Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Bệnh thán thư trên cây xoài

 Mua cây xoài. Thấy trong nhản ghi là Bowen.
Hồi mua cây cao hơn 1m, gốc cỡ ngón tay cái, không nhìn thấy dấu tháp ghép 
(trên nhản có ghi rõ là trồng bằng hột).
Cây trồng bằng hột chắc là lâu có bông hơn cây tháp ghép. 
Kệ, lâu trái, bù lại cây trồng bằng hột có tuổi thọ cao hơn cây tháp ghép, chất lượng trái y hệt ...

click vào 1 hình, bạn sẽ được thấy tất cả các hình có trong bài, 
chỉ cần di chuyển con lăn ở giữa con mouse  thì các hình sẽ tuần tự hiện ra với kích cỡ lớn....
... thật thú vị khi khám phá ra tính năng mới của blog (17/9/11)..
...cám ơn Google
Nào dè năm đầu tiên mới trồng xuống cây xoài trổ bông...Mừng ghê.
('bạn bông' nói: 'ở xứ có mùa cây ngủ đông thì cây gieo bằng hột mau có trái lắm.')
8/11/2008
... không đậu trái nào và thấy bông không mướt như bông xoài ở quê nhà....  

Năm thứ hai, lá tự dưng như bị cháy ... rụng lần hồi... vẫn cho bông..
... nhưng bông bị vàng như  là khô...
cuối cùng thì cái đọt cũng khô luôn... tiếp tục cắt bỏ đọt.
...đổ thừa tại hà tiện không mua cây ở vườn ương mà mua cây của tiệm bán hoa  (giá 27 đồng, có rẻ hơn chừng 10 đồng)... nên cây không mạnh.
Sao lúc đó không nghĩ là cây xoài đang bị bệnh để tìm cách chữa trị ha..
 Cây chanh bệnh...Cây xoài.... Cây xoài cũng bị bệnh ....mà không hay lúc mới phát, chỉ đến khi rộ lên nhiều thì mới chú ý.. (tệ thiệt)
Năm kế tiếp, cây vẫn xấu tệ.
5/9/2010
> cắt bỏ đoạn bị khô... > mùa sau cái ngọn của mấy nhánh con cũng bi đen và  có dấu như muốn chết. Mùa rồi tiếp tục cắt bỏ đọt của mấy nhánh mới và cũng cắt bỏ bớt thân chính...
... nay thân chính chỉ còn khoảng 40cm...
chán quá nên bỏ lún, tới nay thì  thấy lá cũng có lấm tấm tàn nhang...kiểu lá bị bệnh.
28/7/2011
Từ khi phát hiện cây chanh bị bệnh và từ khi lùng sục đọc cẩm nang trên Google  về các côn trùng gây bệnh cho cây chanh thì mới có chú ý đến cây Xoài và bớt đổ thừa chuyện mua cây... vì biết đâu cây Xoài bị bệnh là do mình cho khổ qua leo trên tầng trên... không khí bên dưới không thông thoáng dể tạo điều kiện cho các bệnh tấn công cây trồng.
Tuần rồi anh xã phán: "chắc là bỏ cây xoài này.... mua cây khác thế vào".. cũng mừng...
... phải hỏi Google trước khi trồng lại cây xoài khác.
Bệnh trên cây Xoài và cách trị.
link
BỆNH THÁN THƯ / Anthracnose 
Nguyên nhân gây bệnh: do nấm Colletotrichum gleosporioides
Triệu chứng: 



Trên lá:
- Lá khởi đầu chỉ là đốm nhỏ màu nâu hoặc đen, ở góc lá.
Nếu nhiểm khuẩn nấm trên lá non thì khởi đầu là những đốm đen nhỏ, sau đó các điểm đen sẽ phóng to ra hình thành các vùng chết rộng lớn trên lá.

Nếu nhiểm nấm trên lá già thì tổn thương nhỏ hơn.

