Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

38. TỪ LỜI CON TRẺ

 

Chị kể, đứa trẻ sắp 4 tuổi vừa hé cánh cửa vừa nói với ông bà nội ra điều thật quan trọng và chị lặp lại lời cháu nội một cách vui vẻ:

“Daddy is at home, mummy is upset, mummy is crying” .

Nhưng rồi chị thấp giọng. Vợ chồng để giọt ngắn dài trước mặt con trẻ thật đáng tiếc.

Nghĩ rằng chị muốn trách con dâu,  tôi không nói gì.

 


Sau khoảng lặng, chi nói tiếp, giọng chùng xuống.

Cưới nhau không bao lâu, con mới 4 tuổi mà nay đã để sự thiếu kiềm chế như thế có lẽ con dâu đã hết mức chịu đựng. Cười vậy chứ lo lắm.

 

Tuổi trẻ bây giờ khác hồi thời của chị - thời của chị chồng cờ bạc hay nát rượu  & lổ mảng thì cũng vì con mà ráng cắn răng chịu đựng.

Hồi đó, cha mẹ đặt đâu ngồi đấy hoặc yêu nhau mà lấy nhau nhưng 2 kiểu đi đến hôn nhân như vậy đều có chung một nút thắt - đó là sự không am hiểu tính tình của nhau. 

Như anh chị -  yêu nhau rồi cưới -  nhưng về chung mới hay rằng có bao điều khập khiễng. Và cái khập khiễng đã không được cùng nhau dựng cho ngay ngắn cho giảm xô lệch & chỏi nhau chan chát. .

Lắm lúc chị nghĩ, giá như hồi đó con trai hay con gái đều được dạy những điều liên quan đến hôn nhân và trách nhiệm sau hôn nhân thay vì dạy gái “tam tòng tứ đức “ và trai thì “nam viết hữu, thập nữ viết vô” nên phải làm chủ gia đình/ nắm quyền …..

 Nhưng rồi chị đau đớn nhận ra rằng, đời chi, ngày sống chung của vợ chồng càng tăng thì sự bất đồng tăng theo cấp số  chứ không giảm… chị đã hiểu nên muốn chỉ con tránh vết đường xấu xí đó - tức là phải hiểu rõ -…. Nhưng chị bất lực vì chẳng biết mở lời lúc nào để con hiểu đó là điều cần nên biết trước ngưỡng cửa hôn nhân chứ chẳng phải là “mo ran, mo nang”.

Chị thấy rằng, bài học dạy con không phải là lời giảng dạy / hay phân tích là đủ để  con cái thấm và hiểu điều mình muốn dạy chúng. Nhưng rất tiếc - như một vết chàm in trong ký ức, cách cư xử đối đải của bố mẹ chính là dấu vết dính vào trí óc của các con hình thành nên bản tính của chúng.

Biết làm sao khi mà trong đầu người đàn ông vẫn còn in cái tính gia trưởng của người cha và in cái chịu đựng của người mẹ để rồi thay vì cảm thấy phải chỉnh sửa thì chú trai lại bì rằng vợ mình ngang/ vợ mình không giống mẹ mình. Và lời giảng cho các con hiểu lại được các con coi là lời ca kể/ than vãn của mẹ. 

 

Từ lời của cháu nội, chị buồn lắm - cái vòng lẩn quẩn trói chặt nếp nghĩ của bao thế hệ. 

Từ lời con trẻ ta đã thấy 4 tuổi đứa trẻ đã được bố mẹ dắt vào vòng lẩn quẩn. Có cách chi thoát ra! 


Thứ Ba, 30 tháng 8, 2022

37. GHI THÊM VỀ CHIẾT CÂY KHÔNG CẦN ĐẤT

 Đây chỉ là " thừa giấy vẽ voi ".

Chỉ nói thêm về một cách chiết không dùng đất nhưng có thêm giấy mà tôi chưa gọi đó là thành công.

Cũng cách  thức đã ghi trong bài:

- Chiết cây không cần đất (https://ngaymoibt.blogspot.com/2022/08/chiet-cay-khong-can-at.html)

- Ghi tiếp về chiết cây không cần đất (https://ngaymoibt.blogspot.com/2022/08/ghi-tiep-them-ve-ket-qua-chiet-cay-ao.html )

ĐIỂM KHÁC BIỆT và CHƯA ĐẠT YÊU CẦU

- Điểm khác biệt với cách thức đã post trong bài link ở đầu bài này : sử dụng giấy toilet > nhúng ướt đẫm bao kín chỗ róc bỏ vở và bọc ló ra phần vỏ của 2 đầu cắt của đoan róc bỏ vỏ.

- Vài điều chưa đạt mong muốn:

1/ không thấy rõ rễ

2/ nước trong giấy toilet giúp dẫn nhựa 

> nhựa lưu thông được làm nối mạch dinh dưỡng từ hai phía 

>> kết quả hình thành mô sẹo tạo vết da mới nơi vết vỏ  bị róc bỏ

>>> rễ cây không thể hình thành.

