Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Cây trong sân vườn và độc tố (2)

TRẺ CON VÀ CÂY CẢNH TRONG SÂN NHÀ
Hồi nhỏ, đám nhóc tụi tui ưa: 
bẻ bông để hút mật, lấy nhuỵ đực hoa phượng để chơi đá gà
ngắt đọt cây bông bụp để gắn lên mặt làm râu, 
xắt lá, hoa, bẻ trái lấy hột ra để 'chơi nhà chòi bán buôn'...có ăn giả, có ăn thiệt...
Hồi BaMá tui còn nhỏ thì có trò vò lá mối, lá dành dành để làm xương sáo lá xăm rồi túm tụm chia nhau ăn....
Trẻ con ngày nay làm gì khi chơi quanh quẩn trong sân vườn ?
Trẻ con bây giờ có yêu cây cỏ, gắn bó với thiên nhiên cây cỏ?
Và khi trẻ con có những triệu chứng như  đỏ mắt, ói, sốt, tiêu chảy...
..cha mẹ có bao giờ nghĩ cây cỏ trong sân vườn là 1 trong những nguyên nhân gây ra những triệu chứng ấy? 
Ghi lại bài này để 8 với bạn bè có con nhỏ 
BIẾT ĐỂ GIÚP CON NHẬN DẠNG VÀ PHÒNG TRÁNH (không có nghĩa là không trồng / chặt bỏ) Hướng dẫn con yêu thiên nhiên, yêu cây trồng là hướng con đi gần với cuộc sống lành mạnh. 
Chăm sóc cây trồng, quan sát cây trồng giúp trẻ rất nhiều.
Gần gũi thiên nhiên, con trẻ phát triển tốt.
(nhưng sẽ có nhiều trục trặc nếu cha hoặc mẹ không yêu thiên nhiên và cây cối xung quanh... 
trống sẽ đánh xuôi và kèn sẽ thổi ngược... 
bản hợp xướng gia đình hạnh phúc sẽ bị lỗi nhịp... hì..hì.... 
Vì con, người ta có hi sinh cái đam mê để dành tí thời giờ cho con... cho gia đình thêm êm ấm cho con trẻ được sống những ngày trẻ thơ thật dẹp... cho nhân cách tốt được hình thành???)
                CÂY CÓ ĐỘC TỐ                

click vào 1 hình, bạn sẽ được thấy tất cả các hình có trong bài, 
chỉ cần di chuyển con lăn ở giữa con mouse  thì các hình sẽ tuần tự hiện ra với kích cỡ lớn....
... thật thú vị khi khám phá ra tính năng mới của blog (17/9/11)..
...cám ơn Google




CÂY CÓ CỦ / bulbs
Amaryllis / HOA HUỆ (lan huệ) tên khoa học Hippeastrum spp. 
-nhóm độc: Alkaloids / lycorine. -xếp loại 2 (gây nôn mửa, tiêu chảy  mức độ nhẹ)
-mức độ nghiêm trọngTHẤP chỉ độc khi ăn nhiều/số lượng lớn


 Daffodil /hoa Thuỷ tiên/ Narcissus/ Jonquil - họ: Amaryllidaceae  -tên khoa học: Clivia Miniata

-phần có độc tố: tất cả các phần trên cây
-ảnh hưởng: ăn/nuốt, trên da
-triệu chứng ngộ độc:buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chảy nước dải, run rẩy, co giật, có thể gây tử vong.
-mức độ nghiêm trọng: THẤP chỉ độc khi ăn nhiều/ số lượng lớn, gây phản ứng nặng trên da
-nhóm độc: Alkaloids / lycorine/ calcium oxalate crystals.