Trên hoa:

 Hoa bị bạc màu, có những chấm nhỏ màu đen hay nâu tối xuất hiện trên cụm hoa, chúng lan to dần và liên kết lại trên hoa làm ảnh hưởng việc đậu trái

Trên trái:
Nấm xâm nhập vào da của trái non nằm yên đó... chờ
khi trái chín sẽ có những đốm nâu sẫm gần như đen... đó là những chỗ làm thúi trái.



Những giọt sương, nước rơi từ những vùng bị nhiểm nấm mang theo bào tử nấm sẽ chảy dọc trên trái gây ra hiện tượng gọi là "nhuộm nước mắt"/ "tear staining"


Bệnh thán thư cũng có thể lây lan qua các hạt giống bị nhiểm bệnh


Trong thời gian ra bông
 cho đến khi trái đạt phân nữa kích thước,
 nếu gặp mưa nhiều và nhiều sương thì bệnh thán thư sẽ nghiêm trọng hơn.
Điều trị:
Phun thuốc trừ nấm theo lịch trình nghiêm ngặt kể từ khi bắt đầu có bông cho tới khi trái già theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
 phun xịt mỗi tháng với Cooper spray (đọc kinh nghiệm ở đây)
Chỉ dùng cho các tiểu bang sau đây: QLD, NT, ACT, WA, NSW
Bắt đầu dùng khi cây bắt đầu có bông
4 tuần phun xịt một lần (16g cho 1 lít nước... )

mấy điều nên tránh khi sử dụng:
-không dùng cho cây đang bị sốc/ stress
-không dùng khi trời nóng
-không dùng lúc trời mưa liên tiếp 
-không dùng cho cây con
-không được hái trái 1 ngày sau khi phun thuốc.


Còn ở đây thì dùng Mancozeb 
-khi cây bắt đầu trổ bông cho đến hết kì bông nở: mỗi tuần pha 2g vào 1 lít nước phun lên cây
-sau đó thì cứ 4 tuần mới phun thuốc 1 lần. Nếu thời tiết khô thì giảm phun thuốc lại

phải cẩn thận vì nó có tác hại trên hệ thống thần kinh
Mancozeb  một loại thuốc diệt nấm cũng có công dụng như thuốc diệt côn trùngNó được bán dưới tên thương mại của Dithane,ManzebManzane  Nemispot.
 Mặc  sử dụng rộng rãi trên các cây trồng thực phẩm để điều trị bệnh nấm,   tác động có hại trên hệ thống thần kinh và cần được sử dụng cẩn thận.
Trong môi trường, mancozeb phân hủy trong đất trong thời hạn ba tháng và không hòa tan trong nước.(link)

đọc cho biết chứ không nên dùng vì  có những lo ngại về tác dụng độc hại của nó đối với động vật hoang dã, con người và môi trường  nên hạn chế sử dụng trong hộ gia đình (Những người tiếp xúc với mancozeb có triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn và đau đầu. Ở liều cao, các triệu chứng bao gồm nhịp tim giảm và co giậtCơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ liệt  mancozeb như là một chất gây ung thư link).
 dùng hoá chất thì cũng hơi chùn tay nhưng..CHƯA TÌM THẤY KINH NGHIỆM TRỪ BỆNH THÁN THƯ BẰNG NHỮNG VẬT LIỆU KHÔNG CHỨA HOÁ CHẤT, chỉ mới đọc được
Biện pháp phòng tránh: link link
- Chọn giống xoài thích hợp với thời tiết và khí hậu nơi định trồng. 
Chọn giống kháng bệnh thán thư
- cung cấp đủ khoảng cách giữa các cây
- tránh trồng xen hoặc kế cận những cây dể bị nhiểm bệnh thán thư
- Cào sạch lá rụng ở dưới đất, loại bỏ những lá bệnh, cắt bỏ những cành chết...không vứt bỏ trong sân vườn để giảm thiểu mầm bệnh (link chu kì phát triển & lây lan mầm bệnh)
- Tỉa bớt nhánh lá cho cây bớt rậm rạp tạo điều kiện cho không khí lưu thông và tiếp nhận ánh sáng mặt trời.
- Cung cấp đầy đủ nước và phân bón để duy trì sức khoẻ của cây. 
Cây khoẻ mạnh có nhiều khả năng để phục hồi sau khi bị nhiểm bệnh thán thư hơn là cây bị xốc/ stressed.

