Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Mũi móc kép 'NỔI',' CHÌM' - Vài ứng dụng


 ứng dụng 1: Nón bé gái và nón cho người lớn

CÁCH MÓC MŨI MÓC NỔI/ mũi móc LÊN CAO CHÂN/ mũi móc kép TRÊN và MŨI MÓC CHÌM/ mũi móc XUỐNG CAO CHÂN/ mũi móc kép DƯỚI
(Vì bạn móc chỉ chỉ cách móc chứ không biết tên gọi bằng tiếng Anh, do đó tạm gọi như vậy)
Kí hiệu:
o: mũi xích/ mũi bính/ chain
T: mũi móc kép/ double crochet
}: mũi móc kép TRÊN/nổi
{: mũi móc kép DƯỚI/ chìm
Thực hiện 
Để móc mũi móc kép TRÊN thì vẫn móc y như các giai đoạn móc mũi móc kép/ double crochet nhưng khác ở lúc xiên kim móc. Thay vì xiên kim trên đầu của mũi móc cũ thì mũi móc cao chân XIÊN KIM MÓC PHÍA DƯỚI MŨI MÓC CŨ  sao cho mũi móc đó nằm trên cây kim móc (xem né t vẽ màu xanh để thấy mũi móc kép thứ nhì sau khi móc xong sẽ là vị trí của mũi móc kép trên) rồi tiến hành móc như móc mũi móc kép  hoặc mũi móc đơn bình thường.
Móc mũi móc kép DƯỚI thì LUỒN KIM MÓC PHÍA TRÊN MŨI MÓC kép CŨ sao cho mũi móc đó ở dưới cây kim móc (mũi móc đang bị che khuất/ nằm phía dưới vạch vẽ màu đỏ, như hình chụp thì vạch màu đỏ  đang che khuất mũi móc kép thứ 3 của hàng móc cũ - mũi móc kép dưới sẽ là chỗ này)


tạm xem hình cũ, khi nào có máy chụp hình mới thì sẽ chụp lại cách móc các mũi móc này và bản vẽ cho dễ hình dung.

ỨNG DỤNG mũi móc kép TRÊN để móc nón không có vành nón người lớn hoặc cho em bé
hình bên trái là bề trái, hình bên phải là bề mặt.

