Khoe bông mùa cũ
Đây là hoa Hồng Tắc kè (quên tên tiếng Anh rồi, sẽ tìm lại bổ sung vào), cây cao khoảng 70cm, bông chùm, lúc hàm tiếu hoa màu vàng, tiếp xúc với ánh sáng cánh hoa đỏ dần cho đến khi không còn thấy màu vàng thì sắc đỏ cũng nhạt dần, khi cánh hoa chuyển sang hồng nhạt là hoa sắp tàn (hình bụi hồng này xấu quá, sẽ tìm hình khác thế vào)
Ở đây, bây giờ là mùa Thu.
Trời đã se lạnh.
Tuần này ngày nào cũng mưa.
Mưa lất phất như màn sương, cứ rỉ rả lác đác lúc tạnh lúc mưa.
Hoa hồng nở gặp mưa thiệt uổng...
.. kệ... cứ để trên cây mà ngắm ...dạo này cây nào cũng ít bông.
(cắt cành lẻ tẻ, có bông lẻ tẻ)
Một số lá lốm đốm đen...bị bệnh lá
...do dầm mưa đêm mà...phải cắt bỏ liền ...
Nay là giữa tháng Tư, chuẩn bị chăm sóc hồng là vừa.
Ôn lại bài học học của 'bạn bông'gần xa Trồng và chăm sóc hoa Hồng
chuẩn bị cho mùa mới vào tháng 7.
chuẩn bị cho mùa mới vào tháng 7.
TRỒNG
- thời điểm trồng thích hợp: cuối thu bước sang mùa đông
- ĐẤT: dùng đất cát pha với đất trong sân vườn, pottingmix, một ít vỏ thông cho xốp đất để nước dể thông thoáng (không dùng đất quá mịn dể kết dính như mùn cưa, mụn xơ dừa vì chúng giữ nước làm chết rể - học chiêu này của chị Tuý Sơn Viên- chị có rất nhiều kinh nghiệm trồng trọt, ghi vô cho bè bạn xa xa biết thêm, chứ ở nơi này thì không có mùn cưa và mụn xơ dừa và mua than thì mắc lắm nên chỉ dùng vỏ thông)-
(mùa tỉa hồng có nhiều nhánh cắt bỏ nên tui giâm cành lung tung, giâm chỗ đất sét mà cây hồng cũng hớn hở khoe bông với đám lá xăm)
- PHÂN BÓN: Dynamic Lifter và NPK ... (năm đầu dùng NPK với thành phần P và K có chỉ số nhỏ, năm sau bón tăng dần lượng P và K)
- Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Xem đầy đủ ở đây
- Cách bón:
> trộn phân bò hoay mục vào hố đất, tưới đất cho ướt đẩm rồi mới trồng xuống.
Ủ cỏ khô lên trên.
Không rải phân liền vì sợ phỏng rể.
Mỗi ngày mỗi tưới (không được để khô trong vòng 15 ngày sau khi trồng)
Ủ cỏ khô lên trên.
Không rải phân liền vì sợ phỏng rể.
Mỗi ngày mỗi tưới (không được để khô trong vòng 15 ngày sau khi trồng)
>> sau 2 tuần tưới chút xíu NpK (chỉ số N và K cao, P thấp) phải pha thật loãng, chỉ tưới sau 15 phút tưới ẩm bằng nước thường, và không tưới gần gốc, để tránh bị phỏng rể (có thể không tưới phân trong vòng 4 tuần sau khi trồng)
>>> sau 20 ngày rải NPK cách gốc 15cm . Mỗi ngày, tưới thật nhiều nước, khoảng hơn 3 tháng thì có nụ bông.
- Cách làm cho bông nở theo ý muốn:
> cắt tất cả các cành (có bông lẫn không có bông)
>> rải dynamic lifter, NPK (phân dành cho bông hồng), tưới thật nhiều nước trước và sau khi rải phân, 1 ngày tưới 1 ngày nghỉ nhưng mỗi lần tưới phải tưới nhiều nước.
* giảm tưới hoặc tăng tưới nếu thấy bông nở sớm hoặc bông nở trể hơn dự tính.
ví dụ: để có bông vào Tết, cắt cành vào đầu tháng 11 âm lịch.... để có bông vào Valentine day (14/2 dương lịch) thì cắt cành khoảng 10 đến 14 tháng giêng dương lịch.
CHĂM SÓC
chăm sóc thường nhật:
> thường xuyên cắt bỏ lá già, cành ốm, cành cùn ngọn cho cây được trống trải tránh sâu rầy
phải bỏ thùng rác tất cả các lá vừa tỉa bỏ để tránh mầm bệnh phát sinh hay lây lan.
> không tưới cây vào buổi chiều, không tưới trên lá (lá sẽ bị đốm đen - black spot.)
> không tưới cây vào buổi chiều, không tưới trên lá (lá sẽ bị đốm đen - black spot.)
> nếu cây tốt lá, chậm bông : thì...
