Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Chuyện Thôn Hoành - Đồng Tâm

 Chép lại để dành xem.

Viết lại cho rõ phương trình cháy của xăng :
C₆H₁₄ + 9,5 O₂ = 6 CO₂ + 7 H₂O

Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn (ở áp suất 1 atm và nhiêt độ 0° C), một mole khí chiếm 22,4 lít, ls HHS đã dùng công thức chuyển đổi để được khoảng 25 lít ở 1 atm và 25° C.

Do đó để cháy hêt 1 mole xăng cần
25 l x 9,5 = 237.5 l, làm tròn thành 235 l = 235 dm³ oxy

Mà oxy chỉ chiếm khoảng 1/5 trong không khí, do đó để có 25 l oxy cần:

235 dm³ x 5 = 1 175 dm³ = 1,175 m³, làm tròn thành 1,2 m³ không khí.....

PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CỦA XĂNG CHÁY:

C6H14+9.5O2=6C02+7H20

Theo phương trình trên, cứ 1 mol xăng cần 9.5 mol oxy, mà mỗi mol ở điều kiện khí lý tưởng (1 at 25oC) chiếm ~25 lít, 9.5 mol tương đương 235 lít.

Vì tỷ lệ oxy trong không khí bằng 1/5, cho nên để đốt hết 1 mol xăng (86g) cần có ~1.2 m3 không khí.

Giếng trời giữa nhà ông Hợi và ông Chức có kích thước (0,76m x 1,45m x 4m) chứa 4,408m3 không khí, tức chỉ đủ để đốt hết có 367g xăng, tỷ trọng 0,750 tương đương khoảng 0,625 lít. Nếu chỉ đốt hết 0,625 lít xăng thì 03 Công an không thể bị than hóa.
Do giếng kín, nên xăng đổ xuống "nhiều chậu" chỉ có thể bốc hơi lên trên và cháy phía trên miệng giếng, chứ không thể cháy trong giếng. Nó giống như một trò chơi dân gian. Người ngậm dầu vào miệng và phun vào ngọn lửa trần tạo ra ngọn lửa nhưng miệng người phun không hề bị bỏng. Vì trong miệng anh ta không có ô xy.

Vì thế, với kịch bản đổ xăng được đưa ra trong cáo trạng, thì sẽ có một cột lửa lớn phụt trên miệng giếng, 03 Công an rơi trong giếng chỉ chết ngạt chư không thể bị than hóa. Vì không đủ oxy để cháy.

(Trước khi làm Luật sư, tôi đã làm ở ngành xăng dầu Petrolimex gần 20 năm nên tôi hiểu về xăng dầu. Năm 1988, chính ông Trương Đình Tuyển khi đó làm TGĐ ký tiếp nhận tôi về TCT xăng dầu VN)

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020

Lúng túng.

Chào bạn blog,
Bạn khoẻ không? Nơi bạn ở có ổn không (có nghĩa là Covid-19 có lan đến vùng bạn cư ngụ không?)?

Tui ổn (cũng có chút xáo trộn tới mức hụt hẫng lận đó, nhưng đã giảm dần rồi). 
Covid-19 đang là nỗi lo lắng cho mọi người và đặc biệt là vùng tui đang cư ngụ đang có tên trong danh sách điểm nóng Covid-19 tại Sydney.

Mấy ngày qua chỗ tui làm đã phát khẩu trang cho nhân viên và nhấn mạnh là nên đeo khẩu trang.
Hic đúng là không dễ chịu khi đeo khẩu trang, vì ngoài việc khó thở thì cái chuyện hơi nước làm mắt kính bị mờ không thấy đường để làm việc. Tui thì quen rồi vì đã đeo khẩu trang tự may (như đã khoe trên blog) từ lúc lệnh "giản cách" đề ra và vẫn duy trì cho dù chính phủ đã cho phép nới lỏng giản cách.

Đây là thân bài... hì hì... nói vào ý chính:... LÚNG TÚNG.
BLOG đã thay đổi... hic lúc đó tui hổng có coi cái giải thích của họ.
... hu... hu... nên bây giờ trèo vô blog mà ngơ ngác trước mọi đổi khác. .... hu... hu nên không biết đâu mà lần. Ví dụ: thấy có comment mới đang để ở chế độ chờ duyệt thì chỉ thấy dấu V.. và hiểu là cho phép hiện ra nên nhấn vô ... hì hì.. tới đó là bí lú hong biết làm sao nữa. Do đó, xin bạn blog nếu có comment thì vui lòng tha thứ cho việc chậm trể...

