Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Ghi tiếp trồng strawberry trong bao

(những phần được tô màu        là những link để click vào xem liền khỏi phải tìm)
Tháng 5/2011 trồng thử nhiều cách trồng strawberry/ dâu tây.
 Đã ghi trong bài Học trồng Strawberry trong bao 
Cho tới hôm nay 26/10/2012 thì chỉ có strawberry trồng trong bao là còn sởn sơ.
10:20am, 8-10-2012.................7:30pm , 24/9/2012
 
Hôm qua mới phát hiện một điều thú vị... cho nên ghi tiếp khoe bạn blog và để nhớ khỏi quên khi chăm sóc cây dâu tây/ strawberry.
Ghi nhận:
 Trồng trong bao rất tiện lợi, trái rất sạchnếu để trái quá chín thì mùi thơm sẽ quến lũ thằn lằn nhỏ ăn trái (cái bao kê lên cao mà chúng vẫn leo tới)
 Sau khi hết mùa trái, bụi strawberry sẽ mọc ra nhiều dây mang tược của cây con. Gọi chúng là dây nhánh.
- cắt bỏ dây nhánh, chỉ giử lại gốc cũ
- bón thêm Potting Mix hoặc Mushroom Compost hoặc phân cỏ & phân chuồng hoai mục.
- phải tưới hàng ngày vì đất trong bao rất dể khô nước. Nếu cây bị héo thì tưới nước thật nhiều cây sẽ tươi trở lại.
- bón Dynamic Lifter mỗi 2 tuần với lượng vừa phải (khoảng 1 muỗng canh).
- cắt bỏ lá quá già, lá vàng cho trống trải gốc giúp ngăn chận bệnh lá và rệp cây.
- không tưới nước rửa cá thịt để tránh kiến. (dường như phân Blood & Bones kiến cũng ưa).
- khoảng tháng 3 tháng 4 thì mỗi tuần bắt đầu tưới phân dạng lỏng như seaweed và bón NPK với thành phần N và K cao.
- Có lẻ tưới Seasol* vào khoảng tháng 5 (của xứ Úc này) để tháng 8 có hoa và tháng 9 là trái chín (khoảng 1 tháng sau ngày nở bông là trái chín ...> canh trước khi hái trái vài ngày thì không tưới seaweed hay bón thêm phân NPK vì nghe nói trái hút phân bón, mình ăn vào không tốt).
*do Seasol có N=14% giúp tốt lá mà lượng Kali cần cho hoa thì chỉ có 3.08% do đó thử tăng cường NPK (có lượng K cao) (?)
- để trái lớn đều thì có lẻ nên cắt bỏ những bông có cuống thật ốm hoặc trái có hiện tượng không lớn bằng các trái cùng lứa.
- để chóng có hoa đợt kế tiếp thì sau khi hái đợt trái chín rộ thì nên cắt bỏ các trái có cuống quá nhỏ hoặc trái có vẻ bị chai không lớn nổi và cắt bỏ lá có viền lá như cháy vàng hoặc những lá xấu.
trồng ít nên rảnh hơi chứ trồng nhiều thì đâu ai có công tỉa tót... h..h...
- thiếu nước trái sẽ méo mó, không đủ chất dinh dưỡng thì trái có cuống nhỏ rức và trái nám đen không lớn, hoặc trái nhỏ.
- Sau khi hái đợt trái chín rộ thì bón phân NPK nhiều hơn mức bình thường một tí để giúp sức cho đợt trổ bông kế tiếp.
Trồng trọt theo kiểu sai đâu sửa đó nhiều khi mùa này nói vầy nhưng mùa sau ngộ ra chưa ổn lại nói lại.... hì hì... chỗ nào vẽ  vô dấu ? tức là bán tín bán nghi hay nói rõ hơn là chưa rành rẽ.
Những chuyện vui trong việc trồng Strawberry
1/ Chuyện vui năm thứ hai - năm2011 - trồng strawberry ghi trong bài Trồng strawberry    
2/ Chuyện vui năm thứ ba trồng lại strawberry - năm 2012:
-Vui một - chuyện chọn cách trồng: Lúc trồng lại, trồng theo 3 cách ( trong chậu, trong thùng xốp và trong bao), ai ghé nhà cũng cười cái chuyện trồng trong bao và nói trồng trong chậu ít đất chắc là không tốt bằng trồng trong thùng xốp. Trồng trong bao chi cho cầu kì tốn công.
... he.. he.. cái thùng xốp đã dẹp sớm nhất vì cây dâu còi cọc.. .trong chậu thì cũng tốt đã cho người quen còn một chậu cũng ra trái cho mùa mới nhưng nhìn không bắt mắt bằng trồng trong bao... he he.. giả từ chậu và thùng xốp, mùa kế sẽ chọn cách trồng trong bao...  nhưng sẽ không khâu may chi cho tốn công.. hì.. hì..
- Vui hai - kết quả trồng trong bao của lứa thứ nhì
Vì trái dâu chua lè thêm cái tay đau nên cũng chán chăm sóc bao strawberry mặc dù dây nhánh ra rất sum suê...
... bẳng 1 dạo đôi ba ngày không tưới, cây dâu héo queo... 
... bà chủ ray rức nên bắt đầu tưới lại nhưng dây nhánh lần hồi rụi chết hết trơn (tưới sụt soài, không bón phân và cho thêm đất cây nào chịu cho thấu, chỉ có dâu là chịu thương chịu khó,chịu thiếu thốn, chứ rể thì phải chìu phải chuộng.. he.. he..)
... tới chừng cắt bỏ dây nhánh khô, lá khô, lá xấu mới thấy nụ hoa tí xíu vừa nhú ra.
... thế là tiếp tục chăm sóc để được ngắm đám trái lớn lên từng ngày.
tỉa tót gần xong mới nhớ chụp hình, nhờ vậy hình bên trái mới đỡ tệ, vẫn còn một góc dây nhánh khô để làm chứng.. hì hì..
mỗi tuần

- tưới seaweed  (Seaweed= 7.0 , N=4.6 , P= 2.1, K=3.9) (liều dùng: pha 1 nắp chai seaweed với 5 lít nước)
- năm nay mấy tuần mới bón Dynamic Lifter... mỗi lần có 1 muỗng canh... có lẻ hơi ít.
kết hợp bón 1/2 muỗng NPK (N= 13.50  , P= 2.50  , K= 15.50) 




Đến tháng 9 thì trái đã khá lớn
... sẵn trồng lại Lan Huệ con nên vô thêm Potting Mix, bao trồng strawberry trái lủng lẳng vòng quanh thật dể thương (có lẻ mùa kế sẽ 'nghiên kíu' vị trí trồng quanh bao sao cho bắt mắt hơn).
Người quen khen đám trái nhưng không khen trái vì trái chua và trái nào chín đậm thì bớt chua nhưng lạt nhách...> vui không trọn vẹn.
- Vui ba - trái dâu ngọt nhờ tưới Seasol (Power Feed concentrate) (?)
Nôn nóng thúc strawberry ra hoa đợt nhì nên chê Seaweed ( thành phần : seaweed = 7.0 , N = 4.6 , P =1.2 , K = 3.1)
..  thử tưới Seasol ( ..= , N = 12% , P = 1.4% , K = 3.08%) Chai này mua ở shop Woolworths, mới xài lần đầu.
Thấy ghi thành phần có phân cá và phân hữu cơ dạng lỏng- Dynamic Fertiliser và Soil Conditioner.
Chỉ sau 2 lần tưới cách nhau 1 tuần, lá strawberry lớn vượt hơn, xanh mởn hơn, đám trái của đợt đầu đang teo tóp cũng rán lớn tí xíu....
( hồi tưới Seasol cũng bị chứng không đọc thành phần ghi trên chai, khi gõ blog mới đọc thấy thành phần N tới 12%, và K chỉ có 3. 08% hèn gì mà lá lớn vượt và xanh non mướt mà chùm nụ hoa mới nhú  thì có vẻ lèo tèo ít bông hơn đợt cũ... nên thử bón thêm NPK - coi như lượng bón đợt này gấp đôi lần trước... thử cho biết.. hì hì..)
... hôm qua hái đợt trái cuối cùng ... mới hay trái ngọt hơn... không biết có phải nhờ tưới Seasol  có chứa phân cá  mà trái trở nên ngọt.
Chờ tiếp lứa trái đợt 2 sẽ nói mạnh miệng hơn... chứ bây giờ nói còn dè dặt.
Nhớ lại mùa đầu trồng strawberry, lúc đó tưới phân cá cho dây passionfruit và strawberry nên passionfruit ai ăn cũng khen ngọt và strawberry cũng ngọt luôn.

<--Hơn 1 năm không thấy Woolworths bán phân cá loại này mà chỉ thấy Seasol, cũng có cá không biết Seasol có phải là phân cá hay không (nghe mùi cá nồng lắm)
Hồi đó trồng trọt nhưng hiểu biết về phân bón kém. Ai chỉ gì mua nấy, mua xài mà không bao giờ xem thành phần ghi trong bao bì.
(chai Fish Emulsion Fertiliser này tới chừng muốn đọc thì cái chai cũ quá chữ tróc mất tiêu.)

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Thêm một mùa hoa

Tháng 9, 10, 11 là mùa Xuân của xứ sở này.
 Một ngày nọ, nhờ đi ăn ké ngày Father day của người quen, được người quen dẫn đường đến ngắm hoa trưng bày vào mỗi đầu Xuân của cửa hàng David Jones cạnh ga St James (từ 30/8 đến 8/9).
 Nghe nói là mỗi năm đều có...vậy mà mình ở đây từng ấy năm mà nay mới biết.
Nhiều chậu hoa to lắm, và đây là 1 trong nhiều chậu có cùng loại hoa (khoảng 7 chậu),
nghe nói đây là hoa biểu tượng của xứ Úc. Nhìn cây hoa chụp ở ga St James mới thấy độ to của bông hoa.(sẽ bổ sung tên của hoa sau)
Hôm đó, đi Star City, lúc đi vơ vội máy ảnh...
... định chụp vài kiểu hình kĩ niệm vì mấy khi được đi đây đi đó...
... nhưng thấy ngại với người quen nên không có chụp người, chụp cảnh...
... vậy mà khi cần đến thì máy ảnh và điện thoại đồng loạt hết pin nên chẳng ghi được hình ảnh gì... tiếc hùi hụi.
Người ta chưng bày hoa thật nhiều, thật công phu vậy mà không có hình để đem về cho Má tui coi và post lên khoe bạn blog phương xa... thiệt là tức tối.
.... 
ngẫm nghĩ, ngẫm nga... a ... la... la... 
....thế là một ngày kia - ngày cuối của cuộc chưng bày hoa Xuân, Lí Toét lên xe lửa ra City cốt để chụp hình, chụp lại những bông hoa lạ và ghi lại những kiểu cách chưng bày hoa... he.. he... lặng lẽ lên đường lúc anh xã còn ngủ, chỉ để lại tờ giấy làm tin: "m đi David Jones  ở ga St James xem hoa lúc 10 giờ"... 
Chuyến đi vội vã nhưng dễ chịu lắm vì tha hồ mà dừng chân ngắm nghía...
Cửa hàng này ở góc đường Market và Elizabeth (đối diện ga St James)
Phía bên ngoài cửa hàng có nhiều ô kính rộng, mỗi ô là một kiểu chưng bày
Không biết cửa hàng có bao nhiêu lối vào... tui đây chỉ kết 2 lối vào có những tượng vệ nữ ... lối vào trên đường Market .........và góc đường Market &Elizabeth
những chậu hoa to chưng đầy hoa, nhiều chậu hoa to đùng xếp liên tiếp hoặc xen kẻ
nhiều cành tươi nhưng được cắt tỉa để giả làm cành khô, cách tỉa tót làm cho các cành cây trơ lá mang lại nét sinh động làm tôn vẻ đẹp của hoa. 
Những cành Lan Hồ Điệp được cắm trong các ống giử nước và cách cắm đã làm nhiều người tưởng là cành hoa dài
Những cành đào màu hồng nhạt trông thật đẹp
Người ta cắm cả cụm to những cành mang hoa vàng .. thật rực rở thu hút nhiều người quan tâm.
Có lẽ trong tâm trí nhiều người Việt Nam xa xứ nhìn cụm hoa mà liên tưởng đến cành mai vàng mùa Xuân của quê mình.. và có lẽ cũng không ít người thất vọng khi ngắm gần vì thấy hoa chả giống hoa Mai xứ mình chút nào.
Đây là một lối vào trên đường Elizabeth, không có tượng mà có người đứng để mở cửa cho khách mặc dù khách có thể tự đẩy cửa để vào.
Nhiều người đứng nơi này nhất và cùng dừng chân rất lâu, không phải vì hoa lan nhiều chủng loại & màu sắc & kiểu dáng thu hút mà vì tiếng đàn Piano quá hay. Người nghệ sĩ như hứng khởi bởi bao người dừng chân ngắm hoa để nghe tiếng đàn.
Rất tiếc là hình chụp ở các khung cửa sổ bị kính làm không rõ nét và bị phản chiếu cảnh đường phố.
Mỗi ô kính rộng lắm, và mỗi khung là một kiểu, mà kiểu nào cũng như là một bức tranh.
Thật không phí thời gian cho chuyến đi này. 
Nhiều hình nhưng blog hết cho upload free, chỉ còn Flickr nên tiết kiệm để dành post ảnh Hoa Xuân ở Botany Gardens.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Kể tiếp chuyện trồng Lan Huệ bằng hạt (1)

Khoe bông mùa mới tháng 10/2012
Năm nay không bón phân mà vẫn có bông đúng hẹn ... thích quá 3 giờ đêm còn chụp hình để bù với hình chụp lúc sáng sớm màu hoa nhợt nhạt quá, hoa 10 giờ màu tím chờ nắng lên mới chịu mở tung các cánh hoa
Năm nay lai giống lung tung vì có 3 màu bông cùng nở, có ngắt bỏ nhuỵ đực trước khi thụ phấn, không biết kết quả ra sao vì không kịp bỏ mấy nhuỵ đực của những hoa nở sau... 
.... chờ trái mùa mới và chờ bông của lứa hạt lai năm 2011 nay cây con đã 10 tháng tuổi rồi.
Có hơi bỏ bê nên chúng lớn không đều.
Ghi nhận tiếp về chuyện trồng Lan Huệ bằng hạt
Gieo hạt (ngày gieo 6/12/1011)
Trồng tạm / trồng chuyển tiếp
-  lần 1- Trồng tạm : khoảng 20 ngày sau khi gieo
 (trồng vào đất ngày 27/12/11, ghi trong bài TRỒNG LAN HUỆ BẰNG HẠT)
Trồng ổn định
- lần 2 - trồng vào chậu ổn định: khoảng 8,9 tháng sau khi trồng lần 1:
> dùng chậu có đường kính khoảng 15cm
> trộn Potting Mix và Mushroom compost tỉ lệ 70/30 (nhiều Potting Mix sẽ làm cho xốp đất, nhưng nếu toàn là Potting Mix thì sợ ảnh hưởng đến rể - sợ bị phỏng rể
> tưới nước cho ẩm đất trồng trước khi trồng và chỉ tưới lại sau 2 ngày đề phòng bị thúi rể - do sợ rể bị xây xát lúc chuyển đổi chỗ trồng.
> cho củ nằm trên mặt đất trồng và không làm tổn thương rể (chỉ cho đất phủ kín bộ rể, chưa có kinh nghiệm chuyện này, chỉ bắt chước theo cách trồng của củ trưởng thành, có thử trồng 1 số cây theo cách lấp đất kín củ để so sánh, sẽ ghi lại kết quả ở bài kế tiếp... chờ thêm ít lâu).

Chăm sóc cho lần trồng tạm: 
- 2 tuần đầu sau khi trồng: tưới nước mỗi ngày.
- Sau đó mỗi 2 tuần tưới Seaweed thật loãng (rót 1 nắp chai seaweed thì pha khoảng 5 -6 lít nước)
N= 4.6, P= 1.2, K= 3.1, seaweed = 7
Ghi nhận khi trồng tạm xuống đất lần 1 : 
+cây con phát triển tốt hơn nếu tưới nước đều đặn.
+cây con bị ngập nước một phần ở đáy chậu thì phát triển tốt hơn cây con khác dù những chậu này vẫn được tưới mỗi ngày (cây để trong chai lớn vượt hơn các cây khác kế bên, có lẽ nhờ có lớp nước lúc nào cũng ngập một phần của cái ly màu đỏ dùng làm chậu  trồng)
+nếu kết hợp rải thêm vài hột phân Dynamic Lifter thì lá có vẻ dầy hơn. Chưa thử với phân Blood & Bone vì ghét kiến đen bu theo.
+không tưới Seaweed thì cây có vẻ chậm ra lá và lá nhỏ xíu (có lẽ  nhờ lượng seaweed và lượng N chứa trong dung dịch seaweed giúp nuôi lá).
+phải rải thuốc ốc đề phòng ốc ăn củ của cây con. 
cây con bị ốc ăn gần hết củ, miễn là còn một chút xíu thân củ và cái đế củ thì thì chúng vẫn tiếp tục ra lá khác nhưng phát triển chậm chạp hơn (tránh tưới ướt phần củ, tốt nhất là ngưng tưới cho đến khi thấy củ có vẻ khô mặt bị ốc xơi).
+cây trồng trong Potting Mix loại thường (loại rẻ tiền) thì phải tưới Seaweed mỗi tuần thì lá mới to ra.
+có lẽ nên pha trộn: tỉ lệ 50/50 đất sân vườn với Potting Mix cho xốp đất nhằm tránh đất đóng cứng quanh rể dể làm tổn thương rể khi thay đổi chỗ trồng và khi tưới nước & phân bón dể thấm vào bộ rể.
Chăm sóc cho lần trồng ổn định ( ngày trồng 26-9-12)
Ghi nhận khi trồng ổn định
+ để chậu cây trên vỉ giử nước, đặt dưới mái che, nhận nắng sáng khoảng 3-5 tiếng đồng hồ.
+ 1 tuần sau khi trồng  thì tưới seaweed loãng (khoảng nửa nắp chai seaweed thì pha với 3 lít nước  - nói chung là chỉ pha theo phân nửa con số ghi trong chai, phải tưới nước cho ướt chậu cây rồi mới tưới seaweed, và tưới lúc sáng sớm hoặc chiều tối.)
+ 2 tuần sau khi trồng thì bón phân NPK (N= 13.50  , P= 2.50  , K= 15.50 ) và Dynamic Lifter  liều lượng thật ít (khoảng 4 hột phân/ 1 cây) 
có lẽ nên chọn loại có P cao hơn vì khoảng thời gian này cây cần cung cấp N và P nhiều hơn K - 

<<<----  và có lẻ nên bón loại phân dùng cho cây trồng có củ.
               
                     <<< ----- (N= 3.1 , P= 4.7  K= 2.9)


+ không sợ bị ngập nước, miển sao ánh nắng không làm nóng nước là được (chỗ này nắng sáng chiếu tới gần chiều nên nước bị nóng có lẻ vì vậy mà làm phỏng rể nên chót lá bị cháy và lá có vẻ bị vàng).

+ có vẻ thích hợp sống trong nước (có hình để so sánh... hi.. hi..)
(một ngày kia quên tắt nước, vòi nước bị xì làm nước bắn tứ tung làm đầy vỉ đựng chậu cây..thử để y nước ngập... hì.. hì.. lá đang bị vàng thì trở nên xanh hơn trước, và chậu bị để khuất nắng thì lá xanh đậm hơn và vươn dài hơn.)


hàng 1 của hình từ trái qua phải
*bìa trái, cây trồng trong đất vườn, gần như bị quên tưới nước và seaweed & bón phân, mới đây cho ngập nước thấy lá xanh ra và có lớn tí xíu.
*giữa - ly màu đỏ, luôn ngập nước, bón Dynamic Lifter và tưới Seaweed thường xuyên.
*bìa phải, cây không bị ngập nước, chai luôn che kín, đất thường bị khô vì thiếu nước, có hơi nước đọng có lẽ nhờ vậy mà cây không chết khô.



hàng 1
* Cây trong vỉ đựng thịt thì trồng trong đất lấy ngoài sân vườn đến nay có cây lá đã rộng bằng 1đồng = hơn 2cm...chúng được tưới Seaweed và bón Dynamic Lifter... và vẫn để y từ khi trồng tạm cho tới nay.

