Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Bắt đầu từ đâu?

Bắt đầu từ đâu?
Khác nhau cách hiểu & cách thức chăm sóc trẻ thường là nguyên nhân gây rạn nứt thậm chí làm sứt mẻ tình cảm của người mẹ trẻ với gia đình... và sự bực bội, khó chịu tăng dần đến cao điểm là ác cảm dành cho người mẹ đa phần bắt đầu từ nhà chồng, lâu dần sẽ lây lan làm xấu đi tình cảm giữa vợ và chồng. Ghi lại đây cách hiểu của cá nhân về hướng giải quyết bế tắt ấy.

Ngay từ lúc quyết định có con (hoặc đã biết có thai) vợ và chồng CẦN CÙNG NHAU ĐỌC VÀ CHIA SẺ cách hiểu về các kiến thức khoa học thường thức về dinh dưỡng về các vấn đề liên quan đến y học thường thức để CÓ CÙNG cách áp dụng kiến thức trong phạm vi gia đình một cách tự nguyện và tuân thủ. 
LƠI ÍCH CỦA VIỆC CÙNG HIỂU BIẾT VỀ VỆ SINH THƯỜNG THỨC
A/ sẽ ko có cảnh cãi nhau.
( vài ví dụ: 
1/ chồng/vợ hay khạc nhổ vào giỏ rác âm trong tủ/ vào sink rửa chén thay vì vào toilet vào sink trong phòng tắm.
2/ khi cảm cúm không dùng đũa muỗng riêng trong bữa ăn gia đình; dùng chung muỗng đủa li cốc với con trẻ..ăn chung với con hoặc hôn con nơi miệng..)
-> nếu không cùng cách nghĩ thì lâu dài sẽ đưa đến tình trạng dị ứng mỗi khi được nhắc nhở.. cá biệt có thể đưa đến tình trạng kháng ngầm bằng cách phải làm trái lại bất kì đề nghị nào của vợ/chồng bất kể việc cố ý làm trái ngược ấy rất sai rất trái khoái vừa làm tổn thương tình cảm vợ chồng (cãi nhau/ giận ngầm... )
B/ tác hại XẤU NHẤT LÀ LÀM CHO CON TRẺ BẮT CHƯỚC cách chống đối.
C/ LÀM HỎNG MÔI TRƯỜNG SỐNG:con trẻ thay vì được sống trong môi trường hòa thuận thì con trẻ phải sống trong cảnh gấu ó của cha mẹ chỉ vì khác quan điểm trong việc giử vệ sinh thường thức.
D/ khi đã hiểu rõ cần phải tuân thủ kiến thức y học thường thức thì việc đả thông tư tưởng của cha mẹ ruột sẽ là việc tự giác và cách giải thích cho người thân ruột thịt của mình sẽ nhẹ nhàng và dể hiểu mà ko làm mếch lòng làm giận lây tới dâu/ rể.
Nếu chỉ người vợ đọc sách / tìm hiểu & vận dụng vệ sinh thường thức... thì đó là 1 bị kịch. Vài năm đấu của cuộc sống vợ chồng tình còn nồng thì sự khác biệt chỉ sẽ là không hài lòng khi bị ép phải giử vệ sinh... nhưng sau nhiều năm.. tình đã cũ thì người đàn ông sẽ nghiêng về gia đình ruột bởi vì nơi ấy có sinh hoạt giống cá tính của mình.Và nếu như gđ chồng tỏ ra không happy con dâu (nói vô nói ra).. cho rằng con dâu khó khăn thì.. thì kể từ đó, vợ chồng sống với nhau như thể người xa lạ.. 'cái giường' chỉ là chỗ ngả lưng khi cần muốn ngả lưng chứ không tìm thấy nơi đó là êm ấm thân thương...
Bi kịch thích ăn phở.. cảm giác ăn phở ngon hơn cơm và cảm giác ăn lén thì luôn thèm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng nếu chỉ vì khác biệt về cách giử vệ sinh thường thức mà gây ra vợ chồng xào xáo, li tán.. con cái lì lợm khó dạy thì thật là đáng tiếc.

Chép lại từ email của bạn.

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Nỗi niềm bánh flan.

Em,
Hôm qua về má, đem bánh flan về.. nhân đó nói được điều muốn nói với ba... ko uổng công mượn cái bánh flan làm cái cớ. Ghi lại cho em đọc nhen.

(Ba lặp lại điệp khúc... đừng mua đồ ăn, tự nấu đồ ăn như vầy ba rất thích".
(Chị nói: "ba nhớ hồi ba chạy taxi, tụi con còn rất nhỏ, mỗi lần má dắt lên Sg ba hay dẫn đi nhà hàng... bánh flan, bánh gan ba khen ngon, ba giải thích và ân cần kêu ăn nhưng tụi con ko ăn được.. ba rán đút mà tụi con cứ nhăn nhó không ăn...  Hồi đó mỗi khi có tiền, ba vui vẻ hào hứng khi dắt gđ đi ăn tiệm..Ba rất vui khi được dắt gia đình đi nhà hàng... Bây giờ ba già tụi con đã làm ra tiền... cũng như ba, tụi con ai cũng muốn đưa ba má đi ăn mọi nơi để biết món ngon món lạ.. tụi con cũng như ba hồi đó: muốn trông thấy gia đình thụ hưởng những giờ vui vẻ hạnh phúc bên mâm cơm ở tiệm... và bất cứ nơi nào có toàn gia đình tham dự một cách hào hứng và vui vẻ.

