Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

MÓC + GẦY MŨI cùng một lúc

Cũng chỉ là móc mũi móc đơn hay móc mũi móc kép nhưng cách móc này có thể dùng để móc nối dài thêm, ví dụ như móc để làm vòng nách áo, móc để làm dây quai áo hay quai nón ... KHÔNG BIẾT GỌI TÊN LÀ GÌ NÊN TẠM GỌI LÀ MŨI MỚI (2 trong 1) hay (vừa móc vừa gầy mũi).
MŨI MÓC ĐƠN
Móc mũi móc đơn thông thường thì cần thực hiện 2 thao tác :
-thao tác 1xiên kim móc vào vị trí muốn móc > vắt chỉ và kéo rút chỉ để được 2 vòng chỉ trên kim móc .
thao tác 2: vắt chỉ và kéo rút chỉ xuyên qua 2 vòng chỉ để trên kim móc còn lại 1 vòng chỉ

* MŨI MÓC ĐƠN MỚI: vẫn móc theo 2 thao tác như móc mũi móc đơn NHƯNG CÓ THÊM 1 THAO TÁC đặc biệt (thao tác mới được ghi bằng màu xanh blue và lồng trong khung màu đỏ của hình A). 


CÁCH MÓC MŨI MÓC ĐƠN 2 trong 1 hay vừa móc vừa gầy mũi hoặc nối dài thêm ra.
hình A xem từ trái qua phải
- VỪA MÓC mũi móc đơn VỪA GẦY MŨI: Thường thì bắt đầu móc thì phải gầy mũi bằng 1 dãy mũi xích, cách móc này không cần móc dãy mũi xích
> móc 2 mũi xích/ chain/ bính (mũi xích sát với gút đầu dây gọi là CHÂN - hình A1)

>> xiên kim móc vào CHÂN (tức là mũi xích đầu tiên)
>>> từ đây thực hiện các thao tác được ghi sau đây:
Thao tác 1:  xiên kim móc vào CHÂN > vắt chỉ và kéo rút chỉ để CÓ THÊM 1 vòng chỉ trên kim móc - hình A2 và hình B

hình B
THAO TÁC đặc biệt: vắt chỉ và rút kim móc xuyên qua vòng chỉ  vừa mới kéo lên kim móc  - trên kim móc bây giờ cũng chỉ có 2 vòng chỉ, nhưng phía dưới chân vòng chỉ đó có thêm 1 mũi xích - hình A3 và hình C- Đó là điểm khác biệt so với cách móc mũi móc đơn (mũi xích này - tức là mũi xích nơi chỉ mũi tên trong khung đỏ của hình A), sẽ là CHÂN để xiên kim vào mà móc mũi kế tiếp)
hình C
Thao tác 2: vắt chỉ và kéo rút chỉ xuyên qua 2 vòng chỉ để trên kim móc còn lại 1 vòng chỉ- hình A4 và hình D .
hình D
- MÓC ĐỂ GIÚP NỐI DÀI THÊM CHO PHẦN ĐÃ MÓC (xem chi tiết ở phần ỨNG DỤNG ở cuối bài.
MŨI MÓC KÉP
Mỗi MŨI MÓC KÉP thông thường thì cần thực hiện 4 thao tác :
Thao tác 1: vắt chỉ lên kim móc - trên kim móc có 2 vòng chỉ
Thao tác 2: xiên kim móc vào chân định móc rồi kéo rút chỉ - trên kim móc có 3 vòng chỉ
Thao tác 3: kéo rút mối chỉ xuyên qua 2 vòng chỉ trên kim móc để trên kim móc còn 2 vòng chỉ.
Thao tác 4: kéo rút mối chỉ xuyên qua 2 vòng chỉ để trên kim móc còn 1 vòng chỉ.
* MŨI MÓC KÉP MỚI: vẫn móc theo như cách thức móc mũi móc  kép NHƯNG CÓ THÊM 1 THAO TÁC ĐẶC BIỆT (thao tác mới được ghi bằng màu TÍM và hình F).
CÁCH MÓC MŨI MÓC KÉP MỚI (vừa móc vừa gầy mũi [ 2 trong 1])
 -> móc 4 mũi xích - mũi đầu tiên sát với đầu dây (ghi số 1) gọi là CHÂN, 3 mũi sát với kim móc (ghi số 2, 3, 4) thì để thay thế cho 1 mũi móc kép đầu tiên ở đầu dòng móc.
->> Thao tác 1: y như cách móc mũi móc kép - trên kim móc có 2 vòng chỉ - hình E2
->>> Thao tác 2: móc giống y như cách móc mũi móc kép - trên kim móc có 3 vòng chỉ- hình E3
hình E xem từ trái qua phải
Thao tác đặc biệt:  kéo rút mối chỉ xuyên qua 1 vòng chỉ trên kim móc để trên kim móc VẪN CÒN 3 vòng chỉ ( nhìn kĩ sẽ thấy có 1 vòng xích/bính dưới chân mũi vừa móc [chỗ vẽ mũi tên trên  hình F] - vòng xích/  này sẽ là CHÂN để xiên kim móc vào mà móc mũi kế tiếp.  *CHÚ Ý: khi kéo rút mối chỉ thì giữ cho mối chỉ vừa với kim móc như hình E3, vì nếu kéo cao / lỏng quá thì CHÂN sẽ bỉ rộng và không đều. 
hình F

