Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Trồng Hoa Súng

Cách trồng
>Lót giấy báo vào chậu > cho đất có trộn phân bón vào > cho củ súng vào giữa chậu > chèn đất không có phân bón lên - không phủ đất lên ngọn/ đọt 

>Để chậu súng nơi nhận nắng
Cho nước vào một cách nhẹ nhàng để củ súng không trồi nổi lên
hi.. hi.. lúc chụp hình thấy kì kì, sao mà đất nổi lên thấy mà ớn.... hỏi ra mới biết là anh xả hốt các mụn sơ dừa chèn cho cây hoa sen vô cho nên mặt nước mới như vậy.
Vợ khủng bố... mụn xơ dừa làm thúi nước... hì hì.. sáng ra, chàng âm thầm vớt hết lớp màng xơ dừa.
Cám ơn những người quen trên facebook của chàng... chính nhờ những like cho hình bông hoa trong sân nên chồng hứng chí góp thêm tay trồng trọt... và nhín thêm thời gian để ngắm nghía vườn tượt.
12 ngày sau
nước trong veo, trong khi chậu sen thì bị váng màng màng, í là khi phát hiện thì vợ đã lấy củ sen ra rửa sạch mụn xơ dừa rồi mới trồng lại... hic.. nhưng không có thay đất... không biết có phải vì vậy mà nước trong chậu sen khác xa nước trong chậu súng?

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TRỒNG HOA SÚNG
(chép từ bản hướng dẫn được gửi kèm theo cây hoa)
-NƯỚC  nhiều nước nhưng  không để ngập lá
-ÁNH SÁNG 4-6 giờ
-CHẬU TRỒNG:10- 15cm cho loại thấp lùn/ dwarfs , 20-30cm cho loại có kích thước vừa phải, 30-40cm cho loại lớn.
-PHÂN BÓN: Trộn với tỉ lệ bằng nhau các loại này - poultry manure hay dynamic lifter, blood and bone, Nutricote fertilizer.
-LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN: 1 muỗng canh cho chậu 20cm/ năm
-ĐẤT TRỒNG: đất trong sân vườn, 1 ít đất sét, phân bò hoai mục, compost (tránh chọn đất không thích hợp cho cây ngập nước và không gây ô nhiểm)
Đất trồng chia làm 2: 
-1 phần trộn phân bón - phần này để dưới dáy chậu 
-1 phần không trộn phân - để chèn quanh củ súng
Link lai các thông tin của walliswatergarden để khi cần xem là click vô khỏi lục lọi nhớ quên.

Growing Water Lilies & Water Plants

Bare Rooted Mail Order Plants

Growing Lotus From Seed


Mua Hoa Súng online ở đây.
Walliscreek Garden - địa chỉ đáng tin cậy.
 Email + liên lạc+ trả tiền> nếu ở NSW 1 tuần sau thì bưu phẩm tới nhà. 
Mua vừa hoa sen vừa hoa súng và 6 gói phân bón vẫn 1 lần tiền cước là: $20.00 (cho NSW, ACT, QLD, NT, SA). Có gửi kèm theo bản hướng dẫn cách trồng & bón phân.
Không biết có gửi về VN được không. Hứa với bạn blog để hỏi mà tới nay chưa hỏi, đúng là hứa cuội. Xin lỗi bạn blog nhen.
Thích 2 loại hoa này nhưng đã hết

Đành chọn hoa này

Bây giờ thì tiếc, phải chi chọn hoa này ... hic... đứng cạnh nhau thì hoa này ăn đứt hoa kia.

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Mùa hoa Lan Huệ và con Ốc

Cứ sau mỗi đêm, nhất là sau những đêm mưa, các vòi Lan Huệ bị gặm, các bông hoa chưa kịp lớn đã gãy. Hễ thấy vòi hoa nào cong cong là y như rằng... cái vòi hoa ấy đã bị ốc ăn lam nham...ít thì oằn ít... nhiều thì gãy cái búp hoa.

Xót của, tiếc hoa....ba buổi chiều, trước khi đi làm, đây pha xà bông rữa chén rồi đem tạt búa xua lên bụi Lan Huệ.
PHA XÀ BÔNG
5 lít nước + 1 muỗng cà phê xà bông rữa chén (nếu có nhiều ốc thì tăng thêm lượng xà bông và tưới nhiều lên búp hoa &vòng quanh gốc cho rộng.. hi vọng ngăn ốc bò lại gần... nói dè dặt vì chưa kiểm chứng nhiều lần nên chưa biết hiệu quả và hậu quả...nếu siêng hơn thì có lẽ lấy giấy hay mốp nhúng nước xà bông mà lau trên vòi bông và bông thì hi vọng nước xà bông không ảnh hưởng đến củ của bụi Lan Huệ)
KẾT QUẢ
Ốc có đeo bám vào vòi hoa& cánh hoa nhưng không bông hoa nào bị Ốc xơi.

