Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

145. CÓ PHẢI TRỒNG RAU SẠCH LÀ KHÔNG BÓN PHÂN?

Bài cùng chủ đề:

Đó là nội dung trao đổi mới nhất với người quen.

Chị bảo: "chị trồng rau sạch nên hoàn toàn không bón phân gì vào đất, chỉ tưới nước"

Chị ấy chỉ đám rau răm xanh non, bụi cà bi đang ra quả bảo: "đấy, chẳng bón phân gì, chỉ bỏ cỏ mục và tưới nước".

Chỉ bụi cà chua hỏi: "trước đây chỗ này có trồng cây cà chua?

Chị đáp: Không, chỗ này trước đây trồng đậu que và đậu bún.

Chỉ cây ớt cao, trái lúc lỉu trên cành chị nói:" chỗ này năm rồi trồng cà chua èo uột , thấy cây ớt mọc tốt nên không nhổ. Không bón phân, chỉ có cỏ mục, mà nó tốt như vậy và cay lắm. 


Chị ấy không biết là những cây rau đậu mà chị tin là không cần bón phân vẫn tốt, năng suất cao là do có sự luân canh và cỏ để hoai mục chính là phân hữu cơ

cho nên:

- trong đất nơi đó còn đủ số Đạm/Ni tơ cung cấp cho nhu cầu của cây đang trồng nên chỉ tưới nước là chúng mọc tốt & cho trái. 

- hoặc trong đất ấy trước đây trồng cây họ Đậu, Đạm/ni tơ tích lũy trong các nốt ở rễ. để dùng dần nên không hút hết Đạm trong đất giúp đất không cạn kiệt chất Đạm.

Trong thực tế, cây trồng nào cũng cần Đạm để nuôi cây. Cho nên muốn cây trồng tốt phải có bón phân hợp lý. Bởi sau 1 vụ cây trồng nơi đó đã tiêu thụ có khi hết cả chất dinh dưỡng mà cây trồng sau nó cần đến.

Ví dụ như khoai tây- chỗ đất nơi trồng khoai tây sẽ bị cạn kiệt chất Đạm/ Ni tơ. Nếu tiếp theo đó trồng cà chua thì việc không cung cấp đủ Đạm/ ni tơ thì cà chua sẽ không tốt, dễ bị sâu bệnh, trái bị hư thối. 

Rau/ trái cây sạch là hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích... nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau/ trái cây.

Tóm lại, trồng rau sạch là:

- vẫn bón phân nhưng phải có chọn lọc và nắm vững nhu cầu của từng loại rau đậu để bón đúng loại, đúng hàm lượng, đúng thời điểm thì mới thu được kết quả tốt nhất. 

- tránh xa thuốc trừ sâu, thuốc kích thích . 

- đất sau khi trồng bất kỳ loại rau nào thì cũng cần được "nghỉ ngơi chờ nạp năng lượng "- tức là phải cuốc xốc đất lên vừa để phơi nắng vừa loại bỏ rễ của cỏ dại đồng thời cho đất ngưng làm việc để tái tạo Đạm/ Ni tơ bị hao hụt và BỔ SUNG thêm nguồn Đạm thông qua việc trộn lẫn phân hữu cơ vào đất.


Nhà vườn gọi đó là bón lót

Bón lót giúp làm xốp đất, tạo môi trường thích hợp cho vi sinh vật có ích (giun đất/trùn....) sinh trưởng làm cho đất ngày càng xốp và giàu đạm. NHƯNG phải trộn phân hữu cơ với đất theo tỷ lệ nhất định  tùy theo nhu cầu của từng loại rau và nhu cầu của từng thời điểm để quyết định tỷ lệ phân hữu cơ và phải được ủ từ 10 đến 15 ngày

Phân hữu cơ gồm:

-phân chuồng hoai mục - phân bò, phân gà, phân dê...hoai mục, phân trùn quế, 

-phân xanh hoai mục - cỏ, lá cây để cho mục

-rác nhà bếp để hoai mục- vỏ trứng, vỏ chuối, vỏ tôm tép.

Phân hữu cơ được bón bằng cách trộn ĐẤT với các phân chuồng & phân cỏ & rác nhà bếp HOAI MỤC được ủ 10 đến 15 ngày.

Phân vô cơ cũng cần dùng để bón cho cây trồng cho một số cây như cà chua nếu gặp đất trồng nghèo dinh dưỡng hay có quá ít phân hữu cơ (điều này chỉ gợi ý chứ không khuyến khích). Cũng cần phải bón phân vô cơ đúng thời điểm, đúng hàm lượng và đúng loại nhưng với liều lượng vừa phải để đất chậm thoái hóa.

LƯU Ý:

1/ KHÔNG BÓN phân hữu cơ khi rau ở giai đoạn phát triển

2/ Phân Đạm phải pha loãng trước khi tưới và tưới lúc mát trời vào những ngày mát mẻ.

3/ Phân chuồng phải ủ cho hoai mục. 

4/ NGƯNG BÓN PHÂN VÔ CƠ  15 đến 20 ngày trước khi cắt ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Đây chỉ là ghi nhận 1 vài mùa trồng nên chưa biết đúnh hay sai.

Ớt: trong mùa đầu tiên trồng trên đất mới dù không bón phân vô cơ và hữu cơ thì vẫn tốt và cay.

Những mùa về sau muốn ớt tốt phải bón thêm phân chuồng hoai mục như phân gà thì ớt mới mong cay, còn nếu không bón phân hữu cơ hoai mục thì ớt kém cay so với mùa đầu tiên.

cây ớt mùa thứ 2 trồng ở sát hàng rào, nơi chưa bao giờ trồng ớt và chỉ tấp cỏ khô vào gốc,

 có lẽ bị bồn nước che ánh sáng nên nó cao hơn hàng rào 1.8m. .... gốc tới ngọn dám chừng khoảng 2.5m.

Mùa này ít trái hơn mùa trước vì không bón cỏ mục, vậy mà hái trái cả rổ luôn.

(hình chụp lúc đã hái bớt trái)

Đến mùa thứ 3 thì nên trồng ớt mới ở chỗ đất mới (không trồng cây ớt con trên đất cũ, nếu muốn trồng tại vị trí này thì cần phải bón lót với phân hữu cơ.

Cà chua: 

-Tương tự như Ớt, cà chua chỉ tốt, cho trái nhiều, không bị bệnh lá & rụng trái khi được trồng 1 mùa trên đất mới. Đến mùa 2 nếu vẫn trồng cà mới trên đất này thì phải bón lót và phải bón thêm phân vô cơ thì mới tránh được bệnh trên cây cà chua.

-Bón phân vô cơ giàu Kali, cà chua trở nên ngọt.