Thao tác 3: là thao tác 3 của mũi móc kép thông thường - hình  G1 và G2.
CHÚ Ý: phải kéo cho 3 vòng chỉ đang có trên kim móc đúng với độ dài của các mũi móc kép đã móc trước đó để cho các mũi móc có cùng độ cao, rồi mới tiên hành thao tác như đã ghi ở đoạn nói về móc mũi móc kép - hình F
Thao tác 4: là thao tác 4 của mũi móc kép thông thường.
các mũi tên trong hình G chỉ các CHÂN, mỗi khi móc các mũi kế tiếp đều xiên kim móc vào vị trí có vẽ đầu mũi tên.
hình G xem từ trái qua phải

ỨNG DỤNG MŨI MÓC (móc để nối dài ra thêm)
-mẫu màu đỏ là móc mũi móc đơn theo bình thường, màu hồng là móc 2 trong 1
-mũi tên màu xanh chỉ chỗ xiên kim móc để móc mũi kế tiếp
-mũi tên màu đỏ dài chỉ vị trí xiên kim móc để móc mũi đầu tiên
-mũi tên màu đỏ ngắn chỉ mũi móc cần phải móc theo kiểu móc mới (2 trong 1)
hình H

1/ MÓC NỐI DÀI CHO VÒNG NÁCH ÁO
Để nối dài cho vòng nách áo thì dùng mũi móc đơn là thích hợp - hình H - (tùy theo mẫu áo mà vận dụng thôi).

 Đây là trường hợp móc thân áo trước vạt xéo và móc trọn vòng thân áo theo chiều như trong hình.
Sẽ post tiếp cách móc áo này trong bài ÁO ĐẦM MÓC và MAY

CÁCH  MÓC xem hình từ trái sang phải
hình J
-hình J1: xiên kim móc vào giữa của mũi móc kép vừa móc (xem đó như là CHÂN, rồi tiến hành móc mũi móc đơn mới  cho đủ độ dài cần có (đã ghi ở trên) - nơi vẽ mũi tên trong hình H.

2/ MÓC NỐI DÀI CHO dây QUAI ÁO HOẶC dây QUAI NÓN
Với mẫu móc cần nối dài ra thêm thì khi móc đến mũi móc kép cuối cùng của phần vừa móc thì không móc theo mũi móc kép bình thường mà phải móc theo cách móc mũi móc kép mới - hình H có vẽ mũi tên chỉ rõ vị trí phải móc (để tạo ra  CHÂN chuẩn bị cho việc móc mũi kế tiếp nối dài ra) Cách móc như đã ghi ở trên

*MẸO;
- giúp cho các CHÂN của mũi móc không bị quá rộng làm giản dài đường móc thì khi móc THAO TÁC ĐẶC BIỆT nhớ giữ vòng chỉ vừa với kim móc để cho vòng xích dưới chân mũi móc hẹp vừa đủ để xiên kim móc.
- giúp cho mũi móc mới có cùng độ cao với mũi móc cũ: thì sau khi móc vòng chỉ tạo CHÂN thì 2 VÒNG CHỈ (nếu là mũi móc đơn) hoặc PHẢI KÉO 3 VÒNG CHỈ (nếu là mũi móc kép)  trên kim móc dài / cao lên cho bằng với độ cao của các mũi đã móc để giúp cho các mũi móc củ và mũi móc nối dài ra có cùng độ cao. Lúc kéo các vòng chỉ thì nên dùng ngón trỏ và ngón cái của tay không cầm kim móc mà kềm giữ vòng xích làm CHÂN để cho vòng xích/ bính đó không bị giản ra.
3/ MÓC REN
Khi may thì hoặc bị giãn hoặc bị chun lại cho nên số đo ít khi được chính xác. Cách móc này sẽ giúp dễ may vì nó mỏng hơn là móc bằng dãy mũi xích và đặc biệt là không phải lệ thuộc số đo của áo vì thiếu tới đâu thì móc thêm tới đó hoặc dư thì tháo bớt ra. 
(Móc dãy dài bằng với số đo của áo, may [thiếu thì móc thêm, dư thì tháo bớt], rồi mới móc tiếp ren. Như vậy sẽ dễ chủ động phân chia số mũi cho ren.
Ví dụ: móc shell stitch thì mỗi shell là 7 mũi, lấy tổng số chia cho 7, nếu có số dư thì tùy theo dư nhiều hay ít mà tăng thành 8 cho vài shell hoặc giảm còn 6.)

Sẽ post cách móc mũi móc kép đơn/ half double crochet/ hdc cũng móc theo kiểu 2 trong 1 nhưng thao tác có khác hơn 1 chút và hàng móc đầu tiên trông dầy chặt như được móc theo cách móc thông thường

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Làm giá và hủ tíu sa tế

Giá học làm từ BeBo'Blog.
Xin mời thầy BeBo hủ tíu sa tế để cám ơn bài dạy làm giá.
(hì hì.. xa quá nên chỉ mời hình thôi hà)
(...giá tự làm có ốm hơn giá chợ nhưng thấy lại mùi thơm của giá hồi nẳm ở quê nhà, thời mà bà bán còn vừa bán vừa tranh thủ rửa giá.)
CÁCH LÀM GIÁ
Bài thầy dạy ở đây.
Cách trò làm là đây:
vật liệu:
3 muỗng canh đậu xanh hột (khoảng 2/3 cup đong gạo)

(sẽ được khoảng 200gr giá 
- nhắm chứ không có cân nên có lẽ không chính xác lắm 
- khoảng 3 dĩa như thấy ở trên).
thau, rổ, nilon

Vo rửa đậu nhiều lần cho sạch
Ngày thứ 1: ngâm nước 1 ngày 1 đêm.
Ngày thứ 2: vớt đậu vào rổ, đặt rổ vào thau, tưới nước cho ngập hạt đậu, bọc nilon lên miệng thau cho kín hơi giúp giữ độ ẩm.
 Sau đó mỗi ngày mỗi thay nước, vẫn tưới nước cho ngập hạt đậu, bọc kín và để chỗ mát & tối.
Ngày thứ 5 là giá có thể ăn được
không có chụp hình ngày 1 và ngày 2
ngày thứ 3 (16/12/2014)
ngày thứ 4 (17/12/2014)
ngày thứ 5 (18/12/2014)
ngày này là giá đã đem ra ăn hủ tíu sa tế.. hì hì...
đám nhỏ còn lại thì tiếp tục che chắn chờ lớn tiếp
ngày thứ 6 (19/12/2014)
các cây giá nhỏ thấp ngày trước, hôm sau cao nghệu
(chụp hình quên mở lớp nilon nên bị mờ)
*bọc nilon giúp giử độ ẩm
*để chỗ tối giúp giá giử được màu trắng
ngày thứ 7 (20/12/2014)
đám giá èo uột út ít 

Hủ tíu sa tế tốc hành... đúng nghĩa tốc hành. (Thịt thì tiệm xắt, chỉ cần ướp khoảng nửa tiếng là có liền tô hủ tíu, giá mới nhổ tươi rói thơm ngon.)

CÁCH ƯỚP THỊT BÒ sa tế

- 1kg thịt skirt bò (beef skirt) xắt mỏng - thịt này mềm lắm.
- 3 muỗng canh đường
- 1 muỗng canh muối
- 1/2 hủ sa tế Việt Hương (hiệu nào cũng được, tùy theo quen dùng)
trộn đều gia vị vào thịt, sau 30 phút là nấu được rồi, nếu muốn để dành thì phân thành gói đủ nấu cho 1 tô, nhớ dàn / ép mỏng ra > cất tủ lạnh ngăn đá (mỏng cho mau rả đá )
NẤU HỦ TÍU
Nấu bình thường: Đun nước xương gà sôi, cho thịt bò vào, thịt tái thì vớt ra tô bánh phở/ hủ tíu đã ngâm mềm và làm cho nóng > nêm thêm nước mắm và đường cho vừa ăn, hớt bọt >cho hành lá và củ hành tím xắt lát mỏng vô và tắt lửa rồi múc ra tô, ăn với giá, quế và chanh.
Nấu tốc hành (nghĩa là dùng nước lã thay thế cho nước xương gà) thì đun nước cho sôi, để tí nước mắm, đường....rồi thịt rồi hành... nếm... chan vô tô bánh phở đã làm cho mềm rồi xơi... hì hì... không có quế thì dùng ngò rí cũng xong... tốc hành mà, rất tiện cho buổi sáng điểm tâm của người ít thời gian, miễn là phải có giá mới ra hương vị hủ tíu và cho thịt nhiều hơn bình thường ăn mới đã.

Góc tám dài dòng:
Hôm trước bạn dạy rằng lót vải hay khăn ở dưới và ở trên lớp đậu và có thể rải 2 lớp.. nhưng thấy cách của bạn BeBo gọn hơn và nhất là khỏi phải giặt khăn và khăn ủ ẩm có thế sinh nấm mốc(nghi vậy chứ không biết có phải như vậy không), rể giá bám vào khăn rất khó giặt cho sạch.
Không có bình sữa nên thử thế bằng cách bọc nilon thấy ổn và giá cũng lên mạnh như ủ khăn.
Chưa biết làm sao cho giá mập và lùn (chiều nay, anh xã nói 'có để muối không, thử để muối giúp cho giá hút nước nhiều hơn'... sẽ thử và bổ sung)

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

HANDMADE - Váy/skirt cho party

Gửi lên chia xẻ cùng các bà mẹ của các công chúa nhỏ cách LÀM VÁY ĐẦM khi KHÔNG CÓ MÁY MAY.

VẬT LIỆU:

-lưng skirt : là băng đô buộc tóc/ có thể thay thế bằng dây thun bản lớn.
-váy: các cuộn vải lưới hoặc mua vải lưới về cắt thành từng thẻ
 ngang = 10cm. chiều dài = với chiều dài của váy
THỰC HIỆN:
>luồn từng sợi dây lưới vào các khe của băng đô và xiết cho chặt như trong hình.
(nếu không có băng đô, có thể dùng dây thun luồn quần bản to cũng được)
Sợi dây đỏ là vị trí của sợi dây thun, còn cọng kẻm trắng là thẻ vải lưới.
PHẦN ÁO
- Vật liệu: 1 băng đô, vải lưới và vải màu

- Thực hiện: cắt lưới thành đoạn ngắn vừa với đường kính của hoa >buộc xiết ở giữa 
>cắt vải thành thẻ dài khoảng 5cm trở lên, ngang khoảng 15cm > may nối hai mối vải lại > một đầu vải cắt viền tròn như trong hình.
>> đầu còn lại dùng kim chỉ may mũi tới hơi thưa > rút chỉ sát lại để có bông bằng vải.
 Sau đó xếp  xen kẻ bông vải và bông lưới lại, lớp bông vải lớn ở dưới chót
Khâu nút hoặc hạt bẹt làm nhụy hoa và mục đích chính là làm cho dính các lớp lại với nhau
>>kết hai bông hoa vào băng đô sao cho vừa với ngực của bé.
KIỂU KHÁC
Có thể thay băng đô bằng cách móc và cũng ko cần móc dây quai áo. Có 2 hướng thực hiện:
- áo ko dây: luồn thun ngang ngực
- áo có dây: ko móc dây mà dùng ru băng để làm dây  để buộc trên vai  (khâu 4 sợi ru băng vào thân trước và sau nếu muốn trước sau đều nhau hoặc 2 sợi rubang khâu vào ngực áo của thân trước, khi mặc thì cột dây ở cổ- như kiểu trong hình bên trên)
chi tiết móc và may áo này ghi trong bài SHELL STITCH & Áo đầm móc & may (2)

Làm bông cài tóc tương tự nhưng kích thước hoa nhỏ hơn và ít lớp cánh hơn.

Lần đầu được  trông thấy bánh kẹo, công chúa bé mê mẫn thấy thương quá.

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Móc nón có sọc vặn thừng

kiểu nón này có độ co giản nhiều do đó không làm chật đầu của bé cho dù bé có lớn thêm .
Các mũi móc được sử dụng:- mũi nối vòng/ slip stitch
- mũi xích/ chain : ch
- mũi móc đơn/ single crochet: sc
- mũi móc kép/ double crochet: dc
- mũi móc kép nổi/ front post / FP (để móc phần D )  - mũi móc kép chìm/ back post / BP  (để móc phần  )- mũi móc kép ba nổi  / FPT   (để móc phần )
Bài này viết cho cách móc nón màu tím.
Len 8ply, kim móc số 4
Kích thước nón: ngang: 23cm (chu vi 46cm)  cao: 17cm
Gầy 14 mũi móc kép.
MÓC VÒNG CHỎM NÓN
Ghi chú:
1/ đầu mỗi vòng móc phải móc 3 mũi xích - coi 3 mũi xích này tương đương 1 mũi móc kép.
2/ cuối mỗi vòng móc phải slip stitch để nối vòng móc lại.
3 Mỗi vòng móc đều thêm mũi theo trình tự như hình vẽ.
4 Dựa theo các hoa văn được chọn mà quyết định số mũi phải GẦY MŨI
(với nón có 2 kiểu sọc vặn thừng thì phải tính toán tổng số mũi phải dùng để tránh bị thiếu hay dư mũi. Ví dụ như nón màu tím thì cần có 10 lần  khoảng cách, 5 lần sọc vặn thừng 3 và 5 lần sọc vặn thừng 2, >như vậy cần phải có 70 mũi  mới đủ.
CÁCH THÊM MŨI
Mỗi vòng móc đều thêm bằng số mũi lúc gầy mũi (ví dụ gầy 14 mũi thì thêm 14 mũi)
Sau 4 vòng móc thì từ 14 mũi ban đầu đã tăng dần lên  thành  28 -> 42 -> 56 -> 70.
- gầy 14 mũi:> dùng magic loop thì móc dể dàng hơn.  Đầu tiên móc 3 mũi xích để thay thế cho 1 mũi móc kép và 13 mũi móc kép để có tống số mũi là 14 mũi > >> slip stitch để nối vòng
- vòng thứ nhất = 28 mũi: >móc 2 mũi móc kép vào mỗi mũi của vòng gầy mũi (14 + 14 = 28 mũi), cuối vòng slip stitch
- vòng thứ hai = 42 mũi: vị trí thêm mũi của vòng này cách nhau 1 mũi móc kép.
- vòng thứ ba = 56 mũi: vị trí thêm mũi cách nhau 2 mũi móc kép.
- vòng thứ tư = 70 mũi: vị trí thêm mũi cách nhau 3 mũi móc kép.
MÓC THÂN NÓN/ Móc vặn thừng
Áp dụng mũi móc kép nổi và chìm, nếu cần xem cách móc thì xem trong  bài Mũi móc kép 'NỔI',' CHÌM' - Vài ứng dụng
Còn mũi mũi móc kép ba nổi  / FPT thì cách móc nổi cũng móc giống như mũi móc kép nổi nhưng dùng mũi móc kép ba thay vì dùng mũi móc kép.  Lí do phải dùng mũi móc kép ba hoặc móc kép bốn: Vì các vặn thừng làm cho mũi móc giăng chéo cho nên mũi móc trong các nơi vặn thừng phải dài hơn mũi móc bình thường để nón không bị dúm lại.
Sẽ post hình cách móc rõ ràng hơn khi có thời gian.
hình vẽ này chỉ vẽ cho dễ hình dung cách móc chỏm nón chứ không ghi đúng số mũi của nón tím .
Ghi chú cho sơ đồ móc thân nón- màu xanh lá:- mũi móc kép chìm/ back post (BP)- màu xanh lơ:  mũi móc kép nổi/ front post (FP) - màu đỏ, vàng, nâu: mũi móc kép ba nổi  / FPT - màu đen: mũi móc kép/ đây là vòng móc thứ tư của vòng chỏm nón.
 Mũi tên để chỉ vị trí bắt đầu của mỗi vòng móc.