Ba nói rằng ba không thích món ăn mua... Ba ơi... đó chỉ là sở thích của ba..nhà còn má, còn nhiều người đâu phải tất cả đều cùng gu ăn uống do đó ba cũng thông cảm cho việc lâu lâu mua đồ ăn ở tiệm ... Nếu như ba cứ khăng khăng và không vui mỗi khi em út mua đồ ăn về thì những bữa ăn đó thật buồn bởi vì ba chỉ nghĩ đến sở thích và niềm vui của riêng ba mà quên tới sở thích và niềm vui của má và của các con... Ba vì tiếc tiền cho chúng con hay vì lí do gì... Tiết kiệm tiền để cho người thân mình không được hưởng những món ăn lạ, tiết kiệm tiền cho tụi con để làm gì khi mà tụi con khao khát dùng đồng tiền đó để mang niềm vui cho ba má & đem tiếng cười hạnh phúc cho cả nhà khi ngồi vào bàn ăn.
(- "Không phải ba muốn tiết kiệm"...
(-- "Vậy thì từ nay ba rán vui vẻ khi em út mua gì về ăn nhen. Rán đừng biểu lộ giận dữ nhen ba cho bữa ăn được vui vẻ.
Cảnh sống đoàn tụ còn bao nhiêu thời gian, mình tận dụng cho gia đình mình luôn vui vẻ thoải mái.

Còn nhiều điều muốn nói với ba.. nhưng ba mình già quá rồi, chỉ tội cho chị 3 và út phải chịu đựng cái trái tính của ba, phải nghe ba mắng hằng ngày... may là má mình nghe kém chứ nếu tỏ tay chắc là má mình khổ lắm hén... má mình sống thực xứng dáng với sự kính trọng của chúng mình. Có lẽ chị em mình yêu kính má nhất trên đời. Má đã sống đời bánh flan.. - mặt láng nhẩy bắt mắt bao giờ cũng được phô ra, mấy ai biết rằng khi còn trong khuôn thì mặt bánh flan không trơn phẳng đẹp đẻ.

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Cây cà chua bệnh.

Mưa dầm, trời u ám ẩm ướt đó thường làm cho cà chua bị vàng lá. Cũng có khi do bị lây lan từ các cây khác trong sân vườn nên cà chua đang xanh tốt, chợt đổi màu lá  hoặc thân cây hay lá cây có đốm nâu hoặc đen. Hiện tượng đó có thể là dấu hiệu của nấm mốc bột/powdery mildew, nó gây vàng lá và héo, rụng lá chết cây.
Biện pháp ngăn ngừa:
- tưới dưới gốc cây, tránh tưới trên lá.
- cắt bỏ lá vừa thấy chớm vàng. Bỏ tất cả lá bệnh vào thùng rác để tránh lây lan. Cắt bỏ cây bệnh.
- Giúp thông thoáng bằng cách cột cho cà đứng thẳng và thường xuyên bỏ bớt lá già, lá bệnh.

Kinh nghiệm giúp chận đứng powdery mildew.
Để ngăn chận tình trạng trên có thể phun xịt trước cho cây để ngăn chận bệnh.
Nếu cây đã bị bệnh thì cắt bỏ lá bệnh trước khi phun xịt và tiến hành tức thì khi phát hiện mầm bệnh . Các lá bệnh phải bỏ vào thùng rácđể tránh lây lan
Dùng BAKING SODA để phun xịt link
Chất bicarbonate trong baking soda có tính chất diệt khuẩn. Có thể kết hợp với sữa, xà bông rửa chén, dầu thực vật để phun xịt.
- có thể trộn baking soda với sữa vì sữa khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nó trở thành một chất khử trùng.
- pha thêm xà bông rửa chén để hổn hợp baking soda + sữa  hoặc baking soda + dầu thực vật giúp hổn hợp bám vào lá tlâu hơn.
CÔNG THỨC
-1 muỗng cà phê/ teaspoon
- 1 lit nước
- 350ml sữa
hoặc:
- 4 muỗng cà phê baking soda
- 2 muỗng rưỡi dầu thực vật (vegetable oil)
- 4 lít nước
CÁCH THỰC HIỆN
Phun hổn hợp lên toàn bộ cây, nhất là mặt dưới của lá
Phun xịt vào sáng sớm
Mỗi 5-7 ngày phun 1 lần cho đến khi thấy hết dấu hiệu bệnh của cây cà chua.
LƯU Ý: KHÔNG LẠM DỤNG baking soda
Dùng quá liều/ overused baking soda sẽ làm cháy lá và nước phun xịt cũng gây tác dụng xấu đối với đất.
Xem thêm cách sử dụng baking soda cho trồng trọt ở đây

