Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

166. Hình CĂN BẢN MÓC KIỂU TUNISIAN

 A/ TUNISIAN CROCHET

Đó là cách móc đã có từ lâu ở dạng cơ bản và chủ yếu là móc mền, hiện nay  nhiều mẫu móc Tunisian đa dạng hơn với những cách thức móc sáng tạo hơn. 

B/ TUNISIAN là kiểu MÓC:

- mà thành phẩm giông giống như sản phẩm đan.

- mà cách móc chỉ giữ đúng mặt PHẢI của sản phẩm khi thao tác_ cách móc thông thường thì sau khi móc xong mỗi hàng móc phải trở bề để móc hàng kế tiếp. 

- khác chút xíu ở cây móc _cây móc dài hơn 


3 hình trên đây là của các trang mua online (có dấn link ở dòng bên dưới, bạn có thể click vào để xem)

Có thể mua online . Có thể mua ở ebay , Ebay,   AliExpress  và nhiều nơi khác khi bạn tìm Google với từ khóa 'tunisian crochet hook  buy online'

C/ CÁCH MÓC KIỂU TUNISIAN

Do chỉ móc ở 1 mặt ( bề mặt), không có quay ngược lại để trở bề nên kiểu Tunisian được thực hiện bằng 2 hàng đi ngược chiều nhau. Cụ thể là:

- Hàng 1: hàng này sẽ bắt đầu từ PHẢI  sang TRÁI, các mũi móc ĐƯỢC GIỮ trên kim móc.

- Hàng 2: hàng này sẽ bắt đầu tự TRÁI  đi ngược lần về phía PHẢI, và các mũi trên kim móc sẽ bị giảm dần cho đến khi chỉ còn 1 mũi trên kim móc.

* Kiểu móc Tuninsian cũng có mũi như mũi lên/ purl; như mũi xuống/ knit  ...

* Dù móc Tunisian lên/purl hay xuống/ knit thì đều có chung đường móc cơ bản.

D/ ĐƯỜNG MÓC CƠ BẢN:

a/ gầy mũi: tức là móc mũi xích/ chain, viết tắt là ch. Tiếng Anh ghi là Foundation chain  

*mũi xích, có người còn gọi là mũi bính / chain 

b/ HÀNG 1/ row 1: Gọi là hàng đi tới/ hàng tiến _do hàng này tiến từ PHẢI sang TRÁI 

> xiên kim móc vào ch/ xích/bính thứ 2 và móc sợi len xuyên qua để có mũi thứ 2 trên kim móc 

>> tiếp tục xiên kim móc vào bính kế tiếp và móc sợi len qua để có mũi thứ 3, thứ 4, thứ 5... trên kim móc 

*Cách xiên kim móc ở mặt trái của đường gầy mũi làm cho đường biên nhìn đẹp .

>>> tiếp tục thao tác cho đến khi đủ số mũi cần có cho từng mẫu muốn móc.

*Ghi thêm: Tùy theo mẫu móc, có thể xiên kim móc vào hàng gầy mũi theo 1 trong 2 cách _ hoặc xiên ở mặt trái/ wong side; hoặc xiên kim móc ở mặt phải /right side của hàng gầy mũi


c/ HÀNG 2/ row 2: Gọi là hàng đi ngược lại/ hàng lùi _do hàng này bắt đầu  từ phía TRÁI để lùi dần về phía PHẢI 

> móc len qua mũi đầu tiên trên kim móc

 (ví dụ: tổng số mũi của hàng 1 là 10 thì sau khi móc vẫn còn đủ 10, trong đó có 1 mũi mới và 9 mũi cũ)

>> móc len và kéo xuyên qua  mũi vừa mới có và 1 mũi cũ trên kim móc _ số mũi trên kim móc còn 9 (gồm có 1 mũi mới móc và 8 mũi cũ)

Tiếp tục thao tác như vậy cho đến khi trên kim móc chỉ còn 1 mũi. Như vậy tới đây là kết thúc giai đoạn tạo Phần móc cơ bản.



Bây giờ sẽ bắt đầu cách móc căn bản 

CÁCH MÓC CĂN BẢN

Tiếp tục móc trên phần móc cơ bản. 

Phần cơ bản trên kim móc chỉ còn 1 mũi. Chú ý các vạch và các chấm (đó là những điểm sẽ xiên kim móc vào _ để dễ nhận rõ các sợi len nên đã thay dấu vạch thẳng bằng dấu châm)

hình A

HÀNG 1: (hàng đi tới /hàng móc từ phải sang trái) Xiên kim móc vào vạch đỏ đầu tiên. Móc len và kéo mũi móc lên kim móc. Như vậy trên kim móc sẽ có 2 mũi.

>> Tiếp tục móc theo cách như vậy cho đến dâu chấm cuối cùng trên hình A. Như vậy trên kim móc sẽ có 10 mũi móc, đúng y số mũi lúc gầy mũi của ví dụ của hình minh họa.

*Lưu ý: Nếu hàng tiến tới đếm không đủ số gầy ban đầu thì xem lại coi sót mũi ở đâu để tháo ra làm lại cho đủ số.

HÀNG 2: (hàng lùi/ hàng móc lùi dần từ trái về phải)

Xem hướng dẫn móc ở phần tô màu ở trên.


Sau đó tiếp tục móc hàng 1 rồi tới hàng 2 cho đủ yêu cầu của sản phẩm.


*Lưu ý: Nếu hàng tiến tới đếm không đủ số gầy ban đầu thì xem lại coi sót mũi ở đâu để tháo ra làm lại cho đủ số.



Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

165. CẢM NGHĨ SAU ĐỢT NẰM BỆNH VIỆN.

 Quý bạn ơi, nay tôi đã trở lại blog để tám chuyện cùng quý bạn nè.

Hôm nay tôi ghi về chuyện nằm bệnh viện.

----

Do nhập viện ở bệnh viện công nên mỗi lần phẩu thuật đều tiến hành ở bệnh viện công.

May mắn được sống ở xứ sở này nên những ngày nằm viện tôi được chăm sóc rất tốt mặc dù không  phải trả tiền (thời điểm đó bảo hiểm Y TẾ của tôi không có đóng cho mục Hospital.). Cho tới hôm nay đã nhiều năm trôi qua nhưng tôi vẫn chưa quên cách phục vụ của các y tá và bác sĩ _ họ rất ân cần, chu đáo và rất lịch sự tử tế. Quy định của bệnh viện người nhà phải ra về sau 8:30pm, cho nên trong đêm mọi việc đều phải nhờ đến y tá. Dù đêm khuya nhưng khi bệnh nhân cần đến thì các y tá hay bác sĩ có mặt ngay tức thì và chăm sóc vô cùng tử tế. Mỗi ngày đều có bs đến thăm bệnh. Cách chăm sóc của y tá, bác sĩ luôn với nụ cười niềm nở và thái độ chăm sóc rất nhẹ nhàng làm cho tình thần bớt sa sút nhiều lắm.