Đầu vòng phải móc 3 mũi xích để thay cho 1 mũi móc kép chìm (không nhắc lại trong phần chi tiết)
- vòng một ,3, 5, 7, 9: theo thứ tự C     . ...............
 > 2 mũi móc kép chìm/back post/ (BP) được móc theo thứ tự bình thường (đây là  SỌC NGĂN CÁCH CÁC VẶN THỪNG)

-> móc 1 mũi móc kép ba nổi/ front post triple / (FPT) vào mũi móc thứ 6 >> móc 1 mũi (FPT) vào mũi móc thứ 5 >>> móc 1 mũi  (FPT) vào mũi móc thứ 3 >>>> móc 1 mũi (FPT) vào mũi móc thứ 4 (tới đây coi như xong phần VẶN THỪNG/ CABLE 2)
> lặp lại ở mũi móc thứ 7 và 8
- móc 3 mũi (FPT) vào mũi móc theo thứ tự kể từ mũi thứ 14 rồi tới 13 rồi sang 12 >> móc 3 mũi (FPT) vào mũi móc theo thứ tự kể từ mũi thứ 9 rồi tới 10 rồi sang 11 (tới đây coi như xong phần VẶN THỪNG/ CABLE 3)
> lặp lại A ở mũi móc thứ 15 và 16 tiếp tục B C A B C... cho đến hết vòng.
-- vòng hai , 4, 6, 8, 10: theo thứ tự A
  > 2 mũi móc kép chìm/back post/ (BP) được móc theo thứ tự bình thường (đây là  SỌC NGĂN CÁCH CÁC VẶN THỪNG)
D > móc mũi móc kép nổi (FP) trên các vị trí móc vặn thừng 2, và vặn thừng 3.

- vòng 11, 12, 13, 14: móc mũi móc đơn.(đây là vòng móc viền nón. Có thể chỉ móc 1 vòng mũi móc đơn như nón đỏ nếu như đầu hơi bị ngắn .
Cắt chỉ, xong nón. Nếu còn len thì làm trái châu để gắn lên chỏm nón.


PS; Mẫu nón này có các vặn thừng ngắn, nếu móc nón  cần có chiều cao cao hơn hoặc muốn đổi kiếu vặn thừng giản dài hơn thì các vòng 2, 4, 6, 8, 10 sẽ móc 2 lần D 
Sẽ bổ sung cách móc trong trường hợp tổng số mũi bị thiếu vài mũi.

MẪU KHÁC CŨNG MŨI MÓC Móc nón beret

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Lan Huệ - Sức sống rất mạnh

Vắng nhà 15 ngày, cây cỏ khô héo, một số cây trong chậu lá giòn rụm vì khô nước.😢
Vậy mà mấy bông Lan Huệ bị gãy khi còn khoảng 3 ngày nữa mới hé cánh, đem cắm vào đất ẩm với mục đích là vẻ duyên cho cái ly chậu, vào chai nước coi như cắm hoa coi chơi,  vậy mà sau 20 ngày bỏ bê, vẫn còn thấy sự sống - mặc dù hoa tàn nhưng trái tiếp tục lớn.
So với trái còn trên cây thì độ lớn của trái chỉ bằng 1/2 nhưng rõ ràng là lớn gấp đôi so với lúc hoa vừa bị gãy.