NGUYÊN NHÂN VIỆC RA RỄ CHẬM VÀ CÓ VẺ CHỮNG LẠI

Cũng do có sự nối liền một phần vỏ bị bóc lại nhưng rất ít và mỏng, nên có 2 trường hợp xảy ra cho khoảng vỏ bị bóc bỏ:

      + phần vỏ bị bóc ra nếu không bị liền lại thì sẽ rễ mọc ra (do bị gián đoạn dinh dưỡng từ gốc đưa lên và nhận được dinh dưỡng từ ngọn/lá dẫn xuống). 

      + chỗ bị bóc bỏ vỏ bị nối lại  bởi mô sẹo rộng dần & dầy lên sẽ tạo thành lớp vỏ mới nối liền 2 vết cắt lại với nhau (do nhận đủ nguồn dinh dưỡng từ 2 nơi - từ rễ đưa lên và từ lá/ ngọn dẫn xuống). Đó là nguyên nhân vì sao mà không ra rễ / chiết cây không thành công.

<NGUYÊN NHÂN chủ quan làm THẤT BẠI có thể là:

- không ghi chú trên cành chiết về ngày chiết cành.

- thiếu kiên nhẫn/ tò mò mở ra xem trước thời hạn .

-Và quan trọng là phải biết đặc tính của từng loại cây để biết thời gian ra rễ cho từng loại cây. (có cây ra rễ nhanh, có cây ra rễ chậm)

===== Do thiếu ghi chép nên không nhớ chính xác ngày chiết và không biết bao nhiêu ngày thì rễ mọc mạnh, có thể cắt cành nên tôi đã mở ra sớm, và mở ra thường xuyên nên thấy rễ có vẻ chửng lại. (Do mới tập tành nên tôi chưa rành rẽ và cây Đào Rừng cũng rất mới mẻ với tôi.)


Sự thiếu kiên nhẫn. Việc tháo mở ra xem sớm hơn thời gian ra rễ sẽ làm thất thoát khí tích lũy.

Hình này cho thấy rễ không dài hơn so với lúc mở ra xem lần đầu.


Tôi đang tìm hiểu để thử nghiệm thêm. Chờ tôi nhen bạn. Tôi sẽ cập nhật.


Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022

36. MỘT CÁCH TĨNH TÂM

 Stones balancing art/ nghệ thuật xếp đá

Khi còn trẻ, có lẽ ít ai có những khoảng thời gian chợt thấy tâm của mình xáo trộn/ tâm của mình chao đảo.

Khi bận bịu cơm áo gạo tiền và những danh vị của cuộc đời chi phối thì có lẽ ít ai có thời gian để cho cái đầu được nghỉ ngơi.

Nhưng đó cũng có những ngoại lệ

-có khi đang ở tuổi trung niên, một sụp đổ nào đó trong sự nghiệp hay tình cảm , tâm con người chao đảo có khi đổ ngả lăn kềnh.

-cũng có khi ở tuổi chín mùi của đời người, sau bao năm đầy đủ kinh tế, gia đình viên mãn, bỗng chốc biến mất bởi tai họa của cuộc sống, hẳn không thể tả được cái chao đảo của cái tâm.

-cũng ngoại lệ, ở tuổi thất thập cổ lai hy, chợt gặp lại tình yêu cũ/ hay tinh thần bị chấn thương bởi những việc chưa lường tới

-và cũng không phải lớp tuổi 20-30 có thể giữ tâm đứng vững khi nghề nghiệp thì không, nhà neo dơn mẹ già... túng thiếu nợ nần.

Tóm lại, cuộc sống luôn gắn liền cái bất trắc làm tâm bất an.

Nhưng với người có tuổi có lẽ bộ môn xếp đá giúp tĩnh tâm rất tốt. Đó là cách thức chỉ tốn thời gian mà không tốn tiền.

Giới thiệu với quý bạn bài học tĩnh tâm đầu tiên của tôi.

Những viên đá/ sỏi góc cạnh đa da dạng tưởng chừng như không thể đứng chồng lên nhau. Nhưng sự tập trung đôi lúc đòi hỏi chút nín thở, các viên đấ bỗng trở nên ngoan ngoản..... người xếp đá thở phào, 

Thử đi bạn, nếu như bạn có thời gian và không xem đó là một việc làm vô bổ.

Thử đi bạn, nếu như bạn đang vô cùng bất ổn, hãy chiết bớt cái bất ổn đặt sang viên đá cuội biết đâu thòi gian cái tâm nghĩ dến điều tiêu cực nhất sẽ bị phân chia... và ý nghĩ tiêu cực sẽ giảm bớt để không hành động nông nổi.

Nếu đang ở biển, 

Thử tưởng tượng đi bạn, ngoài kia là biển nước mênh mông, bạn đang ở ghềnh đá nhỏ, có nước chảy róc rách, hay bạn đang ở trên bãi cát, 

-ban đang tha thẩn dọc dài bờ cát, cái đầu chỉ duy nhất là tìm cho mình những hòn đá/ sỏi ưng ý.