Rau húng cây/húng lủi: phải trồng lại sau 2 mùa để tránh bệnh rỉ sét và bệnh rổ lá, lá bị bạc lâm nhâm trên mặt lá. Tốt nhất là cắt ăn hay cắt tỉa lúc rau tới lúc thu hoạch

- Rau Răm: bón phân cỏ hoai mục, trồng trên đất ẩm và đặt chỗ nhận nắng sáng.

- Tía Tô, Kinh Giới: trồng trên đất ẩm, thích phân cỏ, đất xốp. Phải luân phiên vị trí trồng thì tránh được lá bị lâm nhâm trắng trên bề mặt lá và giảm côn trùng ăn lá.

=====

Mời click vào xem bài của tháng 2/2023

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

144. Tôi tập viết (1)- TỪ BỮA CƠM GIA ĐÌNH

Đây là góc tôi ghi cảm nghĩ của tôi sau những trao đổi cùng bạn bè/người thân/ hoặc cảnh tôi trông thấy quanh tôi.

===

TỪ BỮA CƠM GIA ĐÌNH

Gia đình Việt hay gia đình Việt gốc Hoa đều có chung nếp sử dụng đũa muỗng chén.



Trong mâm cơm , nếu gia đình có 4 người, nếu bữa cơm ngày đó có món canh - kho - rau... thì mỗi món chỉ dọn 1 phần tức là 1 canh, 1 kho, 1 rau.. - 4 cái chén - 4 đôi đũa -1 cái muỗng để múc canh.

-" em luôn dọn thừa ra vài đôi đũa và vài cái muỗng

-" em hướng dẫn con sử dụng các đũa dư ấy để gắp thức ăn trong phần ăn chung trên mâm, các muỗng dư để các con dùng riêng để tránh dùng muỗng chung để húp canh, và dĩ nhiên muốn húp canh thì phải múc ra canh ra chén của mình. 

-" chồng em cáu, bảo cầu kỳ 

-" em giải thích _ mùa Đông xứ lạnh dễ bị cảm cúm, cách dùng đũa riêng để gắp thức ăn là cách tránh vọc đũa cá nhân vào thức ăn giúp hạn chế lây lan cảm cúm. ... Nhà có người bệnh mũi mãn tính thì cách này cũng tiện.

- " chồng em quạu, _vậy là tui hủi, phải tránh như tránh hủi sao?

-" không, em dạy con 2 vấn đề: 

A: Trong nhà: em dạy con kiến thức về khoa học thường thức, về cách phòng tránh lây lan cảm cúm thông qua cách dạy sử dụng đũa muỗng riêng để gắp thức ăn. Em chưa hề đá động với con về căn bệnh của anh.

B: Ngoài ngõ: em từng bước dạy con vài cung cách thanh lịch trong bữa ăn bằng cách giúp chúng có thói quen để khi gặp tiệc tùng chúng không lạc lõng hay va vấp.

-"chồng em bảo: _'cầu kỳ, đua đòi học làm sang, nhìn trong video tụi Tây đi du lịch mà coi cách chúng ăn uống, có phải là ăn nhồm nhoàm, bạ đâu ăn đó, có khi bóc lủm ....

- "em bảo:

 _ 1 góc không thể hiện văn hóa của 1 nước 

_ so sánh phải tương đồng, cách anh so sánh như vậy mang tính chống càn chứ không mang tính xây dựng 

_ du lịch bụi phủi > không gian& tiện nghi sinh hoạt& thời gian hạn hẹp cho nên đa phần người du lịch bụi cố gắng hòa theo nếp nơi họ đến. Vấn đề là họ có thích cung cách như thế hay không? Vấn đề là họ có khoái cung cách sống như thế không? Và có ai biết được họ đánh giá ra sao về cung cách/ lề thói của những nơi như thế không? Họ có đánh giá cao hay đề cao cung cách sống như thế không?

Chúng ta ở thế hệ gọi nôm na là trung chuyển giữa thế hệ cũ và mới cho nên ảnh hưởng nếp sống xưa của ông bà & cha mẹ vẫn còn trong nếp nghĩ.

Con chúng ta sinh ra trong thế kỹ mới, trong một đất nước xa nữa vòng trái đất với quê cha của cha mẹ

Chúng ta có trách nhiệm gìn giữ những điều tốt của người xưa và giúp con cái tiếp cận với những thay đổi của thời điểm chúng đang lớn lên từng ngày.

Do đó, bữa cơm gia đình có lẽ không chỉ là bữa giúp no bụng.

Do đó, có lẽ bậc làm cha mẹ cũng nên tháo bỏ dần những tâp quán cũ không còn phù hợp với thời điểm hiện tại để giúp đứa con hội nhập nếp sống của thời đại hiện tại. 

(ví dụ: vùa nhai vừa nói chuyện, dùng muỗng dùng chung để húp nước canh, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác, rít răng.....)

===

Bài thuộc chủ đề giáo dục 




143. CHUYỆN CÂY ĐÀO

 Chuyện cây Đào.

Cây Đào trồng từ nhánh chiết cành.
Hoa đẹp,
Trái thì có nhưng rụng lúc nhỏ
Có năm cũng thấy được 2 trái núp kín trong chòm lá
nhưng còn xanh mà rụng... bởi có giòi.

Năm nay, cây Đào có nhiều bông hơn mọi năm. 
Hết mùa bông - có lẽ đó là đặc điểm để tự bảo vệ trái - các trái đào ẩn kín trong chòm lá.
Đến khi trái lớn, màu xanh non nhạt làm trái nổi rõ trong sắc lá xanh sậm, mới hay Đào có rất nhiều trái.
Nhìn chùm trái lớn từng ngày mà mê. Lúc đó mới nhớ việc bao che.



Bao che kín mít.
Trái vừa ửng rám.
những trái này bị cắt vì có dấu úng thối
chỉ chụp mặt đẹp để cái ly bên cạnh để biết kích cỡ của trái.

... rụng... rụng.. rụng
Có lẽ do bao hơi trễ, chứ vải lưới lỗ nhỏ được bọc kín mít, ruồi trái cây không chui qua được.

Trái tự rụng....
... hic... bởi có con sâu đục cuống.
Trái tự rụng ... không thấy dấu bị sâu hay giòi
... hic.... chẳng hiểu nguyên do bởi chẳng thấy " gò má ửng hồng" 
đây là những trái có gò má ửng hồng
Nhặt trái vô nhà...
.. không ai buồn xơi.
Mùi Đào chín thơm ... thơm lắm
.... hu.. hu... chua lè.
Trái ở dưới cùng của hình là trái không một tì vết và không có dấu rám hồng mà cũng rụng.

