Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

NỢ ÂN TÌNH VỚI ĐẤT VỚI QUÊ

Bài chôm từ tin nhắn của bạn. Đọc mà bổi hổi bồi hồi. Xin phép tác giả được lưu ở đây để kí ức của các bạn blog nhớ quê có chỗ để để quay về.

"Mỗi người đều có một quê hương. Nhưng hỡi ơi! Món nợ ân tình với đất, với quê có mấy người đã trả nổi?
Tuổi thơ tôi lớn lên ở chốn ruộng đồng. Nơi có con sông hiền hòa dâng dòng chảy cho xóm làng tắm tưới. Nơi có con đường làng lầy lội mỗi cơn mưa.
Có nồi canh rau cải trời của mẹ trên chái bếp cay nồng hun khói. Để rồi chiều nay, cũng tô canh rau ấy đang tỏa hương trong không khí ấm cúng của gia đình mình mà tôi nghe thương nhớ rưng rưng.
Nhớ gì ư? Nhớ những ngày lam lũ với ruộng đồng. Nhớ dáng mẹ gầy hái từng cọng cải, đọt rau. Tôi tự hỏi (mà cũng như tự trách): Đã bao lâu rồi mình chưa về thăm quê? Thật khó trả lời và có trách cũng được chi: gia đình, con cái, công việc đầy rẫy những lý do. Vậy nên, cứ để mặc lòng cồn cào như chân vừa đạp phải đám rau cải trời.
Cải trời ngày ấy chỉ là thứ rau dại, mọc hoang khắp trong vườn. Không ai trồng, không ai chăm sóc, cải trời vẫn lên tốt tươi. Sau một trận mưa, tự nhiên trong vườn thấy những mầm non nhú lên. Thêm vài trận mưa nữa, ngọn cải vượt lên xanh mơn mởn.
Như cái tên của nó: rau dân dã của trời cho nên sức sống vô cùng mạnh mẽ. Mỗi khi cha ra đồng về, trong giỏ có những chú cá rô mập ú là y như rằng mẹ lại xe duyên với cải trời.
Nghe cha nói có cá là tôi và mẹ liền cắp rổ ra vườn. Chị Hai làm cá và nhóm bếp bắc canh. Mẹ cố rị mọ tìm cho được từng đọt rau sót lại. Mẹ bảo: “Làm gì cũng phải nhẫn nại, cần cù.
Có chắt chiu từng cọng rau, con cá mới biết quý trọng những gì mình đang có”. Chỉ một nồi canh rau nhưng như đã thành thông lệ phân công cho mỗi thành viên trong gia đình. Khi tôi và mẹ mang rau về cũng là lúc nồi canh vừa sôi.

Mẹ cho cá vào, đợi cá chín, mẹ cất công ngồi gỡ từng mảng thịt. Tôi chỉ việc rửa sạch rau là hoàn thành nhiệm vụ. Mẹ nêm nếm vừa ăn mới cho cải trời vào. Từ nồi canh của mẹ bốc lên mùi vị của tình đất, tình làng ngọt đầm đến lạ.

Vị ngọt ấy không chỉ từ rau cải trời, cá rô đồng mà còn từ dòng nước sông quê, từ những nỗi nhọc nhằn của cha, gian truân của mẹ và tình cảm keo sơn máu thịt của anh chị em tôi.
Thế đó, mỗi sản vật quê nhà đều đọng lại những bài học trân quý mà cha mẹ đã dạy chúng tôi. Vậy nên, khi mâm cơm có canh rau cải trời cá rô được dọn lên là tôi cứ xuýt xoa khó cưỡng. Ngoài kia, cơm mưa dầm rả rích. Trong nhà, hương cải trời thoang thoảng nồng lên. Trong khói bếp bảng lảng lam chiều, một không khí đầm ấm theo tôi đến suốt cuộc đời.
Cải trời ngày nay vô tình đã được nâng lên thành rau đặc sản. Cũng vì vậy mà người ta lên liếp, bón phân, xịt thuốc cho cải trời như bất kỳ loại rau nào. Cải trời được chăm sóc nên thân cao, lá to nhưng mùi vị không còn chân phương nữa, thành ra khó mà có được tô canh rau cải trời cá rô đồng đúng điệu.