-bạn đang tập trung xếp những hòn đá nhiều góc cạnh thậm chí không phẳng chồng lên nhau, bạn quên phắt cái cảm giác e ngại ngọn gió biển ngoài kia đang không dừng mang mùi biển đến mũi bạn.... Bạn quên tất cả những âu lo, muộn phiền, tiêu cực... để dồn sự chú ý vào việc xếp đá / sỏi... VÀ.. VÀ.. CÁI THỞ THẬT THOẢI MÁI THOÁT RA khi hòn đá đã theo ý bạn và chẳng những như thế - các hòn sỏi/ đá vẫn đứng vững kiểu như hiên ngang thách thức những cơn gió biển....

Giây phút đó chính là giây phút bạn có được sự tĩnh tâm.

Và khi ghi những dòng này, ước mơ cháy bỏng của tôi là sau khi hưu trí, tôi sẽ dành nhiều thời gian để sống ở vùng biển và trải nghiệm điều tôi vừa ghi cho bạn ở trên.

Chúc quý bạn có được những phút thư giãn và cuộc sống sắp đến sẽ thư giãn hơn những ngày đã qua.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2022

35. NHỚ TIẾNG À ƠI.

 

Mùa Đông lạnh, lá Lục bình nám vàng nám đỏ.

Trồng lại Lục bình khi nghe trong gió thoảng mùi gió chướng của quê xa.

Trồng lại Lục bình để lưu giữ màu hoa cánh mỏng phơn phớt tím- màu hoa nơi quê cũ.

 


 

Bầu trời trải dài trong tầm nhìn từ khoảng sân nhà gợi nhớ một dòng sông 

Nắng phơn phớt gợi nhớ ….nhớ… cái ấm áp của một buổi trưa hè nhạt nóng 

Dưng bỗng nhớ tiếng à ơi… à ơi!... à … ơ … i…. !...nương theo từng nhịp võng đưa 

À ơi!... À ơi,... À.. à… à…. Ơ...i...i…..i.. tiếng à ơi.. ru con bên nhà hàng xóm khi nhặt khi thưa 

À ơi…. À… à … ơ ….i...i...i ... i....

"Lục bình bông tím, điên điển bông vàng...

À ơi! À ơi!

" Bìm bịp kêu nước lớn .. bìm bịp kêu nước lớn… 

 


Nhắm mắt lại, nghĩ về năm tháng cũ…hình ảnh quê xưa nhoè nhoẹt chập chùng

   [Chập chùng sóng nước đậm phù sa mùa nước nổi

   [ Nhòe nhoẹt dập dình dề lục bình trôi theo sóng nước mải mê mải miết ... hối hả như sợ trể đò

   [Lấp loáng bóng xuồng nhỏ, cô gái nhỏ, vạt điên điển hoa vàng mờ nhạt lấp loáng trên nền lá xanh cũng nhạt nhòa 

À ơi… à à … ơ… i… i…i…

Tiếng ầu ơ với những câu giản đơn mà sao như đem cái mộc mạc chở đầy thương nhớ đến tận xứ xa

Nhớ tiếng ầu ơ, người xa xứ  bỗng chạnh lòng 

…. mai mốt này có còn lớp người nào còn thương nhớ tiếng à ơi.

Sẽ có còn ai - người xa xứ - nhớ tiếng à ơi?


Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2022

34. TRÁI TIM LẦM CHỖ ĐỂ TRÊN ĐẦU.

 

Những ngày còn ở Việt Nam.

Chị, 1 buổi làm, 1 buổi khi thì chạy chợ, khi thì nhận may gia công tại nhà.

Anh, đi làm và tranh thủ học thêm.

Gạo, nhu yêu phẩm và một phần lương của anh gửi về quê cho mẹ.

Những lúc anh đi học xa, lương chị đắp hết cho anh, còn mượn thêm tiền của mẹ đẻ. Và vẫn giữ chu cấp cho mẹ chồng như trước đó như anh chưa hề đi học xa tận Hà Nội.

Những ngày trên đất tạm dung nơi xứ người.

Với mong muốn được trở lại nghề nghiệp cũ, anh ngày ngày cắp tập tới trường để học về nhà chăm chú nghe TV để luyện nghe, toàn thời gian của anh đầu tư cho việc học. 

Chị, một buổi đi học lớp tiếng Anh dành cho người mới đến, thời gian còn lại hết đi cắt chỉ tới bù đầu với việc nhà, việc kiểm tra homework của con. Rất nhiều khuya chị đi trên đường vắng tanh - khuya thợ may mới giao hàng, chủ mới gọi hay khuya mới hết hàng cắt chỉ và khuya không còn phương tiện chuyên chở công cộng.

Ngôn ngữ là rào cản bước anh trở lại nghề cũ. Cuối cùng anh chấp nhận làm công nhân.


Chị, cũng đã có job ổn định khai thuế hẳn hoi, chị vẫn ngày ngày bù đầu với công việc nhà kể từ khi internet có mặt - anh ngày ngày gắn bó với màn hình TV và màn hình computer nhưng không phải vì viêc học để đổi đời đổi job.

Chẳng may chị bị thương ở chỗ làm, 


Tôi đến thăm chị, chị đang nấu cơm, tôi thấy cái đâu đớn hằn lên nét mặt mỗi khi chị cúi đầu xuống hay ngồi lên đứng xuống.