Mấy trái có thấy con sâu có lẽ có bướm đậu vô trước khi được bao.
Mấy trái không có dấu hiệu gì mà rụng dám hông chừng do tưới mỗi ngày trong thời điểm đang già chờ chín nên chúng bị thừa nước mà rụng chăng?
Còn vị chua thì có lẽ cây đào tự lớn chứ không bón phân gì hết (có lẽ Kali trong đất không đủ để  ncung cấp cho cây Đào nên trái Đào có vị chua chăng?
Mà cũng không biết đây là loại Đào để ngắm hoa hay ăn trái? Vì ăn trái lúc mới bẻ xuống vẫn xốp mềm không cứng như Đào mua ở shop.

Ôi còn nhiều vướng mắc cần phải tìm hiểu thêm. Mong quý bạn có kinh nghiệm về trồng Đào chỉ dẫn thêm nhe. Rất cám ơn quý bạn.

====
MAY LƯỚI BAO CÂY
hình B
Tiệm vải ở đây có bán loại vải voan lưới - vải voan lưới cứng tạo phồng vày công chúa- khổ 1.8m

Vải lưới loại cứng này thì vào nước vẫn y không bị mềm rũ.

Cây Đào này  chỉ cần gập đôi khổ vải lưới để may là đủ bề hoành của thân cây. Chỉ cần mua vải lưới đủ độ cao của cây.

May tay.

Có thể chọn may  bao lưới kích cỡ phù hợp với chùm trái để bao thành từng chùm rất tiện lợi.



Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2023

142. HOA TRƯỜNG XUÂN

Má tôi rất thích hoa Trường Xuân. Có lẽ do cái tên gọi "Trường Xuân". Nhà Nội tôi thì kêu là Bông Dừa.


Qua xứ nói tiếng Anh thì Bông Dừa/ hoa Trường Xuân được gọi là Periwinkle

Đó là loại hoa lưu niên, có thể sống rất nhiều năm, có thể cắt tỉa để tạo dáng.

Loại hoa này có thể thích nghi với nhiều miền khí hậu khác nhau, không đòi hỏi chăm sóc, có hoa hầu như quanh năm và nếu chăm sóc tốt cây cho tán hoa rất rộng.

Bụi bông này ít được chăm sóc nhưng có lẽ nhờ ăn ké phân bón với cây hoa hồng
Hôm Tết bụi bông rất đẹp nay bớt đẹp rồi.

Hoa được trồng bằng hạt và giâm cành.

Giâm trong đất ẩm.
giâm cành trong nồi, đất sền sệt, để chỗ ít nắng,
hic... trời mưa nước ngập, trong nồi chưa lúc nào ngớt nước
không biết có phải vì vậy mà 2 ngọn hoa đều thối
mà cũng không biết có phải do không cắt bỏ hoa nên ngọn bị mất sức gặp ngập nước nên thối.
Kết quả

Nếu bạn thích trồng hoa nhưng bận rộn không thể chăm sóc, hãy trồng bông Trường Xuân - rất dễ trồng, không đòi hỏi chăm sóc, có bông quanh năm.

Bông này bạn của tôi gọi là Bông Dừa Cạn. Tên tiếng Anh là Periwinkle 

Nhớ chuyện ngày xưa.

Nhớ kỷ niệm với Nội 

Nhà của Nội - một nhà xưa - từ ngõ vào tới thềm ba rất xa. Hai bên lối vào nhà trồng một dãy bông Dừa sáng rực cả lối đi. Tên của cô tôi là Dừa.

Tên của cô tôi - tên khai sinh của cô tôi là Xuân , khi người chòm xóm nói rằng bà tên Xuân. Từ khi đó Nội kêu cô là Dừa chứ không kêu Xuân. Lớn lên cô tôi không thích tên Dừa nên hay nhắc lại để càm ràm. 

Nội nói "bông Dừa sáng rực và dễ trồng... bởi vậy mầy dễ nuôi, mặt mày sáng láng dễ coi." 

Không biết bông Dừa có vận vào số phận của cô tôi hay không nhưng, cô Dừa đẹp nhất nhà và đường hậu vận tốt hơn các cô .

Nhớ lời Nội kể: bông Dừa/ bông Dừa Cạn/ hoa Trường Xuân  là cây thuốc nam nhưng lâu quá tôi quên là để trị bệnh gì.

Tìm hiểu qua Google 

*với từ khóa " cây hoa dừa cạn chữa bệnh gì" cây bông Dừa Cạn như hình chụp này

hình A

thì thấy một số trang tiếng Việt ghi rằng đó là bài thuốc dùng kèm với một số thảo dược khác trị ung thư, cao huyết áp, rong kinh, mất ngủ, bệnh lỵ.... nhưng khuyến cáo không dùng cho người mang thai và huyết áp thấp và khi dùng phải hỏi ý kiến thầy thuốc hay chuyên gia

** với từ khóa " Is periwinkle poisonous"các trang ghi bằng tiếng Anh có hình kèm theo y như hình A , thì thấy ghi và tạm dịch như sau:

Tất cả các bộ phận của cây đều độc nhưng không có triệu chứng rõ rệt nếu ăn một lượng nhỏ. 

Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, có triệu chứng tổn thương thần kinh, nhức đầu và ảo giác. 

Cảnh báo: Tìm kiếm sự chăm sóc khi thấy các triệu chứng khác thường với mức độ cao thì nên đế cơ sở y tế để kiểm tra để  chăm sóc kịp thời.

LO LẮNG: 

Từ 2 nguồn ngôn ngữ ghi cùng một loại cây cho 2 ghi nhận khác nhau về dược tính của cây bông Dừa/ Bông Dừa Cạn bỗng lấn cấn hoang mang:

- có phải vì cách dịch tên Periwikle sang tiếng Việt là hoa Dừa Cạn nên ghi nhận về độc tính/ về dược tính của hoa Dừa Cạn khác nhau?

- có nên ghi cảnh báo dược tính của hoa Dừa Cạn để người dùng DÈ DẶT khi chọn cây Dừa Cạn để làm thuốc nam trị bệnh theo hướng dẫn của một số trang đông y.?

Thật hoang mang. Bạn có biết thông tin nào hữu ích về hoa Dừa Cạn không bạn?

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2023

141. BÓN PHÂN - HIỂU SAO CHO ĐÚNG?

 Em gái khoe, thằng Út mua cho hộp phân NPK để bón rau. Ôi kết quả tuyệt vời, lâu nay không biết để mua. Em vừa mới bón cho bưởi, hồng, rau... em rải hết sân hết hộp phân luôn.

Xem phần Analysis phía sau hộp phân mới hay em đã bón chưa đúng cho vài loại cây và hiểu chưa đúng về việc bón phân.

Hôm trước, em bảo 'hộp NPK này bón cho mướp ra toàn là lá, chị đừng mua hiệu này nhen'.... 

hic... đã chỉ cho em xem phần Analysis phía sau hộp phân... đã chỉ rằng N tới 17.4%, bón rau hoặc cây ăn lá thì tốt hơn loại cây ăn trái.