Mỗi lần về thăm quê, dù đôi chân đã yếu nhưng mẹ vẫn cố ra vườn hái rau cải trời. Thương làm sao dáng mẹ hiền ngồi nơi cầu ao mà em tôi đã phục dựng để chùi nồi chuẩn bị cơm củi, canh cải trời cá rô đồng. Mẹ vốn coi ruộng vườn là gan ruột, thì đâu dễ bỏ những nếp quê đã ăn sâu vào tiềm thức. Đối với mẹ đó là những niềm vui!
Bên kia nhà ai vọng sang tiếng bà mẹ ru con mà nghe não nuột:
“Ầu ơ!... Gió đưa cây cải về trời...
Rau răm ở lại... Rau răm ở lại... mà chịu lời đắng cay...
Ầu ơ!...”
Thương đọt rau cải trời ở vườn nhà vẫn cố tồn tại mà nép đó nơi góc quê!
Tạp bút : Diễm Kiều.
Nguồn: Rieng Le"

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

KHI BỊ STRESS HÃY UỐNG.

Lúc cảm thấy căng thẳng, lo âu hãy uống một trong các thức uống này.
" NƯỚC LỌC

1/ TRÀ XANH
Khi mệt mỏi, căng thẳng, uống nước lọc cũng là một giải pháp tốt. Ngoài ra bạn có thể uống trà xanh để mang lại hiệu quả cao hơn nhờ vào những chất chống oxy hóa mạnh trong trà xanh như catechin, flavonoid, polyphenols. Nếu thấy bế tắc, choáng ngợp hay căng thẳng quá mức, hãy pha một cốc trà xanh và uống để làm mọi thứ dịu lại.
2/ TRÀ HOA CÚC
Trà hoa cúc là loại trà thảo dược giúp tăng lượng glycine, một loại acid amin giúp bạn an cảm thấy thoải mái, thư giãn, tăng khả năng kiểm soát. Bên cạnh đó trà hoa cúc cũng làm tăng lượng acid hippuric giúp chống nhiễm trùng. Dùng trà sau bữa ăn giúp hạn chế những vấn đề về tiêu hóa do stress như táo bón, đau bụng. Uống trà hoa cúc trước khi ngủ cũng giúp dễ ngủ, ngủ ngon.
3/ SỮA TƯƠI
Sữa tươi là liều thuốc an thần ngon lành và dễ tìm nhất của bạn, nhờ vào lượng calci, vitamin B giúp bảo vệ thần kinh, trong khi đó protein trong sữa làm cân bằng đường máu. Sữa có những protein như casein giúp giảm huyết áp và hạ nồng độ cortisol – loại hormone tăng lên khi bạn bị stress, điều này giúp cơ thể bạn thư giãn, bình tĩnh hơn. Uống sữa giúp giảm stress và nếu dùng nó trước khi ngủ bạn sẽ dễ dàng có giấc ngủ ngon.
4/ NƯỚC HOA QUẢ CHUA
Nếu đang là ban ngày, bạn nên sử dụng những loại nước có vị chua, nhiều vitamin C như cam, quýt, chanh, dâu tây hay ớt đỏ ngọt để giải tỏa căng thẳng. Vitamin C có thể làm hạ thấp coritsol, tăng hệ miễn dịch và giúp giảm căng thẳng. Như vậy, thay vì uống nước có gas bạn nên dùng nước hoa quả vừa đẹp da lại vừa giúp lấy lại trạng thái cân bằng."
 MẬT ONG, MUÔI, NƯỚC ẤM
PHA 2/3 cup nước ấm + 1 muỗng cafe mật ong, 1/2 muỗng muối + 1/2 muỗng cafe dầu dừa (không có cũng không sao)
Giấc ngủ sẽ nhanh đến lúc đầu óc căng thẳng & đầy lo âu & lắm buồn bực... gây trằn trọc, nằm hoài mà không chợp mắt được.
PS:
*Phần tô màu vàng là chộp trên bài viết của tác giả Bảo Hòa (bạn search Google với cụm từ này: "4 loại nước bạn nên uống ngay khi bạn bị stress"
* Phần tô màu tím là tui đã thực hành công thức do bạn Thùy Linh mách cho và thấy hiệu nghiệm lắm cho dù chỉ có MẬT và MUỐI.

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

Người cao tuổi cần lưu ý.