Đây là kết luận của bài văn..

1/ Chúc bạn blog và gia đình vui khoẻ,hạnh phúc, bình an trong ĐẠI DỊCH COVID-19.
2/ Dặn dò: nếu quá 2 tháng mà bạn hổng thấy tui post bài.... hu..hu.. thì bạn hãy RIP 🙏 cho tui nhen.
Nói thì nói vậy chứ mong rằng đại dịch sẽ chóng qua và chúng ta sẽ gặp lại nhau đầy đủ,
Hẹn tái ngộ💓💙💚💛💜


Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Chiết, giâm cành cây Lá Cách

Lá Cách có thể giâm cành không cần thuốc kích rể.
Lá cách có thể chiết cành không?
- Hong biết, đang thử mua vui với học CHIẾT CÂY
Cách chiết gọn lắm:
-Khất 1 lóng vỏ cây khoảng 1cm, cạo bớt lớp sát vỏ (cho không bị liền vỏ khi chiết)
- dùng mảnh ni lon hình chữ nhật, quấn quanh chỗ khất trên nhánh lá cách >buộc dây ở phần gần gốc (tạo thành cái bao có dạng giống cái phểu) >> cho đất vô (tui dùng cocopeat có chế nước vô cho thật ướt) >>> buộc dây đầu phía hướng lên ngọn.

*Chậu Lá Cách này đã mấy năm chưa hề được thêm đất và không hề được bón phân. Tội nghiệp.
Còn Giâm cành thì gọn ơ: cắm vô ly nước để bệ cửa sổ có né nắng gay gắt

Tui đây đang cắm vô chậu lục bình, để dưới mái hiên (LÁ CÁCH sống qua được mùa Đông của Úc nhưng phải dưới mái che). Cái hình chụp chỉ thấy cái cành giâm ấy có chút xíu


TÁM CHUYỆN NGÀY CŨ
Nói chuyện cây Lá Cách với bạn đồng nghiệp và cô giáo cũ thì mới hay là không nhiều người biết tới- có lẽ các vị ấy sống ở Sài Gòn.
Nhưng đối với tôi- nói đúng hơn là vợ chồng tôi - cứ đau đáu nhớ. Cái nhớ cứ thoát đi rồi thoắt đến. Khi thì nhìn mưa trong tiết trời hơi lạnh cái nhớ ơ kho quẹt và dĩa Lá Cách luộc.

Lúc thì, khi chợt ngó thấy cái bắp chuối, cái trí nhớ quay lại bữa cơm chỉ là tương hột giầm ớt ăn với Bắp Chuối & Lá Cách luộc (người miền tui không gọi là Hoa Chuối)
Khi thì nhân nấu sữa đậu nành lại nhớ món "xác đậu xào lá cách nước cốt dừa, quấn rau sống chấm nước tương tỏi ớt pha chua ngọt"
Nhưng gặp hôm mưa rỉ rả, hai vợ chồng râm ran "tán" về món Ếch nước cốt dừa Lá Cách
Tóm lại Lá Cách có vị trí khá to trong bộ nhớ của cả hai vợ chồng.

Để rồi $35 một chậu cũng mạnh tay chi cho dù hà tiện vốn là con bệnh đã đang và có lẽ là sẽ không bao giờ dứt

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

Khi thích thì siêng

Hôm nọ, thứ 7, đã thực hành các điều ạo ực bấy lâu nay. Dòng tô màu, click vào là xem bài ghi chi tiết
Giâm thập cẩm cây cối
Chiết Sơ ri Việt Nam
Chiết Đu đủ