Đã kể chuyện này trong bài số 57.   CHUYỆN PHÂN BÓN

Té ra em bón phân mà chẳng hiểu gì hết.

Hỏi ra mới hay, ai cho phân bón, em cứ bón theo ý em chứ không xem hướng dẫn sử dụng. Nếu thấy một số cây xanh tối là em bắt chước mua y những nhản hiệu mà em được mua tặng để bón theo kiểu của em.

- - -

Ghi chép cho em đọc về chuyện bón phân sao cho đúng để không hại "sức khỏe" của đất trong khu vườn, cho cây trồng (bởi không phải bất kỳ loại rau nào cũng cần phải bón phân vô cơ/NPK) và cho sức khỏe của người dùng (bởi nếu bón rau bằng phân vô cơ tỉ như NPK loại chậm tan thì phải chờ 15 ngày sau khi bón mới được cắt ăn để tránh ngộ độc vài chất trong phân vô cơ còn tồn đọng trên lá rau).

Đây là loại rau chỉ cần phân cỏ hoai mục, đất ẩm và chiu rập 

(tức là núp dưới bóng cây hoặc nhận nắng vài giờ trong ngày.)


1/ Rau hay cây ăn trái đều cần phân bón hữu cơ và vô cơ nhằm giúp cây có đủ dinh dưỡng để phát triển hay ra hoa kết trái.

2/ Tùy theo "nhà ở" của chúng [ tức là đặc tính của khu đất đang trồng cây - đất kiềm/ đất acid] mà mỗi loại cây ăn trái hay rau đều có "nhu cầu" [ cây con, cây trưởng thành.... cây thích hợp loại phân bón nào cho mỗi đợt sinh trưởng...] riêng. Do đó phải biết:

i/ biết độ pH của đất để biết mức độ kiềm hay acid cao hay thấp nhằm chọn loại cây thích hợp mà trồng nơi đó hoặc để bón những loại phân bón giúp giảm hoặc tăng độ pH trong đất cho đất thích hợp với cây trồng nơi đó như:

  - Đất sét hay đất cát cần bón phân hữu cơ để cải tạo đất.

  - Đất chai cứng, cằn cỗi/ bạc màu/ cần phân hữu cơ để vừa làm cho xốp đất vừa cải thiện mức dinh dưỡng của đất.

  - Đất phèn/ đất chua không bón các loại phân có tính acid 

  - Đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.

ii/ trong  từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, cây ăn trái cần lương NPK với tỷ lệ khác nhau . 

Nếu ở giai đoạn cần kali để thúc đẩy ra hoa đậu trái mà bón phân đạm thì chỉ tốt lá không hoa hoặc có hoa nhưng không đậu trái.

  - Giai đoạn đầu lúc cây còn nhỏ đến lúc sắp trưởng thành : bón NPK giàu lân /phosphorus và đạm / nitrogen.

  - Các giai đoạn sau đó bón NPK  nhiều đạm và giàu kali 

3/ Cần nắm rõ nguyên tắc bón phân - bón đúng loại; bón đúng liều lượng; bón đúng lúc; bón đúng cách.

4/ Phải hiểu rõ đặc tính của từng loại phân hữu cơ hay phân vô cơ để quyết định chọn cách thức bón cho phù hợp. Do đó cần đọc nội dung in trên bao bì/ hộp chứa để biết phân bón dùng cho loại cây gì, liều lượng sử dụng, thời điểm bón phân.. Bỏ qua thói quen chỉ nhớ hình hay coi hình mà mua phân bón.

5/  Phải nắm rõ cách thức bón phân - bón trên bề mặt; bón lót dưới mặt đất; bón bằng cách phun lên lá 

GHI NHỚ: đọc kỹ Analysis in ở mặt sau của bao đựng hay hộp chứa.

- Cây cần lấy lá: cần nhiều đạm /N, 

- Cây lấy củ, ăn trái, tăng độ ngọt của trái: cần nhiều kali /K

- Cây họ đậu: cần nhiều lưu huỳnh / S để giúp tăng năng xuất 

-- Trong bất kỳ giai đoạn nào của cây trồng cũng không nên bón quá mức. Do đó phải đọc kỹ hướng dẫn được ghi trong bao bì đóng gói ( bón ít hơn thì mức độ đạt hiệu quả không thật cao như mong muốn nhưng không làm hại cây, còn bón vượt hướng dẫn có khi làm cây còi cọc hoặc chết cây. )


Tóm lại:

1/ không phải chỉ nhìn kết quả trồng trọt của nhà vườn khác mà bón những loại NPK y hệt.

2/ phải hiểu về cây, về nhu cầu của cây, về đất cho cây sắp trồng/ đang trồng, để biết cây hay đất cần bổ sung thêm chất gì 

4/ phải hiểu về phân bón , khả năng đáp ứng nhu cầu của cây và của đất trồng.

5/ phải

 theo dõi sự phát triển để ghi nhận các diễn tiến của quá trình phát triển của cây để tìm ra "bí quyết" bón phân thích hợp với khu vườn nhỏ của mình.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2023

140. CHUYỆN TÉ CỦA NGƯỜI GIÀ

 Hôm nay Cô tôi được xuất viện- Cô bị té trong phòng tắm, nhập viện từ trước Tết.

Cú té làm Cô bị khâu 4 mũi trên đầu, và bể xương chậu.

Cậu tôi, Má tôi, Ba tôi cũng đã bị té trong phòng tắm. Tôi ghi bài này để các bạn có cha mẹ có tuổi cần lưu ý để giảm thiểu nguy cơ rủi ro.

Người cao tuổi rất dễ bị té và thường là té trong phòng tắm. Nguyên nhân vì đâu?

NGUYÊN NHÂN: thường xãy ra do:

- Loãng xương ở người cao tuổi/ người ăn chay trường.

- Bệnh tiểu đường

- Yếu cơ, cứng cơ, co cứng cơ (một kiểu hay xảy ra là bị vọp bé vặn cứng cơ dột ngột gây mất thăng bằng), cứng khớp, thoái hóa khớp làm cho hoạt động đi đứng không bình thường dễ gây té 

(như ba tôi hơn 90 tuổi, ông ngồi suốt ngày, ông không chịu vận động nên các khớp và các cơ bị cứng và yếu dần cho nên khi bước đi chân không duỗi thẳng được, phải vịn nương vào khung tập đi của người già mới đi được. Những người như ba tôi rất dễ bị té ngã dù có nương theo khung tập đi.)

- Rối loạn thăng bằng khi đi đi đứng tức là có lúc quá trình xử lý thông tin từ não bộ đến các cơ có chức năng giữ thăng bằng bi gián đoạn làm cho mất phương hướng / đi đứng loạng choạng dễ té ngã... hoặc ý thức cố gắng tránh chạm vật gì đó nhưng thường là càng cố gắng tránh thì không tránh được ví dụ như muốn đặt chân xuống đất nhưng chưa chạm đất mà cứ ngỡ là đã chạm đất nên buông lỏng tư thế tạo ra sự mất thăng bằng hoặc có ý và có tập trung để tránh va quẹt vào cánh cửa hay vách tường nhưng lại va chạm vào tường vào cánh cửa.