Dù biết rằng nhựa tồn trử trong củ sẽ giúp Lan Huệ sống trong tình trạng khô nước trong nhiều tháng nhưng mấy bông này gãy ngang chỉ còn phần sẽ ra trái, vậy mà chỉ tiếp xúc với nước chúng vẫn lớn và xanh tươi. Không biết nếu cung cấp thêm chất dinh dưỡng vào trong nước thì trái có thể cho hạt chắc để gieo trồng hay không? Nếu được thì từ nay sẽ còn hi vọng gầy thêm giống Lan Huệ từ hoa xin được khi mà chưa tìm được nơi bán củ giống.


Nói về sức sống của Lan Huệ mà không giới thiệu bài chỉ dẫn tỉ mỉ có kèm hình cụ thể hướng dẫn cách nhân giống Hoa Lan Huệ bằng cách chẻ củ của chủ nhân blog "Riêng một góc vườn" là một thiếu sót đáng tiếc. Mời quý bạn ghé xem bài đó ở đây, hình này mượn ở blog ấy.

Không phải chỉ một bài hay để tham khảo, blog này có rất nhiều điều để học mà chủ nhân tốt bụng đã công phu ghi vào blog, và những ai mê loại hoa Lan Huệ có lẽ có nhiều cơ hội có thêm giống Lan Huệ khi giao tiếp với chủ nhân (hi vọng chủ nhân có thể bán hay đổi chác... Hì hì 😀😀😀😀 cười cầu hoà thay lời xin lỗi nếu như chủ blog ko có ý chia/ đổi hay bán)

Tui đang thử trồng sen, nên vô cùng thích bài 



Đây là củ bị mất cái đế gốc. Đã ca kể trong bài LAN HUỆ - chu kì chăm sóc  Sau 3 năm vừa phục hồi sức khỏe vừa âm thầm thêm củ, nó đồng loạt ra bông nhìn thiệt là vui.

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Chuyến đi chơi xa - nước Mĩ - Legoland

HÔM RÀY NGÀY MỚI ĐI ĐÂU? - Đi CALIFORNIA, tới Legoland California nè bạn.

Nhà nào có con nít chắc biết về các lego và các hình xếp dành cho trẻ con.
Lí Toét và Xã Xệ lé mắt và choáng ngợp với khung cảnh nơi đây. Nhiều công trình được xếp bằng các lego.
Vườn thú. Ngày mới cũng ngồi xe như hai bé này và cũng chỉ chỏ lung tung khi thấy các con thú dọc theo đường ray xe. Thú được xếp bằng lego theo kích thước như thú vật thật.

Các chú voi có thể vẩy tai, co vòi và phun nước như voi thật, sao mà không nể óc suy nghĩ để sáng tạo ra các chim muông thú vật
Mấy chú Sư tử bằng lego nhưng phát ra tiếng gầm gừ y như thật.
 Các chú hươu cao cổ, trâu... giống thật ghê chưa.
Vô tình lọt vào ống kính hình ảnh vô tư vui  vẻ của cô bé này. Bởi vì nụ cười, bởi niềm vui của con trẻ mà bao nhiêu cha mẹ đã đưa con đến vui chơi ở đây.

Còn Lí Toét vì ai mà đến đây? Có phải vì chàng kị binh?..  
Mới chỉ đi một tua vườn thú, còn bao nhiêu là trò chơi và cảnh vui chơi. Nhìn trẻ con vô tư vui đùa, và các cha mẹ hào hứng tham gia trò chơi cùng con cái cũng đáng giá cho đồng tiền tiêu tốn cho chuyến đi... he.. he..



Cũng bằng các lego, người ta xếp thành các thành phố New York, San Francisco, Tòa Bạch Ốc.. sẽ post tiếp ở bài kế (nhiều hình quá nên chia thành nhiều bài)


Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Hình hoa Lan Huệ lai



Gieo 27/11/2011 và 6/12/2011, trồng vô chậu nhỏ vào tháng 12/2011, trồng xuống đất khoảng 26/9/ 2012 (hình ở linh tinh 26/9 lan hue con, quynh con
Mùa 2013 đã có 1 cây ra hoa và chỉ trổ duy nhất 1 vòi hoa.
Mùa 2014 nhiều cây trổ hoa mùa đầu tiên, dù vậy mỗi cây có 2 vòi hoa và có 1 cây ra 3 vòi hoa.