Đối với những người trồng văn nghệ vài cây trong sân vườn,
 thì tài liệu này khuyên nên chọn  giống Indo-Chinese/Philippine,

  vì cây xoài thuộc nhóm này kháng bệnh thán thư tương đối tốt, 
sẽ làm giảm lệ thuộc trong việc phun xịt trừ nấm Colletotrichum gleosporioides...
 giống Indo-Chinese nhiều hương vị và ít xơ mặc dù màu sắc thua một số giống xoài khác.




Còn giống xoài 'Haden' and `Irwin' thì nhạy cảm hơn, đòi hỏi chế độ phun thuốc kiểm soát bệnh thán thư/  Anthracnose nghiêm ngặt hơn.
Haden........                     .......Irwin



link có hình về các giống xoài ở gần cuối trang, 





nhờ đó mới thấy hình trái xoài có tên "Nam Doc Mai" 
nhìn hao hao trái xoài thanh ca... nhớ vườn xoài quê cũ ghê nơi.






Lời khuyên khi trồng Xoài Bowen và dạy cách làm kem xoài (link )
(cứ thắc mắc sao mà bữa nay con chó nhà hàng xóm sủa hoài... sau mới vở lẽ ..ra là..link này có tiếng chó sủa)
Cây xoài Bowen cần 
-khí hậu mát
-đất thoát nước tốt
-phân bón (Dynamic Lifter hoặc Citrus food), nhưng liều lượng và thời điểm bón phân cho khác nhau.
     *cây còn nhỏ: bón phân vào mùa Xuân và cuối mùa Hè, cần tưới nước thường 
     *cây già: bón phân lần đầu sau khi thu hoạch trái, cách vài tháng sau thì bón lần kế tiếp.
Thời điểm trồng cho khu vực ôn đới là cuối mùa Xuân (khoảng tháng 10-11)
Bowen mango
Viết riêng cho bạn tui.
Bạn ơi, 
trồng thì có trồng, chứ chẳng có tí kinh nghiệm trồng trọt ...nên cây gì cũng không xấu hoắc thì cũng bệnh....đưa vào blog cho vui chứ mắc cở lắm...
...í là lục lọi lung tung để tìm học kinh nghiệm ...
nhưng chưa thuộc bài và hiểu bài cũng còn hạn chế lắm.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Một thoáng Melbourne (ĐÊM)

MELBOURNE, ĐÊM.
Chiều mùa Thu, chỉ mới 6:28 mà đã như là tối lắm rồi. 
Bóng tối trùm phủ khá đậm trên trên cảnh vật. Ánh đèn màu đã kịp mang đến cho khuôn viên đài truyền hình SBS một bộ mặt mới huyền ảo hơn trong bóng chiều chập choạng. Chỉ mới 6:35 chiều.

Trường Đại học RMIT
Nhìn các sinh viên hối hả giờ tan trường bỗng nhớ thời còn đi học quá chừng.
Trên quãng trường dọc theo sông Yarra,
 'nghệ sĩ đường phố' thể hiện niềm đam mê
...với những viên phấn màu, đôi tay nhà nghệ sĩ đã tạo ra các đường nét thật sắc sảo ... thật tuyệt... 
Nét đam mê của người nghệ sĩ vẽ tranh không đủ sức níu gọi dòng người .... chỉ một ít... một ít người dừng bước thưởng thức... phần nhiều đã vội vã rảo bước hướng Casino Crows.
Bên trong Casino Crows
Nếu được phép chụp hình quay phim thì sẽ ghi lại được:
- nét đam mê ...ánh mắt đau đáu dõi theo con xúc xắc hoặc khung hình màu mè loè loẹt thoăn thoắt chạy nhảy theo vòng tay búng của nhân viên sòng bài hay người chơi đang bấm máy...

