Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

MÓC những bông hoa len (1)

Chỗ tô màu        là link có thể click vào để xem liền
Bé như xinh đẹp thêm với nón. Mà nón nếu không có đính thêm hoa thì kém đẹp. 
Hoa có 2lớp cánh hoa thì đẹp, nhưng hoa có tua nhuỵ cũng đẹp không kém 
(hì hì, nói vậy để khoe mẫu bông mới móc)

có ghi lại cách móc trong mục "cách móc nhụy hoa có tua nhụy " ở giữa bài, cạnh hình số 6
bài mới post ngày 03/ 8/ 14: Cách móc hoa 2 cánh, hoa có tua nhụy ghi cách móc hoa 2 cánh có tua nhụy đơn giản hơn.
Và các bà mẹ trẻ dường như thích diện cho bé theo kiểu áo màu gì thì hoa màu đó.
Như vậy nhu cầu về hoa đính vào nón thì nhiều. Chả lẽ móc thêm nón...
Chỉ có cách may thêm 1 lớp gắn dính trên nón và dưới bề trái của hoa. Chỉ cần gở hoa này ra là gắn hoa khác vào. he.. he.. không cần nhiều nón.
 Ghi lại đây những mẫu hoa móc bằng len 
Bài học đầu tiên được học ở đây. Cám ơn cô giáo online Nguyễn Thị Hồng Thủy rất nhiều.
Ghi nhận sau khi thực hành
Nhụy hoa sẽ có hình dạng khác nhau khi dùng mũi móc kép hay mũi móc đơn...
Cánh hoa cũng thay đổi khi vận dụng các mũi móc.
hình 1
NÓI VỀ NHỤY HOA
Dù dùng mũi móc đơn hay mũi móc kép, bắt đầu bằng Magic loop như trong hình 2 là dể dàng  nhất cho người chưa thường móc. CÁC KIỂU NHỤY đều có phần bắt đầu y như vầy. 
hình 2
Nếu dùng mũi móc kép để tạo nhụy hoa thì tiến hành móc: (mỗi cánh hoa cần 2 mũi móc kép)
- hoặc 10 mũi móc kép như hình 3,4.5 nếu muốn nhụy hoa to, nổi rõ màu sắc và không tốn nhiều thời gian móc.
hình 3
Cứ mỗi 2 mũi móc  thì sẽ có 1 cánh hoa (dù là mũi móc đơn, mũi móc nữa kép, mũi móc kép) thì hoa 5 cánh cũng cần 10 mũi, 6 cánh cần 12 mũi)

