*có lẽ nên lưu ý về hướng dẫn số 2 (chữ màu xanh). Người già thường hay quên nhớ và ít thích uống nước. Do đó có lẽ người chăm sóc nên có biện pháp theo dõi việc uống nước của các cụ. Bởi nhiều khi chúng ta thấy các cụ để chai nước kề bên, có thấy hớp nước.. NHƯNG đôi lúc số nước thực thụ được uống trong ngày chỉ vỏn vẹn trong chai nước ấy (tương đương 1 cup nước). Má tui đã và đang cầm cự với cái chết bởi bà thiếu nước trầm trọng.
"10 điều cần làm để tránh mất nước ở người cao tuổi
1.
Để đảm bảo đủ nước, yếu tố quan trọng nhất là uống nhiều nước. Khuyến cáo tiêu
chuẩn là uống ít nhất 5 ly nước mỗi ngày. Tốt nhất uống 6-8 ly nước lọc mỗi
ngày.
2.
Những người chăm sóc nên chắc chắn rằng người lớn tuổi luôn có nước bên cạnh họ
mọi lúc, nhất là người đi lại khó khăn. Khuyến khích uống thường xuyên với
lượng vừa phải. Để sẵn nước ở vị trí gần nhất như tủ bên cạnh giường, kệ cạnh
giường, các vị trí dễ thấy và dễ lấy.
3.
Mặc dù nước lọc là sự lựa chọn thức uống tốt nhất, để tạo động lực cho một
người cao tuổi uống đủ nước, có thể bù nước qua các thức uống khác như nước ép
trái cây.
4.
Ăn trái cây có hàm lượng nước nhiều như dưa hấu, dâu, nho và đào. Lựa chọn rau
giàu nước bao gồm cà chua, rau diếp và bí mùa hè. Ăn súp, cháo…
5.
Khuyến khích người cao tuổi không đợi cho đến khi khát mới uống nước, nên uống
nước với liều lượng vừa phải nhiều lần trong ngày vì khi khát có nghĩa cơ thể
đã bắt đầu bị mất nước.
6.
Tránh rượu và thức uống có caffein: rượu làm mất nước cơ thể. Giảm thiểu đồ
uống có chứa caffein vì nó có tác dụng lợi tiểu, làm cho thận bài tiết nhiều
nước hơn, dẫn đến mất nước.
7.
Bù thêm nước khi tập thể dục ở người cao tuổi do dễ mất nước trong quá trình
tập luyện.
8.
Người cao tuổi hoặc người chăm sóc nên quan sát màu của nước tiểu. Nước tiểu
trong hoặc màu vàng nhạt, có nghĩa là cơ thể đủ nước. Nước tiểu sẫm màu hoặc đi
tiểu thường xuyên là dấu hiệu điển hình của việc mất nước
9.
Nếu người cao tuổi có vấn đề về nuốt, cần phải được theo dõi cẩn thận để tránh
các chất lỏng vào đường thở gây sặc và khó thở, nên uống từ từ và từng ngụm
nhỏ, tốt nhất nên ngồi để uống.
10.
Khi có dấu hiệu sớm của mất nước, cần cung cấp đồ uống thể thao hoặc oresol
chẳng hạn, để bổ sung nhanh chóng nước và chất điện giải cần thiết cho cơ thể.
Các dấu hiệu mất nước
nghiêm trọng đòi hỏi phải chăm sóc y tế:
Khô và dính miệng; Khát nước; Da khô; Lú lẫn và khó chịu; Mắt trũng; Bất tỉnh hay mê sảng; Đi lại khó khăn; Chóng mặt hoặc đau đầu; Khô mắt; Nhịp tim nhanh; hạ huyết áp và táo bón.
Khảo sát đăng trong Tạp chí Y tế dự phòng quốc tế cho thấy có từ 6 - 30 % những người tuổi từ 65 tuổi trở lên phải nhập viện do mất nước. Trong một nghiên cứu liên quan của Parent Giving, 48 % người lớn tuổi phải nằm viện sau khi điều trị tại phòng cấp cứu đã cho thấy có dấu hiệu mất nước."
Khô và dính miệng; Khát nước; Da khô; Lú lẫn và khó chịu; Mắt trũng; Bất tỉnh hay mê sảng; Đi lại khó khăn; Chóng mặt hoặc đau đầu; Khô mắt; Nhịp tim nhanh; hạ huyết áp và táo bón.
Khảo sát đăng trong Tạp chí Y tế dự phòng quốc tế cho thấy có từ 6 - 30 % những người tuổi từ 65 tuổi trở lên phải nhập viện do mất nước. Trong một nghiên cứu liên quan của Parent Giving, 48 % người lớn tuổi phải nằm viện sau khi điều trị tại phòng cấp cứu đã cho thấy có dấu hiệu mất nước."
BS. Hải Châu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét