóa cả các bia chiến tích, bia tưởng niệm... và tất cả những gì có liên quan thì chỉ làm cháy lên ngày càng nhiều những nén hương thành kính tri ân trong lòng người Việt Nam, làm nung lên ngày càng nhiều ý chí quật cường sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc mỗi khi có giặc lăm le xâm lấn bờ cõi nước Việt Nam.

Những người cầm quyền khiếp nhược, ươn hèn hiện nay đã không hiểu rằng không ai có thể hi sinh tính mạng, tài sản để bảo vệ một chính thể lạm dụng xương máu của mình & của ôngbà, cha mẹ, anh, chị, em, chồng, vợ, con cháu của mình (nhan nhản trên khắp đất nước người ta đã tận mắt trông thấy máu xương đổ ra có 1 thời hoan hô tôn vinh rồi bây giờ cấm đoán tưởng niệm, đục bỏ bia chứng tích...)
AI CÓ THỂ QUYẾT CHIẾN ĐẤU ĐẾN HƠI THỞ CUỐI CÙNG VÀ AI CÓ THỂ SẴN SÀNG CHẾT CAN TRƯỜNG ĐỂ BẢO VỆ ĐÁT NƯỚC VỚI CHÍNH THỂ ăn cháo đái bát NÀY (sống mà không biết ngày nào sẽ bị trừng trị thanh trừng trừ khử, hôm nay bổng lộc nhiều &quyền lực cao ... nhưng ngày mai sẽ ra sao?...sự mẫn cán tận tụy phục vụ, ngay cả máu xương đổ của đồng đội & quân và dân đổ ra để bảo vệ Tổ Quốc, bị chính thể này xem như rác rưởi thậm chí thua rác rưởi.) Có lẽ không nói nhưng đã có nhiều cái đầu đã nghĩ ... và có lẽ không còn gì để chần chừ bày tỏ sự quyết liệt của mình.
Để coi, ngày mai chính giỗ quê mình có tổ chức được đám giỗ 17/2 hay lại cũng quyết liệt & ráo riết như mấy năm gần đây... chờ xem...
19/2/2014, Bổ sung:
THẤY GÌ TRONG NGÀY CHÍNH GIỖ 17/2
Tại Tp Hà Nội: chính quyền không có tổ chức tưởng niệm, chỉ có các nhân sĩ trí thức tới tượng đài Lý Thái Tổ để làm lễ tưởng niệm vào ngày 16/2/2014 (đã có thông báo trước cho chính quyền Hà Nội) nhưng không tới được phía trước tượng đài bởi sự chiếm chỗ trước của một sân khấu, của một đám người đang nhảy nhót mở nhạc ồn ào và không đồng ý nhường tí thời gian cho cuộc lễ tưởng niệm... hay chí ít cũng vặn nhạc nhỏ lại trong khoảng thời gian khi bên cạnh mình còn có nhóm khác đang tưởng niệm người đã khuất. Họ đã dửng dưng ồn ào ôm nhau nhảy nhót, ai kính cẩn nghiêm trang mặc kệ, coi khoảng không gian đó là của riêng họ và lối lên bên hông thì bị rào kín và có người canh gác.

Tại Tp Hồ chí Minh: 17/2/2014, một ngày như mọi ngày, chính quyền cũng không có tổ chức tưởng niệm, không thấy các nhân sĩ trí thức...  ngày 18/2/2014 các nhân sĩ trí thức đã đến tượng đài Trần Hưng Đạo để tưởng niệm các chiến sĩ và đồng bào đã chết trong trận xâm lược 17/2/1979 của quân Trung Quốc.