- Người hay bị chóng mặt.

- Có khi là bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc. 

( thuốc tim mạch có thể khiến mờ mắt hoặc suy giãm nhận thức -> rất dễ té ngã

( thuốc lợi tiểu có thể dẫn tới nguy cơ tăng huyết áp, chóng mặt, choáng váng -> rất dễ té ngã

( thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần làm ảnh hưởng đến  khả năng giữ thăng bằng; làm buồn ngủ

( thuốc trị dị ứng 

- Người có tiền sử bị té ngã. 

Còn một nguyên nhân nữa _ đó là đột quỵ. Đột quỵ trong phòng tắm đôi khi do cách tắm. Tôi sẽ ghi ở stt khác.

CÁCH PHÒNG TRÁNH

- Lắp đặt các thanh nắm/ tay vịn trong phòng tắm và phía ngoài chỗ tắm để khi bước vào hay bước ra khỏi chỗ tắm là có chỗ vịn.

- Lắp vòi nước để có thể sử dụng theo ý thay vì vòi nưới hoa sen.

- Lắp đặt chuông để gọi khi cần

- Đặt sẵn ghế ngồi tắm điều chỉnh cho vừa với tư thế ngồi của người già.

- Lắp đặt ghế ngồi bên ngoài chỗ tắm kế bên chỗ mắc quần áo để ngồi mặc quần áo.

- Khăn lau nhỏ phải móc gần chỗ ngồi tắm để lau cho khô người trước khi rời ghế tắm

* Tạo thói quen 

1/ BƯỚC ĐI CHẬM, LÚC QUẸO GÓC THẬT CHẬM. 

2/ VIN TAY VỊN KHI BƯỚC VÀO HAY BƯỚC RA  KHỎI PHÒNG TẮM.

3/ LAU KHÔ NGƯỜI TRƯỚC KHI BƯỚC RA KHỎI CHỖ TẮM. 

4/ NGỒI ĐỂ MẶC QUẦN ÁO.

Đối với nguòi già trên 80 tuổi, tốt nhất là có người giúp tắm dùm hay ở cạnh để ngó chừng mà giúp dưa khăn, dắt vô ra chỗ tắm....

Ở Úc hiện nay người cao tuổi trong diện người già Pensioner/ người được hưởng trợ cấp có thể xin người đến trợ giúp (như: lau dọn nhà cửa, đi chợ, tắm....)



Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

139. CHUYỆN TRỒNG SẢ.

 TRỒNG SẢ

Trong hiểu biết của tôi, 

-Sả chịu mát, ẩm, phân cỏ hoai mục.

-Bón phân cỏ hoai mục thì Sả mập mạp xanh tốt. 

-Sả thích hợp đất luôn ẩm và thích nhận nắng sáng.

-Nếu thường xuyên đánh lá Sả sẽ nảy nhiều tược/ tức có nhiều cây Sả ( như người ta đánh lá mía để bụi Sả luôn thông thoáng)- Trước đây 1 tuần, bụi Sả này đã cung cấp Sả cho nồi cari, mấy mẻ thịt ướp nên nay chỉ còn bấy nhiêu.

hình A

-Sả hay bị bệnh rỉ sét tức là mặt sau của lá có nhiều khoảnh vàng như màu nghệ, mặt trên lá như bị cháy xém (xem hình B). > cắt bỏ hết lá thì Sả sẽ ra lá mới.

Thường xuyên bổ sung cỏ 2 nắng lên gốc sau mỗi lần đánh lá coi như một kiểu bón phân và giúp giữ ẩm (cỏ 2 nắng tức là cỏ cắt xong để chỗ nắng 2 ngày. Sở dĩ có vụ cỏ 2 nắng là do ông cắt cỏ không chịu để cho hoai mục mà cứ hễ cắt cỏ là đổ đại vô một chỗ nào đó trên gạch nơi ổng muốn đổ cỏ và bất thình lình ổng sẽ cào hết đổ vô các gốc cây nên phải xí phần trước bằng cách chờ cỏ héo mặt mới hốt tủ lên gốc Sả cho an toàn khỏi lo gì.) .

Do đất ẩm nên gần như tôi không hề tưới bụi Sả duy nhất còn lại trong sân. Có lẽ nhờ lớp cỏ giúp giữ thêm ẩm nên nó như trong hình A

LAN MAN CHUYỆN TRỒNG SẢ

1/ Chuyện xin Sả:

Người bạn lại xin Sả để trồng. Đã cho hai bạn ấy mấy lần hồi trong sân còn vài bụi Sả, nên úc đó bứng cho mấy bản rất thoải mái kiểu vừa bứng cho cây trồng vừa kết hợp cho Sả để ăn.

hình B
Mấy năm gần đây không khỏe nên không trồng trọt gì. Đám Sả còn chừa lại nằm trên đất khô, gặp nắng chiều nên lụi dần. Thấy vậy nên mỗi lần cắt Sả để ăn đều giâm gốc để trồng lại.

Lần mấy bản ấy xin Sả mới nhất cách đây 1 năm. Nhà không còn cây Sả nào ra hồn. Dù vậy vẫn vét những tược Sả mới giâm vừa lên lá dài đầu tiên để  cho mấy bản. Còn lại 2 tượt rất còi cọc, nên đem ra chỗ đất ẩm sát rào để trồng.

2/ Số phận 2 bụi Sả còi cọc:

Hai bụi Sả con vừa có dấu hiệu sống thì bị anh xã dời đám ngói đè chồng lên 1 bụi nên nó hô biến không kịp nói lời chia tay với tôi. Rồi tới đám hột Tía Tô theo nước mưa chảy mà mọc um sùm che khuất bụi Sả còn lại.

Hôm Tết, mấy bạn ấy lại xin Sả để trồng. Anh xã bảo đừng cho nữa còn 1 bụi để cho mình đi. Mấy em đó không cố gắng trồng thì mình cũng không nên vét hết của nhà để cho.

Thiệt không hiểu sao mà mấy bạn ấy không trồng được Sả dù đã chỉ cách trồng như đã ghi ở đầu bài.

3/ Chuyện vui cười về 2 quan điểm trồng Sả:

Tuần rồi, xin em gái 3 bụi Sả nhỏ để cho 2  người bạn xin Sả hôm tết.

Lần này tôi trồng sẵn vô chậu cho thật bén tốt mới đem cho.

Anh xã bàn để lại 1 bụi cho ở nhà và trong lúc tôi trồng vô chậu cho bạn thì ảnh cuốc trồng bụi Sả.

Hai vợ chồng 2 cách trồng khác nhau.