Clivia / Caffir Lily / hoa Quân tử lan/ hoa Kiếm tử lan - họ: Amaryllidaceae  -tên khoa học: Clivia Miniata, hoa màu vàng và màu cam
-phần có độc tốtất cả các phần trên cây
-ảnh hưởng: ăn/nuốt
-triệu chứng ngộ độc: chảy nước dãi, buồn nôn, nôn mửa,  tiêu chảy, bại liệt nếu ăn thật nhiều
-nhóm độc: Alkaloids

-mức độ nghiêm trọng: THẤP chỉ độc khi ăn nhiều/số lượng lớn



Agapanthus, African blue lily, hoa màu tím và màu trắng (common name) link

Agapanthus orientalis (A. praecox ssp. orientalis) : Scientific Name 
phần có độc tốnhựa trong lá.
-ảnh hưởng: ăn/nuốt, trên da
-triệu chứng ngộ độc:nhựa của lá gây kích ứng da và mắt, kích thích và loét miệng nếu ăn.
-mức độ nghiêm trọng: làm cho miệng đau nhiều nếu ăn, kích thích da chút ít hoặc kéo dài chừng vài phút.

CÂY có nhánh/ cây có thân gổ

Hoa Đổ Quyên/Azalea, Rhododendron, hoa có rất nhiều màu

-phần có độc tố: tất cả các phần trên cây
-ảnh hưởng: ăn/nuốt
-triệu chứng ngộ độc:chảy nước bọt, nước mắt và chảy nước mũi, đau bụng, hạ thân nhiệt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, thở khó khăn, tê liệt chân tay, hôn mê 
-nhóm độc: Andromedotoxin.
-mức độ nghiêm trọng: RẤT ĐỘC có thể tử vong nếu ăn


Hoa Trước Đào/ hoa Trúc Đào/Oleander 
tên khoa học: Nerium Oleander
-phần có độc tố: tất cả (tươi hoặc khô)
-ảnh hưởng: ăn/ nuốt
-triệu chứng ngộ độc: buồn nôn, nôn, đau bụng , chóng mặt, làm chậm nhịp tim, tiêu chảy ra máu..
-nhóm độc: Cardiac glycosides: nerioside và oleandroside; saponins
-mức độ nghiêm trọng: RẤT CAO có thể tử vong nếu ăn
hoa và lá có thể gây nhiểm độc nếu chúng rơi vào nguồn nước sử dụng (rụng lá xuống giếng hoặc vật chứa nước)
Cây thiên tuế/ Sago Palm/ Cycas  -tên khoa học: Cycas revoluta
-phần có độc tố: hạt, lá, (...)
-ảnh hưởng: ăn/nuốt
-triệu chứng ngộ độc: nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt, co giật
-mức độ nghiêm trọng: THẤP, chỉ độc khi ăn nhiều. Xếp loại 2 (Minor Toxicity)

Hoa Cẩm tú cầu/Hydrangea có độc tố, KHÔNG ĐƯỢC ĂN ( ngộ độc nếu ăn số lượng nhiều)

-phần có độc tố: có trong VỎ CÂY, LÁ, NỤ HOA
-triệu chứng ngộ độc: buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, đổ mồ hôi.
-xếp loại: độc tính loại 4. Chỉ độc hại với động vật.   Xem như không độc hại với người..(?).

DÂY LEO
Ivy (đọc ở trang này)
*Boston Ivy: (đối với trẻ con)
-Nhóm đôc: oxalates 
-triệu chứng ngộ độc: 
Ăn lá: có thể gây sưng chân tay,tiêu chảy, nôn, chảy nước dãi, giọng nói nghe có vẻ khó khăn và tổn thương thận.
TIẾP XÚC VỚI LÁ: da và mắt có thể bị sưng, ngứa, đỏ mắt.
English Ivy: (đối với trẻ con)
-Nhóm đôc: polyacetylene and falcarinol có trong các bộ phận của cây, lá và trái chứa nhiều độc tố hơn.
-triệu chứng ngộ độc:
da: phồng rộp hoặc ngứa
cơ thể: chảy nước dãi, nôn mữa, đau bụng, tiêu chảy co giật, khát nước quá mức, hiếu động thái quá, sốt có thể hôn mê  nếu ăn lá hoặc trái
ở đây cũng nói English Ivy có độc tính trong các bộ phận của cây, ảnh hưởng trên da khi ăn lá &trái
Vạn niên thanh Dieffenbachia (nhóm độc: oxalic acid và asparagine) không ăn và nếu tiếp xúc với cây trồng nhớ rửa tay sạch vì nó cũng ảnh hưởng trên mắt
Tui không có trồng cây này ở đây, nhưng hồi còn ở VN cả xóm tui gần như nhà ai cũng có trồng, xem chi tiết độc tố ở link ẩn, trang này tiếng Anh, còn trang này tiếng Việt (link)