Chị kể, chi vẫn đi như bình thường, chỉ đau khi phải giơ tay ngang và không thể giơ tay lên cao. Rất đau đớn khi ngả lưng nằm xuống hay ngồi dậy. Mỗi khi cúi đầu xuống hay ngả lưng nằm, chị phải bưng cái đầu và rất lâu mới cúi xuống hay nằm xuống được.

Chị học bộ cách chị nằm và ngồi dậy hay bằm tép... tôi xem mà toát mồ hôi ... thật kinh khủng, đau đớn như vậy mà vẫn nấu cơm và vẫn đi làm ( bị thương ở chỗ làm nhưng sau thời gian dưỡng thương thì phải trở lại làm viêc nhưng được bố trí việc  vừa súc theo yêu cầu của bác sĩ)

Ra về, chỉ còn 2 chị em ở rìa lộ lúc chị tiễn tôi ra cửa, tôi hỏi nhỏ:

- anh có biết chị đau, anh có giúp chị ngả lưng hay ngồi dậy?

-- có, có giúp nhưng anh vội nên làm gấp rút và mạnh tay lắm, đau tới óc, chảy nước mắt... mình tự làm thì đau nhưng ít hơn.

- sao chị không bảo anh?

-- có chứ, nhưng kể từ đó anh nói: "bà khó quá, để bà tự làm cho bà vừa ý"... và anh y lời.


 -anh có giúp chị nấu cơm?

Chị lắc đầu cười buồn.

-- "anh bận với việc riêng của anh, nhờ anh làm thôi để ráng cho khỏi nghe anh bắt lỗi này nọ kia trong bếp mệt lắm. Vả lại anh không quen việc và không thích được chị hướng dẫn nên thôi tự làm cho xong.



Từ giả chị ra về, trên đường, chợt nhớ mấy câu thơ:

"Tôi kể người nghe chuyện Mỵ Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nõ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu"

(Tâm sự - thơ Tố Hữu)

Chị đã để trái tim lầm chỗ - vì yêu thương chồng, chị đã hy sinh bản thân và sức khỏe, sự hy sinh trãi dài đằng đẳng mấy mươi năm. Mỵ Châu vì tin yêu Trọng Thủy đã chỉ chỗ để nỏ thần, chị đã đổi tình yêu bằng hết sức lực của chị.

Đổi lại yêu thương đó,  người đàn ông ấy như một đứa trẻ được nuông chìu, sống trong mái nhà ấy như một người khách, nói nặng hơn là một người vô tâm/ vô cảm. 

Người đàn ông đó đã bóc lột sức lao động của vợ mà không chút lăn tăn.

Chúng ta, có bao giờ chúng ta thấy rằng chúng ta đã như chị, như Mỵ Châu

- đặt trái tim lên đầu để hy sinh bất cầu báo

- nên đã tạo ra một người chồng không biết trách nhiệm/ một người bạn đời vô cảm.

-khi mà người đàn ông quen thụ hưởng, rất khó kéo họ quay về với trách nhiệm.


Nhớ đọc ở đâu đó mẫu chuyện cưc ngắn;

"Tình yêu là gì hả Ba?

Khi tay ba trắng mà Má bằng lòng lấy Ba, đó là tình yêu con ạ!

Vậy tình yêu là gì hả Má?

Khi Ba có tất cả mọi thứ mà ba vẫn yêu Má như ngày đầu, đấy chính là tình yêu đó con!

Ngẫm, thật có lý và đáng suy gẫm để chỉ dẫn cho con cái khi gặp thời điểm thuận lợi để vừa con trai vừa con gái phải hiểu đúng vai trò và trách nhiệm của chúng trong mái gia đình.

Ngẫm nguyên do dẫn đến sự vô tâm vô trách nhiệm của người chồng cũng có duyên cớ:

- lúc bé cho đến trưởng thành dượd sống trong sự bảo bọc quá đáng của mẹ - cậu ấm

- cũng có thể được sống trong quan điểm "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" - tức là sống trong cách nghĩ trọng nam khinh nữ.

- lúc lập gia đình, do yêu chồng, người vợ đã chấp nhận hy sinh.... Sự hy sinh quá tận tụy khiến cho người nhận ngộ nhận là mình xứng đáng được nhận sự chăm sóc để cái trí quên bẳng trách nhiệm của bản thân. 




32. NGẠC NHIÊN GIÂM CÀNH HOA HỒNG.

 Tháng 7 giữa mùa Đông, mùa tỉa cành cho hoa Hồng.

Ngạc nhiên thứ nhất: 

Chừa 3 cành để giâm. Nhưng quên, các cành Hồng nằm phơi dưới nắng 1 ngày, 

Vẫn mang vào để giâm.

Cắm ngập 3 cành hồng mà da đã bị móp vì mất nước vào trái chuối chín rục chứa trong vỉ có nước mưa rồi đi nấu cơm. -( trái chuối già chín rục không ăn được, đem ra định đi chiết cành hoa Hồng nhưng chưa kịp làm thì mưa 

Sau 3 giờ đồng hồ được 'uống nước chuối, các cành hồng được cắm vào đất. Và để ở khu vực chỉ có nắng sáng khoảng vài giờ.

Chẳng hề trùm nilon, vẫn cho tiếp xúc với nắng. 