"Có một câu nói rất hay: " ĐỪNG ĐỂ CHẾT VÌ THIẾU HIỂU BIẾT". Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ. Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài, mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ.
BS NGUYỄN VĂN ĐỨC"
NGƯỜI CAO TUỔI NÊN TRÁNH 
Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng
1. Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm:
Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.
2. Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng:
Thần kinh người già thường chậm chạp. Lúc ngủ muốn dậy đi tiểu hoặc có ai gọi đang ở tư thế nằm mà trở dậy ngay, đi lại luôn dễ làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến đứt mạch máu não. Vì vậy, đang ngủ khi có việc cần dậy phải từ từ theo 3 bước, mỗi bước khoảng nửa phút.
Bước 1: Khi tỉnh giấc hãy nhắm mắt lại nằm thêm nửa phút.
Bước 2: Ngồi dậy tại giường nửa phút xoa tay, xoa chân.
Bước 3: Cho hai chân chạm đất hoặc chạm nền nhà nửa phút rồi mới đứng dậy đi.
3. Không nên ngoái đầu một cách đột ngột:
Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.
4. Không nên đứng co một chân để mặc quần:
Xương của người già thường bị xốp do thiếu canxi. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.
5. Không nên quá ngửa cổ về phía sau:
Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau
6. Không nên thắt dây lưng quá chặt:
Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun, không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.
7. Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức:
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặn mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.
8. Không nên nói nhanh, nói nhiều:
Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.
9. Không nên xúc động:
Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.

Người bạn gửi bài nhưng không ghi nguồn trích dẫn chi có ghi là của bác sĩ Nguyễn Văn Đức. tui đã mang lời của bs Đức lên đầu trang cho mọi người đọc để biết thiện tâm của tác giả. Cám ơn bs Đức rất nhiều.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Người cao tuổi và việc uống nước.

Người bạn gửi đoạn tóm tắt mà không gửi nguồn trích dẫn. Đưa vào đây để bạn blog tham khảo khi có thân nhân cao tuổi. Xin phép tác giả được phổ biến ở blog này. Cám ơn rất nhiều.
*có lẽ nên lưu ý về hướng dẫn số 2 (chữ màu xanh). Người già thường hay quên nhớ và ít thích uống nước. Do đó có lẽ người chăm sóc nên có biện pháp theo dõi việc uống nước của các cụ. Bởi nhiều khi chúng ta thấy các cụ để chai nước kề bên, có thấy hớp nước.. NHƯNG đôi lúc số nước thực thụ được uống trong ngày chỉ vỏn vẹn trong chai nước ấy (tương đương 1 cup nước). Má tui đã và đang cầm cự với cái chết bởi bà thiếu nước trầm trọng.

"10 điều cần làm để tránh mất nước ở người cao tuổi
1. Để đảm bảo đủ nước, yếu tố quan trọng nhất là uống nhiều nước. Khuyến cáo tiêu chuẩn là uống ít nhất 5 ly nước mỗi ngày. Tốt nhất uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày.
2. Những người chăm sóc nên chắc chắn rằng người lớn tuổi luôn có nước bên cạnh họ mọi lúc, nhất là người đi lại khó khăn. Khuyến khích uống thường xuyên với lượng vừa phải. Để sẵn nước ở vị trí gần nhất như tủ bên cạnh giường, kệ cạnh giường, các vị trí dễ thấy và dễ lấy.
3. Mặc dù nước lọc là sự lựa chọn thức uống tốt nhất, để tạo động lực cho một người cao tuổi uống đủ nước, có thể bù nước qua các thức uống khác như nước ép trái cây.
4. Ăn trái cây có hàm lượng nước nhiều như dưa hấu, dâu, nho và đào. Lựa chọn rau giàu nước bao gồm cà chua, rau diếp và bí mùa hè. Ăn súp, cháo…
5. Khuyến khích người cao tuổi không đợi cho đến khi khát mới uống nước, nên uống nước với liều lượng vừa phải nhiều lần trong ngày vì khi khát có nghĩa cơ thể đã bắt đầu bị mất nước.
6. Tránh rượu và thức uống có caffein: rượu làm mất nước cơ thể. Giảm thiểu đồ uống có chứa caffein vì nó có tác dụng lợi tiểu, làm cho thận bài tiết nhiều nước hơn, dẫn đến mất nước.
7. Bù thêm nước khi tập thể dục ở người cao tuổi do dễ mất nước trong quá trình tập luyện.
8. Người cao tuổi hoặc người chăm sóc nên quan sát màu của nước tiểu. Nước tiểu trong hoặc màu vàng nhạt, có nghĩa là cơ thể đủ nước. Nước tiểu sẫm màu hoặc đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu điển hình của việc mất nước
9. Nếu người cao tuổi có vấn đề về nuốt, cần phải được theo dõi cẩn thận để tránh các chất lỏng vào đường thở gây sặc và khó thở, nên uống từ từ và từng ngụm nhỏ, tốt nhất nên ngồi để uống.
10. Khi có dấu hiệu sớm của mất nước, cần cung cấp đồ uống thể thao hoặc oresol chẳng hạn, để bổ sung nhanh chóng nước và chất điện giải cần thiết cho cơ thể.