"Ngày 18.2.2014, những trái tim Việt Nam yêu nước đã tổ chức trót lọt sự kiện 17.2.1979 ở Sài Gòn. Trót lọt vì những người khởi xướng, tổ chức lễ kỉ niệm bị rình rập, theo dõi, giám sát chặt chẽ 24/24. Trót lọt vì ngày 17.2.2014, nơi có ý nghĩa nhất ở Sài Gòn để tổ chức lễ kỉ niệm đánh thắng quân Trung Quốc xâm lược mùa xuân 1979 đã bị lực lượng CSCĐ113 và đông đảo các thành phần công cụ bạo lực chuyên chính vô sản chốt giữ. Nhưng lễ kỉ niệm vẫn được tổ chức ở nơi đã lựa chọn."
Nhìn qua nhìn lại chỉ thấy nhân dân tưởng niệm ngày 17/2/1979 

CẢM NGHĨ VỀ NGÀY TRƯỚC GIỖ VÀ CHÍNH GIỖ NĂM NAY
1/Về nhà cầm quyền của thể chế này:
họ có phải là những người cầm quyền khiếp nhược, ươn hèn?
- hay họ đã là tay sai đắc lực của bọn Trung quốc, sự mẫn cán của họ y hệt sự mẫn cán đến chai lì của bọn cưa xẻ đá, bọn nhảy nhót nhố nhăng trong không khí tưởng niệm người đã khuất, bọn lẻo đẻo đeo bám những người dân chỉ nhằm ngăn cản không cho người ta ra khỏi nhà để tham dự những sự kiện như tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, bày tỏ sự chống đối những vi phạm trắng trợn của Trung quốc vào lãnh thổ Việt Nam & bức hại người Việt Nam..., bọn dư luận viên - gõ như một con khỉ làm trò xiếc rán lên gân làm trò, ai khen ai chê không màng tới chỉ cốt sao sau đó được thảy vào mồm cái miếng ăn?

2/ Về những người tiếp tay ngăn trở những sự kiện mang tính đạo đức như tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, những sự kiện mang ý chí quật cường chống quân xâm lược cướp bóc giết hại đồng bào:
- Có phải họ vì tiền mà bán rẻ nhân phẩm...cam tâm chịu sự điều khiển sai khiến, biết bất nhân, biết bị chê cười nguyền rũa mà vẩn làm... cố làm cho tốt?
- Hay trong số đông họ giống như những cô gái bị bán vào động điếm chịu sự quản thúc không có cơ nào chui đầu ra khỏi rọ, buộc họ phải nhắm mắt làm bừa để còn cái mạng sống.?

Nói chung, có cảm giác nhà cầm quyền hiện nay đã bán đứng đất nước Việt Nam cho Trung quốc. Hiện tại họ như kẻ nhận lệnh từ xa để hành xử như một bọn bảo kê đám ma cô, đám du đảng hoành hành bức hiếp nhân dân & xà xẻo không từ thứ gì cho dân tình đói khổ phải cam chịu kiếp sống nô lệ như những tay sai hiện nay.
Mong rằng đây chỉ là suy nghĩ yếm thế. Nhưng nếu đó là sự thật thì BẠN CÓ BUỒN KHÔNG HỞ BẠN.? Hiện bạn đã được sống tự do trên đất nước tạm dung nhưng nếu một ngày nào đó thân nhân mình ở Việt Nam phải sống kiếp sống như những người Tây Tạng... môn học Tiếng Việt dần dần biến mất trong chương trình học... thì bạn có cảm giác gì???

Ps: nếu bạn là công an mạng hay dư luận viên ghé đọc qua bài này, mong bạn đọc thêm vài lần để thông cảm vì sao tui gõ mấy dòng này để rồi không tìm cách phá blog của tui... bạn ơi hãy nghĩ lại để làm một việc gì đó có lợi cho việc gìn giữ giang san Tổ Quốc Việt Nam khỏi rơi vào tay người Tàu. Xưa lắm rồi, dù bọn Tàu đã thi hành chủ trương đồng hóa dân mình hầu thâu tóm đất Việt Nam nhưng Tổ tiên mình đã gìn giữ được nước Việt Nam độc lập ... chẳng lẽ đến đời của tui và của bạn, chúng ta để mất nước hay để sự thống trị từ xa của Trung quốc... Hãy chung tay bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam.
Nghỉ lại đi bạn, sự kiện nhảy múa hôm nay lấn át không gian tưởng niệm anh hùng liệt sĩ thì ngày mai, khi mất nước số phận người Việt Nam mình sẽ ra sao... sẽ bị chèn ép và lùa đi đến những đâu để nhường chổ cho họ, những người Trung quốc mới.