Nghĩ rằng bạn cần thông tin vụ diệt ốc chứ không có thời gian để đọc dài dòng, nên đã bê đoạn lẽ ra phải ở đầu bài xuống cuối bài... he.. he.. Bạn nào rảnh rỗi thì đọc thêm nhe... he.. he..

Ở đây, tháng 8 là cuối mùa Đông, là lúc Lan Huệ vàng lá chuẩn bị cho mùa hoa.

Ở đây, tháng 9, đã vào Xuân, thời tiết ấm dần. Dù vậy ẫn còn xen kẻ những ngày lạnh, những ngày mưa giao mùa. Hoa trong sân nhà đua nhau nở rộ.



 Lan Huệ cũng vậy -các vòi hoa trồi lên khỏi mặt đất, háo hức vươn cao ngắm nhìn nghe ngóng,hóng hớt, cười mĩm, cười nụ, cười toe....khoe màu.
Cũng vào thời điểm này, họ nhà Ốc tất bật mở hội đêm. Chúng ăn lá, ăn vòi hoa, ăn cả hoa đang nở
lên hình mới thấy có anh Ốc lười còn ngủ nướng trên cánh hoa.. 
Hì.. hì.. Mùa sau sẽ tưới xà bông khi thấy vòi hoa vừa mọc để đuổi ốc.
NÓI VỀ LAN HUỆ LAI mùa hoa thứ nhì
1/Số lượng củ: tăng gấp đôi - từ 1 cây con, mùa 1 có 2 hoặc 3 vòi bông, mùa hai thì có 6 vòi bông.
2/ Số lượng hoa: đúng là tứ diện - hoa mẹ có khi mang tới 5 hoặc 6 hoa cho mỗi vòi,,,không biết do thiếu chăm sóc hay là tại giống cha... mà cũng quên là hoa cha tứ diện hay ngũ lục diện...
3/ Màu sắc: tỉ lệ hoa có màu sắc tương tự hoa mẹ cao hơn và đời con thì hoa không nổi rõ sọc trắng nhiều như hoa mẹ. Không biết có phải vì lứa hạt này có từ hoa sọc trắng nên tỉ lệ giống hoa sọc trắng nhiều hơn hay không.... hic... hix... lứa lai giống đậu trái trên hoa có cánh màu đỏ và họng hoa màu đậm thì tới nay là năm thứ 2 rồi mà chúng vẫn còn trong chai chưa được trồng xuống đất.
con và mẹ
con và cha

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Hình cách móc hình vuông cho khéo

Bài này chỉ là trả lời cho bạn.

Điểm khởi đầu của vòng móc đầu tiên sẽ quyết định điểm giáp mối.
Để dấu diểm giáp mối tôi đã móc như sau:
Vòng đầu tiên: 
>Dùng magic loop hoặc móc 4 hay 5 chains, slip stitch để nối vòng.
>> ch5, dc3, ch2, dc3, ch2, dc3, ch2, dc2
1
 rồi slst vào mũi chain thứ 3
2
Vòng thứ nhì: và các vòng kế tiếp đều có cùng cách bắt đầu như thế này :
> sl st vào rảnh như hình3 (slst là để dẫn mối chỉ vào vị trí muốn khởi đầu vòng móc)
>> ch5 (trong đó 3ch là để thay thế cho 1dc và 2ch là cho khoảng cách)
3
>>> dc3 vào cùng khe (nơi vừa slst vào để móc 5ch)
4
>dc3 vào rảnh kế tiếp, ch2, dc3 vào cùng rảnh để tạo góc vuông (tạm gọi là con sò 6)
>> tương tự, móc cho đủ 3 góc vuông như hình 5
5
> dc2 vào rảnh nơi đã móc 5ch (để tạo thêm góc vuông thứ 4)
>> slst vào mũi ch thứ ba như trong hình 6
6
Bắt đầu từ vòng thứ ba trở đi thì mỗi khe rảnh móc 3dc (gọi là con sò 3, và 4 góc vuông thì móc con sò 6 - xem hình 5 và 6)
7
Nếu không chú ý điểm bắt đầu vòng móc thì chỗ giáp mối sẽ chạy không ngay hàng và để thẹo trông rất xấu
KÍ HIỆU
ch: chain/mũi xích
ch5: 5 mũi xích
dc: double crochet/ mũi móc kép
dc3: 3 mũi móc kép
slst: slip stitch
magic loop





Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Vài công dụng của giấm


GIẤM TRẮNG
1/ KHỬ MÙI HÔI (đã áp dụng, kết quả tốt)
- trong chai lọ ( đựng nước mắm, tương, tỏi, các loại sauce...)
50% giấm + 50% nước > cho vào chai lọ > sau đó rửa lại với nước sạch.
- trong sink, thùng rác
phun giấm nguyên chất > để khoảng 1 giờ rồi rửa với nước cho sạch.
- trong quần áo cũ (quần áo dù giặt sạch nhưng lâu không xài thì luôn có mùi hôi)
Cho 2 muỗng canh giấm vào máy giặt khi giặt lại các quần áo này.
2/ LOẠI BỎ VẾT BẨN
- trên THẢM/carpet:
Pha:
-1 muỗng cà phê giấm
-1 muỗng cà phê xà bông rửa chén
- 1 cup nước ấm (khoảng 250ml)
Cho hổn hợp vào bình xịt > phun lên vết bẩn... chờ khoảng 2 phút > dùng bọt biển hoặc khăn để hút nước nơi khu vực vừa phun ẩm.
Trên bồn cầu/ toilet bow
Phun giấm > dùng bàn chải nhà vệ sinh để chà rửa vết bẩn.
- Vết bẩn trên quần áo, khăn ăn ( vết sốt cà chua/ ketchup, chocolat, rượu) 
Chà giấm lên vết bẩn > cho quần áo vào máy giặt như bình thường.
3/ LÀM SẠCH
-  cửa sổ:
Pha 50% giấm + 50% nước
> phun hổn hợp lên cửa kính > dùng vải mềm lau cho sạch .
-  sàn gạch
250ml giấm + khoảng 4 lít nước
-  Bếp
Dùng giấm nguyên chất lau
4/TẨY VẾT Ố CỦA SÁP XÀ BÔNG
- Trong phòng tắm, sink rửa chén, vòi nước
Trộn 1 phần muối + 4 phần giấm
Dùng giẻ chấm vào hổn hợp > cọ vết cặn xà bông
- Kính trong nhà tắm
Phun giấm nguyên chất > dùng giẻ hoặc giấy lau
- Trong máy giặt
Cho khoảng 250 ml/1 cup giấm nguyên chất vào máy giặt  với lượng nước khoảng 8l nước >cho máy giặt hoạt động (nhớ là không để gì vào)

ĐUỔI KIẾN (đã thử, thấy có kết quả tốt)
Trong nhà: (anh xã siêng nên dọn sạch đám kiến chết nên ko có hình để làm chứng.. h..h..)
Tẩm ướt giấy với giẩm nguyên chất để vào nơi có nhiều kiến (vài giờ sau sẽ thấy kiến lăn quay ra chết và hô biến không còn con nào)
Dùng giẻ lau thấm giấm để lau đường đi của kiến
Ngoài sân vườn (không nhớ để chụp hình đám kiến trước và sau khi phun giấm)
 - trong các chậu rau: rưới khoảng 2 muỗng canh giấm nguyên chất vào sát vách chậu rau (không tưới lên rau)
- Trong các chậu cây cảnh
Dùng giẻ/giấy lau quanh bề ngoài của thành chậu và đặt giấy đó vào 1 góc của chậu cây cảnh.
- Nơi kiến làm tổ
Chế thẳng giấm vào nơi nghi là tổ kiến (chổ đùn có rảnh tròn nơi kiến ra vô)
Phun giấm lên lối đi của kiến.

LÀM ĐỔI MÀU CHO HOA CẨM TÚ CẦU/Hydrangea/ Hortensia
Tưới giấm vòng quanh gốc Cẩm Tú Cầu màu hồng sẽ có hoa màu tím. Bắt đầu tưới trong suốt mùa Thu và lần cuối cùng là đầu mùa Xuân. Dừng tưới giấm khi thấy búp hoa/flower buds.
  (chưa tìm ra hình sau khi tưới giấm, mùa mới thì không có tưới giấm và cũng chưa có hoa)
lúc chưa tưới giấm
Màu sắc của hoa Cẩm Tú Cầu thay đổi tùy theo độ acid tương đối của đất.
Trên đất giàu kiềm/alkaline soil (độ pH trên 7) hoa sẽ có màu hồng. Trong đất chua /acidic soil (độ Ph dưới 7) hoăc dước tác động của chất phèn chất sắt có trong đất hoa này sẽ có màu tím ngả dần qua xanh dương.
bài này ghi chi tiết về Hoa Cẩm Tú Cầu/ Hortensia
  • SẼ GHI TIẾP VỀ GIẤM TÁO/ apple cider

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...