-bàn tay dứt khoát đặt mấy đồng chip lên từng ô kẻ của bàn xúc xắc hay bàn xì phé.... và đôi bàn tay nhanh nhẹn rút tờ $50, tờ $100 ra khỏi ví tiền... cũng không ít bàn tay rụt rè mở rộng hơn chiếc ví, mắt đảo nhanh từng ngăn ví mà trước đây chứa cả sấp 20..50..100 đồng để vét lấy tờ tiền cuối cùng.

-nhiều khuôn mặt nhiều lứa tuổi nhiều sắc dân đứng bao quanh những bàn chơi với những nhân viên mặc đồng phục, nhất nhất những động tác lặp đi lặp lại nhịp nhàng như thể rô bô... chỗ nào cũng đầy nhóc người... ấn tượng nhất phải nói là có nhiều khuôn mặt người Á châu trẻ măng dáng dấp ốm yếu, trang phục sờn cũ, vai còn mang balo... dường như là sinh viên... (nếu là sinh viên đi du học thì khổ cho gia đình ở phương xa biết mấy...mà cho dù là gia đình ở đâu thì cũng khổ... vì còn trẻ quá mà đã vướng 1 trong " tứ đổ tường"... còn đâu là tương lai...)

Chỉ trong 15 phút, một người trẻ đã lần hồi đổi $500 để lấy những con chíp casino....(với công nhân thì có khi lương của 1 tuần chưa tới $500  ..... chỉ 15 phút 1 tuần lương bay cái vèo.... )
Rời Casino trong tâm trạng mệt mõi. Đồng tiền chật vật khó khăn mới kiếm được đã ra khỏi túi mọi người thật lẹ làng.
Gần 10 giờ rồi mà dòng người vẫn tấp nập đổ về Casino.
 Người nghệ sĩ vẽ tranh vẫn còn đó bên sự  thờ ơ của dòng người.
Đêm. Nhà ga Flinders thật đẹp.
Đêm. Cảnh dọc theo sông Yarra lung linh mờ ảo đẹp lắm... nhưng vì chưa biết sử dụng các tính năng của máy chụp hình nên chụp thì nhiều nhưng ảnh không đẹp, 
may còn có tấm hình chụp tháp truyền hình của đài số 9 là còn nét.
Melbourne đêm cuối tuần nhộn nhịp, dòng người vẫn tuôn tuôn tủa ra từ nhà ga Flinders để rồi đổ về hướng Casino Crows.
Người nghệ sĩ đường phố vẫn chú tâm vào bức vẽ.
Nghệ sĩ tí hon
Một nghệ sĩ tí hon khoảng độ 6-7 tuổi đang phấn khích nhảy theo điệu nhạc....
... người đi đường (có lẽ là du khách) cũng dừng chân chốc lát để thưởng thức tài nghệ của bé. 
Những đồng tiền leng keng kêu trong hộp lon để cạnh đó. 
Một phụ nữ lớn tuổi bước gần và nhét vội đồng tiền vào cổ áo của bé khi điệu nhạc vừa dứt.
....Điệu nhạc mới lại trổi lên... chú bé tiếp tục nhảy với gương mặt đầy hào hứng...
... và đồng tiền trong cổ áo rơi ra... chú bé nhìn đồng tiền và vẫn tiếp tục điệu nhảy...
Đêm khuya lắm rồi, giờ này mẹ chú bé đang ở đâu? 
Người đàn ông trẻ đang ngồi cạnh chiếc máy phát nhạc có phải là Bố của em???
.... Đêm lạnh quá..... Bé đã nhảy liên tục trong nhiều giờ liền... 
Ai xót cho Bé con đang nhảy nhót giữa đêm Thu Melbourne, khi mà khách nhàn du còn co ro trong áo khoác áo len, quàng cổ kín mít.
.... Đêm đã khuya , giờ này bao em bé độ tuổi của chú bé đang êm đềm trong nệm ấm, chăn êm. 
Bố, Mẹ Bé đã cho bé tự do thể hiện niềm đam mê, bất chấp thời gian và thời tiết...
TẤT CẢ VÌ NGHỆ THUẬT.????...
Dòng người vẫn tấp nập đổ về hướng Casino Crows.....
... bâng khuâng...
Xem thêm