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Valentine's day, 2014

Cứ tưởng như mọi năm, ngày Valentine đến rồi lặng lẽ trôi qua như bao năm qua nên năm nay chẳng muốn ghi vào blog... nhưng cuối cùng cũng có điều để ghi lại để dành xem:

 - Bà cắt bông hồng tặng tui hả?
- ....
- Hic... hôm nay Valentine day, chồng chẳng tặng hoa cho vợ... chán bỏ mẹ.
- ... phải nói là chán bỏ chồng, chán bỏ vợ chứ sao lại bỏ mẹ hở anh, mẹ yêu quí đâu có dính dáng gì vụ tặng hoa...
- Ừ thì sửa lại... chán bỏ chồng... hì .. hì..
Nhờ câu chuyện tặng hoa, chồng vợ đứng cạnh nhau nhiều hơn ngày thường.... Một Valentine ấm áp.
Vợ chồng lan man nói với nhau về ngày tình yêu rồi nhắc với nhau ngày mới yêu -những ngày tháng còn chưa nguôi nỗi đau khổ đau đớn bởi khói lửa chiến tranh...
"Đoàn quân vội đi đi về biên giới
Cũng từ biên giới về những bầy trẻ nhỏ.Đoàn quân lặng im nhìn đàn em béTừng đôi mắt đen xoe trònTừng đôi mắt mang hình viên đạnTừng đôi mắt sáng lên cháy lên như ngàn viên đạnTừng đôi mắt quê hương trao cho đoàn quânNgười chiến sĩ hãy giữ lấy...."
Lâu lắm rồi mới được nghe chồng hát. Âm vang khúc hát như đánh thức khơi dậy những kỉ niệm đau xót đã lùi xa và những nỗi xót xa đau đớn hiện tại.