Trang này tiếng Việt, có liệt kê mấy loại, trong đó có hoa Thu hải đường 
Hoa Trạng nguyên / poinsettia độc tố trong mủ của cây, tránh chạm vào mắt, không ăn...
Xem danh sách cây cảnh có độc tố và không có độc tố ở đây
Xem chi tiết về những cây cảnh có độc tố ở tài liệu này
.. biển học mênh mông... 
Xin cám ơn tác giả những bài viết tui được đọc và thu gom vào đây.
Còn lơ mơ lờ tờ mờ về tên mấy cây trong sân nhà... 
..tui gán đại cho nó cái tên khi nhìn thấy  từa tựa hình dạng...
..để chắc ăn thì  hỏi lại Google nhen 'bạn bờ lốc' hoặc xem đầy đủ rõ ràng ở link ẩn 
...tui hơi run tay khi đưa hình cây trồng trong sân nhà vô...
...sợ mình nhìn sai rồi ghi sai...


Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Cây trong sân vườn và độc tố (1)

Nhờ tìm đọc về cách trồng, cách làm chuyển màu bông Cẩm tú cầu/Hydrangea/Hortensia
nên biết thêm 2 điều về cây cảnh trồng trong sân:
1-  có vài loại tiềm ẩn độc tố hoặc trong vỏ, hoặc trong lá, hoặc trong hoa, trái...
2- ảnh hưởng, triệu chứng ngộ độc..
(nhờ đọc ở đây)  
danh sách dài ngoẳng... ưu tiên ghi chép cho cây trong sân nhà...hi..hi..
                   .CÂY CÓ CHỨA ĐỘC TỐ...................
Bông Phấn/Four-o'clock/Marvel-of-Peru
họ: Nyctaginaceae
-Phần có độc tố: Hạt, Rể
-Kiểu biểu hiện: nuốt (ăn), chạm vào da
-Triệu chứng ngộ độc: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, viêm da nếu tiếp xúc với rể
-Mức độ nghiêm trọng: THẤP (nếu ăn), kích ứng da nhẹ hoặc chỉ kéo dài trong vài phút


Crassula argentea/JADE PLANT*
-Phần có độc tố: Lá, Nhựa cây
-Kiểu biểu hiện: nuốt / ăn, nhựa cây chạm vào da
-Triệu chứng ngộ độc: đau bụng, tiêu chảy nhẹ  
-Mức độ nghiêm trọng: THẤP (nếu ăn/nuốt 1-2 lá)nhựa cây gây ngứa/viêm da.
*Jade Plant độc với súc vật (chó, mèo, chim) nếu chúng ăn thường xuyên




Hoa Loa Kèn (?)
CALLA LILY/Garden Calla/FLORIST'S CALLA
Họ: Araceae
-Phần có độc tố: TẤT CẢ CÁC BỘ PHẬN
-Kiểu biểu hiện: nuốt (ăn)
-Triệu chứng ngộ độc: cảm thấy nóng bỏng và sưng môi, lưỡi và họng, có thể bị đau bụng, tiêu chảy
-Mức độ nghiêm trọng: RẤT ĐỘC, CÓ GÂY TỬ VONG nếu ăn (hoa, lá, cành, rể... đều độc)