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Một thoáng Melbourne (2)

 Kiến trúc 
Nhà thờ
Toà nhà Quốc hội cũ
...góc phố ..........................................khách sạn...
vội vả ghi hình...  vội vả... hối hả... nên bây giờ hong biết những hình này chụp ở chỗ nào của trung tâm thành phố Melbourne... (bao giờ thì buông xuôi hết hối hả???)
cổ điển...             ...... tân kì
... nhiều lắm những công trình xây cất mang phong cách kiến trúc Anh. 
Cổ xe ngựa thình lình xuất hiện, chạy sóng đôi cùng xe hơi xe tram... 
cổ điển tân kì song hành ... tạo thích thú khi ngắm nhìn

Cổ điển và tân kì xen lẫn nhau... khiến du khách lãng bãng mơ màng giữa thực và mơ...  
Còn nhiều lắm những lâu đài cổ, những kiến trúc cổ... nhưng chỉ một thoáng không đủ để ghi lại những gì thấy được qua 1 lần ghé Melbourne - 1 tiểu bang của Australia.
Bằng những chuyến xe tram miễn phí (xe màu đỏ), Melbourne đã giới thiệu với du khách cảnh quan của thành phố qua lộ trình xe tram vòng tròn với điểm khởi hành cũng là điểm kết thúc nhưng không lặp lại cảnh tham quan.
Có thể ngồi trên xe tram để đi dạo một vòng thành phố Melbourne. Có thuyết minh khi xe chạy tới những địa điểm chính... và xe sẽ ngừng lại khoảng 10 phút cho du khách bước xuống để ngắm cảnh và chụp hình...
Xe tram miễn phí, còn có cả xe bus miễn phí để đưa du khách tham quan
(tiếc là không có dịp để đi dạo theo lộ trình xe bus)
Melbourne hào phóng ghê chưa...

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Hoa mùa Đông - Aeonium



Bây giờ ở đây là giữa mùa Đông.
Trong sân mùa này chỉ còn có mấy loại bông ưa mùa Đông là hớn hở khoe sắc màu.
Vài loại bông thuộc họ Succulents. 
Họ Succulents rất đông đảo, Có loại tên gọi bắt đầu Aeonium
Đây là  Aeonium haworthii 'Kiwi' /Aeonium 'Kiwi' của mùa Đông năm nay, bây giờ thì các lá mướt mà, chứ chưa có bông.

click vào 1 hình, bạn sẽ được thấy tất cả các hình có trong bài, 
chỉ cần di chuyển con lăn ở giữa con mouse  thì các hình sẽ tuần tự hiện ra với kích cỡ lớn....
... thật thú vị khi khám phá ra tính năng mới của blog (17/9/11)..
...cám ơn Google