Thật thú vị khi nhận ra những khác biệt của lứa hoa lai (mà lúc thụ phấn lại quên không ngắt bỏ tua nhụy - đã có nói trong bài TRỒNG LAN HUỆ BẰNG HẠT)
Gọi hoa cam có sọc trắng là hoa mẹ vì chúng được thụ phấn của hoa màu đỏ
SO SÁNH các hoa lai giống 
MANG NHIỀU ĐẶC ĐIỂM CỦA HOA CHA (lấy phấn hoa từ hoa màu đỏ)
- màu cũng đỏ nhưng không thật đậm như hoa cha.
- hình dáng của cánh hoa gần giống như hoa cha.
- cánh hoa nhìn tưởng như trơn hơn ( vì các gân sọc màu đỏ hơi sậm hơn màu của cánh hoa đôi chút nên tưởng cánh hoa phẳng không nhiều gân)

Gần như là hoa đỏ, cổ họng hoa màu đỏ đậm, củ Lan Huệ này giống hoa cha nhiều.
bông HOA MÙA CŨ VÀ bông HOA MÙA MỚI
hình bên trái, mùa đầu - 1 vòi bông //  mùa hai - 4 vòi bông (h. bên phải, góc phải)
20/9/2013                                02/10/2014
.mùa thứ hai , hầu hết củ lan huệ đều nhảy thêm nhiều con. Chúng đã trở thành bụi Lan huệ rồi. Đây là hình bụi hoa ở góc phải của hình bên trên. Bụi này đã trổ 1 vòi bông vào mùa trước, mùa này có 4 vòi bông và mang đặc tính của hoa cha nhiều hơn.


VẪN CÓ GIỬ VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA HOA MẸ

--hình thể của cánh hoa giống hoa mẹ
- Cánh hoa có nổi rõ gân sọc trắng xanh như hoa mẹ
- Cổ họng hoa mang màu xanh của hoa mẹ
- cánh hoa giảm màu trắng mà thay vào bằng màu cam đậm chiếm gần hết cánh hoa
- tua nhụy và bao phấn màu đỏ giống hoa cha
Tóm lại, hoa có sắc màu hoàn toàn mới lạ hơn so với cha và mẹ.

Tong vài ngày tới sẽ có thêm hoa nở. Thật thú vị khi chờ đợi hoa nở và săm soi điểm khác nhau của các hoa lai giống. Bây giờ post sốt dẽo, mai mốt sẽ bổ sung thêm.
GÓC 8 LINH TINH:
Thấy chồng đứng ngó ra hàng hoa Lan Huệ, zợ iu hỏi chồng  'anh ơithấy hàng hoa lai có gì khác hoa cũ không anh'
- 'Cũng thấy i như cũ, vẫn toàn màu đỏ'
hic.. cha đỏ, mẹ cũng có đỏ thì con làm sao mà vàng được hỡ chàng iu.
 Vậy đó, chỉ có những người yêu thích trồng trọt mới bỏ công chăm sóc, bỏ công ngắm nghía và bỏ công chia sẻ những nhận xét đôi lúc thiệt là lẩm cẩm như tui đây... hì.. hì...

Bạn,
 Gieo lan huệ rất dễ và chăm sóc cũng đơn giản. Chỉ cần gieo trong nước, khi lá mầm ra dài khoảng 3-5cm thì trồng ra khay, vỉ đựng thịt/ takeway, sau 6 tháng thì trồng ra đất và chờ chúng ra bông. Tụi lan huệ con này có thể chịu đựng được nước ngập đáy chậu. Tưới nước ào ào chúng vẫn không hề hấn gì. Tóm lại Lan huệ rất dễ gieo trồng. Bạn thử đi, vui lắm. 
Tui chẳng chăm sóc gì thì nó cũng ra bông, có lẻ chúng nhờ ăn ké phân của bụi hoa hồng mà lớn nhảy ra thêm nhiều củ mới để rồi mùa mới chúng có thêm nhiều bông.
lylys 10-2011 cha

3200 búp hoa
3526 chị cả 3280 tua nhụy giống cha 3294cổhọng giống mẹ macro 22-10canh như mẹ
 27 , 3528 em hai
29 , 2530 em ba
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...