Hoa trâm ổi / Lantana—(Lantana camara) 
hoa này  là Lantana, nếu đúng thì ô hô... ai tai... hoa có độc tố... 
-Phần có độc tố: Hạt, Lá
-Kiểu biểu hiện: nuốt (ăn), chạm vào da
-Triệu chứng ngộ độc: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, viêm da nếu tiếp xúc với lá
-Mức độ nghiêm trọng: RẤT ĐỘC CÓ THỂ TỬ VONG nếu ăn, kích ứng da nhẹ hoặc chỉ kéo dài trong vài phút
- Nhóm độc: Triterpenes (lantadene A & B).
ghi lại bài này để dành xem
Đừng cho rằng cây cảnh được phép bán ra thị trường qua các nhà cung cấp cây cảnh là những cây cảnh an toàn. 
Một số cây trồng phổ biến nhất cũng có chứa chất độc hại... 
Tuỳ thuộc môi trường sống, 
để chống lại những nguy cơ làm hại mình, cây trồng tự tiết ra chất để bảo vệ... những chất đó sẽ gây độc hoặc cho da, hoặc cho môi/ miệng/ lưỡi/đường tiêu hoá, mắt.
     Aloe       Aloe Vera       
được dùng trị bỏng/phỏng và trị ngoài da...
 và truyền miệng xem đó là một bài thuốc dân gian: đắp vào mắt hay nấu chè, nấu canh (nha đam, lô hội)
Nếu không biết chắc nguồn xuất xứ + tên thì tốt nhất là không nên dùng vì chủng loại này đa dạng lắm, độc tính cao thấp khác nhau...

Chúng có điểm chung là: 
- Mủ có màu vàng gây biến chứng trên da và trong dạ dày.
Triệu chứng ngộ độc: 
   *ngứa: nếu tiếp xúc với da
   *đau bụng, làm co giật dữ dội nếu ăn
   *làm tổn thương mắt nếu mắt bị dính mủ
(tuỳ theo loài mà mức độ nặng nhẹ khác nhau... 
...nặng thì da bị ngứa dữ dội, đau bụng oằn oại có thể tử vong, hoặc làm mù mắt).
BIỆN PHÁP AN TOÀN
-không dùng ngoài da, hoặc ăn, hoặc đắp vào mắt khi chưa biết một cách chắc chắn tên gọi
(cây được cho phải cẩn thận khi dùng để điều trị như một phương thuốc, vì người cho đôi khi chỉ biết loáng thoáng hoặc chỉ biết cái tên chứ không biết chắc chắn.)
-Rửa sạch mủ cây trước khi dùng
-mang găng tay khi trồng trọt để không bị dính mủ cây, không để mủ cây tiếp xúc với da và mắt.
    Ivy    
Có mấy loại Ivy (English Ivy, Boston Ivy và  Devil's ivy (Pothos plant/Trầu Bà)

Chúng có điểm chung là: 
độc tính nằm trong lá... ảnh hưởng với người và súc vật nếu ăn lá.
Triệu chứng ngộ độc khi ăn: khó thở, tê liệt, ói mửa, co giật và có thể hôn mê sâu.
   HOA HUỆ   
Vài loại có độc tính cao
1-Atamasco lily lily/ rain lily which/ zephyr lily / fairy lily/Huệ mưa/ Huệ hẹ/Phong huệ/ huệ móng tay... 
(tên khoa học:Zephyranthes atamasco )
(hình này được mượn từ đây )

-phần có độc tính: Củ nguy hiểm nhất, các phần của cây đều có độc
-ảnh hưởng: ăn/ nuốt, không ảnh hưởng với da khi tiếp xúc
-triệu chứng ngộ độc: buồn nôn, nôn, tiêu chảy
-thuộc nhóm độc:Alkaloids lycorine và các nhóm khác.
-mức độ độc RẤT ĐỘC có thể tử vong nếu ăn 
2-Amaryllis / Lan Huệ (tên khoa học: Hippeastrum spp. )

-phần có độc tính: Củ 
-ảnh hưởng: ăn/nuốt
-triệu chứng ngộ độc: buồn nôn, nôn, chảy nước dải, có thể tiêu chảy
-thuộc nhóm độc: Alkaloids / lycorine.
- mức độ độc THẤP. Chỉ ngộ độc nếu ăn số lượng nhiều.