Chiết cành bằng nước
Chiết cây Lá cách
DÀI DÒNG VĂN TỰ
Đang thích mấy đám hoa Sứ gieo từ hạt mà xứ Úc này lại cấm mang hạt vào thành thử hạt giống Sứ trên mạng ê hề mà hổng dám mua.... nên chuyển hướng thích qua bonsai.
Thích cái uốn éo của bonsai, đã có cây có thể uốn nhưng không biết mua dây ở đâu. Xứ này không như VN - mua vật liệu gì liên quan đến uốn bonsai cũng có.
Lại chuyển hướng thích qua chyện tháp ghép, chiết cây.
Đúng là thích thì siêng - siêng bày và siêng gõ mong mua vui cùng nhau cho qua hạn Covid-19.
Covid đang ở gần nơi tôi ở lắm... bẳng lâu không thấy tôi trèo lên đây tán gẫu... là tui đã TOI- cầu nguyện cho tôi và tích cực phòng tránh nhen bạn- vì mình và vì người thân lẫn vì cộng đồng.


Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

Chiết cây "Sơ ri Việt Nam"

Nhiều năm không thấy cây "Sơ ri Việt Nam" trên đất Úc.
Nhìn trái trên cây nhớ cái cảnh hái Sơ ri, nhớ cái cảnh gai quào
Nhớ cái bông, từ cái bông nhớ cái vị chua chua ngọt ngọt, cái mùi Sơ ri.


Khó mà tả được cái vui khi thấy lại và nhất là có mặt tại nhà này. Hơn 20 năm mới thấy lại cố nhân.



Tới nhà này tháng 1 năm 2018 nhưng nó vẫn còn trong chậu cho đến tháng 10/2019 mới được trồng xuống đất. Chỉ vài tháng ra đất, cây Sơ ri cao và nhánh dài. Hứa chiết cho bạn bè mà chưa làm.
Nay sẵn đà ham học chiết cây nên thực hiện lời hứa với bạn bông.
VẬT LIỆU ĐỂ CHIẾT


- coco peat: xơ dừa đã qua xử lí nên ẩm khỏi ngâm nước qua đêm, chỉ cho tí nước để thêm ẩm.
- bao nilon, dây buộc và dao.
THỰC HIỆN
1/ Cắt bỏ 1 đoạn vỏ cây:
hình chưa bóc bỏ lớp thân bị róc để thấy chỉ róc bớt phần sờ nhớt tay chứ không róc quá nhiều làm nhánh bị yếu.

 - cắt 2 vị trí cách khoảng 2cm. Cắt vòng quanh lớp da của đoạn định chiết
- róc bỏ lớp da cạo thêm vào lõi cây chút xíu cho hết lớp nhựa cây (để tránh cho lớp vỏ cây không liền mặt lại
- chờ chút xíu cho vết khấc khô mặt.
2/ Bao và buộc

- cho Cocopeat vào bao ni lon 10cm x 20cm, buộc miệng bao, rạch 1 đường dọc giữa bao cocopeat.
- áp phần cắt vào vết khấc da trên cây Sơ ri sao cho vết cắt khấc ấy nằm trong khoảng 1/3 về chót ngọn và 2/3 về cạnh gốc ( vì rể có xu hướng ăn xuống nên chừa cocopeat nhiều ở phần về phía gốc)

Đang thắc mắc:
1/Nhánh này xà xuống nên chót ngọn thấp hơn phần gốc, KHÔNG BIẾT ở tư thế chổng rể lên trên thì có ảnh hưởng gì cho việc tạo bộ rể không?
2/ Mối ráp của bao nilon ở mặt trên, trời mưa có làm dư độ ẩm? Có nên xoay cho chỗ giáp mối ở phía dạ dưới của bao chiết.
VẪN ĐỂ Y vậy coi sự thể ra sao.
Chờ, trong hi vọng. Bây giờ đang mùa Đông, mùa cây ngủ, không biết lúc ngủ cây có ra rể không?
Để gần tới mùa Xuân tui sẽ chiết thử để biết nên chọn thời điểm nào chiết cây thích hợp.

Sơ ri Việt Nam, như người Việt Nam, tha hương vẫn rán thích nghi mà sống. (hì hì nói văn vẻ chứ nói gọn là Sơ ri VN không sợ mùa Đông ở xứ Úc.
* Bài học chiết cây này tui học ở Youtube.
Bạn gõ từ khoá " cách chiết cây" hoặc "air laying trees" rồi tuỳ bạn chọn. Mê lắm bạn à. Người ta giỏi và sẵn lòng quá. Cám ơn các tác giả trong các video được xem.

