Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Móc mền theo kiểu ráp nối

RÁP NỐI theo kiểu VỪA MÓC VỪA RÁP NỐI
*hình vẽ cách móc các bông hoa ở cuối bài
*Do Photoshop không gõ được dấu cho nên ghi bằng tiếng Anh
Chain/ chains: mũi xích, kí hiệu là o
Slip stitch: mũi nối vòng
Double crochet: mũi móc kép
 Row: hàng
Chỉ đưa vài hình chính. Chi tiết cụ thể thì xem thêm hình vẽ ở cuối bài.
Cứ 2 bông sau khi móc xong được khung chữ nhật dài khoảng 15cm (len 8ply)
khung bông số 1:
5mũi xích, 2 mũi móc kép vào khe rãnh thứ nhứt - 1 mũi xích, 1 móc kép vào giữa cánh hoa - 2 xích, 2 móc kép , 2 xích, 2 móc kép vào khe rãnh thứ nhì (để tạo góc vuông), tiếp tục như vậy cho hết 3 cạnh của khung vuông (xem khung bông ở hình kế tiếp)
khung bông số 2:
4 mũi xích -xiên kim móc vào bông hoa 8 cánh, slip stitch
3 mũi xích, slip stitch vào mũi xích thứ nhì sát khung bông vừa móc (nơi có dấu chấm màu xanh), slip stitch
(coi như đã móc xong 1 cạnh của góc vuông)
*phần này không có hình: 2 xích, slip stitch vào đầu của mũi móc kép trên khung bông 
(hình phía trái bên trên có đánh dấu chấm xanh), 1 móc kép vào khe thứ nhì của bông 8 cánh
* xem đỡ hình bên dưới sẽ thấy hai mũi móc kép của hai khung bông được kết dính lại với nhau.
2 xích, slip stitch vào đầu mũi móc kép thứ nhứt của góc vuông, 2 mũi móc kép vào khe thứ nhì của bông 8 cánh, 2 xích, slip stitch vào đầu mũi móc kép thứ nhì của góc vuông (để cho hai đầu mũi móc kép kết dính lại.), 2 xích 2 móc kép vào chỗ 2 móc kép cũ trên bông 8 cánh để tạo góc vuông cho khung có bông 8 cánh, tiếp tục móc  hai cạnh còn lại (xem đỡ hình khung 8 cánh bên dưới cho dễ hình dung)
các bông kế tiếp sẽ móc y như cách móc khung bông số 2.
Riêng khung bông cuối thì chỉ móc có hai cạnh