Móc nón cho bé sơ sinh

Xin chào các bạn quý mến của tôi.
Đây chỉ là ghi chú cho người mới làm quen với móc nón chứ không có gì hay gì mới hết bạn à. Nó được ghi để bạn bè biết rằng tui đây đã trở lại blog. 
Nón cho bé mới sinh trai hay gái đều móc giống nhau. Điểm khác nhau là ở cách móc ở phẩn thân nón.
Đây là nón móc cho bé trai

Bài này chỉ viết về cách móc với len dùng cho baby - Patons wool 4ply, kim móc 3.5mm
Kiến thức cơ bản về móc xem ở đây
Để dể hiểu, tạm chia nón ra làm 3 phần: chóp nón, thân nón, vành nón
MÓC CHÓP NÓN:

*dấu chấm màu xanh blue trong hình là kí hiệu cho mũi slst
Gầy 4chains, slst để nối vòng
Tùy theo kích cỡ của nón để chọn tổng số mũi DC cho vòng đầu tiên.
- sơ sinh từ mới sinh đến 2 tuần tuổi: 9 DC (3 mũi chain đầu mỗi vòng móc được coi như 1 DC)
- sau 3 tuần tuổi đến 2 tháng: 10 DC
- 3 tháng đến 5 tháng 11 hoặc 12 DC
Cách thêm mũi ở các vòng tương tự nhau. Gọi 2 mũi DC móc trên cùng 1 chân là V stitch- đây là vị trí tăng thêm mũi. Mỗi vòng số mũi tăng thêm sẽ bằng với số mũi của vòng bắt đầu ( ví dụ: vòng 1 bắt đầu là 9 thì mỗi vòng sẽ tăng thêm 9)
Có 2 dạng chóp nón:  hơi phẳngvà hơi nhọn. Nếu muốn chóp nón nhọn thì sẽ có vài vòng móc không theo y cách thêm mũi. Chỗ in đậm là ghi cho trường hợp chóp nón nhọn.
hình chỉ để tham khảo chứ số mũi móc ko đúng với ghi chép 

-vòng 1: 9 V stitches (9+9=18)
- vòng 2: kế mỗi V stitch là 1 DC (18+9=27)
-vòng 3: kế mỗi V stitch là 2 DC (27+9=36)
- vòng 4: kế mỗi V stitch là 3 DC (36+9=45)      [36+5= 41]
-vòng 5: kế mỗi V stitch là 4 DC (45+9= 54)      [41+9= 50]
- vòng 6: kế mỗi V stitch là 5 DC (54+9= 63)     [50+6= 56]
-vòng 7: móc DC trên mỗi chân của hàng cũ (không thêm mũi)
CÁCH MÓC CHO NỔI ĐƯỜNG GÂN trên chỏm nón.
xiên kim móc từ trên bính của mũi móc cũ và phải xiên đủ 2 sợi len như hình bên dưới (nếu chỉ xiên 1 sợi len thì sẽ bị giản rộng làm thưa nón)


MÓC THÂN NÓN
tổng số mũi phải chia hết cho 3
- vòng A1/ móc 3 ch, 1 sc/single crochet/mũi móc đơn vào mỗi khe thứ 3 của hàng cũ tiếp tục cho hết vòng.
-vòng B1/ slst vào khe của vòng xích như hình bên trái, móc thêm 2 DC vào cùng khe > móc 3 DC vào khe kế bên, tiếp tục cho hết vòng fF>> slst nối vòng.
-vòng A2: móc 4 chains, 1 sc vào khe của mỗi khe giữa 3 DC của hàng cũ.
- vòng B2: móc như B1
Vòng A3, A4, B3, B4 móc tương tự vòng A2 và B2 
MÓC VÀNH NÓN
Hai cách:
cách 1;móc 6 hàng mũi móc đơn/ sc/single crochet
1ch, sc cùng chân đó, tiếp theo móc sc trên mỗi chân của hàng cũ, slst  để kết thúc vòng.
cách 2: làm nổi rõ đường viền vành nón và giúp nón không bị giản rộng.: móc 5 hàng sc, hàng cuối cùng quay nón theo bề trái rồi móc mũi slst hết vòng. 

Móc màu ở hàng thứ 4
*nón viền đỏ móc cho bé sơ sinh tới 2 tuần tuổi. 
(ngang nón=14cm, cao=12.5cm. Gầy 9 mũi DC, tổng số mũi của thân nón =56 mũi)
*khâu chỏm len phải khâu theo như dấu + Khi khâu, xiên kim xuyên qua tâm của chòm len và kết dính vào nón vào tới vòng 1 của chỏm nón thì chỏm len mới không bị xô lệch.



Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...