Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Chuyện Thôn Hoành - Đồng Tâm

 Chép lại để dành xem.

Viết lại cho rõ phương trình cháy của xăng :
C₆H₁₄ + 9,5 O₂ = 6 CO₂ + 7 H₂O

Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn (ở áp suất 1 atm và nhiêt độ 0° C), một mole khí chiếm 22,4 lít, ls HHS đã dùng công thức chuyển đổi để được khoảng 25 lít ở 1 atm và 25° C.

Do đó để cháy hêt 1 mole xăng cần
25 l x 9,5 = 237.5 l, làm tròn thành 235 l = 235 dm³ oxy

Mà oxy chỉ chiếm khoảng 1/5 trong không khí, do đó để có 25 l oxy cần:

235 dm³ x 5 = 1 175 dm³ = 1,175 m³, làm tròn thành 1,2 m³ không khí.....

PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CỦA XĂNG CHÁY:

C6H14+9.5O2=6C02+7H20

Theo phương trình trên, cứ 1 mol xăng cần 9.5 mol oxy, mà mỗi mol ở điều kiện khí lý tưởng (1 at 25oC) chiếm ~25 lít, 9.5 mol tương đương 235 lít.

Vì tỷ lệ oxy trong không khí bằng 1/5, cho nên để đốt hết 1 mol xăng (86g) cần có ~1.2 m3 không khí.

Giếng trời giữa nhà ông Hợi và ông Chức có kích thước (0,76m x 1,45m x 4m) chứa 4,408m3 không khí, tức chỉ đủ để đốt hết có 367g xăng, tỷ trọng 0,750 tương đương khoảng 0,625 lít. Nếu chỉ đốt hết 0,625 lít xăng thì 03 Công an không thể bị than hóa.
Do giếng kín, nên xăng đổ xuống "nhiều chậu" chỉ có thể bốc hơi lên trên và cháy phía trên miệng giếng, chứ không thể cháy trong giếng. Nó giống như một trò chơi dân gian. Người ngậm dầu vào miệng và phun vào ngọn lửa trần tạo ra ngọn lửa nhưng miệng người phun không hề bị bỏng. Vì trong miệng anh ta không có ô xy.

Vì thế, với kịch bản đổ xăng được đưa ra trong cáo trạng, thì sẽ có một cột lửa lớn phụt trên miệng giếng, 03 Công an rơi trong giếng chỉ chết ngạt chư không thể bị than hóa. Vì không đủ oxy để cháy.

(Trước khi làm Luật sư, tôi đã làm ở ngành xăng dầu Petrolimex gần 20 năm nên tôi hiểu về xăng dầu. Năm 1988, chính ông Trương Đình Tuyển khi đó làm TGĐ ký tiếp nhận tôi về TCT xăng dầu VN)

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...