Móc xong hàng 1, hàng 2 và hàng 3 thì được 2 dãy hoa (2 khung hoa khoảng 15cm)
Chỉ cần nắm rõ cách móc của 4 hàng (sau khi móc xong hàng 1 thì các hàng kế tiếp cứ lặp lại hàng 2, 3 cho đến khi đủ kích thước và hàng móc thứ 4 coi như hàng móc cuối cùng để hoàn thành một hình vuông/hình chữ nhựt lớn/ mền),
 sau đó muốn móc hoa văn cho bìa thì móc.
Sơ đồ móc từ bắt đầu đến kết thúc
Với cách ráp nối này thì có thể móc mền hình vuông hoặc hình chữ nhựt.
Số khung hoa của hàng số 1 sẽ là số đo của một cạnh. 
-Nếu là hình vuông thì sẽ kết thúc khi số lượng khung hoa đã đủ bằng với số khung hoa của hàng số 1.
-Nếu là hình chữ nhựt thì các hàng móc (khung hoa) sẽ tùy thuộc vào số đo của cạnh còn lại.
*Số thứ tự chỉ để tham khảo cho hàng số 1, khi móc hàng số 2 thì kết hợp nhìn hình chụp thì dễ hình dung hơn, hàng số 3 thì quy trình móc y như hàng 1 chỉ khác khi móc ở góc vì hàng này phải đính 4 góc của khung bông lại với nhau(nay coi lại thì thấy ghi số ở hàng 2 và 3 gây khó hiểu cho nên đừng chú ý đến các số ở  đó)
Hàng cuối cùng để kết thúc mền sẽ móc theo mũi tên vòng theo các khung hoa như hình vẽ bên trên. Đường móc này sẽ tạo thêm cho đủ các cạnh của khung hoa. Nó sẽ có cùng cách móc nối hai góc vuông như cách móc của hàng số 2.
MÓC  HOA
Đây là bản vẽ chi tiết cho hàng 1
trường hợp tất cả các bông hoa đều là hoa 4 cánh
> cột mối chỉ vào bông hoa nơi đánh dấu màu đỏ có số 1 nằm ngang ở góc trên, bên trái của hình vẽ (coi như bông hoa là vòng số 1và vòng 2 sẽ vừa móc vừa ráp nối các bông hoa)
 >> móc vòng 2 của hình vuông A theo chiều của mũi tên màu xanh dương.
>>> bắt đầu vòng 2 của hình vuông B ở mũi tên màu đỏ (lẽ ra số 1 của hình B phải vẽ sát với mũi móc kép của hình A nhưng để dễ nhìn cho nên đã vẽ 4 mũi xích hơi xa)
GIẢI THÍCH thứ tự các con số trên hình B: Trình tự móc:
- (1) 4 mũi xích
- (2) xiên kim móc vào bông hoa
- (3) móc tiếp 3 mũi xích 
- (4) slip stitch vào mũi xích ở vị trí mang số 4 (có thể móc thêm 1 mũi móc kép trước khi bước sang số (5)- trong hình không có vẽ chi tiết này)
- (5) slip stitch vào đầu của mũi móc kép phía bên hình A
- (6) móc 2 mũi xích > slip stitch vào mũi móc kép ở vị trí mang số 6
- (7) móc 1 mũi móc kép vào giữa cánh hoa của hình B
- (8) móc 2 mũi xích > slip stitch vào đầu mũi móc kép ở vị trí mang số 8
- (9) móc 2 mũi móc kép vào vị trí mang số 9
- (10) slip stitch vào đầu mũi móc kép bên hình A, vị trí mang số 10
- ( 11) móc 2 mũi xích rồi tiếp tục móc cho hết vòng 2 theo chiều của mũi tên màu xanh lá cây cho đến vị trí mang số 12. Tới đây là ráp xong 2 hình vuông. Các hình vuông còn lại thực hiện theo trình tự đó.
Đây là cũng là bản vẽ cách móc hàng số 1 với cách ráp bông hoa 4 cánh vào bông hoa 8 cánh.
Trình tự móc y như đã viết ở trên - điểm khác nhau là vị trí xiên kim móc ở phía bông hoa 8 cánh (được đánh dấu bằng chấm màu xanh dương trên hình C (hình này vẽ rõ hơn nên đã giảm bớt 1 chữ số. Số 12 màu đỏ sẽ là điểm bắt đầu cho hình vuông C)
Đây là cách móc ở góc khi đang móc hàng số 1


Những nút màu xanh lá cây để chỉ vị trí giáp mối giữa hai ô bông đã móc trước đó
những nút màu xanh dương là vị trí ráp nối đang móc
dấu chấm hồng & xanh dương là nơi bắt đầu ráp các góc.
dấu chấm hồng & xanh lá cây là nơi kết thúc của một ô bông.
Hai hình bên trên được ghi chú cách móc theo số thứ tự (ô bông bên dưới vẽ thêm cho dễ hình dung, đó không phải là hướng dẫn móc.)
RÁP NỐI GÓC: sau khi móc xong ô bông vẽ màu đỏ thì slip stitch vào mũi móc kép (chỗ vẽ chấm màu hồng&xanh dương, được đánh số 1) để kết thúc ô bông hoa 8 cánh.
> móc 2 mũi xích > slip stitch vào phía bông hoa 4 cánh
- rồi móc theo thứ tự các số ghi bằng màu xanh lá cây từ 1 đến 12( đến hết màu xanh da trời)
Tới đây sẽ bắt đầu sang bông hoa khác với trình tự như cũ.
Riêng bông hoa cuối cùng thì chỉ móc đến dứt phần vẽ màu xanh dương.
Đây là bản vẽ cách móc hàng số 2
1/  Móc hoa bốn cánh:
Vật liệu:
- len 8ply chất liệu  100% Acrylic
- kim móc 3.5mm
Cách móc
nhuỵ: móc 4 mũi xích, nối vòng bằng mũi slip stitch
>> móc 4 mũi xích
>>> móc 1 mũi slip stitch vào khoảng trống của dây thòng lọng mà lúc gầy mũi chưa kéo sát, rồi nắm dây (ngắn) kéo thật sát khoảng trống của thòng lọng
Mẹo giúp dễ nối vòng
> thắt nút thòng lọng để có mũi đầu tiên trên kim móc ( không kéo sát gút của thòng lọng  để khoảng trống này đủ rộng như một mũi xích, sau này sẽ dùng vị trí này làm chỗ nối vòng để làm vòng nhụy - xem hình)
Hoa 4 cánh:

mỗi cánh hoa có 3 mũi móc kép (V3), mỗi cánh hoa cách nhau 2 mũi xích
> 3oV2,2o, V3, 2o, V3, 2o, V3, ~ nối vòng và cắt chi.
2/ Móc hoa 8 cánh:

Vật liệu:
Len 4ply, kim móc 3.5mm (dùng len 4ply để có bông hoa tương đối bằng kích cỡ của bông hoa 4 cánh)
Cách móc:
- nhụy: Như ở trên ( 4o ~)
- cánh hoa: giữa 2 cánh hoa là 2 mũi xích, dùng puff stitch/ mũi hạt lúa để móc 8 cánh hoa. Bắt đầu cánh hoa thứ nhứt là 3 mũi xích rồi mới tiến hành theo các bước của hình vẽ tô màu vàng
hình mượn trên Net (lúc chép lại thì quên ghi nguồn, xin lỗi tác giả)
Tạm thời post bấy nhiêu, sẽ edit vào tối nay. bây giờ đi nấu cơm.
(đây là lần đầu tiên học vẽ trên computer.... hì hì... giống y con nít mới học cầm viết, vì vừa móc vừa vẽ cho nên còn chưa suôn sẻ... sẽ chỉnh sửa mỗi khi có dịp đọc lại.)
MÓC  DÃY HOA
Do nhiều hình, nên sẽ ghi ở bài tiếp theo.

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Tự pha hổn hợp trừ côn trùng (1) Rầy mềm/ Aphids

1/ RẦY MỀM/ APHIDS
Thật quạo khi thấy các cây trồng bị xoăn lá,  đốm lá,  tược non nụ hoa đầy rầy mềm/ Aphids 
hình 1, tình trạng ban đầu
Dùng hóa chất thấy không an tâm khi phun xịt lên rau đậu.
Có vài cách tự pha chất phun xịt trừ Rầy mềm/ rệp cây / Aphids không cần đến hóa chất.

Bài này chỉ là ghi lại kinh nghiệm TRỪ RẦY MỀM /APHIDS từ nhiều nguồn. 
(phần ghi màu xanh lá cây là đã có áp dụng thấy có hiệu quả)
Rầy mềm/ Aphids 
- thường xuất hiện vào khoảng thời tiết ẩm trên các loại cây trồng như hoa hồng, cây cải xoăn/kale, cây hoa bông bụp/ hibiscus, hoa lan, cây succulents, cây cà chua, cải, rau đậu... Chúng đeo kín các chồi non và búp hoa, và cả dưới mặt lá. Thường thì Aphids màu xanh lá cây nhạt cũng có khi màu vàng hay màu xám đen.
- lá bị rầy mềm/ Aphids đeo thường bị uốn quăn, aphids bám ở mặt dưới của lá hoặc trên các chùm hoa
Cách 1: DÙNG VÒI NƯỚC để xịt cho trôi Aphids: phải kiên trì xịt nước 3-4 lần trong tuần.
Cách 2: DÙNG SỮA TƯƠI (tui đã thử cách này cho hoa hồng rồi, khỏi cần bình xịt). 
cố ý chừa vài con Aphids sau khi rửa với sữa pha nước cho loãng để so sánh với hình 1
hình 2, sau khi rửa với sữa loãng