Vậy mà sau 1 tuần, - cành hồng lúc đem giâm là lá đã khô, thân cũng giọp vì mất nước - VẪN TƯƠI, CHỒI NON NHÚ RA.

Sau 1 tháng, so với lúc dem cắm thì cành giâm hết bị móp do mất nước các cành cắm vẫn giữ màu xanh vẫn căng da, tuy rằng búp chưa thấy phát triên
Chỉ là như vậy nhưng cũng là một ngạc nhiên thú vị về việc sử dụng trái chuối chín rục vào việc giâm cành hoa Hồng.


Ngạc nhiên thứ nhì:

Cắt cành hồng, vạt chút xíu vỏ ở phía gốc

> cắm vào vĩ nước chứa trái chuối ( vĩ nước chuối của đợt cắm cành hồng cách đó 1 tuần - vĩ nước đã nổi bọt)

Để quên tới 1 ngày đêm mới được đem cắm vào đất.

Vẫn không bọc nilon, vẫn đẻ nơi nhận ánh sáng buổi sáng khoảng 2 giờ đồng hồ.

Sau 1 tháng, chồi đã mọc dài ra.

Từ các kết quả trên ghi nhận được mấy điều về việc giâm cành hoa Hồng:
1/Có thể giâm cành Hồng bị mất nước do cắt để bị héo (1 ngày không tiếp xúc với nước.)
2/ Trái chuối chín rục để trong nước có thể hỗ trợ cho cành giâm ( có thể xem như một chất kích rể/ tiếp dinh dưỡng cho cành giâm)
3/ Khỏi trùm nilon để giữ ẩm cho cành Hồng đã được nhúng vào dịch của trái chuối chín rục.

Vì muốn chia sẻ điều làm ngạc nhiên trong việc giâm cành hoa Hồng nên nói điều này hơi sớm, 

Chờ tôi nhen, tôi sẽ cập nhật việc này.

Mong rằng sẽ không nói xin lỗi bạn cho tôi đính chính. 

/

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

31. CHÈ TRÔI LÁ GAI.

 Giật tít cái tựa bài cho kêu, chứ thật ra là món chè trôi nước nấu với lá Gai.

Trước kia xin cây lá Gai về để làm bánh nhưng không biết cách thức làm như thế nào nên trồng lá Gai để quét lá.

Cây lá Gai dường như chịu lạnh. Khoảng cuối Đông có khi có sương muối. Lá cây gặp 1 đêm sương muối thì khi nắng lên, lá héo như bị tạt nước sôi - lá Lan vủ nữ, lá Chuối, lá Đu đủ bị nan năng nhất - riêng lá Gai có lẽ mặt lá xù xì nên không hề hấn gì, trái lại lá đẹp mởn ra và có bông vào khoảng tháng 9.

Đây là cây con mới mọc từ bụi lá Gai bị phá bỏ nhưng đào không hết rễ. Đây là cây con nên lá còn nhỏ, và không chăm sóc nên nhìn không bắt mắt. 

Lá Gai của cây trưởng thành lá có thể lớn bằng bàn tay xòe ra.

Cây lá Gai rất dễ trồng, không dùng phân bón, không chăm sóc. Thích hợp với nơi nhận nắng vừa phải và đất ẩm.

Mỗi năm mỗi cắt nhánh xuống thấp thì bụi lá Gai sẽ mọc um sùm, nên chọn trồng sát hàng rào, nơi chỉ nhận ánh nắng nửa ngày.


CÁCH NẤU LÁ GAI:

1/ tước gân lá (vì gân lá dai néu không tước bỏ những gân chính thì xay lâu và không nhuyễn)

2/ rửa sạch lá Gai

3/ xắt nhuyễn lá Gai

4/ để vô nước lạnh  nước sấp sấp mặt lá ( vì nước này sẽ dùng để nhồi bột, nếu dư bỏ uổng), nấu sôi khoảng 15 phút. Tắt bếp, để nguội.

5/ xay nhuyễn xay lá Gai và nước nấu lá Gai chung với nhau. (* căn cứ vào số lượng lá Gai và bột nếp để ước lượng số nước cần để nấu lá Gai.

6/ nhồi bột: bột nếp với lá gai vừa xay. Tỉ lệ 1 chén bột nếp , 1/2 chén lá Gai xay HAY 200g bột nếp, 100g lá gai. 

Đến đây là làm y như cách nấu chè trôi nước. Nhưng nhớ nấu bằng đường cát trắng và không dùng vanile  để giữ mùi lá Gai. Không dùng đường Thốt nốt vì mùi đường thốt nốt làm pha trộn mùi.

Chè trôi nước nấu bằng lá Gai ngon lắm bạn à. Cái ngon ở mùi thơm của lá Gai (nếu dùng nhiều lá gai thì mùi thơm sẽ nhiều nhưng màu bột sẽ đậm)


30. CẢM NHẬN BÀI THƠ " TIẾNG THU"

 Không hiểu bài thơ “Tiếng Thu “ in vào bộ nhớ vào lúc nào và vì sao mà thuộc đến bây giờ…. và đã cảm được những dòng ghi ấy ra sao để đến tân gần đây, trong trò chơi cắt lá cũng nháng ra hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô”

Nhưng phải thú thiệt rằng chẳng hề lấn cấn thắc mắc cảnh trong thơ … cứ thấy thích giọng thơ (theo kiểu hồi đó nghe nhạc, hát mòn dĩa mà không hiểu lời của ca khúc).