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Tết Giáp Ngọ

Năm nay "lái xe lửa" đi chợ  Cabramatta, găp chợ hoa nhưng không có máy chụp hình và không đem điện thoại theo... Tiếc hùi hụi...
Hôm sau, ngày 30 Tết, nấu cơm hỏa tốc cúng rước ông bà và chuẩn bị nấu xôi mặn để đem đi làm cùng đón giao thừa ở sở làm, rồi lại đón xe lửa đi Cabramatta để chụp hình khoe bạn blog...
Chợ Cabramatta - Sydney
Đã 3 giờ chiều, trời nóng như giữa trưa.
Trò chuyện cuối năm
@ bạn Linh babe:
Bạn ơi, tui đã thấy cây lá dứa rồi, cây trong chậu mởn mơ như cây trồng ở bờ mương quê tui
 (có chụp hình nhưng sao mà không có hình, chắc là vội quá bấm nhẹ nên không chụp được hình).
May mà còn hình này. Nó được chụp để gửi bạn đó nhen.
hướng dẫn trồng lá dứa 
@ bạn nấu nướng:
Năm nay dự định nấu nướng ngày 30 Tết hình thức hơn mọi năm.
Nhưng mâm cơm cúng lại rất xuề xòa đơn giản, bởi vì phải đi làm nên chỉ có 10 tiếng đồng hồ cho 3 việc: cơm cúng rước ông bà - xôi mặn, gỏi đu đủ cho liên hoan cuối năm - đi Cabramatta chụp hình, mua bông vạn thọ về trồng - trồng vạn thọ vào sân sau.
Gấp gấp, hấp tấp, lính quính và lo lắng vì không thường nấu cơm nếp mà xôi thì lâu quá... bèn thử nấu cơm nếp bằng nồi cơm điện... rồi cũng xong dĩa cơm nếp với 6 cup nếp nấu làm 2 lần.
Vội vả đi ra ga... hu hu... 1: 20 phút nữa mới có chuyến xe... trời nóng như nung, ngồi chờ xe lửa mà ruột cũng nóng theo, bởi vì 9 cup nếp ngâm đang chờ nấu. Mà nấu hay xôi cho không bị nhảo... lo bấn ruột định bỏ cuộc đi Cabramatta dù đã mua vé rồi, nhưng vì bạn Linh babe ... phải đi thôi.
Linh babe ơi, xuống xe lửa nhỏ này không biết phía nào ra chợ, vừa hỏi vừa chạy cho mau, may là chỗ bán bông gần ga xe lửa, chỉ kịp quơ 4 chậu vạn thọ nhỏ và chụp 4 kiểu hình là chạy gấp ra cho kịp chuyến xe, may là chỉ chờ có 5 phút.
Ngồi xe lửa mà toan tính: nào là về nhà làm nước mắm cho món gỏi, nào là rửa chỏ xôi để xôi 1 lần cho mau, nào là cuốc trồng vạn thọ ở đâu... và xôi thì có bị nhảo nhét ... lo vụ nấu xôi ghê, nấu ăn dỏm quá.
Cùng lên xe với 1 người Việt. Đánh bạo hỏi chị ơi chị có biết nấu xôi ...
Ôi, may quá, gặp người Việt tốt bụng. Chị chỉ thật chi tiết, y hệt cách xôi đã ghi trong bài Vài kinh nghiệm NẤU XÔI
- "  cô nấu cơm nếp trắng thì cần chi xôi cho mất thời gian, cô nấu bằng nồi cơm điện đi.. tui nấu hoài theo cách đó, cô thử đi, đơn giản không tốn công.
.. Vo nếp, cho nước vào cao sấp sỉ 1 lóng tay... nấu y như nấu cơm khỏi ngâm nếp trước. Dùng chỏ xôi thì làm xôi vò hoặc nấu với số lượng nhiều" . Bà khách này mới lên xe nhưng cũng tham gia chỉ dẫn...lời lẽ chân tình, nụ cười cởi mở, giọng miền Nam làm ấm lòng người miền Nam xa xứ làm sao.
Chia tay hai người đồng hành mà luyến tiếc mãi. Hai người xa lạ bỗng xít lại gần nhau như hai người thân thích. Một chuyến đi thật đáng để đi. Vui làm sao.
Về tới nhà hơn 4 giờ. Thôi thử nấu 9 cup nếp bằng nồi cơm điện nhưng mức nước ngang với mặt nếp (vì nếp đã ngâm khoảng 4 tiếng đồng hồ.
Đi trồng vạn thọ mà hồi hộp chờ cơm nếp chín.
Đúng y, cơm nếp chín thiệt ngon, không bị nhảo như buổi sáng. Cám ơn bài học nấu cơm nếp bằng nồi cơm điện. Cám ơn lòng tốt của người cùng xa xứ.
* nhớ canh khi nồi cơm báo cơm chín thì xúc nếp ra để tránh bị lớp như dề cơm cháy. Nấu kiểu này thì hao nếp hơn vì lớp kết dính ở đáy nồi, còn xôi thì không bị như vậy.

Phào! một ngày 30 Tết thật tất bật, chỉ kịp ăn vội ổ bánh mì lúc chạy ra xe lửa.
Một buổi tối đón giao thừa trong sở thật vui, thức ăn ê hề, tưởng rằng chỉ có món ăn của 2 người Việt, 1 người China... nào ngờ các bạn khác mỗi người 1 món (India, Philippine, Australia..) cùng đón Tết Giáp Ngọ... mệt mà vui. Năm nay, đón giao thừa trể, và tự xông đất cho mình... hi hi...

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...