 * cây trồng trong chai để cạnh bên vẫn dùng đất vườn chỉ tưới nước, không phân bón.
hàng 2, 
*cây trong chậu được trồng lại hôm 26/9/12, nay thì củ to cỡ đồng 2 đồng = gần 2cm, chờ xem coi đến bao lâu thì sẽ to bằng đồng 50 cent
*Cây trong chai có ly màu đỏ (đã giải thích ở trên) thì lá dài hơn, phiến lá rộng bằng đồng 10cent = khoảng 2cm.
--->>> hôm vòi nước xì, nước ngập chai, nên ngập lên tới lá, cả 10 ngày chìm trong nước mà cây vẫn xanh, như vậy tạm ghi nhận là Lan Huệ con thích hợp trồng trong nước, thích trồng lẫn chung với cây khác (chịu bóng nắng xuyên qua cây khác) và chịu phân loãng Seaweed và Dynamic Lifter.

seaweed = 7.0 , N = 4.6 , P = 1.2 , K = 3.1

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

MÓC những bông hoa len (1)

Chỗ tô màu        là link có thể click vào để xem liền
Bé như xinh đẹp thêm với nón. Mà nón nếu không có đính thêm hoa thì kém đẹp. 
Hoa có 2lớp cánh hoa thì đẹp, nhưng hoa có tua nhuỵ cũng đẹp không kém 
(hì hì, nói vậy để khoe mẫu bông mới móc)

có ghi lại cách móc trong mục "cách móc nhụy hoa có tua nhụy " ở giữa bài, cạnh hình số 6
bài mới post ngày 03/ 8/ 14: Cách móc hoa 2 cánh, hoa có tua nhụy ghi cách móc hoa 2 cánh có tua nhụy đơn giản hơn.
Và các bà mẹ trẻ dường như thích diện cho bé theo kiểu áo màu gì thì hoa màu đó.
Như vậy nhu cầu về hoa đính vào nón thì nhiều. Chả lẽ móc thêm nón...
Chỉ có cách may thêm 1 lớp gắn dính trên nón và dưới bề trái của hoa. Chỉ cần gở hoa này ra là gắn hoa khác vào. he.. he.. không cần nhiều nón.
 Ghi lại đây những mẫu hoa móc bằng len 
Bài học đầu tiên được học ở đây. Cám ơn cô giáo online Nguyễn Thị Hồng Thủy rất nhiều.
Ghi nhận sau khi thực hành
Nhụy hoa sẽ có hình dạng khác nhau khi dùng mũi móc kép hay mũi móc đơn...
Cánh hoa cũng thay đổi khi vận dụng các mũi móc.
hình 1
NÓI VỀ NHỤY HOA
Dù dùng mũi móc đơn hay mũi móc kép, bắt đầu bằng Magic loop như trong hình 2 là dể dàng  nhất cho người chưa thường móc. CÁC KIỂU NHỤY đều có phần bắt đầu y như vầy. 
hình 2
Nếu dùng mũi móc kép để tạo nhụy hoa thì tiến hành móc: (mỗi cánh hoa cần 2 mũi móc kép)
- hoặc 10 mũi móc kép như hình 3,4.5 nếu muốn nhụy hoa to, nổi rõ màu sắc và không tốn nhiều thời gian móc.
hình 3
Cứ mỗi 2 mũi móc  thì sẽ có 1 cánh hoa (dù là mũi móc đơn, mũi móc nữa kép, mũi móc kép) thì hoa 5 cánh cũng cần 10 mũi, 6 cánh cần 12 mũi)