- Chồng chỉ dùng cỏ hoai mục bón lót ở gốc và bón dưới lớp đất và nắm bụi Sả lại thành 1 chùm. Không ủ lớp cỏ khô lên mặt đất để giúp giữ ẩm.

- Vợ trồng theo cách cứ 1 lớp đất, 1 lớp phân cỏ hoai mục với tỉ lệ 3 đất 1 cỏ, trên cùng sẽ  ủ cỏ khô để giữ ẩm. 

Để các cây Sả tách rời cho chúng có chỗ để nảy tượt, tôi chèn cỏ khô hoai mục giữa các cây Sả. 

Anh xả cười quá chừng, nói "cho người ta mà đổ công quá xá, ớn bà thiệt, Sả dễ trồng mà tốn công làm chi"


He.. he.. Hãy đợi đấy, xem cách nào trồng nào tốt hơn nhe.


Thứ Hai, 20 tháng 2, 2023

138. CHUYỆN GIÂM CÀNH HOA CÚC.

 Hôm 18/1/2023, nhằm 27 Tết,  mua hoa Cúc về chưng. Thích màu hoa và thích kiểu hoa nên lúc cắm bông đã cắt 1 đoạn để giâm thử.

Thử giâm cành cầu may chứ không hy vọng nhiều.

CÁCH TÔI GIÂM CÀNH

Chuẩn bị sẵn chậu chứa nước với mực nước khoảng 3cm. (tui đây để bao nilon vào hủ rồi mới châm nước vào, mặc dù hủ đã được rửa sạch yogurt nhưng vẫn sợ các tạp chất còn "vương vấn" trên thành hủ làm ảnh hưởng đến cành giâm)

> Cắt đoạn hoa Cúc khoảng 15-20cm 

>> Vạt gốc góc 45 độ

>>> Cắm nhanh vào nước sao cho cành giâm nằm nghiêng, mặt vạt xéo úp xuống mặt đáy 

>>>>> Đặt chậu giâm cành hoa Cúc vào bao nilon nhưng không buộc kín, chỉ phủ lên phía cành giâm, để hở phần không có cành giâm > Để trên bệ cửa sổ nơi nhận ánh sáng gián tiếp khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ.

Đây là hình chụp lúc mang các cành giâm đi trồng.

Hình này nhìn thấy vị trí các cành nghiêng góc 

và thấy nước trong hủ không bị thối và không cao quá 1cm.

* do không hy vọng thành công, không chụp hình trong thời gian giâm cành nên chỉ chụp lúc sắp đem đi trồng.

KẾT QUẢ. sau 35 ngày  ngày cắm cành trong nước.

Tất cả 5 cành giâm đều có rễ nhưng không đều nhau.

Hai cành khác thường :
-ngắn nhất chỉ hơn 10cm (cành bên trái _cành này có 5 rễ nhưng rất ngắn)
- cành có gốc te tua. Những te tua đó là rễ. Cành này bị thử cạo cho trầy lớp da một đoạn)
Hình chụp gần của cành "te tua"
Cho thấy mực nước chỉ chạm 1cm phần bị róc vỏ nhưng vẫn thấy dấu nước ẩm trên phần róc vỏ. Có lẽ nhờ vậy mà nó không làm cho nước bị thối và giúp ra rễ.
Hình chụp gần của cành ra rễ nhiều nhất.
Hôm nay trồng ra đất. Vẫn còn chờ một may mắn.
Tôi sẽ cập nhật tình hình của 5 cành hoa Cúc này.

====
Nhận xét:
- Dường như vạt xéo gốc giúp cành giâm hút được nhiều nước để không bị khô và đủ sức ra rễ.
- Dường như để nước vừa đủ để cành giâm tiếp xúc với nước thì cành giâm không bị thối.
- Có lẽ khoảng 20 đến 25 ngày là có thể trồng ra đất vì lúc đó rễ chưa quá dài, chúng không bị gãy khi trồng vào đất.(như trong hình, rễ quá dài vì giâm tới 35 ngày.)

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2023

137. ĂN TRƯA VỚI BÒ NƯỚNG TÍA TÔ

Hôm qua món Bò nướng Lá Tía Tô xơi với bánh hỏi mở hành, nước mắm chanh tỏi ớt.

Trưa nay, chủ nhật, Bò nướng Lá Tía tô ăn với bánh mì nước mắm chanh tỏi ớt- vậy mà ngon.

Vật liệu:

A/ Ướp thịt trong 30 phút hoặc 1 tiếng với các vật liệu ghi dưới đây:

- 1 củ hành vỏ vàng băm nhuyễn phi với 2 muỗng canh dầu cho đủ chín vừa bắt đầu chứ chưa thật vàng, để nguội.

- 500gr Learn Beef mince

- 1 muỗng canh xả bằm nhuyễn

- 1 muỗng cafe tỏi phi/ Garlic Powder.

- 1 muỗng canh đường

- 1/2 muỗng cafe muối

- 1 muỗng nước mắm

- chút xíu bột Ngũ Vị Hương ( 1/8 muỗng cafe = cỡ đầu đũa ăn cơm, người nhà dị ứng với Ngũ vị hương nên chỉ dùng cho có mùi)

B/ Quấn thịt

- lá Tía tô rửa với nước hơi ấm để ráo cho mềm dịu dễ quấn.

-- một ít mỡ heo xắt sợi cỡ như chiếc đũa, dài cỡ vắt thịt đã vắt, số lượng1 hoặc 2 lát cho một cuốn thịt.  Cũng có thể xắt mở như hạt lưu trộn đều với thịt bò (như vậy thịt bò sẽ xốp hơn)

( không có mỡ thì thịt sẽ không béo nhưng không có không sao)

Nếu không thích mỡ heo thì thay bằng carot - 1 củ carot cắt đoạn cỡ 7cm, chẻ to hơn chiếc đũa tí xíu, nếu không thích giòn thì để vô lò vi sóng khoảng 60 giây để làm cho chín bá đáp.

> nắm thịt thành từng vắt.

>> ấn dẹp vắt thịt đặt lát mỡ  và cọng carot vào giữa

>>> nắm vắt thịt lại sao cho nhân mỡ và carot ở giữa

C/ Nướng thịt: dùng cọ quét dầu lên Lá Tía Tô

Nếu nướng bằng Airfry thì phải 2 lớp Tia tô bên ngoài để nếu khét thì bóc bỏ 1 lớp trong 15 phút lửa 180 độ. Phải trở cho vàng đều.

Nếu kết hợp chiên và nướng thì:

> Chiên lửa to cho chín 50 %

>> tắt lửa đem ra quấn Lá Tía tô, dùng cọ quét chút dầu cho bóng lá.

>>> Nướng trong Oven lửa 200 độ C trong 7phút , trở bề nướng thêm 7 phút.

