Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Lặng lẽ Father's Day

CHUYỆN NHÀ
Father's Day, Mother's Day hàng năm mấy chị em không hẹn mà vẫn có mặt đầy đủ tại nhà Ba Má. Ai cũng có món ăn để vui sum họp...
Father's Day năm nay, mấy chị em cũng đến, nhưng mà đến rồi đi. Đứa này về thì đứa kia đến. Ai cũng mang quà đến cho Ba.... nhưng không có bữa ăn đông đủ kẻ đứng người ngồi chật cả bàn như bao năm qua.
Mâm cơm nguội lạnh kéo dài -bởi các con tới lác đác- nhưng không vơi  bởi chị em kẻ ngồi 1 tí, kẻ cáo từ vì đã đi ăn ở ngoài trước khi đến... Ba Má ngồi bên mâm cơm trông thật cô đơn.
Buổi ăn này, Ba không ca điệp khúc muôn thuở. ( Ba đã thấy và cảm thấy nỗi niềm của các con?

Ba mở quà... Má ngồi thờ thẩn....
Người già có cần quà tặng ngày Father' s Day/ Mother's Day hay không? Họ cần gì????

CHUYỆN NGƯỜI TA
--? Father's Day vui hả em?
-.. cũng tàm tạm vì ngày này ai cũng có cha... chị/ em/ các cháu đều phải đi làm con nên sum họp mừng ngày này theo kiểu chạy sô chị à. Còn chị?

-- Ba của tụi chị không còn. Cho nên hàng năm các con về tụi chị tổ chức ăn uống mừng Father's Day.
- Vậy là vui và hạnh phúc hén chị.
......--Nhìn các con tất bật bày món ăn chúng mang đến, nhìn quà biếu con dành cho chồng mà chị chua xót.
- Chị tiếc tiền à... (câu đùa vô duyên trong tình huống này)
-- Chồng chị không xứng đáng để ngồi đón nhận tình cảm của các con. Chị thẹn với các con, bởi vì chị đã tô phồng cho các con thấy điều tốt. Người đàn ông này chỉ biết nhận chứ không biết cho... ngay cả trích cho những đứa con của mình một ít thời gian khi chúng còn bé còn ở chung mái nhà với mình thì cũng không...
Chị không đọc được ý nghĩ của các cháu.
Chị không hiểu các cháu thương ba hay vì chị/ hay vì muốn có vỏ bọc như bao nhà- nhà bên chồng, nhà bên vợ, nhà của bà con/ nhà của bạn bè.