Má tui nói cây huệ màu cam giống như hoa Lan Huệ, hồi đó  mấy bà cô ưa dùng để lột da mặt... í da... nếu đọc bài này chắc không ai dám mạo hiểm làm đẹp (da bị kích ứng phỏng rộp lột da mà tưởng công hiệu làm lột da... í da..)
.. biển học mênh mông... còn nhiều nhiều phải ghi lại mới nhớ... sẽ ghi tiếp..
Còn lơ mơ lờ tờ mờ về tên mấy cây trong sân nhà... 
..tui gán đại cho nó cái tên khi nhìn thấy từa tựa hình dạng...
..để chắc ăn thì  hỏi lại Google nhen 'bạn bờ lốc'...tui hơi run tay khi đưa hình cây trồng trong sân nhà vô...
...sợ mình nhìn sai rồi ghi sai...

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Hoa Cẩm Tú Cầu/ Hortensia

Đến mùa bông "Ọt-tan-si-a"(Má tui kêu tên tiếng Pháp)Má tui cắt bông cúng Phật.
..sau khi kiến Phật xong, mấy em hoa được tự do ngồi phòng khách, bàn ăn... công nhận Má tui lựa bông + cắm bông thiệt đẹp dù đơn giản nhưng bình hoa nào cũng ưa nhìn.
Má tui thích cắt mấy cành  chỉ có 2 -3 bông mới vừa xoè cánh khoe màu bông...
.... Má nói 'lúc đó bông chị bông em rạch ròi màu sắc, rạch ròi lớn nhỏ... vậy mới đẹp chứ'...
(đây là bông mùa mới 2011, post bổ sung.)
...phục Má tui quá.
Cảm nhận về mĩ thuật của Má tui không chê được.
Không mặn mà lắm về bông này nên không có hình nào của hoa hàm tiếu Má tui ưa, cắt tạm hình hoa đã tàn để khoe cái sắc màu của hoa tàn ...  
Má tui nói cây này trồng bằng giâm cành, xin nhánh có bông màu xanh tím, trồng ở đây thì bông màu hồng. 
Ở nhà Má tui, bụi cây thiệt lớn, tui cắt cành về cắm.
(hồi đó chủ nhà cũ có trồng 1 bụi màu xanh lam  - nhạt hơn màu hoa của nhà kế bên... 
và đã tiêu đời hoa vào cái thời tui hoa mắt vì mới  ra riêng..cơm áo nợ nhà..h.h.h.)
Bụi bông mới thấy mà rầu.. Ba năm tuổi  mà lùn đe, thấp đé...Nhìn bụi cây ủ ê tàn tạ chứ cũng có bông... màu hồng...không phải màu xanh lam như bụi bông đã có trong sân hồi nẳm.
 Hỏi thăm 'bạn bông'.. hong ai trồng nhưng có biết tên là Hydrangea và có nhiều màu xanh, tím, đỏ, hồng...
 Nhờ Google, tui biết được cái tên Việt Nam của hoa này.
Tui còn học được cách trồng và cách bón sao cho cây có nhiều màu ở đâyở đây... link link
Thật cám ơn các tác giả.
Tui thích quá đưa vào đây để khoe điều mới học. 
Trồng và chăm sóc hoa Cẩm tú cầu / Hortensia / Hydrangea
ĐẶC ĐIỂM
Không thích ánh sáng trực tiếp, thích hợp nơi nhận sáng gián tiếp.
(nhận trực tiếp nắng sáng, không trực tiếp tiếp xúc với nắng chiều)
Cần rất nhiều nước, cây dễ bị thúi rể nên đất phải thoát nước tốt.
Màu sắc của hoa thay đổi tuỳ theo độ PH trong đất.
TRỒNG
-bằng hột
-bằng nhánh: giâm cành vào mùa Xuân ( chỗ tui ở mùa xuân vào tháng 9, 10, 11)
cắt đoạn nhánh dài 30 - 40cm (có 3 đốt lá) có vỏ ngả màu gổ, mang nhiều búp to ở nách lá > cắt bỏ cặp búp lá ở phía dưới.
> ngâm trong nước vài giờ > cắm vào đất, buộc cố định cho không bị lay gốc > để chỗ có nắng lốm đốm/ nhận nắng sáng (không để chỗ thiếu nắng), giữ cho đất đủ ẩm.
* cũng có thể cắm cành cắt trong ly nước chờ khi có rể thì đem trồng ra đất.
* cũng có thể cắm cành vào một chậu nhỏ, tưới ẩm cho vào bao nilong buộc kín > để chỗ có nắng gián tiếp.
CHĂM SÓC
- tưới nước thường xuyên, thấy cây bị héo lá là tưới liền để không làm giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa.
- tỉa cành: trong mùa Đông, trể nhất là đầu Xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa). Nếu không biết chắc thời điểm thích hợp để tỉa cành thì cứ giử yên chờ hết mùa bông thì cắt bỏ bông (nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 đếm từ bông xuống gốc/ cắt tỉa bớt tuỳ chiều cao của cây- cắt tỉa quá nhiều sẽ giảm hoa vào mùa sau).
-chừa lại những cành mùa trước không có hoa (để được hoa vào mùa mới)
-  (tháng 3,4,5 là mùa thu ở Úc, tỉa cành vào tháng 3-4)