Có nằm bệnh viện công mới thấy nghề y tá thật vất vả. Mới thấy ngành y ở đây đào tạo đội ngủ y & bác sĩ không chỉ là tay nghề mà còn đặt nặng về y đức.

Ở đây,  không có phong bì lót tay hay quà cáp cho y bác sĩ nhưng họ vẫn chăm sóc bệnh nhân đầy trách nhiệm và ân cần chu đáo.

Hôm qua tôi vừa đi tái khám ở bệnh viện công cho căn bệnh điều trị cách đây 3 năm.

Kể như vậy để thấy hệ thống làm việc của bệnh viện công rất chu đáo. Cứ sắp đến kỳ hẹn tái khám là bv sẽ gọi đến để thông báo ngày và giờ đến khám bệnh.


Từ sau lần nhập viện đầu tiên, tôi đã đóng tiền bảo hiểm tăng lên để có tiêu chuẩn hospital (phí hospital có 3 mức _vàng- bạc- bình thường, tùy theo sự chọn lựa người đóng bảo hiểm sẽ nhận được chi trả của bảo hiểm cao hay thấp.

cơm chiều

(hì.. hì.. lúc điền vào giấy tờ không hiểu sao lại chọn chế độ ăn giảm cân 

nên bữa ăn đầu tiên sau mỗ là như vầy nè bạn)

Đợt này tôi phẩu thuật ở bệnh viện tư.  Với chọn lựa mức bạc để đóng cho mục hospital  nên tôi chỉ trả 1/2 chi phí (được nằm phòng riêng, người nhà được bố trí chỗ ngủ ở đêm, có suất ăn cho cả người nhà- đó là điểm khác biệt với bệnh viện  công bệnh viện công thì chỉ duy nhất người nhà không được ở đêm chứ suất ăn của bệnh nhân có vẻ chỉ tùy thuộc tình trạng sức khỏe chứ không khác ) 

ăn sáng

(chỉ có 1 chai sữa và 2 hủ gồm trái cây và nước táo

2 hủ kia là của chiều hôm trước

hì.. hì... bản chất trùm sò nên chưa dùng tới thì cất lại nên hình chụp có tới 4 hủ)

Có nếm trãi 2 loại hình bệnh viện_bện viện công và bệnh viện tư, tôi biết thêm rằng bệnh viện công ở đây thật tử tế, có trả tiền hay khỏi trả tiền đều được chăm sóc không thua kém bao nhiêu.

Làm phẩu thuật ở bệnh viện tư (khỏi phải chờ đợi lâu). Nói thì nói vậy nhưng bệnh viện công vẫn ưu tiên xếp lịch phẩu thuật cho ca bệnh cần phẩu thuật gấp.


Tóm lại, 

-tiền chi trả của bảo hiểm tùy theo sự chọn lựa của người đóng bảo hiểm _chọn đóng tiền mức cao nhất/mức 1 (gold/vàng) cho từng mục thì mức chi trả sẽ của bảo hiểm sẽ nhiều hơn các mức 2 hoặc 3_ nhưng dù vậy cá nhân cũng phải bỏ thêm tiền túi mới đủ trả trọn gói. 

-và đóng bảo hiểm không phải là để có lời/ lãi mà chỉ là để có khoản chi trả giúp giảm gánh nặng về tiền bạc khi có việc xãy ra. 



'BÚT SA GÀ CHẾT'

Thưa quý bạn, trong những ngày dưỡng bệnh, tôi đọc chưa hết nên lưu lại bài bên dưới đây  (vì bị rầy rà bắt phải nghỉ ngơi). Nhưng vì ỷ y trong bài có đường link nên không lưu tên tác giả hay link. Nay đọc tiếp thấy nội dung bài có vẻ cần thiết cho quý bạn đang sống ở VN không chỉ về việc Bảo hiểm nhân thọ mà còn nhiều lĩnh vực khác cho nên mạn phép đưa lên blog. Nếu quý tác giả thấy cần thiết xóa thì xin báo cho tôi biết để xóa. Xin cám ơn quý tác giả đã chia sẻ các bài viết này trên Google.

Mục đích của bài này tôi không nhằm chú ý đến hoạt động bảo hiểm mà chỉ nhằm lưu ý quý bạn ghé đọc blog của tôi mấy chữ  trong thành ngữ "BÚT SA GÀ CHẾT"

-> để cẩn thận khi ký kết các hợp đồng hay bất kỳ các văn bản. Chỉ ký khi đã đọc hết nội dung và đã hiểu cặn kẻ. TUYỆT ĐỐI TRÁNH nghe/tin lời người quen để bỏ qua việc đọc kỹ văn bản/ hợp đồng trước khi ký vào văn bản/ hợp đồng..

Một khi đặt bút ký vào văn bản/ hợp đồng..vv... là người ký tên coi như đồng ý với nội dung/ điều khoản ghi trong văn bản đó. Luật pháp căn cứ vào chữ ký là chính.


Đây là nội dung tôi lưu lại có bổ sung ở các dấu * và chèn đường dẫn có thể đọc được bài vào đường dẫn của bài viết vì link trong bài viết Google báo rằng không tìm thấy đường dẫn.

[Sau khi diễn viên Ngọc Lan livestream khóc, tố Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MVI (MVI Life, thuộc Tập đoàn Manulife) mập mờ số năm đóng bảo hiểm và số tiền rút ra không như cam kết ban đầu gây xôn xao, rất nhiều người từng mua bảo hiểm nhân thọ giật mình kiểm tra và té ngửa khi hợp đồng bảo hiểm của họ cũng đầy cạm bẫy.

Để rõ hơn về vụ việc này, nhóm PV Tạp chí Ngày Nay đã tìm hiểu và có một loạt bài đăng trên https://ngaynay.vn/

Bài 1: Bảo hiểm nhân thọ: Trăm phương ngàn kế giữ tiền người mua đến cuối đời

https://ngaynay.vn/bao-hiem-nhan-tho-tram-phuong-ngan-ke... *phần ghi bổ sung:(nếu không đọc được link này thì có 2 cách để đọc bài:

- 1/ tìm Google với từ khóa: Trăm phương ngàn kế giữ tiền người mua đến cuối đời

- 2/ hoặc chép dòng màu xanh bên dưới để tìm ở Google

https://ngaynay.vn/bao-hiem-nhan-tho-tram-phuong-ngan-ke-giu-tien-nguoi-mua-den-cuoi-doi-post132696.html


Bài 2: Hợp đồng giao cho khách là hợp đồng nào?

https://ngaynay.vn/bao-hiem-nhan-tho-bai-2-hop-dong-giao...*phần ghi bổ sung:(nếu không đọc được link này thì có 2 cách để đọc bài:

- 1/ tìm Google với từ khóa: Hợp đồng giao cho khách là hợp đồng nào 

- 2/ hoặc chép dòng màu xanh bên dưới để tìm ở Google

https://ngaynay.vn/bao-hiem-nhan-tho-bai-2-hop-dong-giao-cho-khach-la-hop-dong-nao-post132724.html

Bài 3: "Bán bia kèm lạc", đánh đu câu chữ làm gì?