Pha 1/4 sữa tươi với 3/4 nước vào trong takeway tròn (hay một vật chứa gọn nhẹ để dễ dàng cầm trên một tay)
Oằn các chồi non hoặc nụ bông vào hổn hợp sữa cho lớp sữa phủ kín chồi lá non và nụ hoa (nếu có rầy mềm thì rửa cho đến khi không còn con rầy mềm).
*nếu có quá nhiều rầy mềm/ Aphids thì nên dùng vòi nước rửa cho bớt rầy mềm trước khi nhún sữa cho aphids bớt rơi vào lon chứa sữa giúp đỡ tốn công thay nước sữa mới.
Lặp lại cách này sau mỗi hai tuần. Cách này giúp hết rầy mềm trong 1 giai đoạn chứ không trừ diệt vĩnh viễn.
Kết quả: ba ngày, sau khi rửa với sữa loãng, không còn con rệp/Aphids - 
mấy con chừa lại nó hô biến rồi.
hình 3, ba ngày sau
Sẽ để ý xem bọn Aphids sẽ trở lại lúc nào và bổ sung ở đây.
Cách 3:  DÙNG XÀ BÔNG RỬA CHÉN VÀ NƯỚC (xà bông làm cho aphids chết vì mất nước )
3 lít nước, 2 muỗng canh nước xà bông rửa chén > lắc đều > phun xịt lên 2 mặt của lá trong 3 ngày liên tiếp.
hoặc:
10ml  xà bông rửa chén và 500ml nước >lắc đều và xịt trực tiếp vào khu vực có rầy mềm/aphids
Cách 4: DÙNG XÀ BÔNG RỬA CHÉN, NƯỚC, DẦU ĂN/cooking oil ( aphids chết bởi lỗ chân lông bị dầu phủ kín)- lúc thực hiện thì không có ghi hình nên bây giờ không có hình minh họa... hì.. hì...
-1 muỗng canh xà bông rửa chén
-1 muỗng dầu ăn
-2 đến 3 lít nước
 pha và lắc đều trước khi phun xịt lên cây trồng
HOẶC:
- 1 cup dầu ăn/cooking oil (khoảng 240ml) hòa với 3 cups nước ấm và 1/2 muỗng cà phê nước rửa chén
Cũng có thể dùng DẦU ĂN để phết trực tiếp vào cây trồng
Hoặc cũng có thể dùng DẦU ĂN, NƯỚC
*chỉ phun xịt vào sáng sớm hoặc mát trời, tránh lúc nắng gắt. Tốt nhất là phun thử xem chờ vài ngày xem lá có bị ảnh hưởng xấu không, nếu ổn thì phun xịt đều khắp.
Cách 5:  DÙNG XÀ BÔNG RỬA CHÉN, TỎI, DẦU ĂN
bình sữa 3 lít đã rửa sạch sữa.
1 củ tỏi bằm nhuyển, cho nước và tỏi vào bình sữa 3 lít ngâm 1 tuần, lược bỏ xác tỏi> sau đó hòa chung với
-1 muỗng canh nước rửa chén hiệu gì cũng được.
-1 muỗng canh dầu để nấu ăn hiệu gì cũng được.
Đem phun xịt mặt trên và mặt dưới của lá và nụ hoa.
Cách 6: DÙNG TỎI, BỘT ỚT VÀ NƯỚC
-5 tép tỏi lớn, - 1 muỗng cà phê ớt bột, - 1 lít nước > tất cả đem nấu sôi trong 40 phút và để thật nguội rồi mới phun lên cây trồng.