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

Cơm-Thịt bò-Chimichurri Sauce

Hôm nay ăn gì? Hôm nào cũng đắn đo nấu gì. Hôm nay thứ 6, cuối tuần, vét trong tủ còn gì nấu nấy
Hôm nay ăn cơm với thịt bò. Đây là món ngẫu hứng chứ không bài bản chi hết. Trời lạnh, cơm nóng  nên cảm thấy ngon. Thế là khoe mặc dù món sauce hơi cũ nên màu sắc không sáng.
Cốt ý ghi hôm nay là món Chimichurri Sauce. Sauce này có thể dùng cho các món thịt nướng (gà, bò, cừu..)
Vật liệu:
- Chimichurri Sauce (ghi cách thực hiện ở cuối bài)
- Nấm: xắt lát mỏng cỡ 2mm
- củ hành tím: cắt múi cau
- baby khoai tây: để vỏ, cắt lát mỏng cỡ 2-3mm, nấu microwave cho chín.
- Bơ mặn, bột tỏi, dầu ăn, muối, đường, tiêu
- Skirt bò / skirt steak cắt cỡ đốt ngón tay (giống xào lúc lắc) ướp với dầu, đường, bột tỏi
Chảo nóng cho thịt bò vào. Thịt săn vàng, cho muối, tiêu, bơ, củ hành, nấm, khoai tây đã nấu chín vô. Nếm, nhắc xuống xơi.
CHIMICHURRI SAUCE

Vật liệu; Phân lượng nhỏ nhất, tuỳ theo lượng cần dùng mà tăng tỉ lệ vật liệu
+Phần A:
- 3 Tbsp Parsley đã băm vừa đủ nhuyễn.
- 1 Tbsp Oregano
- 1/2 Tbsp Pepper Chili
- 1 Tbsp water
+ Phần B:
- 2 Tbsp dầu Olive
- 1 Tbsp Red Wine Vinegar
- 1 Tbsp tỏi bằm
- 1/4 Tbsp muối
- 1 Tbsp đường
 
Thực hiện:
Hoà phần A cho nguyên liệu khô được mềm.
Sau đó cho A và B vào cùng nhau. Nêm vừa măn mẵn hơi đủ chua ngọt.

Sáng làm chiều ăn thì thấm ngon hơn là làm xong là dùng liền.

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

Học chiết Đu Đủ

May là trong sân có sẵn đu đủ sẳn sàng để học


Tui đã thực hành như sau:
1/ Chọn vị trí cắt trên thân đu đủ định chiết: tui thử cắt ở đốt lá thứ 10 kể từ ngọn đếm xuống.
*tui chưa biết nên chọn cắt ở phía trên mắt lá hay phía dưới mắt lá. Bài học hôm nay tui thử cắt ở sát phía trên vết xẹo của cuống lá (mà tui gọi là mắt lá)
2/ Cắt:
- cắt xéo 1/2 thân đu đủ (vết cắt hướng lên phía ngọn. độ xéo khoảng 25độ

- chêm cho đủ hở để tránh liền da trở lại
Có 2 cách chêm:
hoặc chêm/ chèn bằng nilon

 hay chèn gổ nơi vết cắt. 
Lần đầu học chiết, tui chọn cách chèn gỗ nơi vết cắt.
3/chuẩn bị bầu đất:
Cho vào Cocopeat vào bao ni lon kích thước khoảng 20cm x 25cm, Chọn bao mỏng để rể dễ dàng chui ra ngoài.
Chỗ tui, tui chỉ đến Bunnings warehouse.  Ở đó tui thấy Cocopeat -Đây là mụn xơ dừa đã qua xử lí để sẵn sàng trồng trọt nên mua thử. 
Hôm chiết cây do gấp đi nấu cơm nên chỉ chụp 1 hình. Hôm nào rảnh tui sẽ chụp đầy đủ xem thành phần nó ra sao, dùng để trồng cây gì.
Rạch 1 đường dài ở giữa bầu đất, tưới thêm chút nước cho đất ẩm thêm chút xíu (cocopeat ẩm nhưng không ướt nên tui thử thêm nước cho ẩm nhiều hơn chút xíu)

4/ áp bầu đất vào vết cắt, buộc xiết dây thật chặt
* chú ý: bầu đất chỉ kín ở phía cắt, phía không trông thấy thì không bao kín.
Bây giờ thì chờ đến 3 tuần sau thì sẽ thực hiên công đoạn khác.
cắt bỏ bớt lá và bao giấy vào bầu đất.
Rồi sau 1 tháng thì mở bầu đất ra, cắt đem trồng xuống đất.
Tui sẽ cập nhật sau 21 ngày và khi có cây đu đủ sẳn sàng trồng vô đất.