Bộ Tài chính chấp thuận cho Công ty Manulife triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị Manulife – Điểm tựa đầu tư. Nhưng khi giao dịch với khách hàng, Manulife không quên bán kèm một loạt sản phẩm bảo hiểm phụ khác.

"Bán bia kèm lạc"

Ngày 13/9/2017, Bộ Tài chính có Công văn số 12200/BTC-QLBH chấp thuận cho Manulife được triển khai sản phẩm “bảo hiểm liên kết đơn vị” đóng phí định kỳ (phiên bản 2) theo đúng quy tắc, điều khoản, biểu phí được phê chuẩn. Trên website của Manulife giới thiệu tên sản phẩm là “Manulife – Điểm tựa đầu tư”, phí định kỳ hằng năm là 7,2 triệu đồng.

Theo Thông tư 135 của Bộ Tài chính năm 2012, “bảo hiểm liên kết đơn vị” là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. “Cơ cấu phí bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm được tách bạch giữa phần bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư. Bên mua bảo hiểm được linh hoạt trong việc xác định phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm”.

Phần bảo hiểm rủi ro là chi phí dùng để chi trả cho các rủi ro như tử vong, thương tật vĩnh viễn... quyền lợi thường rất cao. Phần đầu tư là chi phí được công ty bảo hiểm đưa đi đầu tư tại các quỹ để sinh lời (hoặc thua lỗ thì người mua bảo hiểm chịu).

Chị P. mua sản phẩm là “Manulife – Điểm tựa đầu tư” trong 20 năm, phí định kỳ hằng năm là 7,2 triệu đồng – theo các quy định trên thì con số này đã bao gồm đầy đủ phần bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư, tỷ lệ như thế nào thì phía Manulife không thông tin. Tuy nhiên, trong hợp đồng có thể hiện số tiền được Manulife phân bổ vào 2 quỹ (đầu tư) có tên Cân bằng (50%) và Phát triển (50%) là hơn 4,2 triệu đồng. Manulife ghi chú rằng: “Khách hàng được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư và chịu mọi rủi ro trong đầu tư”.

Sẽ không có gì để nói nếu hợp đồng của chị P. không xuất hiện một loạt các sản phẩm bổ trợ (chị P. tự nguyện mua kèm) với số tiền hơn 7,5 triệu đồng/năm (cao hơn cả sản phẩm chính 7,2 triệu đồng). Theo đó, sản phẩm bổ trợ bao gồm nhiều gói nhỏ như: Bảo hiểm bệnh lý nghiêm trọng (hơn 1,5 triệu đồng), Bảo hiểm trợ cấp y tế (875 nghìn đồng), Bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn (hơn 1 triệu đồng), Bảo hiểm tử vong và thương tật do tai nạn (1 triệu đồng), Quyền lợi điều trị nội trú bạc (hơn 2,6 triệu đồng) và Hỗ trợ đóng phí do bệnh lý nghiêm trọng của người được bảo hiểm (485 nghìn đồng).

Trao đổi với phóng viên, một người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành bảo hiểm cho biết: “Lúc trước thì không có, nhưng thời gian gần đây, thị trường bảo hiểm bắt đầu có những động thái thay đổi mạnh. Điều khoản bảo hiểm hợp đồng chính của Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dần tách nhỏ ra thành các sản phẩm phụ. Bản chất sản phẩm phụ đều là sản phẩm phi nhân thọ. Bảo hiểm phi nhân thọ có thể hiểu một cách đơn giản như bảo hiểm xe máy, nếu không có gì xảy ra thì mỗi năm khách hàng phải đóng tiếp và không tích lũy.

Ví dụ, lúc trước, trường hợp tai nạn dẫn đến thương tật vĩnh viễn nằm trong sản phẩm chính (quyền lợi khách hàng rất cao) thì nay được tách làm sản phẩm phụ (khách hàng phải mua thêm sản phẩm phụ này mới được hưởng quyền lợi bảo hiểm). Đối với sản phẩm phụ liên quan đến sức khỏe, tai nạn... trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hiện nay y chang vậy, nhưng mức phí sẽ tăng dần hằng năm, vì khi tuổi người tham gia bảo hiểm càng lớn, mức độ rủi ro càng cao...”.

Nhìn vào trang hợp đồng mà chị P. cung cấp có thể thấy rõ Manulife đang bán cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ trong một gói (tổng là 14,7 triệu đồng, thay vì 7,2 triệu đồng như biểu phí đã đăng ký). Mẫu công khai của Manulife (được Bộ Tài chính phê duyệt) không có sản phẩm bổ trợ, nhưng hợp đồng giao cho khách lại xuất hiện sản phẩm bổ trợ thì đây là kiểu “bán bia kèm lạc, tính tiền cả hai”. Trong khi đó, Bộ Tài chính chấp thuận hai sản phẩm này riêng biệt, bằng 2 văn bản khác nhau (lần lượt là 12200/BTC-QLBH và 12201/BTC-QLBH). Và Thông tư 135 của Bộ Tài chính năm 2012 hướng dẫn triển khai “sản phẩm liên kết đơn vị” không thấy đề cập đến “bảo hiểm phi nhân thọ”.

Đánh đu câu chữ để làm gì?

Như đã trình bày ở bài đầu tiên, anh N. mua gói bảo hiểm Manulife cho con gái, đến nay là năm thứ 2, nếu rút tiền sẽ mất 100%. Cô L. gửi tiết kiệm SCB lại biến thành bảo hiểm Manulife, hai năm sau, cô đề nghị rút tiền thì được phía công ty thông báo bị mất 100% tiền đã đóng.

Tại Manulife, phần này được cài vào Phí chấm dứt hợp đồng: “Phí chấm dứt hợp đồng phát sinh khi hợp đồng bị chấm dứt trước ngày đáo hạn, và sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào năm phí bảo hiểm. Phí chấm dứt hợp đồng là tỷ lệ phần trăm tính trên phí bảo hiểm cơ bản quy năm tại thời điểm cấp hợp đồng...”. Điều khoản này là một cách đánh đu câu chữ, từ định nghĩa này chạy sang định nghĩa kia rồi lại vòng về định nghĩa nọ. Vô cùng phức tạp và khó hiểu! Rất nhiều người từng mua bảo hiểm cho biết: “đọc hợp đồng không hiểu gì”.