Trước khi lấy thịt ra, nếu thấy lá Tía Tô khô thì quét dầu cho bóng đẹp. Không phết dầu cũng không sao. 

D/ Nước mắm chanh tỏi ớt

- tỏi cắt nhuyễn> để đường vô dùng muỗng dầm cho dập >> vắt chanh + nước mắm (nhìn màu vàng hổ phách nhạt là được >>> để ớt vào.

Rau Tía Tô rụng hột, gặp mưa mọc như rừng.


Nhổ bỏ mấy lần vẫn còn um sùm, đầy sân chỗ nào cũng có, gặp mưa, lá to quá chừng.


136. RAU NGÒ OM

Rau Ngò Om. Quê tôi thì gọi là Rau Om.

Rau này trồng bằng cách giâm cành.

Có hai cách giâm cành:  giâm trong nước chờ ra rễ mới trồng vào đất hoặc trồng thẳng vào đất.



hình A

Nếu mua Rau Ngò Om ở chợ thì phải cắt bỏ các lá bị giập và vài lá ở gốc rồi mới giâm cành để tránh bị thối.

hình B

Nếu rau mới được cắt từ chậu  thì khỏi cắt bỏ lá giập hay lá gần gốc. Rau Ngò Om mới cắt rất mạnh mẽ nên không sợ úng thối.

Với ngọn rau mua ở chợ ốm yếu như trong hình B thì khi giâm dù trong nước hay trong đất phải che hay bọc trong vài ngày giúp giảm mất nước.

Đây là cành vừa cắt, được giâm trong nước 1 tuần.

hình C

Đất trồng là đất+ cỏ+ phân bò để thật hoai mục 

Cũng có thể trồng bằng potting mix có trộn tí xíu phân Blood & Bone

Đất phải ngâm cho thật đẫm nước/ sền sệt.

Đặt chậu rau Ngò Om ở chỗ nhận nắng sáng thì tốt nhất.

Phân bón: 

- bón bằng phân hữu cơ (phân cỏ, phân chuồng hoai mục). Vì là loại rau dùng như một loại rau sống nên cần bón phân chuồng thật sự hoai mục.

- hoặc bón bằng phân vô cơ/ u rê/ NPK chậm tan với chỉ số N cao thì rau Ngò om rất cứng cáp nhưng hương vị có lẽ không bằng rau bón bằng phân hữu cơ.

Lưu ý

- nếu bón bằng phân vô cơ phải cách từ 15-20 ngày mới được cắt ăn để tránh  ngộ độc vài chât hóa học trong phân còn ảnh hưởng trên lá rau.

-Liều lượng bón phân cho rau bằng phân vô cơ phải tuân thủ theo sự hướng dẫn trên bao bì để đảm bảo sức khỏe của cây và của người.

Chậu trồng :

- có thể là chậu thoát nước nhưng đảm bảo tưới nước mỗi ngày.

- có thể trồng trong thùng xốp hay chậu giữ được nước nhưng giữ mực nước luôn khỏi mặt đất khoảng 2cm. Do đó nên canh để soi lổ ở hông thùng xốp ngang với mực nước dự trù để nếu có mưa thì nước sẽ thoát ra chứ không ngập đầy thùng xốp.

Tôi thích trồng trong chậu vừa đẹp như trồng cây cảnh vừa không quá nhiều. Tôi thích bón bằng phân hữu cơ vì nghe như đúng hương vị của Rau Om ở bên nhà.

hình D

Ở Việt Nam mua phân Đầu trâu loại dùng bón cho rau cải.

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2023

135. MẸO VẶT- GIÚP GIẢM, TRÁNH MUỖI ĐỐT & GIẢM SƯNG, NGỨA

PHONG LỮ THẢO/ Geranium

- Giúp ngăn muỗi đốt: dùng lá Phong lữ thảo vò nát rồi xát lên tay, chân. Cũng có thể dùng củ hành trắng/ tím xát lên tay chân để ngăn muỗi.

- Giúp giảm muỗi trong sân và nếu có trồng Sen hay cây trồng trong nước thì nên trồng Phong lữ thảo kế bên. 

Chậu sen mới đặt ở vị trí này nên chưa có cây Phong lữ thảo nào. Chậu Phong lữ thảo thân gỗ bông màu đỏ này chưa đủ sức đuổi muỗi phải gấp 3 lần chậu này mới đạt yêu cầu.

Hình A chỉ để giới thiệu Phong lữ thảo thân gỗ bông đỏ. Chứ chậu này nhỏ không đủ sức ngăn muỗi.

Bụi màu tím ở góc phải bồn sen là Phong lữ thảo thân leo bông màu tím.
Phải trồng bụi to cỡ này thì mới đuổi muỗi.

- Để giảm ngứa và sưng khi bị muỗi đốt: thử áp dụng nhiều biện pháp tự nhiên như thoa giấm, thoa nước cốt chanh, bôi kem đánh răng vào các nốt muỗi đốt.

Đối với trẻ con, tiện lợi nhất là dùng kem đánh răng, bôi một lớp kem đánh răng dầy ngay khi phát hiện vết muỗi đốt và cố giữ kem đánh răng trên da càng lâu càng tốt.

VÀI MẸO VẶT KHÁC:

CỦ HÀNH:

-Cắt một củ hành tây miết lên dao, kéo, vỉ nướng sẽ giúp làm sáng bóng, làm sạch các vật dụng ấy.

- Củ hành tím và Aloe era xay nhuyễn là một chất kích rễ tốt. 

>Nhúng cành muốn giâm vào dịch củ hành tím & aloe vera sâu khoảng 3cm, 

>>để trong vài phút >>> cắm cành giâm vào đất ẩm, rồi bọc kín để giữ ẩm,

 >>>>đặt chỗ thoáng mát có ánh sáng 

- Củ hành giúp ngăn muỗi đốt

- Củ hành giúp khử mùi như mùi sơn, mùi tanh cá sau khi rửa cá.

- Củ hành giúp giảm cảm cúm: khi bị cảm cúm, thử cắt củ hành để áp vào gang bàn chân rồi mang vớ vào để suốt đêm hoặc để ở gần đầu khi ngủ.

( Ăn củ hành tím như một món salad trong bữa ăn. Ví dụ  gỏi gà ngoài bắp cải thì có hành tím....)

- Củ hành tím loại củ nhỏ mà có nơi gọi là củ hành Tiều giúp giảm nhức khi bị bệnh gout. Phải đúng củ hành Tiều mới hiệu quả. inh nghiệm này học theo lời kể của giáo sư Mạc Văn Trang. Xin cám ơn Cụ. Xin phép ghi vào đây cho nhiều người cùng biết.

>củ hành tím miền Nam gọi là củ hành Tiều, lột vỏ, rửa sạch>> băm nhỏ đủ một muỗng canh

>>> cho vào miệng NUỐT không nhai>>>>UỐNG NƯỚC.

