Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

MÓC + GẦY MŨI cùng một lúc

Cũng chỉ là móc mũi móc đơn hay móc mũi móc kép nhưng cách móc này có thể dùng để móc nối dài thêm, ví dụ như móc để làm vòng nách áo, móc để làm dây quai áo hay quai nón ... KHÔNG BIẾT GỌI TÊN LÀ GÌ NÊN TẠM GỌI LÀ MŨI MỚI (2 trong 1) hay (vừa móc vừa gầy mũi).
MŨI MÓC ĐƠN
Móc mũi móc đơn thông thường thì cần thực hiện 2 thao tác :
-thao tác 1xiên kim móc vào vị trí muốn móc > vắt chỉ và kéo rút chỉ để được 2 vòng chỉ trên kim móc .
thao tác 2: vắt chỉ và kéo rút chỉ xuyên qua 2 vòng chỉ để trên kim móc còn lại 1 vòng chỉ

* MŨI MÓC ĐƠN MỚI: vẫn móc theo 2 thao tác như móc mũi móc đơn NHƯNG CÓ THÊM 1 THAO TÁC đặc biệt (thao tác mới được ghi bằng màu xanh blue và lồng trong khung màu đỏ của hình A). 


CÁCH MÓC MŨI MÓC ĐƠN 2 trong 1 hay vừa móc vừa gầy mũi hoặc nối dài thêm ra.
hình A xem từ trái qua phải
- VỪA MÓC mũi móc đơn VỪA GẦY MŨI: Thường thì bắt đầu móc thì phải gầy mũi bằng 1 dãy mũi xích, cách móc này không cần móc dãy mũi xích
> móc 2 mũi xích/ chain/ bính (mũi xích sát với gút đầu dây gọi là CHÂN - hình A1)

>> xiên kim móc vào CHÂN (tức là mũi xích đầu tiên)
>>> từ đây thực hiện các thao tác được ghi sau đây:
Thao tác 1:  xiên kim móc vào CHÂN > vắt chỉ và kéo rút chỉ để CÓ THÊM 1 vòng chỉ trên kim móc - hình A2 và hình B

hình B
THAO TÁC đặc biệt: vắt chỉ và rút kim móc xuyên qua vòng chỉ  vừa mới kéo lên kim móc  - trên kim móc bây giờ cũng chỉ có 2 vòng chỉ, nhưng phía dưới chân vòng chỉ đó có thêm 1 mũi xích - hình A3 và hình C- Đó là điểm khác biệt so với cách móc mũi móc đơn (mũi xích này - tức là mũi xích nơi chỉ mũi tên trong khung đỏ của hình A), sẽ là CHÂN để xiên kim vào mà móc mũi kế tiếp)
hình C
Thao tác 2: vắt chỉ và kéo rút chỉ xuyên qua 2 vòng chỉ để trên kim móc còn lại 1 vòng chỉ- hình A4 và hình D .
hình D
- MÓC ĐỂ GIÚP NỐI DÀI THÊM CHO PHẦN ĐÃ MÓC (xem chi tiết ở phần ỨNG DỤNG ở cuối bài.
MŨI MÓC KÉP
Mỗi MŨI MÓC KÉP thông thường thì cần thực hiện 4 thao tác :
Thao tác 1: vắt chỉ lên kim móc - trên kim móc có 2 vòng chỉ
Thao tác 2: xiên kim móc vào chân định móc rồi kéo rút chỉ - trên kim móc có 3 vòng chỉ
Thao tác 3: kéo rút mối chỉ xuyên qua 2 vòng chỉ trên kim móc để trên kim móc còn 2 vòng chỉ.
Thao tác 4: kéo rút mối chỉ xuyên qua 2 vòng chỉ để trên kim móc còn 1 vòng chỉ.
* MŨI MÓC KÉP MỚI: vẫn móc theo như cách thức móc mũi móc  kép NHƯNG CÓ THÊM 1 THAO TÁC ĐẶC BIỆT (thao tác mới được ghi bằng màu TÍM và hình F).
CÁCH MÓC MŨI MÓC KÉP MỚI (vừa móc vừa gầy mũi [ 2 trong 1])
 -> móc 4 mũi xích - mũi đầu tiên sát với đầu dây (ghi số 1) gọi là CHÂN, 3 mũi sát với kim móc (ghi số 2, 3, 4) thì để thay thế cho 1 mũi móc kép đầu tiên ở đầu dòng móc.
->> Thao tác 1: y như cách móc mũi móc kép - trên kim móc có 2 vòng chỉ - hình E2
->>> Thao tác 2: móc giống y như cách móc mũi móc kép - trên kim móc có 3 vòng chỉ- hình E3
hình E xem từ trái qua phải
Thao tác đặc biệt:  kéo rút mối chỉ xuyên qua 1 vòng chỉ trên kim móc để trên kim móc VẪN CÒN 3 vòng chỉ ( nhìn kĩ sẽ thấy có 1 vòng xích/bính dưới chân mũi vừa móc [chỗ vẽ mũi tên trên  hình F] - vòng xích/  này sẽ là CHÂN để xiên kim móc vào mà móc mũi kế tiếp.  *CHÚ Ý: khi kéo rút mối chỉ thì giữ cho mối chỉ vừa với kim móc như hình E3, vì nếu kéo cao / lỏng quá thì CHÂN sẽ bỉ rộng và không đều. 
hình F