Cụ thể, từ năm 1-3 là 100%, từ năm 4-5 là 90%, năm thứ 6 là 50%... Như Manulife định nghĩa thì họ chỉ tính phần trăm của phí bảo hiểm cơ bản, nghe thì ngỡ rất nhỏ, nhưng thật ra, phí bảo hiểm cơ bản là khoản phí mà người mua phải đóng vào sản phẩm chính - là tất cả số tiền của khách hàng đóng vào hợp đồng bảo hiểm (riêng bảo hiểm bổ trợ, là phi nhân thọ, đương nhiên không tích luỹ). Ví dụ dễ hiểu, như hợp đồng của chị P., bảo hiểm phụ là 7,5 triệu đồng sẽ mất đi sau một năm, bảo hiểm chính là 7,2 triệu đồng, trừ 100%, con số bằng 0. (Ở đây chưa đề cập một rừng phí khác mà Manulife trừ đi trong tiền bảo hiểm của khách hàng).

Với điều khoản như vậy, tất cả khoản tiền khách hàng đóng vào hợp đồng bảo hiểm trong 3 năm đầu tiên tại Manulife sẽ mất hết, dù có là 100 triệu đồng, 1 tỷ đồng hay 10 tỷ đồng cũng mất trắng như nhau. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng được biết. Việc này là câu chuyện của diễn viên Ngọc Lan. Nếu Ngọc Lan rút tiền ngay thời điểm này thì nữ diễn viên mất hết hơn 2 tỷ đồng (như cô nói trên livestream).

Không chỉ có một mà rất nhiều điều khoản khác cũng mập mờ đánh lận con đen, lắt léo, đánh đu từ trước ra sau, từ đông sang tây làm khách hàng dù có đọc cũng không biết đâu mà lần. Điều này trái với nguyên tắc trung thực tuyệt đối mà Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định.

Mà như thế đã hết đâu, trong bộ hợp đồng mà Manulife giao cho khách hàng bao giờ cũng có rất nhiều bảng minh hoạ quyền lợi bảo hiểm với vô số khái niệm na ná nhau dễ gây hiểu nhầm, như: tổng QL bảo vệ, QL duy trì HĐ, GTTK cơ bản, GTTK đóng thêm, GTTK hợp đồng, Giá trị hoàn lại... kèm theo đó là những con số - là số tiền đóng vào, rút ra, tỷ lệ đầu tư cao thấp... xem qua thì toàn là “đầu tư có lời”, đóng tiền càng lâu lời càng cao.

Nhưng vấn đề lại nằm ở ghi chú của Manulife: “Khách hàng được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư và chịu mọi rủi ro trong đầu tư”. Và chính phía Manulife khi trả lời thắc mắc của khách hàng “tại sao nghĩa vụ 58 năm, quyền lợi chỉ 20 năm” cũng nói rằng: “Bảng đó chỉ là minh hoạ”. Minh hoạ, tức không phải là thật! Câu chuyện của cô L. trong bài đầu tiên là ví dụ điển hình nhất cho việc lời nói gió bay và giấy trắng mực đen con dấu đỏ mới là quan trọng nhất.

Tới đây có thể thấy, trong hợp đồng của Manulife đầy những mập mờ. Mà Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật”. (Còn tiếp...).

https://ngaynay.vn/bao-hiem-nhan-tho-bai-3-ban-bia-kem...  (*nếu không đọc được link này thì có 2 cách để đọc bài:

- 1/ tìm Google với từ khóa: Bán bia kèm lạc", đánh đu câu chữ làm gì?

- 2/ hoặc chép dòng màu xanh bên dưới để tìm ở Google

https://tieudung.kinhtedothi.vn/bao-ve-ntd/bao-hiem-nhan-tho---bai-3:-ban-bia-kem-lac-danh-du-cau-chu-lam-gi-71762.html

#Manulife

#Bảohiểmnhânthọ]

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2023

163. TÁC DỤNG PHỤ CỦA TỎI

Mặc dù tỏi là một bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống cân bằng, nhưng ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra một số tác dụng KHÔNG TỐT.

1/ Tăng nguy cơ chảy máu (đây là một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng nhất), 

-> nếu đang uống thuốc làm loãng máu hoặc sắp phẫu thuật thì không nên ăn quá 4 tép tỏi mỗi ngày.

Bởi:

- tỏi có đặc tính chống huyết khối, nghĩa là nó có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông (2).

- tỏi có thể làm máu chảy nhiều hơn hoặc bị bầm tím quá mức nếu trước khi phẩu thuật đã có nhiều ngày liên tiếp ăn 4 tép tỏi mỗi ngày.

2/ Hôi miệng

Tỏi chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh, những hợp chất này có thể gây hôi miệng khi ăn tỏi sống. 

Tỏi nấu chín làm giảm hàm lượng các hợp chất lưu huỳnh có lợi này nhưng ít hôi miệng hơn.

3/ Vấn đề tiêu hóa

Giống như củ hành, boa rô/ leeks và măng tây/ asparagus , tỏi chứa các inulins thuộc về một loại chất xơ được gọi là fructan. _chất fructan có thể gây đầy hơi và đau dạ dày ở một số người.

Khi những người không dung nạp fructan ăn thực phẩm có hàm lượng fructan cao, nó sẽ không được hấp thụ hoàn toàn trong ruột non. Thay vào đó, nó di chuyển đến ruột kết một cách nguyên vẹn và được lên men trong ruột, một quá trình có thể góp phần gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

4/ Ợ nóng

Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), cần giảm ăn tỏi.


GERD là một tình trạng phổ biến xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng như ợ nóng và buồn nôn.

Tóm lại,

- Ăn một lượng lớn tỏi có thể gây ra hơi thở có mùi tỏi, các vấn đề về tiêu hóa và chứng ợ nóng. Trong một số ít trường hợp, nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là trong khi phẫu thuật hoặc  đang dùng thuốc làm loãng máu.

- Ăn quá nhiều tỏi sống, đặc biệt là khi bụng đói, có thể gây khó chịu đường tiêu hóa, đầy hơi và thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột.

- Mặc dù không có hướng dẫn chính thức nào về việc ăn bao nhiêu tỏi là quá nhiều, nhưng tốt nhất nên ăn 1-2 tép tỏi mỗi ngày và giảm lượng ăn  nếu nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào. Nấu nó cũng có thể giúp ngăn ngừa tác dụng phụ.

Ăn 1-2 tép tỏi mỗi ngày có thể có lợi cho sức khỏe.