Hôm nay người bạn chìa ra cho xem bài phân tích bài thơ 'Tiếng Thu' của thi sĩ Lưu Trọng Lư.

Xin được chép lén bài phân tích ấy đem về đây để giới thiệu với quý bạn của tôi - những vị / những người có lẽ cũng đã có một thời ưa thích bài thơ này và biết đâu đã từng tìm hiểu, phân tích rõ về cảnh và thơ nhưng theo hướng khác hoàn toàn với bài phân tích này.


ĐÂY, XIN MỜI QUÝ BẠN XEM.

 

[Thấy đang có nhiều người nói về bài “Tiếng Thu” của Lưu Trọng Lư và khen đó là một tuyệt tác của văn học VN, mình bèn bàn nhảm vài câu chơi cho vui, dù không biết gì về thơ 🙂

1 Em không nghe mùa thu

2 Dưới trăng mờ thổn thức?

3 Em không nghe rạo rực

4 Hình ảnh kẻ chinh phu

5 Trong lòng người cô phụ?

6 Em không nghe rừng thu

7 Lá thu kêu xào xạc

8 Con nai vàng ngơ ngác

9 Đạp trên lá vàng khô?



Lời bàn:

Câu 1-2: Mùa thu làm sao “thổn thức” ra tiếng được để mà em có thể nghe? Nếu mùa thu nghe như “thổn thức”, thì chỉ có thể là tiếng gió mưa (như trong “Giọt Mưa Thu”của Đặng Thế Phong), nhưng trong đoạn sau lại nói tới “lá thu xào xạc”, “lá vàng khô”, như vậy thì đâu có mưa? Mà nếu mưa thì sao lại có trăng, dù là trăng mờ? Nếu nghe được lá “xào xạc” dưới chân con nai thì hẳn là không gian phải cực kỳ tĩnh lặng, chứ “thổn thức” sao được?

Câu 3-6: Các cụ ta nói “tức cảnh sinh tình”, nên phải tả cảnh rồi mới tả tình, đằng này chưa tả cảnh gì hết (tới 4 câu cuối mới có cảnh) mà đã tả tình rồi! Vụng!

Câu 7 và 8: lập đi lập lại một ý: lá thu kêu xào xạc, rồi con nai đạp trên lá cũng kêu xào xạc. Vụng.

Câu 9: Ở Việt Nam có nơi nào lá vàng rụng đầy đất để cho nai đạp lên không? Hơn nữa lá khô thì phải mầu nâu, lá vàng là khi mới rụng nhưng chưa khô. Không có cái gì là “lá vàng khô” cả.

Nói tóm lại đây là toàn những tưởng tượng vô lý của một thi sĩ tỉnh thành lãng mạn, chưa bao giờ thực sự yêu thích, quan tâm hay chú ý đến thiên nhiên quanh mình. Bài thơ thích hợp cho những độc giả tỉnh thành có tâm hồn tương tự. Tác giả Phạm Quang Tuấn]


*( chép trên mạng,  không có xin phép tác giả. Xin lỗi và xin cám ơn.)


Thứ Năm, 25 tháng 8, 2022

29, THỜI ĐIỂM ĐẸP NHẤT CỦA MÙA XUÂN.

 Năm nay siêng đột xuất - cầm kéo hớt bỏ lá Mai lúc cây vừa bung búp nụ.

, “cây Mai may mắn ” đổi khác từng ngày. Cây Mai chi chít nụ bông to nhỏ chen chúc nhau nhìn thật đã mắt.

(gọi là cây Mai may mắn vì cây Mai này bị ông chủ đòi xóa sổ nhưng để tồn tại, nó chỉ chịu tỉa cành trụi lũi)



Từng ngày hoa Mai lần lượt bung cánh với màu vàng không quá nhạt hay quá sậm xen kẽ với búp nụ xanh màu lá non… ban đầu là duy nhất 1 bông hoa nở và từng ngày qua, số lượt hoa nở không còn đếm nữa - hoa bắt đầu nở rộ

 


 

Bỗng nhớ lời ai đó “Thời khắc dễ thương và đẹp nhất của mùa Xuân là khoảng 1 tuần trước ngày đầu Xuân, những ngày sau đó sân sẽ tràn ngập cánh hoa rơi, cành chỉ còn đài hoa và những lá non - cây cối mang vẻ đẹp khác, không còn dáng vẻ của mùa Xuân.”

Nghiệm lại thì thấy nhận xét ấy quá đúng với nơi này. Vì mới nay mà hoa đã nở gần hết cây.



Có lẽ đến ngày 1 tháng 9 là ngày đầu tiên của mùa Xuân sẽ không còn một hoa Đào nào cả và sân vườn dưới gốc mai sẽ ngập tràn những cánh hoa rơi.

Ngày Xuân chỉ lác đác hoa.

 





Gửi quý bạn sắc màu của những ngày trước mùa Xuân. Mong đem niềm vui đến với tất cả.


Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

28. NGHĨ LAN MAN

 

Trên đường đi làm về

Có những khuya sương mù che chắn 

Có cái lạnh se da, lanh thấu tận xương 

Có ý nghĩ muốn xe chạy chậm 

Để tìm trong sương mù ánh đèn đường cần mẫn luôn heo hắt hàng đêm soi sáng  tỉ như một bạn tình chung chong nhung nhớ qua ngọn đèn mờ.

 

Có những đêm mưa như hắt nước

Tiếng mưa như những cú vỗ thô bạo  vào thành xe như cảnh báo đường trơn, giảm tốc.

Dưng không muốn tới nhà

Dưng nửa muốn rong xe trên con đường khuya vắng vẻ trắng xóa màn mưa, không một bóng người, xe.

Dưng nửa muốn dừng xe tại ngôi nhà đã ở bấy lâu  để thấy bên song cửa bóng ai chờ đợi

Nhưng rồi bỗng dứt khoát -không không  muốn về nhà bởi chẳng có ai trông đợi. 


Có những đêm khuya gần sáng,  trăng treo lơ lửng, sáng vằng vặc đoạn đường dài



Bỗng nghĩ, sao chỉ đêm rằm trăng sáng và ánh trăng cứ  thoáng chút gần rồi lại thoáng chút xa như muốn biến khỏi mắt người đang nhìn ngắm.

Bỗng nghĩ thà đừng có trăng rằm để không mong có ngày trăng sáng

Thà đừng có yêu ai sâu đậm để không buồn những nồng ấm phai dần rồi biến mất tựa ánh trăng hết tròn thành  ra khuyết.


Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

27. CÓ NHỮNG GIÚP ĐỠ.


Vài mẩu chuyện đọc trên báo online, trên fb..

1/ Chuyện ngoài đường:

 Người chồng đi làm về, trời đã khuya lắm, chiếc đèn bên hiên nhà vẫn sáng. Anh thắc mắc sao dạo này vợ đãng trí.  Một bữa anh vào nhà vói tay tắt đèn ấy không ngờ vợ còn thức, đưa tay cản lại. chị vợ chỉ tay ra ngoài cửa sổ 

Ven đường bên ngoài cửa sổ, cặp vợ chồng đang ngồi nghỉ để ăn.

Nhìn cảnh họ  vui vẻ dưới ánh đèn anh hiểu vì sao vợ không tắt đèn ở hàng hiên như trước.  

Có lẽ hai vợ chồng người thu gom rác ấy sẽ vĩnh viễn không biết rằng, ở đâu đó trong thành phố này, có một ngọn đèn vẫn hàng đêm vì họ mà thắp sáng.

 

2/ Chuyện anh em;

Người em được anh khoe gặp gỡ người xưa trên fb, rằng rằng cả hai vui mừng gặp gỡ trao đổi huyên thuyên về những ngày xưa cũ, đêm nào cũng chát

Những cư xử của chồng khác với bao năm qua- sự thô bạo trong lời lẽ, thái độ lạnh nhạt…. - làm cho người chị dâu héo hon đau khổ.

Mối liên lạc của 2 người bạn tình ý năm xưa ấy  bỗng dừng đột ngột và ngưng hẳn.

Người vợ vui mừng trong thắc mắc - họ không tìm thấy điểm chung/ sở thích không phù hợp/ chồng là người có trách nhiệm hiểu trách nhiệm/ chồng vẫn yêu mình…. Hiểu gì thì cũng nhen trong lòng người chị dâu một niềm vui.

Một dịp tình cờ, chị dâu đọc được tin nhắn giữa hai anh em, mới hay người em đã can gián anh mình bằng cảnh ngộ của mẹ năm xưa.

Có lẽ nếu không thấy tin nhắn, hẳn chị dâu vĩnh viễn  không bao giờ hiểu rằng em chồng đã trò chuyện với anh mình như thế.



Trong xã hội hay trong gia đinh, còn bao giúp đỡ trong âm thầm và lặng lẽ.

Có những giúp đỡ đơn giản như không tắt đèn để giử ánh sáng nhưng cũng có những giúp đỡ đổi bằng sự sứt mẻ bởi dám nói thật/ khuyên thẳng thừng.

Có những tâm cảm ơn sự thấu hiểu/ lòng tốt nhưng lòng biết ơn chỉ để trong tâm… nhưng đó là lòng biết ơn chân thật nhất và sâu đậm nhất dành cho những người sẵn lòng hi sinh để âm thầm giúp người khác.


Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

26. NGUYÊN NHÂN CHIẾT CÂY KHÔNG THÀNH CÔNG.


(ghi nhận từ việc CHIẾT CÂY KHÔNG CẦN ĐẤT của cây Đào Rừng)

Đây là hình cây Đào Rừng màu trắng tôi thấy trên đường đi, chưa kịp xin thì chủ nhân đã bứng bỏ. Vợ chồng tôi biết chuyện, tiếc ngơ ngẩn luôn.

h1
Đây là màu Đào Rừng tôi trồng trong sân.
h2

Có 2 vấn đề cần lưu ý để chiết cây không bị thất bại. (tôi chỉ ghi những gì trong phạm vi ghi nhận của tôi, có thể là chủ quan & có thể là chưa đầy đủ)

NGUYÊN NHÂN KHÔNG RA RỄ.

