Hôm kia ghé thăm người quen - hai vợ chồng cao tuổi, chăm sóc cây cảnh thật tươi tốt.
... hỏi thăm người quen thì ít mà hỏi thăm cây trồng /trồng cây thì nhiều... xấu quá...
Sau buổi thăm viếng nhớ hoài câu này:
"cây cần phân bón, mà bón không đúng thì như giết cây"
... a.. à.. ra là vậy... cây cảnh sân nhà tệ hại quá... PHÂN BÓN, BÓN PHÂN đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm.. có tiền mua phân bón, có công bón phân ... chưa đủ để tốt cây... mà đôi khi làm khổ cho cây
Nói đâu có đó...
đây...mấy bụi Lan bị rải phân hột NPK nên củ móp sọp
Học được mấy chiêu lý thuyết, ghi lại cho nhớ.
1/ bón đúng lúc cây cần:
- lúc cây bị vàng nhạt, mọc chậm và yếu, lá mỏng hơn bình thường.
- cây tơ đang sinh trưởng
- trước khi đâm chồi
- trước khi trổ bông
* cây đang trổ bông không bón phân >>dễ gây rụng trái
* khi cây đã đậu quả cuối cùng bón/tưới phân Kali >>> giúp tăng khả năng đậu trái
2/ lượng bón thích hợp: cần nắm vững bón bao nhiêu phân, nếu bón quá ít thì không có tác dụng, nhưng bón quá nhiều không những không đạt yêu cầu mà còn làm cho các cành hoa bị khô.
* phân bò, phân gà nên dùng phân đã hoai mục, ... lượng bón vừa phải... 2 tuần vô phân một lần (bón nhiều rể bị bội thực làm chết rể)
3/ chú ý vị trí trồng:
- trồng trong chậu thường dùng phân dạng lỏng, không nên bón nhiều vì dễ làm cho đất đóng chặt cứng gây cản trở trong việc nhận nước tưới
- trồng ngoài đất thích hợp với phân hột, phân tan chậm, phân hữu cơ... rải phân tùy thuộc theo tàng cây (cây càng cao khoảng cách từ gốc ra càng xa ... lấy bóng nắng làm vạch , không rải sát rể vì cây lớn rể đã lan ra xa gốc, rải gần gốc tác dụng không có nhiều)
4/ phải tuỳ theo mùa:
- mùa Xuân và mùa Hè: cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân
- mùa Thu: cây sinh trưởng chậm nên bón ít lại
- mùa Đông : cây cối ngủ đông thì không cần bón phân.
5/ chú ý số lần bón phân: nên bón nhiều lần, lượng bón mỗi lần không nên nhiều (chú ý không được bón quá nhiều hơn hướng dẫn trong bao bì đựng phân bón)
- từ đầu mùa xuân đến đầu mùa thu: 2 tuần bón 1 lần,
- sau mùa thu: 3 tuần bón 1 lần
- sang mùa đông không cần bón.
6/ chú ý thời điểm bón phân:
- tốt nhất là bón phân vào lúc chiều tối
- mùa Hè hoặc trời đang nắng không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân nóng lên làm phỏng/ gây vết thương cho rễ
- tưới cho ẩm đất trước khi bón phân / xới đất trong chậu trước khi tưới nước phân >> giúp cho nước dễ thấm sâu vào rễ.
* ít bón phân :
>> khi thấy cây sởn sơ mạnh khỏe (cây đang đủ dinh dưỡng không cần tiếp nhận thêm chất dinh dưỡng),
>> đang lúc đâm chồi, đang lúc trổ bông ( dễ làm cho rụng bông, rụng trái con),
>>đang mùa mưa (lượng nước quá nhiều làm tan nhanh lượng phân bón, cây không hấp thụ kịp dễ làm úng rể)
* không bón phân cho cây mới trồng, khi nắng nóng, khi cây ngủ đông.
7/ phải chú ý đến sự thích hợp của từng loại cây trồng:
- cây cần tốt lá hoặc cây cảnh xem lá thì nên bón nhiều phân đạm (N)
- cây ăn trái thì bón phân tổng hợp NPK
- cây lấy củ hoặc loại để ngắm rễ củ thì bón phân kali (K)để cho củ gốc cây to lên
- muốn hoa thơm thì bón phân lân (P), phân kali (K)trong mùa hoa nở để làm tăng mùi thơm
- cà chua luôn khát phân Kali - trái cà chua thêm thơm là nhờ phân Kali, không cần bón phân khác
- chỉ bón phân hữu cơ đã hoai mục, phải bón đúng lượng từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc nếu không rễ cây sẽ bị cháy lá, cây chết khô
* tránh tưới phân đậm đặc
* tránh cho phân bị dính rể khi trồng (tốt nhất là phủ một lớp đất trên lớp phân bón)
* tránh bón phân lúc trời nắng nóng (vô phân lúc chiều mát là tốt nhất)
Lí thuyết và thực tế thực hành thì không dể...cứ lúng ta lúng túng
Link bài cũ ở đây
nhưng từ tháng 1-2012 trở đi thì tìm bài mới ở góc phải của trang blog:
- CHỦ ĐỀ >>> xem bài theo chủ đề, nhìn con số đi kèm để biết có bài mới
- LƯU TRỬ BLOG >>> xem bài theo ngày tháng.
Không còn được Edit nên thật bất tiện khi cập nhật mục lục bài mới trong LÀM VƯỜN và NẤU NƯỚNG.