Những loại thuốc không nên dùng với tỏi?

Không nên ăn nhiều tỏi mà không có lời khuyên y tế khi đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào sau đây:

1/ acetaminophen _Giảm đau và hạ sốt. Acetaminophen cũng có thể được kết hợp với các hoạt chất khác trong thuốc điều trị dị ứng, ho, cảm lạnh, cúm và mất ngủ. Trong thuốc theo toa, acetaminophen được tìm thấy cùng với các hoạt chất khác để điều trị cơn đau vừa đến nặng. (Tylenol)

2/ thuốc tránh thai;

3/ Chlorzoxazone _Chlorzoxazone là thuốc có đặc tính giãn cơ được dùng hỗ trợ vật lý trị liệu và thuốc giảm đau để điều trị cứng khớp và đau do nhiều bệnh lý cơ xương gây ra.

4/ cyclosporin

5/ theophylin_Theophylline là thuốc dùng để điều trị bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính như là thuốc hàng thứ hai. Nó là thuốc giãn phế quản.

6/ warfarin (Coumadin, Jantoven)_Thuốc chống đông máu, chẳng hạn như warfarin, thường được kê cho những người mắc bệnh do cục máu đông gây ra, chẳng hạn như: đột quỵ. một cơn đau tim. huyết khối tĩnh mạch sâu – cục máu đông trong tĩnh mạch sâu trong cơ thể, thường là ở chân.

====

DÀI DÒNG CHÚT XÍU

Cám ơn Google và các tác giả về những thông tin tôi tổng hợp ghi ở bài này.

1/ Tôi có lẽ sẽ vắng ghi chép bài mới ít lâu. Mong rằng tôi sớm hồi phục để ló mặt vào blog.

1/ Chuyện bị trêu:

Tôi sắp đi mỗ, chị bạn dặn dò " giảm ăn tỏi vài ngày trước khi giải phẩu."

Bạn ấy tín đồ của tỏi nên rất thích tỏi sống, dưa tỏi và tìm hiểu kỹ tác dụng của tỏi. 

Tôi bị trêu như vầy nè bạn:

Bạn cùng nhà của tôi phán "tỏi hay quá thì sao người ta không cho ăn tỏi để trị bệnh máu đông (blood clot/ Deep vein thrombosis (DVT) mà cho uống thuốc?"

Đớ lưỡi với câu trêu chọc tôi của bạn cùng nhà tôi về việc nói tỏi làm loãng máu nếu ăn với số lượng nhiều..vv....

Tôi chỉ đưa 1 ví dụ không ăn nhập " người mới giải phẩu ăn rau muống thì vết mỗ bị lồi thịt; ăn cam chanh thì vết mỗ chảy nước vàng... nhưng bác sĩ đâu có ai dặn sau mỗ kiêng thịt bò , kiêng cam chanh vài hôm" mà bài học truyền miệng vẫn lưu truyền và vẫn được nhiều người tin cậy áp dụng. Do đó em tin điều bạn em nhắc nhỡ. Nhưng em không có thói quen ăn tỏi sống, néu có chỉ là ăn nước mắm tỏi ớt nên lượng tỏi sẽ không đáng kể.

Ban có tin về tác dụng phụ của tỏi không hỡ bạn?

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

162. CẦN BIẾT KHI TRỒNG CAM, CHANH, BƯỞI.

 Cam, Bưởi, Quýt mỗi giống cây có thời điểm ra hoa và thu hoạch trái không như nhau.

Dường như ngoài bón phân thì việc cắt tỉa cũng quan trọng không kém.

Việc tỉa cành hay bón phân phải tùy thuộc vào thời điểm thu hoạch của từng loại cây_Ví dụ cùng là Quýt nhưng có loại Quýt có chu kỳ phát triển cho mùa mới và ra hoa không phải vào mùa xuân. 

  Cây Quýt này, gần như ra hoa suốt năm.

Sân vườn nhỏ thì chỉ trồng 1 loại 1 cây nên người trồng thường lúng túng khi chọn thời điểm và cách tỉa cây có múi như cam chanh quýt, bưởi sao cho đúng cách và sai trái.

Dường như rất ít người làm vườn tài tử hiểu đúng mục đích cắt tỉa ra sao.

Cắt tỉa là để:

-Giữ cho cây có múi/citrus tree có kích thước phù hợp.

-Tạo dễ dàng trong việc quan sát, dễ theo dõi sâu bệnh.

-Tạo điều kiện cho ánh sáng chiếu đều khắp tán cây

-Giảm bớt sự đông đúc của các cành trên cùng 1 nhánh

-Tăng cường sức manh cho các nhánh chính

-Để không khí lưu thông đều khắp 

-Tăng chất lượng cho hoa cho xác xuất đậu trái cao 

-Tăng kích thước và năng suất của trái cây

-Ngăn ngừa trái bị hư hỏng.


Nói lý thuyết như trên có lẽ chúng ta cũng vẫn lúng túng không biết CÁCH THỨC TIẾN HÀNH như thế nào cho đúng.

Đây là những gợi ý:

1/ Loại bỏ bất kỳ trái cây nào còn sót lại từ vụ mùa trước để giữ lực cho đợt ra hoa của mùa kế tiếp ( giữ lại quả trên cây sẽ làm chậm quá trình ra quả cho năm sau.)

[nhiều khi thấy tiếc trái ngon, chỉ vì đó là đợt trái ra bông kỳ nhì nên kỳ nhứt lúc trái rộ đã chín thì trái kỳ nhì vừa già hay sắp già, bẻ sớm thì tiếc nên hầu như ai cũng ráng nán chúng trên cây lúc cây đang ra hoa cho mùa mới]

2/ Cắt tỉa cành  để loại bỏ những cành chết, cành có dấu hiệu bệnh, cành yếu, cành mọc chéo; Loại bỏ chồi thẳng đứng phát triển nhanh .

Vì sao?

i/ cắt bỏ những cành không khỏe mạnh để chúng không mang mầm bệnh cho mùa sau. 

ii/ cắt bỏ những cành bị hư hại vì chúng có thể dễ dàng bị bệnh hoặc bị côn trùng xâm nhập.

iii/ loại bỏ các cành giao nhau, vì quả mọc trên những cành này có thể dễ dàng bị hư hỏng do bị cọ xát với cành cây, tạo điều kiện cho bệnh tật và ký sinh trùng xâm nhập vào những vết trầy, vết úng. (khoanh tròn thứ nhì từ trên xuống trong hình vẽ _màu xanh da trời)

iiii/ -cắt bỏ những cành mọc về hướng thân chính của cây ; 

- cắt bỏ các cành thẳng đứng (water sprouts) cho cây được thoáng khí, ánh sáng xuyên qua dễ. (xem khoanh tròn thứ 3 từ trên xuống _màu đỏ)

Water sprouts : Google dịch là Mầm nước _Mầm nước là những chồi mọc thẳng đứng, mạnh mẽ, phát triển từ các chồi ngủ trên thân hoặc cành lớn của cây.