-bón phân 1 hoặc 2 lần trong năm vào cuối đông, đầu xuân*, lượng  bón thay đổi theo kích thước của cây
Không lạm dụng phân bón... gây hại cho cây, không rải phân sát gốc, phải tưới nước sau khi rải phân*
-khi cây mới trồng: 6 tuần sau khi trồng mới bón phân (dùng cẩn thận theo hướng dẫn sử dụng) 
sau đó bón phân tan chậm (slow -release) với thành phần10-10-10 (1/8cup)
-cây cũ: bón phân với chỉ số Nitrogen cao (1/6 cup)
* vùng khí hậu ấm bón phân vào tháng 5 tháng 6, nơi lạnh thì tháng 6 tháng 7
* cần tưới nhiều nước vào mùa khô
*đất thoát nước kém: phải dự đoán tưới bao nhiêu là đủ để nước không còn đọng trên bề mặt của đất.
-thay chậu: khi hết mùa bông, khi cây ngủ -cuối mùa thu hoặc mùa đông (vùng có đất đóng băng thì đầu mùa Xuân lúc đất bắt đầu trồng trọt được)
*> tưới thật ẩm > để đất khô > bứng/lấy bụi bông lên và trồng vào đất hoặc chậu lớn hơn > tưới thật nhiều nước > ngưng tưới cho đến đầu mùa xuân mới tưới trở lại
Làm   thay    đổi     màu     sắc 
màu sắc của hoa thay đổi tuỳ theo độ PH trong đất
.......ACIDIC.............neutral.................ALKALINE....
PH 2                           P  H 7                  P   H    1   0       

-Đất có tính acid - đất chua (độ PH5 hoặc dưới 5)> hoa màu xanh .
* Để tăng acid bón aluminum sulfate (nhôm sulfate) mỗi tháng một lần vào tháng 3,4,8,9,10 theo chỉ dẫn của nhà sản xuất...thì hoa màu hoa cà, màu hồng sẽ biến thành màu xanh*.
(*tuỳ nồng độ nhôm mà sắc xanh cũng đậm nhạt khác nhau)
*Kinh nghiệm nhà vườn:
- tưới dấm thêm chua cho đất
- cũng có thể cắm đinh vòng quanh gốc 
*Phân bón: dùng phân bón có phosphate thấp
-Đất có tính kiềm / alkaline/ đất phèn 
 (độ PH tăng dần từ 7đến 10>hoa có màu hoa cà/mauve, màu hồng/pink, đỏ/red).
Vào mùa xuân tưới thêm calcium carbonate /vôi thì hoa màu xanh sẽ trở nên hồng. 
Phân bón:
Bón phân có chỉ số phosphate cao 
hoặc thêm Lime/vôi bột làm tăng độ PH của đất > hoa sẽ có màu đỏ.