Thao tác 3: là thao tác 3 của mũi móc kép thông thường - hình  G1 và G2.
CHÚ Ý: phải kéo cho 3 vòng chỉ đang có trên kim móc đúng với độ dài của các mũi móc kép đã móc trước đó để cho các mũi móc có cùng độ cao, rồi mới tiên hành thao tác như đã ghi ở đoạn nói về móc mũi móc kép - hình F
Thao tác 4: là thao tác 4 của mũi móc kép thông thường.
các mũi tên trong hình G chỉ các CHÂN, mỗi khi móc các mũi kế tiếp đều xiên kim móc vào vị trí có vẽ đầu mũi tên.
hình G xem từ trái qua phải

ỨNG DỤNG MŨI MÓC (móc để nối dài ra thêm)
-mẫu màu đỏ là móc mũi móc đơn theo bình thường, màu hồng là móc 2 trong 1
-mũi tên màu xanh chỉ chỗ xiên kim móc để móc mũi kế tiếp
-mũi tên màu đỏ dài chỉ vị trí xiên kim móc để móc mũi đầu tiên
-mũi tên màu đỏ ngắn chỉ mũi móc cần phải móc theo kiểu móc mới (2 trong 1)
hình H

1/ MÓC NỐI DÀI CHO VÒNG NÁCH ÁO
Để nối dài cho vòng nách áo thì dùng mũi móc đơn là thích hợp - hình H - (tùy theo mẫu áo mà vận dụng thôi).

 Đây là trường hợp móc thân áo trước vạt xéo và móc trọn vòng thân áo theo chiều như trong hình.
Sẽ post tiếp cách móc áo này trong bài ÁO ĐẦM MÓC và MAY

CÁCH  MÓC xem hình từ trái sang phải
hình J
-hình J1: xiên kim móc vào giữa của mũi móc kép vừa móc (xem đó như là CHÂN, rồi tiến hành móc mũi móc đơn mới  cho đủ độ dài cần có (đã ghi ở trên) - nơi vẽ mũi tên trong hình H.

2/ MÓC NỐI DÀI CHO dây QUAI ÁO HOẶC dây QUAI NÓN
Với mẫu móc cần nối dài ra thêm thì khi móc đến mũi móc kép cuối cùng của phần vừa móc thì không móc theo mũi móc kép bình thường mà phải móc theo cách móc mũi móc kép mới - hình H có vẽ mũi tên chỉ rõ vị trí phải móc (để tạo ra  CHÂN chuẩn bị cho việc móc mũi kế tiếp nối dài ra) Cách móc như đã ghi ở trên

*MẸO;
- giúp cho các CHÂN của mũi móc không bị quá rộng làm giản dài đường móc thì khi móc THAO TÁC ĐẶC BIỆT nhớ giữ vòng chỉ vừa với kim móc để cho vòng xích dưới chân mũi móc hẹp vừa đủ để xiên kim móc.
- giúp cho mũi móc mới có cùng độ cao với mũi móc cũ: thì sau khi móc vòng chỉ tạo CHÂN thì 2 VÒNG CHỈ (nếu là mũi móc đơn) hoặc PHẢI KÉO 3 VÒNG CHỈ (nếu là mũi móc kép)  trên kim móc dài / cao lên cho bằng với độ cao của các mũi đã móc để giúp cho các mũi móc củ và mũi móc nối dài ra có cùng độ cao. Lúc kéo các vòng chỉ thì nên dùng ngón trỏ và ngón cái của tay không cầm kim móc mà kềm giữ vòng xích làm CHÂN để cho vòng xích/ bính đó không bị giản ra.
3/ MÓC REN
Khi may thì hoặc bị giãn hoặc bị chun lại cho nên số đo ít khi được chính xác. Cách móc này sẽ giúp dễ may vì nó mỏng hơn là móc bằng dãy mũi xích và đặc biệt là không phải lệ thuộc số đo của áo vì thiếu tới đâu thì móc thêm tới đó hoặc dư thì tháo bớt ra. 
(Móc dãy dài bằng với số đo của áo, may [thiếu thì móc thêm, dư thì tháo bớt], rồi mới móc tiếp ren. Như vậy sẽ dễ chủ động phân chia số mũi cho ren.
Ví dụ: móc shell stitch thì mỗi shell là 7 mũi, lấy tổng số chia cho 7, nếu có số dư thì tùy theo dư nhiều hay ít mà tăng thành 8 cho vài shell hoặc giảm còn 6.)