CÁCH DÙNG LÁ CÂY ĐỂ THAY THẾ XÀ BÔNG
Để không dùng bất kì hóa chất nào thì người ta DÙNG LÁ CÂY CÀ CHUA/ tomato để diệt aphids:(cây cà chua thuộc họ nightshade /cây bạch anh có chứa độc tố Alkalois trong lá và thân cây. Triệu chứng ngộ độcnếu ăn với số lượng lớn)(nhức đầu, đau bụng, giản đồng tử, nôn mửa, tiêu chảy, suy nhược tuần hoàn & hô hấp, mất cảm giác .
-chọn lá cà chua không bị bệnh rỉ sét (vàng và bị cong quéo)
-1 hoặc cup/ chén lá cà chua xắt nhỏ hòa trong 2 chén nước> ngâm 1 đêm -> lượt bỏ xác lá>phun xịt lên thân và lá (chú ý mặt dưới của lá)
*cách này an toàn với con người nhưng nếu ai có cơ địa dễ bị dị ứng thì tránh không cho bị dính vào da.
CẮT TỈA BỎ VÀO THÙNG RÁC
Nếu bị aphids quá nhiều thì nên cắt tỉa bớt và bỏ vào thùng rác. Tránh không được vứt trong sân vườn để tránh lây lan. (lúc cây cải sắp trổ hoa là thời điểm rầy mềm xuất hiện ở mặt dưới của lá, tốn rất nhiều thời gian để diệt. Tốt nhất là thu hoạch cải trước thời kì cải ra hoa. Chỉ để lại các cây cần lấy hột. Và nên phun xịt nước và dầu ăn ngay khi cải bắt đầu ra hoa và phun khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhau vài ngày để tránh aphids đeo bám vào hoa cải.)
Có nhiều loại côn trùng gây hại cho cây trồng:
- Côn trùng thân mềm như rệp/ APHIDS, rệp sáp/ MEALYBUGS
- Côn trùng thân cứng
Sẽ post cách trừ con rệp sáp /mealybugs
Thật ra có vài cách pha chế có thể diệt hầu hết các côn trùng có thân mềm nhưng nếu ghi chung 1 bài thì dài quá, tìm đọc cho từng loại hơi bất tiện, vì vậy post tách rời theo từng loại côn trùng.
Một vài cách pha trộn đã có post trong bài Trừ côn trùng hại cây trồng. nhưng đây cũng ghi ở đây cho khỏi mất công tìm lại.

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Chai nhựa và trồng Lan

Hôm nay thứ bảy. Trời vần vủ. Mưa lắc rắc. Sân vườn ướt rượt.
Khoảng vách hàng rào có vẻ sáng sủa hơn - có lẻ nhờ đám hoa giả.
Oncidium orchid/ Dancing Lady orchid/ lan Vủ nữ với hoa giả
Họ nhà lan Vủ nữ thích độ ẩm.
 Học trên Net rằng tạo độ ẩm bằng cách để chậu lan trên khay nước có chứa sỏi làm đế tựa cho đáy chậu không tiếp xúc với nước gây thúi/thối rể.
Hà tiện dùng các vỉ đựng thịt để làm khay chứa nước thì thấy có vẻ ổn khi đặt ở dưới đất (nhưng nhìn không đẹp mắt cho lắm.. hà tiện mà).
Chai nhựa và trồng Lan
Mới thử dùng chai Coca để làm khay chứa nước cho chậu lan treo. 
Không biết kết quả ra sao, cũng cứ khoe ra... sau này thấy không ổn sẽ đính chính.
Cắt đôi chai Coca,
> phần trên giữ nguyên nắp để khi thấy nước chạm đáy chậu thì vặn nắp cho nước rỉ ra bớt, xong thì vặn chặt nắp lại.
> phần đáy chai: sau khi để thử chậu lan vào để xác định vị trí của đáy chậu, thì dùng mũi dao nhọn chích 1 lỗ nhỏ trên chai cách vị trí đáy của chậu khoảng 1cm để mức nước trong chai lúc nào cũng ở dưới đáy chậu (soi lỗ vừa phải, đủ để thoát nước từ từ)
> soi 3 lỗ trên thành chai để xỏ dây treo
 và đây là phần sử dụng chai Coca vừa là chậu vừa là khay chứa nước
( phần có nắp chai thì cho hổn hợp xơ dừa và than để trồng lan, phần có đáy chai soi lỗ buộc dây ở chỗ cắt  và soi 1 lỗ thoát nước phía dưới vị trí của cổ chai,nếu muốn chứa nước nhiều hơn thì cho viên sỏi vào đáy chai trước khi đặt phần trồng lan vào - viên sỏi giúp nâng cổ chai lên cao hơn)
Ngày mưa, vừa nấu cơm vừa nhìn qua cửa sổ,
chậu Aeonium succulent trồng mấy năm rồi hong có thay chậu bón phân vẫn còn đây, đã khoe ở bài Hoa mùa Đông - Aeonium,
chậu lan vũ nữ bị ốc ăn vòi hoa đã được đền bù bằng cành hoa vải.
Vui vui với dàn hoa treo - mà hoa thì đàng hoa cây thì đàng cây. Kệ, miễn có hoa thì dù là hoa giả cũng giúp thêm yêu cuộc sống... để cố gắng sống.. hì hì..
Sydney ngày mưa đầu tháng 3 năm 2014.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...