nón cho người lớn thì vòng thứ nhất phải 16  hoặc 18 mũi móc kép, nón cho bé 2 tuổi thì 12 mũi móc kép.
Với nón này thì móc 16 T
đây là lần đầu móc nên chưa có kinh nghiệm, vì vậy 3 mũi xích đầu mỗi hàng móc đã làm mất đi rảnh chìm của vòng xoay
CÁCH MÓC nón không có vành nón: 
Áp dụng mũi móc kép DƯỚI và mũi móc kép (ghi lại cách móc theo y như nón màu xanh.)
- magic loop
- hàng 1: tổng cộng 15 chân (móc 3 mũi xích- coi như để thay thế cho 1 mũi móc kép -, móc tiếp 15 mũi móc kép, nối vòng bằng mũi slip stitch)
- hàng 2:  tổng cộng 32 chân ( trên đầu 3 mũi xích nơi nối vòng thì móc 3 mũi xích, 1 mũi móc kép; ở mỗi chân tiếp theo thì phải móc 1 mũi móc kép DƯỚI, 1 mũi móc kép; nối vòng.
- hàng 3 và hàng 4:  3 mũi xích, 2 mũi móc đơn vào khe giữa mũi móc kép và mũi móc kép DƯỚI,  ... tiếp tục lặp lại 1 mũi móc kép DƯỚI, 2 mũi móc kép... và nối vòng.
* Coi như nơi mũi móc kép là nơi sẽ tiếp tục tăng số mũi. ở mỗi hàng, còn mũi móc kép DƯỚI sẽ là đường gân lõm phân chia các múi tạo nên vòng xoay cho nón.
- hàng 5 và 6: 3 xích, 3 móc kép; lặp lại cho đến hết: 1 mũi móc kép DƯỚI, 3 mũi móc kép... nối vòng.
- hàng 7 dến hàng 13: 3 xích, 4 mũi móc kép; lặp lại cho đến hết: 1 mũi móc kép DƯỚI, 4 mũi móc kép... nối vòng.
Kết thúc nón ở hàng 21. Nếu muốn nón cao dạo hơn thì móc thêm tùy thích.
Ghi thêm:  3 mũi xích bắt đầu đã làm cho nón giống như thiếu 1 gân lõm, đã rút kinh nghiệm khi móc nón trắng có vành nón ghi bên dưới. Sẽ móc lại kiểu nón màu xanh có dấu được 3 mũi xích mỗi đầu hàng móc.
 MÓC NÓN CÓ VÀNH NÓN gợn sóng đơn.
(áp dụng:  mũi móc kép TRÊN, mũi móc kép/ double crochet, móc đơn/single crochet.)
CÁCH MÓC:
Với cách móc của nón này thì 3 mũi xích ở các đầu hàng là để dẫn mối chỉ sang hàng kế tiếp, chứ không kể là 1 mũi móc kép.
Cách giấu 3 mũi xích: ở hàng móc thứ 2 cho đến hàng móc thứ 14 thì cử đến mũi móc kép cuối cùng của hàng móc thì phải xiên kim móc vào khe giữa 3 mũi xích và mũi móc kép đầu tiên. Như vậy thì vòng xoay cuối cùng sẽ dầy hơn các vòng xoay còn lại vì nó chứa 3 mũi xích trong đó. Xem hình 
- magic loop
- hàng 1: móc 3 mũi xích, 16 mũi móc kép, nối vòng. (3 mũi xích coi như để dẫn mối len chứ không coi như là một mũi móc kép)
- hàng 2: móc 3 mũi xích, 1 mũi móc kép TRÊN vào mũi móc kép kế bên 3 mũi xích đầu hàng, 1 mũi móc kép vào khe sát bên mũi móc kép TRÊN vừa móc xong- lặp lại dòng in đậm cho đến hết 16 mũi móc kép của hàng 1 -, slip stitch nối vòng. (đến mũi móc kép cuối cùng của hàng móc thì phải xiên kim móc vào khe giữa 3 mũi xích và mũi móc kép TRÊN bên cạnh nó. Đây là cách dấu 3 mũi xích)
Những mũi móc kép TRÊN sẽ là gân nổi bắt đầu cho các vòng xoay. Từ đây, hễ thấy gân nổi thì móc mũi móc kép TRÊN.
- hàng 3 và 4: móc 3 mũi xích, mũi móc kép TRÊN vào mũi móc kép kế bên 3 mũi xích, 2 mũi móc kép vào khe ngay sát bên mũi móc kép TRÊN của vòng xoay kế tiếp , lặp lại dòng in đậm cho hết vòng, nối vòng kết thúc hàng móc.
- hàng 4 và 5: móc 3 mũi xích, mũi móc kép TRÊN vào mũi móc kép kế bên 3 mũi xích, 3 mũi móc kép vào khe ngay sát bên mũi móc kép TRÊN của vòng xoay kế tiếp , lặp lại dòng in đậm cho hết vòng, nối vòng kết thúc hàng móc.
- hàng 6 cho đến hàng 14móc 3 mũi xích, mũi móc kép TRÊN vào mũi móc kép kế bên 3 mũi xích, 4 mũi móc kép vào khe ngay sát bên mũi móc kép TRÊN của vòng xoay kế tiếp , lặp lại dòng in đậm cho hết vòng, nối vòng kết thúc hàng móc.
- hàng 17:  móc 1 mũi xích và 1 mũi móc đơn vào trên mũi móc kép TRÊN (luồn sợi len khác màu nơi đây để đánh dấu đần hàng móc)  2 mũi móc đơn, 1 mũi slip stitch, 2 mũi móc đơnlặp lại dòng in đậm cho hết vòng -, nối vòng kết thúc hàng móc. (mỗi vòng xoay có 5 mũi và có vòng cong, do đó phải móc sao cho giảm bớt độ cong, vì vậy phải dùng mũi slip stitch khi móc đến mũi móc ở đỉnh cong để dẫn chỉ bước sang mũi khác, nhờ đó độ cong sẽ giảm)
hình này cho thấy chỗ giáp mí của 2 cách móc. 
Nón trắng vẫn có đủ số gân nổi và các múi của vòng xoay không có gì khác biệt 
(phần giáp mí là chỗ sợi len hồng, đó là nơi đánh dấu đầu dòng để bắt đầu móc vành nón.
MÓC VÀNH NÓN
xem cách móc trong bài  Vài kiểu móc vành nón
Mỗi chỗ thêm mũi nên chèn sợi len cho dễ nhận ra, để khỏi phải tốn công đếm mũi.
ỨNG DỤNG 3: Móc nón beret
Góc già chuyện
Cái máy chụp hình bị rớt xuống đất 2 lần... hu ... hu... nó hư rồi. Vì vậy có móc nón Beret cho bé mà không có hình vì chưa kịp lấy hình ra.
Tại sao bị rớt máy chụp hình?... hix.. hix... vì tới giờ đi làm, mà còn quành vô lấy nón vừa móc xong để vô khoe bạn, quành ra xe, nhưng tới cửa lại quành vô để lấy dụng len đem vô học mẫu nón mới,  rồi lại quành vô thêm lần 3 để lấy máy ghi hình lại cho chắc ăn...Chắc ăn đâu hong thấy chỉ thấy tiêu đời cái máy chụp hình. Cũng vì sợ anh Xã  quá nên lắng quắng lính quýnh... tưởng miệng giỏ xách nào dè bìa giỏ nên bị rớt lần 1, lượm lên để bỏ vô lần 2 tưởng yên, nào dè  vẫn còn để ở bìa giỏ nên khi đưa tay đóng cửa thì... oạch, lần này nó bị rớt ở độ cao hơn.
Chưa biết bao giờ thì có máy mới để chụp hình bụi Lan Huệ con gieo bằng hạt vừa mới trổ bông... hu.. hu.. hết khoe khoang.
Hôm trước dự định khoảng đầu tháng 9 thì sẽ đi trở lại nhà con sò để chụp hình cầu Sydney và Nhà Con Sò vào lúc mặt trời mọc và chụp thêm đường hoa xuân.... không có máy chụp hình thì bó tay.,
Ngày mai sẽ len lén mà đi giang hồ... he.. he đã nấu nước súp phở rồi... yên chí đi shop Spotlight để ngắm len và ngắm mẫu đan trong sách họ bày bán.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Trồng Rau Om trong thùng xốp

Trồng Rau Om - Bảo quản & Cách trồng
Đây là hình mùa cũ
Đây chỉ là thử nghiệm chứ chưa phải là kinh nghiệm vì trồng trọt còn yếu lắm.
BẢO QUẢN
+ Vật liệu: ly nhựa hoặc keo thủy tinh (keo tương, lọ ...), bao nilon , Rau Om phải có đủ ngọn.
+ Thực hiện:
*nếu để dành ăn dần dần trong 1- 2 tuần

- cắm bó rau om vào ly/keo, lọ thủy tinh
- cho nước vào ly/lọ cao khoảng 2cm
- cho ly/lọ rau om vào bao nilon buộc kín
- đề ở cạnh bếp (cách ông lò khoảng 50cm)
Nếu bếp thiếu ánh sáng thì để ở gần cửa sổ nơi chỉ có ánh sáng. Chỉ cần có ánh sáng chứ không  cần phải nhận sáng thiệt nhiều.
Nên dùng ly, lọ trong để dễ thấy mực nước mà kịp thời châm thêm nước.
Cũng có thể trùm bao nilon lên ly/lọ rau om. Bao nilon phải che kín thì bảo quản được lâu.
nếu muốn đẹp mắt thì có thể thay bao nilon bằng chai coca
có ghi cụ thể trong bài Tiện hay Hà tiện
*Nếu để dành trồng lại sau khi dứt mùa Đông
+ Vật liệu: 
>Thùng nhựa trong suốt có chiều cao đủ độ cao dự trù cho rau om cao thêm
>ly party được khoét lỗ cách đáy ly 2cm
> Rau Om không bị bầm dập và phải cắt bỏ lá cách gốc khoảng 2-3cm.
 Rau Om phải có ngọn. Vì nếu ngắt ngọn thì khi bảo quản sẽ dễ bị úng vàng. Nếu để bị úng đến nhũn và có màu nâu thì các cây kế cận sẽ bị lây lan... việc bảo quản sẽ không thành công.
+ Thực hiện:
> cắm rau om vào ly, chỉ để vừa đủ không quá chèn kín miệng ly
> cho ly rau om vào thùng nhựa
> đổ nước vào khoảng 2cm
> đậy kín nắp đem để trong nhà, chỗ có ánh sáng nhưng không phải nơi nhận ánh sáng gay gắt
Theo dõi để luôn giữ mực nước khoảng 2cm.
Nếu thấy có ngọn nào vừa thấy hiện tượng úa thì lấy ra để không bị lây lan làm úng thúi cả bụi và nếu có thể được thì phải thay nước.
TRỒNG
+ Vật liệu:
- thùng xốp loại không thoát nước
- potting mix (nếu bạn ở Úc thì mua loại $5.99 ở shop Woolworths hoặc Gardens mix mua ở Flower Power). Nói chung là Potting Mix loại hơn trung bình một tí.
- nilon loại để bọc đồ ăn (chỉ cần vừa đủ che kín miệng thùng để tạo nhà kính)
- tăm xỉa răng
- rau om không bị bầm dập xây xát.
+ Thực hiện:
đây là hình đợt mới trồng hôm 9/9/2013, tui chỉ ngắt bỏ lá ở gốc và trồng liền sau khi mua, không phải chờ ra rể, sau 3 ngày thì các ngọn rau om đã đứng dậy rồi

hôm 1/1/2014 mới chụp hình để gõ blog ( sau khi cắt nấu canh chua 2 lần )
1/ dùng chiếc đủa xiên vào vách thùng xốp, nơi ngang với lớp đất trong thùng tạo lỗ thủng - các lỗ này sẽ giúp thoát bớt nước để mực nước lúc nào cũng chỉ ở ngang mặt đất (chỉ cần xiên 1 lỗ).
2/ đặt thùng xốp vào nơi không nhận nhiều nắng và kê hơi nghiêng đề nếu có mưa thì nước sẽ không bị đọng lên mặt nilon
3/ cho đất vào
4/ cho nước vào
5/ trồng Rau Om thành từng cụm 4-6 ngọn, mỗi cụm cách khoảng 10cm
6/ căng nilon lên miệng thùng và  dùng tăm xỉa răng cắm để giữ cho nilon ổn định. 
Lớp nilon giúp tạo thành nhà kính trong giai đoạn đầu, khi rau om mọc mạnh cao hơn miệng thùng thì không cần bao nilon.
CHĂM SÓC
Khoảng 1 tuần thì cho 2 hột Dynamic Lifter hoặc tưới Seaweed thật loãng (chai màu trắng)
Sau đó thì mỗi 2 tuần thêm vài hột Dynamic Lifter.
Canh để châm thêm nước.
NÓI THÊM
 1/ Vì sao phải ngắt bỏ lá ở gốc nơi sẽ tiếp xúc với nước. 
Hình bên dưới cho thấy lá bị úng vàng nơi tiếp xúc với nước. 
Do đó nếu bảo quản lâu thì không cắt bỏ lá thì phải tốn công thay nước và cũng phải loại bỏ lá úa thì mới bảo quản được lâu, cho nên bỏ lá từ đầu là tốt nhất.
2/Vì sao không chọn rau om bị cắt ngọn khi bảo quản: vì vết cắt ở ngọn sẽ dể bị úng trong môi trường ẩm.
3/ Vì sao cũng theo cách như trên mà rau om chết ngắt: 
-có thể do để chỗ quá ít oi ánh sáng/ hoặc quá nóng do nhận ánh sáng trực tiếp. 
- Cũng có thể do bao ni long chỉ trùm hờ không đủ sức tạo ẩm. 
- cũng có khi cho nước ngập quá sâu
(chuyện này có 2 bạn trồng trọt mét, tui vừa thử như đã ghi, thì thấy sao ghi lại vậy chứ cũng không biết có phải như vậy hay không)
4/ cách bảo quản như nói ở trên giúp giữ rau om lâu hơn là cho vô bao nilon rồi cất trong tủ lạnh (và cọng rau om đứng thẳng không cong queo).

Sẽ trồng lại Ngò gai trong thùng xốp, khi thấy kết quả OK thì sẽ Post bài, chờ tui nhen.
Tui vừa bổ sung kết quả trồng Khoai mở trong thùng xốp, bạn ghé xem củ khoai nhen.
19/1/2014 khoe thêm chuyện dùng thùng xốp: Thùng xốp và trồng rau
4/10/18 Trồng rau răm dễ lắm. Chỉ cần trồng trong chậu là đủ dùng.



Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...