Sang xứ người với hai bàn tay trắng, ngôn ngữ mới thì bập bỏm.. để con có điều kiện học tập, để có mái nhà thì dĩ nhiên là phải đổ nhiều công sức và thời gian. Nhưng anh đã chọn phần anh trước -anh phải học để tiếp tục lại nghề năm xưa, anh phải lo cho Ba Má ở VN...gia đình mình phải tiết kiệm để có mái nhà... bao nhiêu là tiết kiệm -con chẳng có cái áo mới, mắng mỏ vợ chỉ vì vợ mua áo quần mới cho con cho dù cả năm mới mua cho chúng 1 lần.
Chỉ 15 phút cho con ghé vào khu vực bán đồ chơi của siêu thị anh cũng không cho, mặc cho con van nài..thậm chí khóc lóc...'ba cho con rờ tí chứ con không xin mua đâu'...'ba chỉ cho con ghé 1 lần đi ba'
Anh có thể bỏ gấp nhiều lần từng ấy thời gian bên hiệu sách để đọc và tìm mua sách... hic... để đi dạy thêm... còn con thì mượn sách thư viện mà học mà đọc thêm...'Mua sách để làm gì, nội homework đã hết thời gian giờ đâu mà đọc sách...'
Tội nghiệp các con, chúng an phận. Chúng không hề (?) lấn cấn. Nhìn chúng tổ chức ngày Father's Day mà chị buồn. Anh như con búp bê, vô tư trong sáng.... không hề bận tâm về những gì mình đã làm được và chưa làm được cho con để mà nghĩ ra mình có thể làm được gì cho con trong những ngày cuối đời.
Hồi trước:
* Anh không có tiền bạc dành cho chúng mua sắm sách đọc cũng như đồ chơi (điều này chấp nhận được bởi vì những năm đó khó khăn chật vật lắm -có ăn là may rồi)
* Anh dành thời gian cho viêc học tập của mình -học kiến thức và xem tv để luyện nghe-  nên anh không có thời gian dành cho việc dạy dỗ kiểm soát việc học tập của con.
Chị đã từng khóc với anh 'mình đã 40 rồi mình đi làm công nhân để con chúng mình thành kỉ sư bác sĩ anh à. Mình là kỉ sư bác sĩ mà chi khi mà con mình hư hỏng hoặc chỉ học chưa hết bậc phổ thông và nếu may thì mãn đời làm công nhân hay bất hạnh là không có nghề nghiệp ổn định... nghĩ lại đi anh, tương lai và danh tiếng của mình là sự thành đạt của các con..." nhưng anh như con thiêu thân, cứ bay vào điểm sáng lung linh.. anh bay thẳng cánh làm cháy xém tới đôi cánh của các con.
* Đến khi đã có nghề nghiệp ổn định, có mái nhà, cha mẹ ở VN qui tiên rồi thì anh vẫn giử nếp cũ -sống cho riêng mình, không dành thời gian tối thiểu cho các con khi chúng còn ở chung một mái nhà. Vẫn ke re cắt rắt trong chi xài cho các con (quà tặng birthday cho con, một bữa ăn ở tiệm trong 1 ngày nào đó trong năm như sinh nhật con hay mừng con gì gì đó..)
Hôm nay:
*vẫn nếp cũ -ngày ngày lên Net.. facebook..anh vẫn không có giờ cho gia đình. Bữa ăn không trọn vẹn vì phải ngưng lại gõ tiếp ý tưởng dang dở bởi phải đi ăn cơm... hoặc ăn mà tâm trí trong trang internet... trong luồng suy nghĩ. Tóm lại sống với gia đình bằng cái xác phàm chứ trọn tâm tình trí óc đã bay xa bay bổng theo lí tưởng và sở thích.
* vẫn tiếc tiền mua quà cho các cháu như ngày xưa đã từng đối xử với các con -lí do, ba mẹ chúng đã có mua cho chúng... chúng có nhiều rồi...đồ chơi chúng chỉ chơi ít hôm rồi bỏ.. sách thì thư viện thiếu gì, ở trường cũng có sách cho mượn...

Câu chuyện của chị không lạ với cảnh sống của người di dân nhưng nghe thật bất ngờ từ chị -người kín tiếng/người có gia cảnh hạnh phúc... TÉ RA CHIẾC ÁO NÀO CŨNG CÓ 2 BỀ - MẶT VÀ TRÁI-... hạnh phúc nào cũng có lẫn bao nỗi đắng cay.

SUY NGHĨ RIÊNG
?-Đã có bao người đàn ông thuộc mẫu chỉ biết sống cho riêng mình. Người mẹ có nên tiếp tục tô phồng hình ảnh người cha cho đẹp cho cao cả trong các con.
?-Đã có bao nhiêu đứa con hư hỏng bởi cha chúng chỉ biết có tương lai của mình mà không đoái hoài tới tương lai của các con[ra xứ người phải nổ lực học để tìm lấy mảnh bằng cho rở mày rở mặt gia đình ở VN / cho không mất mặt với bạn bè đồng nghiệp còn ở lại trong nước và những người ra đi đã thành danh thành tiến sĩ này tiến sĩ nọ.]
?- Đã có bao giọt nước mắt đàn ông đã đổ ra khi thấy con hư hỏng...
?- Đã có bao người đàn ông biết thẹn /biết kiểm điểm ngày đã qua để thấy mình đã làm gì cho cho con và cho vợ hay chỉ biết so sánh rằng nhà kia giúp anh em bên quê cất nhà to, là mồ mã cha mẹ hoành tráng còn mình thì gửi tiền về quê thật ít oi/ hay ngày ngày nhớ lại thời vàng son danh tiếng đã qua để chì chiết rằng tại vợ không tạo điều kiện cho mình học tập cho bằng người....
- Đã có bao nỗi niềm khi con nghĩ đến cha -những nỗi niềm mang nhiều chua xót và tiếc rằng ba không có chút tình dành cho mình.
?- Đã có đứa con nào hận cha.
???ĐÃ CÓ NGƯỜI CHA NÀO CẢM THẤY MÌNH KHÔNG XỨNG ĐÁNG NHẬN NGÀY TÔN VINH FATHER' S DAY.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...