 Mặc dù những cành thẳng đứng ấy tạo hứa hẹn bởi sự cứng cáp mạnh mẽ, nhưng chúng sẽ không đơm hoa kết trái. Không chỉ vậy, mầm nước /water sprout có thể làm cho rậm rạp, điều này không tốt cho nhánh cây và trái.

Chú ý: 

-Mầm nước cần được cắt bỏ kịp thời khi những chồi mới ấy vừa xuất hiện. Nếu những mầm nước đã mọc dài ra thì cắt bỏ sát thân cây để chúng không nảy nhánh từ đoạn còn lại. 

-Việc cắt tỉa các nhánh lớn có thể kích thích các chồi ngủ phát triển hay cắt tỉa quá nhiều đôi khi làm cho cây mọc thêm nhiều mầm mới.

iiiii/ cắt bỏ bớt 1 ngọn cây _nếu thấy có 2 ngọn / double leaders (xem khoanh tròn đầu tiên trong hình vẽ _màu vàng)

*Đối với cây tháp ghép thì nên chú ý để loại  chồi mọc bên dưới vết ghép ( suckers), vì các chồi này làm chậm sự phát triển của cành được ghép và nếu để tồn tại lâu dài, có thể dẫn đến việc cành ghép bị bong ra khỏi gốc ghép.  (Xem khoanh tròn ở phía cuối của hình vẽ tính từ trên xuống _màu tím)

** Đối với một số loại cây cá biệt, có thể mọc nhánh từ rễ hoặc phía dưới gần gốc, tiếng anh ghi là sucker. Cần cắt bỏ các sucker

3/ cắt tỉa cây  để duy trì dáng thế muốn có hoặc để không choán lối đi hay choán chỗ của các cây lân cận nhưng ránh loại bỏ những phần đáng kể của tán lá làm mất các nhánh có khả năng ra hoa.

máy xén hàng rào chạy bằng điện

4/ Không sử dụng máy xén hàng rào chạy bằng điện để tạo tán tròn cho cây. Vì làm như thế sẽ cắt bỏ các cành có thể ra hoa

5/ Không tỉa cành trong thời gian nắng nóng. Nắng nóng cây bị căng thẳng/ stress. Cắt tỉa làm cho thân cây bị xây xát cũng gây căng thẳng. Cho nên tránh làm cho cây cùng 1 lúc chịu 2 căng thẳng.

6/ Tránh cắt tỉa cây có múi trong mùa đông vì năng lượng và chất dinh dưỡng để đậu quả được lưu trữ trong lá, cành và nhánh của cây có múi trong suốt mùa đông.

7/ Không bón phân hoặc thêm sắt vào đất xung quanh cây có múi khi chưa biết độ pH của đất. Cây có múi thích đất chua .Vì đất kiềm làm ngăn cây hút dinh dưỡng từ đất mặc dù trong đất giàu dinh dưỡng.

8/ Không bón Mushroom Compost nguyên chất và không lạm dụng vì trong Mushroom Compost muối, cây họ có múi thì không thích muối.

9/ Vứt các cành vừa tỉa vào thùng rác để XÓA nơi trú ẩn của côn trùng gây hại. 


Bài liên quan:

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

161. CHUYỆN TRỒNG CÂY BƯỞI.



Em gái hỏi: "Cây bưởi bỗng dưng lá nhạt màu muốn ngả sang màu vàng, làm sao?

 Google đã cho biết nguyên do bất thường thường thấy trên cây họ có múi/ Citrus trees. Cám ơn Google và các tác giả.

Thực vật trong chi cho quả có múi/ Citrus tree, bao gồm các loại Chanh, Cam, Quýt, Bưởi, Lemonade.

1/ Ngập úng: 

-thoát nước kém hoặc đọng nước có thể làm cho cam, quýt, chanh, bưởi trở nên căng thẳng và dễ bị sâu bệnh .

 -trong môi trường ngập úng cây gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng thích hợp.


2/ Cách tưới bằng vòi phun _tưới kiểu như phun mưa lên cây là không thích hợp bởi:

- làm ẩm ướt thân và rể chính của cây/ rể cái _ dễ gây thối rễ, dễ nhiễm các bệnh và bị sâu bệnh

- rễ ăn nông _ do tưới nước không đủ rộng nên các rễ phụ không phát triển. 

Biện pháp: 

/ tránh tưới bằng vòi phun để không làm ướt thân cây và rễ chính

// nếu không/chưa thể lắp hệ thống tưới nhỏ giọt thì cầm vòi nước tưới vòng quanh đất từ gần gốc ra phía rìa tới điểm chạm từ tán lá chiếu thẳng xuống đất để khuyến khích rễ vươn xa hơn, phát triển nhiều thêm. (không tưới sát gốc)

               Đường vạch màu vàng là khoảng cho phép tưới nước
               Đường màu nâu là mặt đất
               Hai dấu chấm là điểm chiếu từ lớp lá ở rìa xuống đất. rễ đã bò ra tới đó.

3/ Nhiễm clo (Chlorosis): Nhiễm clo là tình trạng thiếu sắt có biểu hiện sáng hoặc vàng giữa các gân trên lá già và/hoặc lá non có màu xanh nhạt hoặc vàng.

Thông thường, lá vàng hoặc nhiễm clo trên cây có múi là do tưới quá nhiều nước hoặc thiếu chất dinh dưỡng. Cây có múi cần nước thường xuyên, đặc biệt là trong những tháng ấm áp nhưng tưới quá nhiều nước có thể làm trôi chất dinh dưỡng từ đất và gây thối rễ. Nếu rễ bị hư hại, chúng không thể hấp thụ chất dinh dưỡng mà cây cần.

 Những chiếc lá bị ảnh hưởng sẽ không bao giờ trở lại bình thường vì sắt không phải là chất dinh dưỡng di động, nghĩa là nó không thể di chuyển trong cây. 

Trong nước máy có clo dùng để khử trùng do đó nước có chất kiềm (alkaline)

Đất kiềm là nguyên nhân phổ biến của nhiễm clo

Bệnh nhiễm clo ở cây có múi thường mãn tính do đất có tính kiềm tự nhiên kết hợp với việc tưới nước trong nhiều năm bằng nước máy.  

Cây cũng có thể bị nhiễm clo do đất ẩm ướt hoặc ngập úng.

 Việc bón sắt chelat hóa sẽ giúp ích tạm thời nhưng không phải là giải pháp hoặc phương pháp chữa bệnh lâu dài . 