Và đây là Aeonium arboreum - chúng đang trổ bông.
Common name(s): Tree Aeonium 
Family: Crassulaceae
Xuất xứ /nguồn gốc: Canary Islands
Cao khoảng 1m, tán cây có thể rộng hơn 1m
Vị trí ưa thích: nơi có nắng, vẫn phát triển tốt trong bóng râm.
Không cần nhiều nước. Chịu được khô hạn.
Không đòi hỏi chăm sóc.
Hoa màu vàng, nở vào mùa Đông
Mùa lạnh cây mơn mởn, lá bóng mượt
Hoa nhỏ, mọc quanh thân chính như hình tháp ... tới mấy tháng mới tàn.  
(hic.. hic ... không biết bao giờ thì nó trổ bông, chỉ thấy nhú cái búp hoa ra thì mới biết là mùa này cây này có hoa, còn mấy cây anh em của nó thì ... Phải đợi!)
Nhìn màu sắc của lá thì thấy có 2 loại...nhưng có nhiều hơn 2 vì thấy ở vài nhà khác thì kiểu dáng lá và màu sắc có khang khác...ở đây chỉ nói về cây có trong sân.
lá xanh............           ..........lá nâu tím 
Aeonium Arboreum (?).........         Aeonium 'atropurpureum' (?)
.......................................................Aeonium 'zwartkop' (?)
 đều có bông màu vàng



Nếu thiếu nắng thì lá có màu xanh nhưng vẫn còn thấy nét tím ở rìa lá, phiến lá không xanh miết như cây lá màu xanh.
Nhìn sắc lá thì biết lá nhận ánh sáng ít hay nhiều....
Trồng bằng giâm cành. Tốt nhất là để cho khô vết cắt mới giâm vào đất ẩm.
Sức sống của nó rất mạnh.
Cành bị gãy dù đeo bám tòn ten hơ hỏng không chạm đất, nhánh gãy vẫn cố ra rể.
Bị thúi gốc ......nó sẽ mọc rể từ đoạn chưa thúi để cứu nguy cho cái ngọn queo quắt gần muốn trụi lá...






Không biết do đâu (dư nước?... hay cây chết sau khi trổ bông?) mà cây bị thúi gốc, khô gốc .......nhưng nó vẫn sống (rụng lá chỉ còn thấy sự sống ở chót ngọn)
Trồng trong chậu không mấy khi được tưới nước nó vẫn sống nhưng lá không dài, nếu trồng ngoài đất thì nó tự lo không để chủ nhân phải tưới.
 Mùa lạnh lá màu xanh óng mượt dù bị bỏ bê không tưới nước.
nhìn kỉ trong chậu treo sẽ thấy mấy cành khô tới tận ngọn đang bắt đầu hồi phục nhờ bộ rể mới tủa ra..
nếu đem chúng để trên đất ẩm thì không lâu sau chúng sẽ lớn dần và sẽ mơn mởn khi gặp thời tiết mát mẻ của mùa Thu và mùa Đông.

Ghi nhận
-Cây sẽ yếu dần khi trồng trong nhà lâu hơn 6 tháng...lá rụng từ từ và lá mới sẽ ngắn tới rất ngắn... 
cây xấu đi nhưng không chết...dường như nó không phải loại cây trồng trong nhà / indoor.
-Cây vẫn tốt dù trồng dưới bóng râm. Ốc ưa ăn lá cây này lắm.
???dường như mùa nắng thì lá rụng và lá ngắn, không xanh mượt... trông không bắt mắt...
(năm nay sẽ rán ghi nhận từng thay đổi của cây này)

Cũng không biết do đâu
 mà tới nay bụi này có cây lá dài ra, có cây lá có mướt hơn lúc mùa nắng nhưng lá vẫn chưa dài.
Bụi này đứng phơi trọn ánh nắng chiều, nên màu nâu tím thật nổi trên nền lá màu xanh.
-Cây có lá màu nâu tím nên trồng nơi có nhiều nắng thì lá mới sậm màu.
-Rể cây mỏng manh, không ăn sâu vào đất nên cây dễ bị ngả nghiêng.
-Cây dể bị tét nhánh. Lúc cành lá sum suê mọng nước cần nhẹ tay khi lay động cành lá.
-Cho nhánh gãy vào nước vài ngày sau có nhiều rể mọc ra. Nhánh vẫn còn sự sống cho dù lăn lóc ở chỗ khô hạn.