Liều dùng: 3 lần trước bữa ăn.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2023

134. NHÂM NHI CÁ CƠM NHẬT BẢN.

 Mới học món Khô cá cơm NHẬT BẢN  xốc tỏi & đậu phộng.

Đây là món ăn kèm với cơm, cơm nếp nước cốt dừa, cơm nếp, cháo trắng, cháo yến mạch.

Đây cũng có thể là món giúp bạn bia lai rai.. món ăn bắt bia lắm bởi đậu phộng thơm, khô giòn vừa đủ mặn ngọt cay...  

Cá cơm Nhật Bản  - SHIRASU

hình mượn trong trang Akurihifood. Xin cám ơn.

Cá cơm Nhật bản/ Shirasu* - một loại cá có thân nhỏ rứt, mình màu trắng trong suốt - chỉ thấy màu đen chút xíu ở đầu - , thân mềm oặt, sống gần bờ biển, và có nhiều nhất ở một số vùng biển của Nhật. 

Cá Shirasu coi như loại cá được dùng trong bữa ăn thường nhật của người Nhật Bản.

(*những thông tin trong bài được biết là nhờ Google, xin cám on Google - )

Còn với gia đình tôi thì cá Shirasu tươi - thật ra là cá đông lạnh được rả đông mua ở shop cá  của Úc - trở thành món CÁ CƠM KHO KHÔ.

Còn cá Shirasu khô thì làm món ăn chơi - XỐC TỎI & ĐẬU PHỘNG.

Riêng với gia đình sống ở Mỹ thì cũng XỐC TỎI nhưng thêm VÀI LOẠI HẠT như hạt bí, hạt hạnh nhân. 

Mua cá Shirasu ở đâu? Giá cả có đắt lắm không?

Ở Việt nam 

- với từ khóa "cá cơm Nhật Bản đông lạnh" Google cho các địa chỉ sau đây;

1/ Kome88.com.vn - giá 210 ngàn/150gr

2/ Akurihifood.com - giá 950 ngàn /1kg

3/ Koukyustore.com.vn -giá 160 ngàn/100gr

- với từ khóa "cá cơm khô Nhật Bản" Google cho các địa chỉ:

1/ namanmarket.com - giá 177.100 đồng / 180g (cá cơm khô NIBOSHI  - hàng xuất xứ từ Nhật Bản) 

hình của Nam An market

Ở Mỹ, $10.49/ 350g 

Ở Mỹ, Úc - mua ở cửa hàng Nhật Bản hay các siêu thị Á châu. 

Cá Shirasu nấu những món gì?

A / MÓN KHO KHÔ với cá đông lạnh

Kho kiểu kho khô/ kho tộ, có thêm vài lát mở heo, hành lá tiêu ớt. Kho cho thật khô mới ngon.

B/ MÓN XỐC TỎI VỚI ĐẬU PHỘNG HOẶC CÁC LOẠI HẠT  với cá cơm khô Shirasu 

Có 2 cách làm

1/ Cách 1: - Nếu không thích dầu thì chỉ sấy khô cá cơm trong oven/ lò nướng.

> phi tỏi cho vàng vớt tỏi ra thấm bớt dầu, dầu còn trong chảo chắt ra chén để lát nữa trộn vô khô.

>> làm cho giòn bằng cách bỏ khô Shirasu/ cá cơm sấy khô Nhật Bản vô oven sấy cá với lửa 150 độ C trong 20 phút. Nhưng khoảng 10 phút phải đảo đều cho giòn đều. Đúng 20 phút lấy ra trộn với một ít dầu tỏi cho mướt và trộn tí xíu bột ớt cho cay và có màu đẹp (không có ớt bột thì dùng ớt sây khô, nếu không thích cay thì khỏi dùng ớt) . 

 đậu phộng đã bỏ vỏ tách hạt, và các hạt như hạt bí, hạt hạnh nhân cắt nhỏ vô lò sấy cho vàng & thơm.

>>> cũng cái chảo đó cho nước mắm, chút ớt bột (nếu ăn được cay), đường. Nấu đến khi sệt lại như kho quẹt thì cho đậu phộng đã sấy vàng thơm vào đảo đều cho thấm.

Muốn có mùi thơm riêng thì để lá chanh đã chiên giòn bóp nhỏ vào

Cũng có thể thay thế lá chanh bằng lá Oregano khô hay lá Basil khô.

>>>> cho khô đã sấy vàng và tỏi phi vào, trộn nhanh và tắt lửa.

2/ Cách 2: Nếu không ngại dầu thì chiên với nhiều dầu> vớt ra để ráo dầu >> phi hành tỏi cho thơm, để cá vào đảo một lúc rồi cho nước mắm, đường, bột nêm, tiêu >>> đảo cho khô là được. Khi ăn vắt vô tí xíu  chanh.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2023

Hoa cau của tình yêu đôi lứa.

Hôm nay, 14/2, ngày Valentine's  xin phép chép lại bài ghi của ông Trần Chí Kông viết về chủ đề tình yêu đôi lứa mà tôi được đọc qua Facebook của Ông.

Đối với tôi đó là tư liệu quý cần được giới thiệu rộng rãi cho nhiều người cùng biết về những tập tục của người sinh sống ở đất phương Nam. Và để những ai có nhã ý ghi chép về Ông có thêm tư liệu. Tôi mong có nhiều người biết đến Ông - một người có tài, có tâm và có rất nhiều quan tâm đến những sinh hoạt đời thường và những mảnh đời cơ cực ở vùng đất phương Nam.

Những bài nào quý vị thấy không có đánh số thứ tự đó là bài của ông Trần Chí Kông và những hình ảnh trong bài được copy từ hình ảnh của Ông.

Trước đây có ghi chép về Ông qua bài 127. KHÔNG BIẾT CÓ CÒN AI?

====

HOA CAU CỦA TÌNH YÊU ĐÔI LỨA
tác giả Trần Chí Kông.


Người Việt cưới vợ ăn Tết (Nguyên Đán), còn người Khmer thì sau Tết mới tình chuyện trăm năm vì thời gian đó là mùa hoa cau chớm nở. Người Khmer chọn hoa cau như một biểu tượng của tình yêu vì hoa cau chỉ có nở rồi kết trái chớ không có tàn - đó là đức tin của tình yêu vĩnh cửu. Hoa trong bẹ được bao bọc, không một loài ong loài bướm nào có thể đến gần và chạm vào hoa được, vì thế nó tương trưng cho trinh tiết của cô gái.
Hoa cau thoang thoảng hương tình yêu đôi lứa. Hoa cau kết nhau như chuỗi hạt ngọc biểu thị sự tôn kính Phật và hàm ơn đấng sinh thành.
(chép từ Trần Chí Kông fb)
================
Mời click vào để đọc thêm bài của tháng 2
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...