hình 4,5
- hoặc 10 mũi nữa kép nếu muốn nhụy to cỡ trung bình
- hoặc móc 1 mũi xích mũi móc kép... tiếp tục cho đủ 10 mũi nếu muốn thấy như có chia trong nhụy - hoa màu xanh ở bìa phải, hình 1
- dùng mũi móc đơn (x) nếu muốn thấy nhụy như có nhiều khe nhìn giống như nhụy hoa - hình 6
và dùng mũi móc đơn thì rất dể móc hoa có 2 lớp cánh
cách móc nhụy hoa bằng mũi móc đơn
bắt đầu bằng Magic loop 
hàng 1--> móc 5x hoặc 10x -->> nối vòng bằng mũi Slip stitch (cho kim móc xiên vào điểm định nối, vòng chỉ và rút kim móc cho chỉ xuyên qua mối chỉ đang còn trên kim móc- mũi này chỉ là mũi móc đơn nhưng chỉ có 1 lần rút kim móc). Cách này nhụy hoa như có một hoa thị ở tâm và nhụy thường tròn, ít bị méo - hoa màu vàng trong hình 6.
  Cũng có thể không nối vòng mà cứ tiếp tục móc lên hàng thứ nhì (cách này nhụy hoa có hình xoáy - bông màu hồng ở hàng 1 của hình 6)
hàng 2-->> móc 1 mũi xích, sau đó móc 1 x (mũi móc đơn) vào cùng chân đó...tiếp tục móc 2x vào cùng 1 chân, tiếp tục cho đến hết vòng., nối vòng.
Tới đây là xong phần nhụy, bắt đầu tiến hành móc cánh hoa. Nếu muốn có tua nhụy thì tiếp tục móc thêm hàng thứ ba để làm tua nhuỵ.
hình 6
cách móc nhụy hoa có tua nhụy (kí hiệu o để chỉ mũi xích hay còn gọi là mũi bính, kí hiệu ~ dùng để chỉ mũi di chuyển mối chỉ hay để nối vòng). Sau khi móc nhuỵ như đã nói  trong mục cách móc nhụy hoa bằng mũi móc đơn  thì bắt đầu móc hàng thứ ba  để làm tua nhuỵ như sau:
- tua nhụy thứ nhất:  móc 5o > cho kim móc xiên vào mũi xích thứ ba ~  (coi như móc trở về điểm phá xuất) > tiếp tục ~ ở mũi xích kế tiếp,  ~ vào chân bắt đầu  tua nhụy (tới đây là xong 1 tua nhụy, nếu muốn xen màu thì bắt đầu màu khác khi  vào chân bắt đầu  tua nhụy)
- tua nhụy thứ nhì: xiên kim móc vào chân kế tiếp, tiếp tục móc như đã móc tua nhụy thứ nhất.
Tiếp tục tiếp các tua nhụy khác cho phủ kín vòng.
a
Tới đây là bắt đầu móc phần cánh hoa.
móc lớp cánh thứ nhất ------------>  móc lớp cánh thứ nhì
bc
 ở đây - flickr hình a và b rõ hơn (blog hết cho upload free, nên nhờ flickr vậy)
NÓI VỀ MÓC CÁNH HOA
cũng chỉ dùng các mũi móc này:
- mũi xích: o
- mũi móc đơn: x
- mũi móc nữa kép: t
- mũi móc kép: T
- mũi móc  kép 3 hoặc kép 4: 3T, 4T 
- mũi nối vòng: ~ (slip stitch)
(mũi kép 2, 3, 4: thay vì vòng 1 lần chỉ như trong mũi móc kép thì vòng chỉ 2 hoặc 3, hoặc 4 lần và thường chỉ dùng cho lớp cánh hoa cần độ dài như hoa màu vàng trong hình 5. Mũi này giúp cho cánh hoa trông mỏng manh và giúp ít bị vướng chỉ nhờ các vòng chỉ bó lấy mũi móc)
hình 7
-1/- CÁNH HOA CAO DẠO VÀ MỎNG (hoa màu trắng trong hình 7)  thì mỗi cánh hoa móc như sau: 2 hoặc 3 mũi xích, 1 mũi móc kép 2, 2 mũi móc kép 3 hoặc kép 4, 1 mũi móc kép 2, và trở lại 2 hoặc 3 mũi xích để kết thúc cánh hoa. Có thể tăng thêm số mũi móc kép để có những cánh hoa to nhỏ khác nhau.
-2/- CÁNH HOA CÓ HÌNH NHỌN HOẶC KHUYẾT LÕM( hoa màu hồng trong hình 7)  nếu muốn cánh hoa dầy và chỉ sử dụng mũi móc kép và mũi móc đơn nhưng vẫn đảm bảo cao chân cho cánh hoa thì phải móc 2 hàng  trên cánh hoa. Vòng thứ nhất móc như hoa màu hồng trong hình 6, Sau đó móc thêm hàng thứ nhì bằng mũi móc đơn, có kết hợp với mũi móc kép ở gần giữa cánh hoa để vừa thêm chiều cao và vừa tạo dáng nhọn hoặc dáng khuyết cho cánh hoa.
 -3/- CÁNH HOA ÚP VÀ LẬT: Việc xoay chiều để móc cánh hoa nghịch với chiều của hàng móc thứ nhất cũng giúp tạo dáng cánh hoa úp vào trong nhụy hay úp về phía ngược lại tạo cảm giác cánh hoa vừa mới nở hay cánh hoa sắp tàn
-4/- CÁNH HOA NHỌN CÓ RẢNH TRÊN CÁNH.
-5/- hoa có tua nhụy
 Để giúp cánh hoa giử được nếp ban đầu
- phải khâu đính cánh hoa nhỏ cho có 1 điểm cố định dính vào cánh hoa lớn



hoa này trông kém sinh động
<--tránh không khâu như dán kín cánh hoa để cánh hoa còn giử được vẻ mềm mại.
2 bông hoa này may kín theo vòng cánh hoa nên kém vẻ mềm mại sinh động, và khi đính vào nón các cánh hoa cũng bị đính vào nón nhiều quá.



<-- hoặc dùng mủi bàn ủi hơi hơi nóng tì nhẹ lên từng cánh hoa cho các mũi móc phẳng ra.
cánh hoa bị ủi nóng sẽ luôn giữ được nếp đã được ủi
hì hì, nón trắng hoa trắng dể thương.
(có khoe nón ở bài Học may nón.. hì hì.. như con nít, hễ có vật dụng gì mới thì phải khoe mới vui...xin đừng cười tui nhen.)