hình 4,5
- hoặc 10 mũi nữa kép nếu muốn nhụy to cỡ trung bình
- hoặc móc 1 mũi xích mũi móc kép... tiếp tục cho đủ 10 mũi nếu muốn thấy như có chia trong nhụy - hoa màu xanh ở bìa phải, hình 1
- dùng mũi móc đơn (x) nếu muốn thấy nhụy như có nhiều khe nhìn giống như nhụy hoa - hình 6
và dùng mũi móc đơn thì rất dể móc hoa có 2 lớp cánh
cách móc nhụy hoa bằng mũi móc đơn
bắt đầu bằng Magic loop 
hàng 1--> móc 5x hoặc 10x -->> nối vòng bằng mũi Slip stitch (cho kim móc xiên vào điểm định nối, vòng chỉ và rút kim móc cho chỉ xuyên qua mối chỉ đang còn trên kim móc- mũi này chỉ là mũi móc đơn nhưng chỉ có 1 lần rút kim móc). Cách này nhụy hoa như có một hoa thị ở tâm và nhụy thường tròn, ít bị méo - hoa màu vàng trong hình 6.
  Cũng có thể không nối vòng mà cứ tiếp tục móc lên hàng thứ nhì (cách này nhụy hoa có hình xoáy - bông màu hồng ở hàng 1 của hình 6)
hàng 2-->> móc 1 mũi xích, sau đó móc 1 x (mũi móc đơn) vào cùng chân đó...tiếp tục móc 2x vào cùng 1 chân, tiếp tục cho đến hết vòng., nối vòng.
Tới đây là xong phần nhụy, bắt đầu tiến hành móc cánh hoa. Nếu muốn có tua nhụy thì tiếp tục móc thêm hàng thứ ba để làm tua nhuỵ.
hình 6
cách móc nhụy hoa có tua nhụy (kí hiệu o để chỉ mũi xích hay còn gọi là mũi bính, kí hiệu ~ dùng để chỉ mũi di chuyển mối chỉ hay để nối vòng). Sau khi móc nhuỵ như đã nói  trong mục cách móc nhụy hoa bằng mũi móc đơn  thì bắt đầu móc hàng thứ ba  để làm tua nhuỵ như sau:
- tua nhụy thứ nhất:  móc 5o > cho kim móc xiên vào mũi xích thứ ba ~  (coi như móc trở về điểm phá xuất) > tiếp tục ~ ở mũi xích kế tiếp,  ~ vào chân bắt đầu  tua nhụy (tới đây là xong 1 tua nhụy, nếu muốn xen màu thì bắt đầu màu khác khi  vào chân bắt đầu  tua nhụy)
- tua nhụy thứ nhì: xiên kim móc vào chân kế tiếp, tiếp tục móc như đã móc tua nhụy thứ nhất.
Tiếp tục tiếp các tua nhụy khác cho phủ kín vòng.
a
Tới đây là bắt đầu móc phần cánh hoa.
móc lớp cánh thứ nhất ------------>  móc lớp cánh thứ nhì
bc
 ở đây - flickr hình a và b rõ hơn (blog hết cho upload free, nên nhờ flickr vậy)
NÓI VỀ MÓC CÁNH HOA
cũng chỉ dùng các mũi móc này:
- mũi xích: o
- mũi móc đơn: x
- mũi móc nữa kép: t
- mũi móc kép: T
- mũi móc  kép 3 hoặc kép 4: 3T, 4T 
- mũi nối vòng: ~ (slip stitch)
(mũi kép 2, 3, 4: thay vì vòng 1 lần chỉ như trong mũi móc kép thì vòng chỉ 2 hoặc 3, hoặc 4 lần và thường chỉ dùng cho lớp cánh hoa cần độ dài như hoa màu vàng trong hình 5. Mũi này giúp cho cánh hoa trông mỏng manh và giúp ít bị vướng chỉ nhờ các vòng chỉ bó lấy mũi móc)
hình 7
-1/- CÁNH HOA CAO DẠO VÀ MỎNG (hoa màu trắng trong hình 7)  thì mỗi cánh hoa móc như sau: 2 hoặc 3 mũi xích, 1 mũi móc kép 2, 2 mũi móc kép 3 hoặc kép 4, 1 mũi móc kép 2, và trở lại 2 hoặc 3 mũi xích để kết thúc cánh hoa. Có thể tăng thêm số mũi móc kép để có những cánh hoa to nhỏ khác nhau.
-2/- CÁNH HOA CÓ HÌNH NHỌN HOẶC KHUYẾT LÕM( hoa màu hồng trong hình 7)  nếu muốn cánh hoa dầy và chỉ sử dụng mũi móc kép và mũi móc đơn nhưng vẫn đảm bảo cao chân cho cánh hoa thì phải móc 2 hàng  trên cánh hoa. Vòng thứ nhất móc như hoa màu hồng trong hình 6, Sau đó móc thêm hàng thứ nhì bằng mũi móc đơn, có kết hợp với mũi móc kép ở gần giữa cánh hoa để vừa thêm chiều cao và vừa tạo dáng nhọn hoặc dáng khuyết cho cánh hoa.
 -3/- CÁNH HOA ÚP VÀ LẬT: Việc xoay chiều để móc cánh hoa nghịch với chiều của hàng móc thứ nhất cũng giúp tạo dáng cánh hoa úp vào trong nhụy hay úp về phía ngược lại tạo cảm giác cánh hoa vừa mới nở hay cánh hoa sắp tàn
-4/- CÁNH HOA NHỌN CÓ RẢNH TRÊN CÁNH.
-5/- hoa có tua nhụy
 Để giúp cánh hoa giử được nếp ban đầu
- phải khâu đính cánh hoa nhỏ cho có 1 điểm cố định dính vào cánh hoa lớn



hoa này trông kém sinh động
<--tránh không khâu như dán kín cánh hoa để cánh hoa còn giử được vẻ mềm mại.
2 bông hoa này may kín theo vòng cánh hoa nên kém vẻ mềm mại sinh động, và khi đính vào nón các cánh hoa cũng bị đính vào nón nhiều quá.



<-- hoặc dùng mủi bàn ủi hơi hơi nóng tì nhẹ lên từng cánh hoa cho các mũi móc phẳng ra.
cánh hoa bị ủi nóng sẽ luôn giữ được nếp đã được ủi
hì hì, nón trắng hoa trắng dể thương.
(có khoe nón ở bài Học may nón.. hì hì.. như con nít, hễ có vật dụng gì mới thì phải khoe mới vui...xin đừng cười tui nhen.)

Nếu không đính một phần của cánh hoa cho cố định thì sau khi giặt các cánh hoa sẻ co lại tạo thành kiểu hoa không phẳng (hoa thứ 4 trong hình 6)

khoe thêm: Móc những bông hoa (2) - HOA HỒNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...