Nếu tui thành công thì thiệt là khoái vì chỉ cần 2 tháng là sẽ có cây đu đủ sẳn sàng có trái và nhất là có cây đu đủ lùn thấp.

Bạn ơi, thật thú vị nếu như có cây đu đủ thấp trồng trong chậu. Nếu ở nhà mình không có sẵn cây để chiết thì thử xin chiết ở nhà người quen nào có đu đủ tẻ nhánh con.
Ba tui nói, giâm cành đu đủ vẫn được. Tui đang chờ để thử áp dụng phương pháp giâm cành... Hì.. hì.. bây giờ mới thấy chờ cây đu đủ gieo từ hột có trái thật thăm thẳm chiều trôi.

Bạn ơi, chúc bạn xa an bình trong thời điểm này.
Tui ở Sydney hiện đang ổn, nhưng cũng đang lo dịch Cúm Vũ Hán quá. Tiểu bang Melbourne đang nâng cấp cảnh báo. Còn vùng miền Tây Sydney cũng có mấy trường hợp (hic người ta tìm ra là những ca lây nhiểm ấy bị lây từ Melbourne.

https://www.smh.com.au/national/nsw/crossroads-hotel-covid-19-cluster-linked-to-melbourne-outbreak-20200714-p55c12.html?fbclid=IwAR28kIkbsQgCyQ38czRXwgtjnYXfSao5RXxOaKZUp8G8gYHbH5hH3vPs6CQ


Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

Giâm cành bằng thuốc kích rễ.

Cây Quýt nhà hàng xóm mùa nào cũng sai trái. Trái thơm lắm. Vì vậy nó lọt vào tầm ngắm lâu lắm rồi.
Tuần trước mua thuốc kích rễ.
Hôm nay thử giâm cành Quýt.
 
Phần trắng trắng trong chậu là muối Epsom/ Epsom Salt. 

Đây là tài lanh để thử muối Epsom. Giâm 2 nhánh (chậu bên phải có muối Epsom.)



Trồng đu đủ- vài kinh nghiệm

Chỉ là ghi lại mấy điều mới biết liên quan đến trồng đu đủ.