-Không cần thay chậu mỗi năm.

 (Chủ nhân vô tình với cây này lắm... chỉ vui thích  khi phát hiện chồi bông, chỉ dõi mắt xem bông lớn lên từng ngày, xem hoa nở từng ngày và ...và...khi đã có hoa mùa Xuân ... thì bỏ quên chẳng biết khi nào hoa tàn ...... nên qui luật phát triển hay tưới thì để chúng tự lo..do đó chưa biết nhiều dù có trồng lung tung trong sân)
Trồng làm tiểu cảnh thì cũng đẹp nhưng bất thình lình nó phát tướng thì trông mất cân xứng... mà cũng có vẻ hay hay riêng... tuỳ mắt nhìn và tuỳ cảm nhận.
Một loại Succulent khác. Chưa biết tên. không biết có cùng tên Aeonium không???
Bông màu vàng nhưng cành mảnh mai, lá nhỏ. 
Chậu này quanh năm ở trong cửa sổ, cả tuần mới được tưới.
 Hồi bạn Korea cho chỉ có một ngọn nhỏ xíu,  cỡ đầu ngón tay trỏ.
(thương bạn Korea, bye bạn... ở xứ này, bạn bè làm việc dù hàng ngày gặp nhau 8 lung tung linh tinh nhưng không ai biết nhà ai, không biết số điện thoại... khi hết còn làm việc thì bạn bè như bóng chim tăm cá... coi như chia tay không còn dịp tái ngộ kể từ ngày rời khỏi sở làm... thương bạn lắm, người bạn Korea đáng thương...
... 'đây' rán giữ chậu hoa này để nhớ nhiều năm làm việc chung với bạn Korea.)

Bông này màu đỏ, có lẽ đây cũng là họ Succulent.
Cây này cũng vậy, không cần tưới... đến mùa Đông cây vẫn ra hoa. 
Nếu được tưới chút chút thì dáng hoa sẽ đẹp, màu hoa sẽ nổi lên hơn nhờ những chiếc lá như có một lớp lông mịn làm cho lá xanh có màu mốc mốc.
 Chậu treo này không được tưới nên lá của mấy loại mọng nước đều bị mất màu xanh.
Xin có 1 nhánh, không chăm sóc nên còn có 1 que ngắn nên nhánh đứng thẳng, nếu chăm sóc tốt thì nhánh sẽ dài ra và cũng sẽ cong oằn xuống như mấy nhánh 'Ghost plant' ...nhưng bông thì đứng thẳng chứ không rủ xuống như bông của 'Ghost plant'. ..
'Đây' thấy chậu cây còi cọc nên cắm thêm mấy nhánh mọng nước xanh um nhờ mọc dưới đất đầy đủ nước vô rồi chụp hình để so sánh xem kiểu nào làm chậu treo đẹp hơn.
Khi trồng cây thì không biết tên, nhờ gõ blog mới đi tìm tên.
Cũng không dễ để nhận dạng 
>> giữ lại mấy link đã xem ... để dành xem lại khi cần.
link để lục lọi hỏi về cây trồng...
link để tìm về các loại cây trồng theo mẫu tự từ A-Z 
link  link để biết thêm về Aeonium 'Zwartkop' (lá nâu tím) , link , link lá xanh cây thấp 
link để biết thêm về nhiều loại aeonium ( arboreum , arboreum 'Atropurpureum' , arboreum 'Zwartkop' , 'Garnet', balsamiferum, canariense, castello-paive, cunetaum, davidbramwellii, davidbramwelli 'Sunburst', decorum, gomerense, goochiae, haworthii,  haworthii ‘Kiwi' , lancerottense, leucoblepharum, lindleyi, nobile,  percareum , ‘pseudotabuliforme' , sedifolium,  simsii, tabuliforme,  undulatum,  urbicum, Cyclops' and 'Voodoo' ) 
link link để biết cách trồng 

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...