Các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng đòi hỏi phải chăm sóc y tế:

Khô và dính miệng; Khát nước; Da khô; Lú lẫn và khó chịu; Mắt trũng; Bất tỉnh hay mê sảng; Đi lại khó khăn; Chóng mặt hoặc đau đầu; Khô mắt; Nhịp tim nhanh; hạ huyết áp và táo bón.

Khảo sát đăng trong Tạp chí Y tế dự phòng quốc tế cho thấy có từ 6 - 30 % những người tuổi từ 65 tuổi trở lên phải nhập viện do mất nước. Trong một nghiên cứu liên quan của Parent Giving, 48 % người lớn tuổi phải nằm viện sau khi điều trị tại phòng cấp cứu đã cho thấy có dấu hiệu mất nước."


BS. Hải Châu




Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

Headband- Đan, Móc.

Tóc em bé dài chấm mắt nhưng còn bé quá không thể kẹp tóc. Mà nếu để vậy thì e tóc che làm ảnh hưởng đến mắt bé (sợ bị lác/lé). Headband có thể giúp giử tóc cao lên .Nhưng chỉ dùng headband khi có ai trông chừng bé. Vì e bé có thể kéo headband xuống cổ
Móc headband tròn.
Móc dãy dây chains vừa với vòng đầu của bé + 3 mũi chains để thế cho 1 mũi Dc ở đầu hàng 1.
-hàng 1: móc 1 mũi móc kép/Dc vào chain thứ 3, bỏ 1 chain rồi móc 2 mũi Dc vào 2 chain kế tiếp. Tiếp tục đến hết.
-hàng 2: 3chains - 1Dc - 1 chain, *2 Dc- 1 chain*
-hàng 3: 3chains, slip stitch vào khe giữa 2 Dc... tiếp tục đến hết.
Vẫn giử sợi len để nối vòng headband lại rồi tiếp tục móc hàng 4
-hàng 4: móc như hàng 3:
Nếu thích có bông thì vẫn giử sợi len để móc bông.
Đan headband tròn.
Gầy mũi vừa với vòng đầu của bé. Đan 1K, 1P cho đến hết. Độ cao của headband tùy thích. Như hình thì đan 6 hàng, gầy 75 mũi (len 8ply, kim đan 4mm). Sau đó khâu lại và móc bông đính lên.
Headband dãy dài để cài nút
Đan một dây dài hơn vòng đầu của bé. Một đầu đan có lổ để cài nút. (yo, K2tog)
Với nút nhỏ thì yo chỉ vắt 1 vòng chỉ lên kim đan. Tùy theo độ lớn của nút thì yo có thể vắt 2 hoặc 3 vòng chỉ lên kim đan rồi mới đan tiếp k2tog.
yo: kí hiệu trong chart cho thao tác YARN OVER . Bạn có thể vào Google gõ từ khóa "yarn over knitting stitch" rồi chọn để xem cách thực hiện.
K2tog: kí hiệu chart của KNIT TWO TOGETHER/ đan mũi xuống chập 2. Search Google "k2tog knitting stitch"
*Nếu dây headband ngắn hơn vòng đầu của bé, thì móc thêm cho dài ra tùy theo số lổ nút đã đan mà móc nới thêm cho vừa. Nhớ phải có trừ hao phần chồng 2 mí của headband.
* Phần móc tạo cánh nơ: móc trên phần đan, cạnh lổ nút.

TÂM TÌNH:
Mong bạn blog thông cảm cho việc ghi dòng phản cảm trong hình của bé.
Bài viết không có gì hay ho nhưng cũng ngại việc share hình em bé nên đành phải ghi.
Bạn có thể share bài nhưng xin vui lòng delete hình em bé. Việc ghi nguồn hay không ghi tùy thuộc vào tình cảm của bạn dành cho blog này. Cám ơn.

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

HOA CÚC


Cứ mỗi năm mỗi CÚC- Mother's Day mà. Dư âm Mother's Day xưa là đám cúc trong vườn. Cúc nở rộ mang niềm vui. Nhưng niềm vui sum họp ngày Mother's Day sẽ còn được bao lần????
2019
2018



Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...