Nếu không đính một phần của cánh hoa cho cố định thì sau khi giặt các cánh hoa sẻ co lại tạo thành kiểu hoa không phẳng (hoa thứ 4 trong hình 6)

khoe thêm: Móc những bông hoa (2) - HOA HỒNG

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Học may nón

Mẹ của người mẫu nhí gợi í may nón. 
Tuy không gật đầu hứa may dùm nhưng cái mê may thêu đan móc năm xưa bỗng dưng trổi dậy. 
Thế là mua vải mua ren... trước khi tìm thầy online trên Google. Tìm tìm cuối cùng gặp được trang có dạy cắt và may kèm hình.
Xin được cám ơn cô giáo tanya đã hướng dẫn cắt và may thật kĩ càng.
Từ bài hướng dẫn ở trang của Hội thêu thùa,tui đã may được nón.
Ghi lại đây những gì đã thực hành.
(vì không quen may và có chút lúng túng với số đo khi thực hành nên ghi lại để dành đối chiếu nếu như có dịp may thêm chiếc nón thứ ba..)
VẬT LIỆU: may 2 nón
- 50cm vải (khổ vải 120cm)
-  khoảng ~1.2m ren cho mỗi nón
- dây thun bản nhỏ hoặc dây thun dùng để may dún.
THỰC HÀNH:
NÓN 6 MẢNH RÁP
Cách vẽ theo y hướng dẫn của thầy dạy ở trang nàycách may được cô giáo Tanya hướng dẫn bằng hình rất dể học.
Đây là hình vẽ bắt chước theo bài dạy
mỗi mảnh có chiều ngang= 15 cm và chiều cao = 21cm (chưa trừ hao đường may)
- vẽ rập trên giấy để lấy mẫu --> cắt rập sau khi đã trừ hao đường may khoảng 0.5cm
- đặt rập trên vải, vẽ theo rập, khỏi phải chừa đường may -->> cắt 12 miếng y chang nhau (có xoay rập ngược xuôi để hà tiện vải)
- May 
nón có 2 lớp, mỗi lớp được ráp bởi 6 mảnh.
> ráp 6 mảnh 
>> lồng 2 lớp nón lại với bề mặt tiếp xúc nhau (nếu muốn 2 lớp nón dính lại thì dùng kim khâu đính 2 điểm ở 2 đỉnh nón lại với nhau trước khi may vòng bo của nón
>>> may vòng bo (có chừa  một đoạn khoảng 5cm để có khe hở mà lộn ra bề mặt )
>>>> may ren vào vòng bo nón ( phải may thưa để rút vải ren cho dúng lại vừa với bo nón trước khi đính vào bo nón)
>>>>> đo từ bo nón vào 5cm may 1 đường vòng khép kín, sau đó may thêm một đường song song với đường này cách nhau 2cm. (khoảng cách này để luồn dây ribbon hoặc dây thun nhằm xiết vòng nón cho vừa với vòng đầu của bé)
**tui không có dây Ribbon nên dùng dây thun (chiều dài của dây thun kém hơn vòng nón khoảng 8cm)> cắt chỉ ở chỗ ráp nối giữa 2 mảnh nón - chỗ dành để luồn ribbon nhằm tạo lỗ luồn thun và luồn thun kín vòng nón, khâu 2 mối thun lại >> sau đó kết dính thun vào vải chỗ dùng để luồn dây thun và cách xa đường ráp đó khoảng vài cm >>> tương tự, cũng kết dính thun ở phía kia (mục đích là làm cho mối thun cố định để chỉ có 1 mảnh nón là bị rút dún lại, còn 5 mảnh kia thì không bị rút dún làm méo mó vòng nón)