-Đất trung tính/ neutral (độ PH 7): hoa màu cream/ trắng sữa (thông tin về màu này ít quá... sẽ lục lọi tiếp)
LƯU  Ý
1. hoa có màu trắng thì có làm biến đổi độ PH của đất hoa vẫn không đổi màu (vẫn giữ màu trắng) 
ở vùng khí hậu nóng rất khó để biến cẩm tú cầu thành đỏ đậm 
3 thay đổi màu sắc có tác dụng cho 1 mùa bông, mùa  kế tiếp sẽ có thể không giữ được sắc màu của mùa cũ.
4 trồng trong chậu sẽ dể kiểm soát độ pH
5 không bón phân sau tháng  8 - mùa cây ngủ
6 thị trường hiện nay có bán vài cây Hydrangeas ít có khả năng chuyển màu
7 cần giữ ẩm cho gốc bằng cỏ khô, vỏ thông (pine tree needles)
TÓM LẠI

-bón vôi 'Đolomitit' / DOLOMITIC LIME 4 đến 6 lần trong năm (hoặc bón phân có độ phốt pho cao)
-nơi đất trồng có hoa màu xanh thì nên trồng trong chậu đễ dể kiểm soát nhôm trong đất
-tưới nhiều nước trước và sau khi tưới phân và áp dụng hoá chất để GIẢM lượng nhôm trong đất + giảm tổn thương rể.
-Dolomitic lime hoặc hydrated lime
-đất trồng: đất kiềm/alkaline, độ pH 6 đến 6.2 (đất phèn ngăn Hydrangea hấp thụ nhôm)
kiểm tra độ pH của đất (nếu có dụng cụ) để cung cấp thêm vôi/lime hoặc phân bón có phosphorus cao để ngăn chận việc hấp thụ nhôm tạo hiệu ứng màu xanh lên sắc hoa. 
-tro gỗ cũng góp phần cải tạo độ pH
-Aluminum sulphate hoặc gypsum
-đất trồng: đất chua/ acidic, độ pH 5.2 đến 5.5
-3 tuần/1 lần, pha 1 muỗng cafe nhôm sulfate/aluminum sulfate vào 4lit nước, tưới lên đất quanh cây bông 
(tránh tưới lên cành,lá)
-tưới nhiều nước 
- thêm bả cà phê, vỏ rau củ &trái cây, cỏ khô và gổ thông (loại dùng để phủ lên bề mặt của đất để giử ẩm)/pine tree needles giúp hấp thụ nhôm dể dàng hơn.
-bón phân hàm lượng phốt pho thấp, potassium cao
 LƯU Ý THÊM
Cẩm tú cầu/Hydrangea có độc tố, KHÔNG ĐƯỢC ĂN (chỉ ngộ độc nếu ăn số lượng nhiều)
ĐỘC TỐ: có trong VỎ CÂY, LÁ, NỤ HOA
TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC: buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, đổ mồ hôi.
XẾP LOẠI: độc tính loại 4. Chỉ độc hại với động vật.   Xem như không độc hại với người...
... Ai da! Nay mới biết Cẩm tú cầu có độc tố. 
Ai da!... hồi còn con nít ưa hút mật hoa của cây bông phấn/ four o'clock...
Hôm trước 'bạn bông nói cây tiền/Jade plant cũng có độc... nghe rồi quên lững...
Bây giờ phải  quyết tâm lục lọi trên Net để biết những loại hoa có độc tố...để biết mà tránh, mà 8 với 'bạn bông'.



Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...