1 GIÚP ĐU ĐỦ KHÔNG CAO: 2 cách
A/ Bằng cách ngắt ngọn.
Gieo đu đủ, cắt ngọn khi cây cao khoảng 5 inches= 12.7cm. Tiếp tục cắt ngọn khi ngọn mới mọc cao đủ 5 inches (khoảng 12.7cm) cho đến khi cây cao vừa với độ cao cần đạt thì ngưng.
*điều lưu ý:
-ở cây non đang sức phát triển chiều cao thì việc cắt/bấm ngọn sẽ giúp cây ngắn đi và gốc to ra & cứng cáp hơn.
-ở cây trưởng thành, việc cắt / bấm ngọn sẽ kích thích nhảy thêm nhánh. (nếu không muốn giử nhánh thì nên chiết nhánh để có thêm nhiều cây đu đủ)
B/ Bằng cách ghép
Đối với cây cao và gốc to khoảng hơn ngón tay cái hay hơn nữa vẫn ghép được.
> đem 2 cây Đu Đủ ra khỏi chậu, rủ bỏ bớt đất, đặt cả 2 vào 1 chậu lớn hay ra đất,  cắt rời ngọn của 2 gốc Đu đủ, sao cho cả 2 bên gốc cao như nhau, vị trí cắt cao khỏi mặt đất khoảng 40-50cm
>> vạt xéo ở 2 bên phần gốc ở chỗ vừa cắt bỏ ngọn 1 khoảng 2-3cm sao cho vết vạt xéo của 2 gốc có thể áp sát nhau khi kéo sát 2 gốc vào nhau
>> chẻ 1 đoạn khoảng 3cm trên đầu vết áp sát của 2 gốc (nhìn như dấu +)
>>> lấy 1 cái ngọn cắt ngắn khoảng 50cm, vạt đối xứng chỗ cắt tạo thành hình như cái đầu vít dẹp.
>>>> đem ngọn Đu Đủ vừa vạt nhọn ấy nhét vào 2 gốc đã áp sát và chẻ rảnh sao cho vết vạt vừa chí mí vết chẻ. > dùng nilon quấn kín và bao bọc toàn bộ ngọn và che chắn nắng trong vài ngày.
2 GIÚP ĐU ĐỦ MẠNH MẼ NUÔI NHIỀU TRÁI
nếu gieo hạt có quá nhiều cây con mà khả năng chỉ cần trồng 1 hoặc 2 cây thì nên ghép 2 gốc lại thành 1 để có 2 bộ rể cùng nuôi 1 ngọn chính.
3 GIÚP ĐU ĐỦ SỚM RA TRÁI: cắt bỏ lá khi cọng của lá vuông góc với thân.
hình A đưa vào để tạm hình dung cọng lá vuông góc hay nhọn góc
A
Thông thường Đu Đủ ra trái sau 6 - 10 tháng (tuỳ theo vùng và điều kiện chăm sóc).
Việc cắt bỏ lá sẽ giúp cho Đu Đủ nhanh ra bông.
Cọng của lá Đu Đủ mới mọc có khuynh hướng toả ra khỏi thân theo góc nhọn. Cọng của lá sẽ dần hạ xuống theo số ngày tháng. CẮT 1/2 BẸ LÁ (tức là cắt 1/2 phần cọng lá chứ ko cắt hết cọng lá) ĐỂ BỎ LÁ KHI cọng của lá tạo thành góc vuông với thân chính.
4 GIÚP ĐU ĐỦ SAI TRÁI: bẻ bỏ bông phụ và các mầm ở mỗi cọng của các lá phía dưới phần trổ bông
B
Bẻ bỏ bông phụ mọc vòng rìa theo bông chính (tạm xem hình B)
LẠI TÁM LINH TINH1/ CHUYỆN BẺ BỎ BÔNG PHỤ để giúp sai trái

-việc bẻ bỏ bớt bông phụ giúp bông chính nhận được nhiều dinh dưỡng vì không phải chia xớt. Đó chỉ là 1 yếu tố giúp tăng năng suất.

2/THỰC TẾ- Giống đu đủ cũng quyết định trái nhiều hay ít, cây cao hay thấp. (mua cây giống tại vườn ương uy tín thì sẽ được biết nhiều thông tin về cây đu đủ. Còn nếu gieo hột từ trái mua ngoài chợ thì hên xui thôi.

- Thực tế, nếu đu đủ cao quá thì không tiện leo trèo để bẻ bông phụ.
- Thực tế, nếu được trồng nơi đất thoát nước tốt/ đất không ngập nước hay úng nước hay đất có độ Ph phù hợp với đu đủ thì đu đủ sẽ mạnh mẽ, kết hợp với bón đúng phân, đúng thời điểm thì trái sẽ sai oằn.- Thực tế, đu đủ ở xứ có mùa đông có nhiệt độ khoảng 2 độ C thì hễ sau đêm có sương muối thì  khi nắng lên cao lá như bị tạt nước sôi, và hết mùa Đông là đu đủ trụi lủi lá.
 
Do vậy việc giúp đu đủ sai trái đôi lúc phụ thuộc vào việc có dám bẻ bỏ toàn bộ trái để đu đủ ra bông sớm hơn để trái kịp chín lúc thời tiết còn ấm.
Nói thì nói vậy, chứ tui sẽ bắt chước mấy điều ghi ở trên khi có dịp. Hôm nay tui sẽ thử học CHIẾT ĐU ĐỦ.Sẽ tám tiếp vụ chiết cây với bạn. Chúc bạn ổn và an bình. Mong virus Covid Vũ H án biến mất để thế giới an bình, mọi người khoẻ mạnh vui vẻ sớm trở lại nhịp sống cũ.



Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...