Sẽ post cách móc mũi móc kép đơn/ half double crochet/ hdc cũng móc theo kiểu 2 trong 1 nhưng thao tác có khác hơn 1 chút và hàng móc đầu tiên trông dầy chặt như được móc theo cách móc thông thường

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Làm giá và hủ tíu sa tế

Giá học làm từ BeBo'Blog.
Xin mời thầy BeBo hủ tíu sa tế để cám ơn bài dạy làm giá.
(hì hì.. xa quá nên chỉ mời hình thôi hà)
(...giá tự làm có ốm hơn giá chợ nhưng thấy lại mùi thơm của giá hồi nẳm ở quê nhà, thời mà bà bán còn vừa bán vừa tranh thủ rửa giá.)
CÁCH LÀM GIÁ
Bài thầy dạy ở đây.
Cách trò làm là đây:
vật liệu:
3 muỗng canh đậu xanh hột (khoảng 2/3 cup đong gạo)

(sẽ được khoảng 200gr giá 
- nhắm chứ không có cân nên có lẽ không chính xác lắm 
- khoảng 3 dĩa như thấy ở trên).
thau, rổ, nilon

Vo rửa đậu nhiều lần cho sạch
Ngày thứ 1: ngâm nước 1 ngày 1 đêm.
Ngày thứ 2: vớt đậu vào rổ, đặt rổ vào thau, tưới nước cho ngập hạt đậu, bọc nilon lên miệng thau cho kín hơi giúp giữ độ ẩm.
 Sau đó mỗi ngày mỗi thay nước, vẫn tưới nước cho ngập hạt đậu, bọc kín và để chỗ mát & tối.
Ngày thứ 5 là giá có thể ăn được
không có chụp hình ngày 1 và ngày 2
ngày thứ 3 (16/12/2014)
ngày thứ 4 (17/12/2014)
ngày thứ 5 (18/12/2014)
ngày này là giá đã đem ra ăn hủ tíu sa tế.. hì hì...
đám nhỏ còn lại thì tiếp tục che chắn chờ lớn tiếp
ngày thứ 6 (19/12/2014)
các cây giá nhỏ thấp ngày trước, hôm sau cao nghệu
(chụp hình quên mở lớp nilon nên bị mờ)
*bọc nilon giúp giử độ ẩm
*để chỗ tối giúp giá giử được màu trắng
ngày thứ 7 (20/12/2014)
đám giá èo uột út ít 

Hủ tíu sa tế tốc hành... đúng nghĩa tốc hành. (Thịt thì tiệm xắt, chỉ cần ướp khoảng nửa tiếng là có liền tô hủ tíu, giá mới nhổ tươi rói thơm ngon.)

CÁCH ƯỚP THỊT BÒ sa tế

- 1kg thịt skirt bò (beef skirt) xắt mỏng - thịt này mềm lắm.
- 3 muỗng canh đường
- 1 muỗng canh muối
- 1/2 hủ sa tế Việt Hương (hiệu nào cũng được, tùy theo quen dùng)
trộn đều gia vị vào thịt, sau 30 phút là nấu được rồi, nếu muốn để dành thì phân thành gói đủ nấu cho 1 tô, nhớ dàn / ép mỏng ra > cất tủ lạnh ngăn đá (mỏng cho mau rả đá )
NẤU HỦ TÍU
Nấu bình thường: Đun nước xương gà sôi, cho thịt bò vào, thịt tái thì vớt ra tô bánh phở/ hủ tíu đã ngâm mềm và làm cho nóng > nêm thêm nước mắm và đường cho vừa ăn, hớt bọt >cho hành lá và củ hành tím xắt lát mỏng vô và tắt lửa rồi múc ra tô, ăn với giá, quế và chanh.
Nấu tốc hành (nghĩa là dùng nước lã thay thế cho nước xương gà) thì đun nước cho sôi, để tí nước mắm, đường....rồi thịt rồi hành... nếm... chan vô tô bánh phở đã làm cho mềm rồi xơi... hì hì... không có quế thì dùng ngò rí cũng xong... tốc hành mà, rất tiện cho buổi sáng điểm tâm của người ít thời gian, miễn là phải có giá mới ra hương vị hủ tíu và cho thịt nhiều hơn bình thường ăn mới đã.

Góc tám dài dòng:
Hôm trước bạn dạy rằng lót vải hay khăn ở dưới và ở trên lớp đậu và có thể rải 2 lớp.. nhưng thấy cách của bạn BeBo gọn hơn và nhất là khỏi phải giặt khăn và khăn ủ ẩm có thế sinh nấm mốc(nghi vậy chứ không biết có phải như vậy không), rể giá bám vào khăn rất khó giặt cho sạch.
Không có bình sữa nên thử thế bằng cách bọc nilon thấy ổn và giá cũng lên mạnh như ủ khăn.
Chưa biết làm sao cho giá mập và lùn (chiều nay, anh xã nói 'có để muối không, thử để muối giúp cho giá hút nước nhiều hơn'... sẽ thử và bổ sung)
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...