*vì chưa quen may nên tui phải xếp chồng 12 mảnh ráp lên. sao cho các góc nằm trùng khít lên nhau > dùng kim xiên ở góc nhọn trên đỉnh nón chỗ dự định may để lấy dấu (mối ráp ở đỉnh nón vừa khít và tròn đẹp là do đưa mũi kim máy khâu vào đúng cùng một vị trí)...
Bắt đầu may từ chỏm nón (nơi đã xiên kim dể tạo dấu), may cho dứt hết phần vải ở vành nón
 Hix.. vậy mà nón may lần đầu tiên có chỏm nón xấu tệ... sẽ bọc một cái nút rồi đính vào che mối ráp còn vụng về.
 hic.. hic.. lấy trái thơm/ pineapple để làm người mẫu thì thấy
nón 6 mảnh ráp có vòng đầu hơi rộng và vòng bo cũng hơi rộng hơn số đo cần có.
Bổ sung: hôm nay, 10/10/12..  bé đội thử nón.. cái vòng bo nón thấy rộng nhưng không có rộng, nó làm tăng thêm duyên dáng cho nón, và vòng nón cũng không rộng vì nhờ sợi dây thun làm chun một ít vải nên nón cũng ôm vòng đầu của bé gọn hơ. (khi luồn sợi dây thun chú ý cho vải rút lại một tí xíu thì khi đội trông nón mới đẹp)
Có hình người mẫu nhí đội nón này trong bài này ( May áo bé gái nhỏ - Áo Xuân Hè (1) )
 Sợ rằng quá rộng so với đầu của bé, vì vậy mà may thêm nón 5 mảnh, ráp nón trong hồi hộp, lại sợ chỏm nón nhỏ hơn đầu.
May quá, nón ráp bằng 5 mảnh cũng vừa với đầu của bé.
NÓN 5 MẢNH RÁP
Lại lén lút đưa hình người mẫu nhí vào blog cốt để khoe rằng nón 5 mảnh ráp... bé đội rất vừa 
(Suỵt... suỵt..xin giữ bí mật dùm.. vì không có hỏi xin phép bame của bé, nên ngại)
Bé lạ với người lạ thấy thương ghê chưa, ...ôi bé đừng sợ.. chỉ khoe hình bé vài ngày thôimà...
 Vẫn dùng y rập của mẫu nón 6 mảnh ráp nhưng phần chiều cao nón chỉ còn 19cm (21cm may sâu vô 2cm, coi như đó là lớp vải lót cho vành nón, hoặc có thể cắt bỏ bớt 2cm phía vành nón)
*So sánh 2 nón thì thấy chỏm nón ráp với 5 mảnh hơi nhọn ... nhưng vẫn vừa với số đo vòng đầu của bé là 45cm. Bé đội nón rất vừa vặn và không thấy nhọn.
Nhờ vòng bo nón không rộng nên khi bẻ lật tí xíu bo nón ở chỏm trán và nhờ cái hoa đính vào nên kiểu nón cũng hay hay. Đúng là nón màu trắng con nít đội thật dễ thương.
10/10/12: mẹ bé nịnh rằng khi bế bé đi shop có mấy người khen, hỏi mua nón ở đâu..
hi.. hi.. khoái phổng mũi, còn tí xíu vải dư, sẽ may cho bé đôi giày để được nịnh nọt.., sẽ khoe nếu như may giày giống giày..
** Nón này chỉ may khe dùng dể luồn ribbon/ dây thun = 1cm (đo từ bo nón vào khoảng 4cm may 2 đường song song cách nhau 1cm)
Nếu không có máy may thì may tay: 
(đây là dự tính ban đầu của tui, vì lấy máy may ra khỏi chỗ cất bất tiện quá vì nó hơi nặng, nhưng nhờ chàng iu giúp nên không may tay)
1/ ráp nón bằng mũi đột khít.
2/ lớp phía ngoài của nón: dùng mũi xương cá hoặc mũi chữ thập hoặc mũi thêu khác để thêu dằn ở đường ráp như một kiểu cọ nhằm che dấu cái dấu tích may tay (may máy thì lằn khâu rất êm, còn may tay thì có vẻ không sát sao lắm.
Sau đó thì tiến hành ráp nón bình thường, và mũi đột khít vẫn là mũi dùng để khâu các mối vải lại với nhau.
***
Rất là muốn may thêm nón thứ 3 nhưng anh Xã trêu / quạo hoài .. thấy buồn lòng làm sao... 
đúng là may xấu hơn đi mua nhưng trong đó gửi gắm niềm đam mê và cái tình cảm.
Đúng là con của người ta, người ta mua cho con rất nhiều nón. 
Và nón mua sắc sảo xinh đẹp lắm... nhưng mà người ta không tìm mua được chiếc nón có màu trắng, vì vậy người ta mới dè dặt gợi í với mình...
... chiếc nón MÌNH TỰ MAY dù không đẹp, không khéo (vụng về lắm) nhưng đến đúng lúc cũng đem được niềm vui cho bà mẹ trẻ
..nhìn cảnh bà mẹ trẻ ngắm con mà trái tim như ấm lên, thấy yêu cuộc sống làm sao... LÀM MẸ HẠNH PHÚC quá hén.
 ...chỉ một khoảnh khắc nhỏ trông thấy bà mẹ trẻ hạnh phúc tự dưng thấy tim mình đập rộn ràng, cứ muốn làm mẹ trẻ vui lòng... nhưng hoàn cảnh bất tòng tâm.

Ừ mà sao mình làm gì cũng bị quạu 
(-trồng trọt mua  cây trồng mua phân mua đất tốn tiền và cái tay đau không được trồng trọt ... quạu là đúng... thôi không trồng chi cả, chỉ tưới cho cây không chết... í là vậy mà cũng chết 3 chậu cây..hu..hu..)
(- đan móc: tốn tiền mua chỉ mua len, chúi đầu chúi cổ móc móc đan đan tháo tháo... cái tay đau mà không ngồi yên... quạu là đúng.. thôi đành gát bỏ bao nhiêu là kiểu mẫu muốn thực hiện, nhìn chỉ len và kim móc mà buồn làm sao)
(- may: cũng tốn tiền mua vải mua vật liệu, cũng tốn thời gian nhưng không làm ảnh hưởng đến cái tay đau mà sao cũng không vui...)
Hay là vì mê làm mà bê trể cơm nước hay tốn tiền tốn công làm cho người dưng??

Tự nghĩ: 
- 'Rô bô người máy chỉ làm việc theo lập trình của người sản xuất ra nó...nên nó không có cảm xúc gì ngoài lập trình được lắp đặt.
 Nếu như rô bô được ăn cơm và có chút trí óc như con người để có thể trả lời thì Rô bô sẽ trả lời với mình cảm nghĩ của nó như thế nào khi mà mỗi ngày chỉ là quanh quẩn ở trong nhà, rồi nấu cơm ăn cơm, rồi quét dọn nhà cửa, rồi giặt giủ, rồi đi làm, rồi lên giường đi ngủ'
? Rô bô có vui và dể chịu với cuộc sống Robo?
?? Con người có dể chịu với cuộc sống tương tự như Robo??

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...