Cách tốt nhất thân thiện với môi trường nhằm cải thiện độ pH một cách tự nhiên nhằm cung cấp độ axit cho đất: Dùng vỏ cam, quýt và giấm trắng.

úp vỏ cam quýt xuống  , tưới bằng giấm pha loãng lên đó theo tỷ lệ khoảng 60ml  giấm trắng trong 8 lit nước, 

4/ Thiếu đạm: Ngược lại với bệnh úa lá, thiếu đạm biểu hiện là các lá già nhợt nhạt hoặc vàng trong khi các lá mới phát triển xanh tươi và khỏe mạnh. Nitơ di động trong thực vật và được di chuyển từ lá già để tạo ra sự phát triển mới. 

Tưới phân gà loãng với tỷ lệ 125gr phân gà pha với 8 lit nước.

Có thể bón phân tươi hoặc phân ủ hoai làm lớp phủ bề mặt dưới lớp phủ nhưng không được lạm dụng .  Việc bổ sung quá nhiều nitơ vào đất có thể dẫn đến lá tươi tốt, giàu carbohydrate, thu hút sự phá hoại của côn trùng và có thể làm chậm hoặc giảm sự hình thành quả.

5/ Ra hoa và rụng quả:  Cuối mùa xuân đến đầu mùa hè, cây có múi tự nhiên rụng nhiều hoa và quả nhỏ. Đây là một quá trình tỉa thưa tự nhiên.

Trên những cây khỏe mạnh và không bị căng thẳng, việc rụng phần lớn hoa và tới 80% hoặc nhiều hơn số quả nhỏ chưa trưởng thành có thể là bình thường. Tuy nhiên, nếu nhiều quả bị rụng với kích thước bằng quả bóng bàn hoặc lớn hơn,thì phải xem lại độ pH của đất, lượng nước, ánh sáng mặt trời... 

6/ Quả bị nứt: Nguyên nhân chính xác của việc trái cây có múi bị nứt vẫn chưa được nghiên cứu chứng minh. Sự thiếu nước hoặc khoảng cách giữa 2 lần tưới quá xa làm cho cây có 1 khoảng bj thiếu nước cũng là 1 nguyên nhân, hoặc các áp lực môi trường khác như lạnh, nóng, gió, thiếu hụt chất dinh dưỡng, sâu bệnh, bệnh tật, hoặc xây xát thân cành cũng là yếu tố làm quả bị nứt. 

Sự kiện bị nứt quả thường xảy ra trước khi trái chín. Tốt nhất là cắt bỏ trái nứt. Vì khi để lại trên cây chúng sẽ gây sâu bệnh.

Chưa có biện pháp tốt để điều trị bệnh nứt quả, tốt nhất là tưới nước sâu và nhất quán, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh làm xây xát thân cây.

7/ Rải cỏ vừa cắt quanh gốc:

Nó không tốt cho cây vì nó có thể gây thối. Lớp mùn phủ quá nhiều xung quanh gốc cây cũng có thể gây ra sự thối rữa của các mô quan trọng ở cổ rễ. Sau khi bị thối rữa, các sinh vật gây bệnh nghiêm trọng có thể xâm nhập vào cây dễ dàng hơn.

8/ Tránh bón Mushroom compost nguyên chất và số lượng nhiều vào cây có múi/ citrus tree không thích muối, Mushroom compost có muối.

=====

Dường như đáp số cho câu hỏi của em gái " vì sao cây bưởi của vàng lá?" đã thấy rất rõ trong mục số 1 số 2 số 7 và số 8

số 1/ Do nhà của em nằm ở độ nghiêng và có 1 phía ở vị trí thấp nhất của khu đất nên đất quanh cây bưởi ẩm ướt lắm sau mỗi đợt mưa, lại gặp khoảng mưa bão kéo dài hơn 1 tuần thì nước ngập sân lên đến 50cm, tới 4 ngày sau mưa bão thì nước vẫn còn lé đé trong sân, như vậy cây bưởi vàng lá có lẽ liên quan tới bị úng gốc

số 2/ Em tưới cây bưởi bằng cách tưới phun lên toàn bộ cây bưởi, không tưới ở mặt đất

số 7/ Em vừa bón rất nhiều bao Mushroom Compost mà không pha trộn thì sau đó gặp mưa dầm 

số 8/ Em luôn đổ cỏ mới cắt vòng quanh cây bưởi một lớp khá dầy

----

Bài có liên quan:

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

160. GIỜ MỚI BIẾT VỀ PHÂN HỮU CƠ TỪ ĐẤT ĐÃ TRỒNG NẤM

 Bạn, 

Ghi chép này bạn có thể nghĩ không dành cho người đang sống ở VN. Nhưng bạn ráng đọc để ngộ thêm ra rằng muốn bón bất kỳ phân hữu cơ nào người trồng trọt cũng cần nắm ưu điểm và yếu điểm để có kết quả trồng trọt như ý. Cho nên biết đâu từ ghi chép này bạn ngộ ra vài điều bất cập khi bạn dùng phân hữu cơ mua hay tự ủ , tỉ dụ như sau khi bón phân hữu cơ cây bị vàng lá, còi cọc.

Những điều dông dài/ lý do đăng ghi chép này ở cuối bài

====

MUSHROOM COMPOST. 

Bao Mushroom Compost này mua ở Bunnings wharehouse. Đây là nơi tôi đến mua bông để trồng. 

Tôi thích mua hàng ở đây vì có đầy đủ những vật liệu: gạch đá, gỗ sơn..vv..giá cả phải chăng

Đây là những ý ghi lại từ các kết quả tìm qua Google .

(để đọc cho nhanh, từ đây sẽ dùng từ Mushroom Compost thay cho "phân hữu cơ từ đất đã trồng nấm")  

+Mushroom Compost rất tốt cho nhiều loại cây trồng, bao gồm hầu hết các loại rau trong vườn. 

- Nó cung cấp cho rau một lượng nhẹ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển.

- Nó cũng giúp đất giữ nước. 

[ có nghĩa là khu vực rải phân hữu cơ từ đất trồng nấm/ mushroom compost dù không cần được tưới nước thường xuyên mà đất không bị khô hạn.]

+Mushroom Compost tốt cho sân cỏ đã trồng lâu năm, vì nó giết chết các cây cỏ dại mới vừa mọc.  

Nhưng nên cẩn thận khi dùng Mushroom Compost  do hàm lượng muối hòa tan và độ kiềm cao. Nồng độ muối này có thể giết chết hạt đang nảy mầm, gây hại cho cây con và gây hại cho các loại cây nhạy cảm với muối, 

Khi Nào Không Sử Dụng Phân từ đất trồng Nấm/ mushroom compost.