Nguyên nhân không ra rễ theo ghi nhận từ việc chiết cây Đào Rừng:

1/ Phần vỏ bị bóc bỏ (mô sẹo) được nối liền lại gần như hoàn toàn (cây tự chữa lành vết cắt)

Đây là hình phía sau, cho thấy mô sẹo nối liền 2 vết cắt, một phần vỏ được tái tạo.

h3
Đây là hình chụp mặt phía trước, cho thấy mô sẹo đã hình thành ở 2 mối cắt nhưng mô sẹo chưa đủ sức để tái tạo hoàn toàn đoạn vỏ bị bóc tách ra.

h4

Sự hiện diện của mô sẹo phát triển trên khu vực đã bóc  bỏ vỏ rất có thể là do 
h5

      i/+ lúc khoanh vỏ hoặc cắt vòng trên thân cây không đủ rộng và sâu. 

      + cây có nhiều nhựa, thời gian ra nhựa cây kéo dài hơn vài loại cây khác  ( ví dụ: mít, xoài...)

      ii/+ việc cạo bỏ các mạch dẫn ở nơi bị bóc vỏ chưa đủ cắt hẳn mạch dinh dưỡng nuôi cây:

a/  dẫn từ phần CHÓT NGỌN/ LÁ của nhánh chiết trở xuống để các chất dinh dưởng dẫn xuống gốc nuôi dưỡng cây không dẫn xuống rễ mà chỉ dừng lại nơi vết thương và tạo điều kiện cho rễ hình thành nơi vết cắt.

b/ loại bỏ việc dẫn chuyển nước và chất nuôi cây từ RỄ sẽ làm phần thân kể từ vết cắt trở lên không còn nhận chất dinh dưỡng để sống. Đây là yếu tố hỗ trợ & thúc đẩy quá trình ra rễ.

h6
H6, thấy nhựa cây khi vừa bóc bỏ lớp vỏ.

h7
H7, cạo hướng lưỡi dao sao cho róc bỏ bớt lớp dẫn chất dinh dưỡng sát với lớp vỏ cây. Cạo bong róc cả mối cắt trên và dưới.


2/ Có thể do thời tiết/ Nhiệt độ không thích hợp: quá nóng hay quá lạnh.

(tôi chiết cây Đào Rừng vào giữa mùa Đông ở đây, nhiệt độ trung bình dao động ở 2 -13 độ C)

i/+ nhiệt độ cao (lớp không khí nơi viết cắt để chiết cành) sẽ mất độ ẩm gây khó hình thành rễ.

ii/+ nhiệt độ quá lạnh (vùng có mùa Đông/có sương giá) đó là mùa cây ngủ nên mọi hoạt động đưa dinh dưỡng nuôi cây ở mức thấp. Khi cây mẹ không nhận đủ chất dinh thì khả năng tạo lớp khí cho việc tạo rễ cho cây sẽ bị giảm


Tôi đã cắt bỏ một phần lớp mô sẹo mới hình thành và bó lại. Chỉ thử cho biết chứ không hy vọng thành công trong trường hợp này. h8

h8

TÓM LẠI

 

Kỹ thuật CHIẾT CÂY dù là KHÔNG CẦN DÙNG ĐẤT cũng đòi hỏi:

     * phải đặt một số môi trường ẩm, giữ nước để tạo lớp khí cho khoảng bao bọc phần bóc tách vỏ.

     * tức là phải dùng bao nhựa sẩm màu - tốt nhất là bao nhựa màu đen, bao thêm lớp giữ ẩm (giấy báo đẫm nước, bao nhựa để bọc ngoài giúp giữ ẩm cho giấy báo) và lớp giấy bạc để phản quang/ giúp chống ánh nắng nóng.

     * phải đảm bảo việc không tạo điều kiện cho mô sẹo hình thành/ tái tạo lại lớp vỏ cây đã bị bóc tách ra. ( tức là sau khi bóc vỏ phải cạo cho tới khi thấy màu trắng, nhưng không phải vì vậy mà cạo quá sâu gây gián đoạn hẳn việc nuôi cành và dễ bị gãy khi có gió.)

(mô sẹo phát triển lấp kín vùng vỏ bị bóc tách là nguyên nhân chính của việc không ra rể - KHI hình thành mô sẹo, các tế bào lớp mới hình thành sẽ dày lên, tỷ như một cơ chế tự phục hồi tự nhiên trên vết thương. Nếu vết chai/ mô sẹo phủ kín vùng bị bóc vỏ, rễ sẽ không phát triển ở nơi đó.

 

Mong rằng bài ghi về sự thất bại của tôi giúp thêm kinh nghiệm cho bạn mới tập tành như tôi.

 

Tôi sẽ ghi tiếp về những nhận xét tuy phiến diện trong việc chiết cây không cần đất, nhưng đó là những thực tế mà tôi ghi nhận được.

Vài là cận ảnh hoa Đào Rừng.



Màu hoa trắng tôi chụp trên đường đi, và nay chủ nhân đã bứng bỏ để trồng cây trụ điện.



Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...