Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Phân bón. Phân NPK


Nguồn dinh dưỡng cho cây trồng có sẵn trong môi trường (oxy, hydro và carbon).
 Nhưng để phát triển tốt, cây trồng cần những chất dinh dưỡng khác hơn.
Phân bón là nguồn cung cấp thêm chất dinh dưỡng.
Sự lựa chọn phân bón luôn là sự lúng túng cho nhà vườn tài tử. Tìm đọc kinh nghiệm từ internet thì vấp phải sự khác nhau về tên gọi. Để tránh sự lúng túng đó có lẽ nên tìm hiểu qua về khái niệm phân bón.
CÁC LOẠI PHÂN BÓN
Hiện nay thị trường phân bón cung cấp 2 loại: chất lỏng và dạng hạt.
-phân bón dạng lỏng: giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng nhanh chóng và mỗi 2 tuần phải cung cấp bằng cách pha với nước tưới lên cây trồng. 
đây là vài dạng phân lỏng

cho cây trưởng thành và cho cây đang phát triển, cây con

-phân bón dạng hạt khô được sản suất theo 2 dạng: loại chậm tan (slow-release fertilizer), nhanh tan (quick-release fertilizer).
Với loại phân dạng hạt thì dễ kiểm soát lượng phân được bón và phạm vi bón phân nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi lượng mưa và nhiệt độ (mưa nhiều phân tan nhanh gây dư thừa và khi nắng nóng lên cũng có thể gây cháy rể, thời tiết nóng làm khô đất phân bón tập trung có thể đốt cháy rể cây.)
Với phân quick-release/phân nhanh tan thì hiệu quả khoảng 3-4 tuần và tùy thuộc vào lượng mưa và nhiệt độ
quick-release và slow-release
ĐỌC NHÃN PHÂN BÓN
Ba con số (thường gọi là NPK) trên gói/hộp/chai phân bón cho biết tỉ lệ các chất dinh dưỡng.
Khi đọc nhãn phân bón thì theo thứ tự NPK. số đầu tiên là N . số thứ nhì là P và số chót là K.
(trong hình dưới đây, bảng phân tích in đậm thành phần NPK, tập trung vào đó để quyết định loại phân chọn mua và chọn để bón cho cây trồng)
KHÁI NIỆM ĐƠN GIẢN VỀ PHÂN NPK 
NPK là gì?
Đó là tập hợp các con số ghi trong hộp, chai đựng phân bón.
Những con số này phản ánh tỉ lệ phần trăm trọng lượng chất dinh dưỡng.
Tất cả cây trồng đều cần chất dinh dưỡng từ NPK. Nhưng ở các giai đoạn phát triển khác nhau thì cây trồng cần tỉ lệ NPK khác nhau. Do đó khi sử dụng NPK để bón cho cây trồng cần phải chú ý đến các con số được ghi.
Ví dụ: bao bì ghi 10 2 6 có nghĩa là lượng N là 10, P là 2 và K là 6
Nói chung, khi đi mua phân bón NPK thì không cần chú ý lắm về nhà sản xuất hay tên gọi mà cần chú ý đến bản phân tích để biết rõ số tỉ lệ % cung cấp nguồn N, P, K để chọn mua nguồn phân bón thích hợp với cây trồng đang cần cung cấp nguồn dinh dưỡng (cây con, cây trưởng thành cần lượng NPK khác nhau)
In trên bao bì/ hộp chứa, con số đầu tiên chỉ số lượng Nitrogen/đạm
N là chữ viết tắt của Nitrogen/ Nitrate (ni tơ)/ đạm
Ni tơ thúc đẩy tăng trưởng. Cung cấp nhiều ni tơ, cây trồng sẽ tăng khả năng sản suất chất diệp lục nên phát triển nhanh chóng, phong phú LÁ, lá xanh. Nói chung Nitrogen làm tốt lá, lá xanh tốt.
Con số thứ nhì là Phosphorus/Phosphate/lân
P là chữ viết tắt của Phosphorus (phốt pho)/ lân
Phốt pho giúp phát triển bộ RỄ. Bộ rễ phát triển tốt sẽ giúp cây trồng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng nuôi cây, cây mạnh mẽ, chống bệnh tốt đồng thời giúp ra hoa tốt.
Con số thứ ba chỉ rõ lượng kali
K là chữ viết tắt của Potassium / Potash (kali)
Kali cần thiết cho cây trồng trong giai đoạn tăng trưởng mạnh. Nó giúp cây mạnh mẽ hơn lên để chống lại bệnh tật. Nó giúp cây trồng ít bị dễ tổn thương vì lạnh và giúp cây trồng khỏi bị mất độ ẩm quá mức trong những đợt khô, hỗ trợ chính cho việc ra hoa và đậu trái.



hoa và trái

-------

lá và thân

-----
hệ thống rễ
Nói chung, nắm rõ khái niệm về phân bón NPK là điều cần thiết nhưng không nên máy móc sử dụng khi trồng cây vì thực tế nguồn dinh dưỡng trong đất mỗi nơi mỗi khác, nhu cầu cung cấp lượng dinh dưỡng cho mỗi loại cây trồng cũng khác. Việc cung cấp phân bón đòi hỏi nhà vườn sự tinh tế trong nhận xét để tìm ra nhu cầu của cây trồng.
Sẽ ghi chép lại kinh nghiệm của nhiều nhà vườn trong bài khác.
click vào để xem bài liên quan: Phân bón -  Bón phân


3 nhận xét:

  1. chị có bài viết quá hay về NPK còn hỏi e nữa ah. thấy chị có kinh nghiệm hơn e đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1/đây chỉ là sao chép. 2/ Hỏi bạn để tiếp tục sao chép đó mà.

      Xóa
    2. sao chép để mọi người học hỏi lẫn nhau.

      Xóa

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...