Mặc dù có tính linh hoạt và hàm lượng dinh dưỡng, nhưng Mushroom Compost lại chứa hàm lượng muối hòa tan trong nước cao. Mặc dù những loại muối này giúp phân phối chất dinh dưỡng cho một số loại cây, nhưng chúng có thể gây bất lợi cho những loại khác.

Tốt nhất là tránh dùng Mushroom Compost cho các loại cây nhạy cảm với muối, bao gồm:

Đỗ quyên/ Rhododendron; Azalea. 

Hoa trà/ Camellia

Cây việt quất/ Blueberry (Hình chụp lúc trái chưa chín. Lúc chín trái màu tím đen)

Cẩm tú cầu/ Hydrangea 

Cây dành dành/ Gardenia

Mushroom Compost cũng có thể hơi mạnh đối với hầu hết các loại cây. Để có kết quả tốt nhất:

- hãy ủ Mushroom Compost trong vài năm trước khi sử dụng

- hoặc bón Mushroom Compost  với số lượng ít cho cây cối thích hợp với loại phân này vào mùa thu.

Cách sử dụng phân hữu cơ từ nấm/ Mushroom Compost 

Khi nào nên thêm  Mushroom compost. 

Phân ủ từ đất trồng nấm / mushroom compost hoạt động tốt nhất khi nó được trộn trong đất một thời gian trước thời điểm trồng trọt / mùa trồng trọt.

--> nên trộn kỹ Mushroom Compost vào mùa thu và để ủ đó trọn mùa đông. Như vậy các chất dinh dưỡng có thời gian thấm vào đất để chúng có thể mang lại nhiều lợi ích nhất có thể cho cây trồng.

Cách bón Mushroom Compost

Có thể DÙNG Mushroom Compost  bón xung quanh các cây theo một số cách:

- Cách hiệu quả nhất và phổ biến nhất là trộn Mushroom Compost vào đất ngay sau mùa thu hoạch của các loại cây vừa thu hoạch để các chất dinh dưỡng của nó thấm vào đất đúng cách trước khi mùa trồng trọt đến vào mùa xuân.

- có thể trộn với đất trong sân vườn và phân bò, phân gà theo tỉ lệ phù hợp với nhu cầu của từng loại cây.

Những lưu ý liên quan tới phân từ đất trồng nấm/ Mushroom Compost.

1/ Giun đất/ con trùn có xu hướng không thích Mushroom Compost mặc dù phân này không gây hại cho giun đất bởi giun đất không tìm thấy thức ăn ở đó (do trong phân ủ từ đất trồng nấm không còn chất dinh dưỡng và đã qua khử trùng nên sẽ không có vi sinh vật có lợi nào còn trong đó )

2/ Khoai tây và Mushroom Compost

Khi ĐƯỢC BÓN ĐÚNG CÁCH vào đất, Mushroom Compost là một loại phân bón nhẹ cho các loại rau, bao gồm cả khoai tây.

Mặc dù Mushroom Compost có thể giúp tăng năng suất thu hoạch khoai tây, nhưng không nên trồng khoai tây trong  Mushroom Compost nguyên chất vì mức độ dinh dưỡng chứa trong củ khoai tây quá thấp.

3/ Mushroom Compost không thay thế đất.

 Mặc dù nó hoạt động khá tốt đối với việc trồng nấm, nhưng nó chưa đủ tốt đối với các loại cây khác.

Đất trồng trọt tốt nhất nên trộn theo tỷ lệ 1 phần  Mushroom Compost với 3 phần đất trong sân vườn (25% và 75%). (trên bao bì của bao Mushroom Compost có ghi 1 phần trộn với 2 phần đất )

4/ Trong  Mushroom Compost vẫn còn sót phân bón tan chậm ở mức khoảng 2-1-1. Nó có hàm lượng muối hòa tan cao hơn so với vài phân bón khác. Độ pH của  Mushroom Compost vào khoảng 6,6, nằm trong khoảng trung tính.

Được trộn vào đất,  Mushroom Compost cung cấp nguồn vật liệu hữu cơ sẵn có, giúp giữ nước,  Mushroom Compost giúp cải tạo đất có cấu trúc giống như đất sét trở nên thích hợp hơn để trồng cây hay trồng rau. Tuy nhiên, không nên sử dụng  Mushroom Compost để thay thế phân ủ tiêu chuẩn để trồng cây vì có vài loại cây trồng không thích hợp (do giữ quá nhiều nước cho đất làm cho cây trồng có thể bị úng nước .)


5/  Mushroom Compost mới vừa lấy ra ngay sau khi ủ nấm có thể làm cho hạt cỏ dại khó bén rễ hơn.  Chỉ nên bón Mushroom Compos ủ lâu năm.

6/  Mushroom Compost đôi khi không còn là một chất hữu cơ.

[ Các cơ sở trồng nấm thương mại có thể sử dụng phân bón hóa học cho nấm của họ, điều này khiến chúng không phải là “hữu cơ” đúng nghĩa. 

7/-Chỉ DÙNG Mushroom Compost cho cây trưởng thành .

- KHÔNG dùng Mushroom Compost cho cây con. Vì cây non nhạy cảm với độ mặn cao có thể có trong Mushroom Compost.

8/ KHÔNG lạm dụng Mushroom Compost hoặc bón nhiều lần ở cùng một vị trí, vì  có thể khiến đất trở nên quá kiềm.

====

DÔNG DÀI LÝ DO ĐĂNG GHI CHÉP NÀY. 


Em tôi nhắn tin: "Dùng phân hữu cơ từ đất đã trồng nấm/ mushroom compost có tốt cho rau và cây ăn trái không?

Tôi lại nhắn tin hỏi chị bạn đã từng làm ở nông trại trồng nấm/ mushroom farm. 

Chị đáp: "chj là công nhân cắt nấm nên không rành lắm về các chất dinh dưỡng trong đất trồng nấm. Chỉ biết việc của chị là xúc đất, khỏa đất, cắt miệng bao, và thu hoạch nấm như thế này:

-rơm đã để sắn trong các bao trong phòng kín, nhiệt độ lạnh >chị/ công nhân xúc đất khỏa bề mặt của bao rơm cao khoảng 10 cm>> kéo miệng bao để bịt kín toàn phần 

-- sau 1 số ngày, chị/công nhân rọc miệng bao ngang với lớp đất > có 1 người chuyên về tưới, tưới nước mỗi ngày cho các bao trồng nấm. 

--- sau 1 số ngày, chị/công nhân sẽ bắt đầu thu hoạch nấm, việc thu hoạch mỗi ngày (khoảng 1 tuần hay 10 ngày)

----- khi hết thu hoạch nấm, số bao đất trồng nấm sẽ được bán cho công ty chuyên sản xuất phân bón.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...