- thì xem lại thành phần NPK đã bón để ngưng bón loại có chỉ số N cao ( ) tăng cường Kali
- thì cắt bỏ các cành tỉa bớt lá, ngưng tưới nước trong 2 tuần cho khô đất sau đó chăm sóc bình thường
> nếu có nhiều cành mảnh mai ốm yếu hoặc cành bị cùn ngọn thì bón thêm phân NPK
>tháng 7(giữa mùa Đông) cắt tỉa bỏ tất cả cành (tạo dáng cho mùa sau, chỉ cắt giảm 1/3 hoặc 1/2 kích thước ban đầu, không cắt quá thấp, chỉ cắt thấp khi cành bị khô), cắt bỏ tất cả lá, vẫn tưới cầm chừng không để đất bị khô, tiến hành trị bệnh cho cây nếu thấy cây bị bệnh.
>giữa tháng 8 bón phân Dynamic Lifter và NPK loại dành cho bông hồng + tưới nước thường xuyên.
cành có dấu hiệu cùn ngọn thì không có bông
>giữa tháng 8 bón phân Dynamic Lifter và NPK loại dành cho bông hồng + tưới nước thường xuyên.
chăm sóc khi cây bệnh
* rầy bám nụ bông: nếu ít, dùng vòi nước để rửa cho hết rầy hoặc xịt Bayer Confidor
* rầy bám nụ bông: nếu ít, dùng vòi nước để rửa cho hết rầy hoặc xịt Bayer Confidor
tháng 9 -10 hay có rầy (aphids) hoặc lúc cây thiếu dinh dưởng, thiếu nắng.
* lá lốm đốm đen đen ( Black Spot) hoặc lấm tấm vàng nghệ (Rust), phải cắt bỏ khi đốm đen bắt đầu xuất hiện và không để lá bệnh ở gốc cây để tránh lây lan, hoặc dùng Yates Shot Gun để trị
(bệnh thường xuất hiện sau đợt mưa đêm và khoảng đêm có nhiều mù sương.)
* Bón thêm Dynamic Lifter và NPK, tưới nhiều nước và không tưới trên lá.
GIÂM CÀNH
thời điểm thích hợp: tháng 7 (giữa mùa đông), mùa tỉa nhánh (có chú ý đến hướng mọc của nhánh mới để cắt cành ở phía trên nách lá mang chồi mầm đó)
> chọn cành không quá non hay quá già, cắt 1 đoạn 30-35cm, bỏ tất cả lá, cắm vào nước khoảng 2 giờ rồi mới đem cắm xuống đất.
Có 2 cách thực hiện cành hom:
* để cành hom bình thường (tui thường giâm theo kiểu này)
*cách khác: rọc bỏ 1cm lớp da bên ngoài phần gốc của cành hom bằng dao bén.. để vết thương mau ra rể.
>> chất trồng: đất + phân bò hoai mục + cát + pottingmix
>>> cắt chai nước ngọt làm chậu trồng, tạo chỗ thoát nước dưới đáy chai (rể bông hồng ăn xuống nên cắt chai để có chiều sâu cho rể không bò ra ngoài)
* cắm cành hom không sâu hơn 1cm, cột cành hom giữ cố định, để không bị rung lắc làm chết cây.
* ủ cỏ khô trên mặt, úp một chai khác lên hoặc đặt trong bao nilong buộc kín để giữ ẩm (nếu giâm trên đất thì dùng chai nước ngọt cắt bỏ đáy chai mà úp lên) - nhà kính thu nhỏ...hì...hì..
***để chỗ ít nắng hoặc che nắng trong 15 ngày sau đó cho tiếp xúc với nắng từ từ (cây cần ánh sáng mặt trời nhưng chỉ nhận sáng khoảng 60% hay vài giờ 1 ngày, thiếu sáng cây không lên mạnh hoặc tược chết dần dần, tỉ lệ sống không cao).
**** ngắt bỏ ngọn khi chồi lên cao khoảng 20 - 30cm để có thêm nhiều nhánh (tuỳ theo loại hồng)
cây hoa hồng trắng này không ngắt đọt, không bón phân và trồng chung với Lan Huệ nên lên cao nghệu mà không có bông (bị cùn ngọn), tới khi cho vô 1/3 muỗng cafe NPK thì có tược mới
Có nhiều giống hồng khi giâm cành mà không dùng chất kích thích ra rể thì không thành công.
Có nhiều loại hồng thật dễ tính chỉ cần cắt cành giâm xuống tưới nước là sống và lên mạnh mẽ khỏi che chắn. (mấy cây hồng nhà này toàn là xin cành về giâm, cắm lây lất trên đất xấu hoắc nó cũng cho bông)
Sang chậu khi cây đã có bông thì cây không bị chết nhưng phải chờ mùa cây ngủ mới tiến hành. .
GHI NHẬN
-Hồng có vẻ thích hợp với nơi có đất sét.
- Hồng thiếu nắng sẽ không có nhiều bông hoặc có thể rất ốm yếu và có thể chết
-Rể hồng ăn xuống nên khi trồng trong chậu phải đặt cao ngang mặt chậu và thay đất sau 3 năm.
-Để dể lấy bầu cây ra khỏi chậu, rải lớp vỏ thông mỏng ở đáy chậu, lót báo vòng quanh chậu trước khi đổ đất vào chậu.
-nếu đất bị chèn chật cứng bao lấy bộ rể, đem ngâm chúng vào nước cho đất mềm dể xới bỏ mà không tổn thương rể.
-Cắt bỏ bớt rể nếu chùm rể quá bùm xùm khó để vô chậu trở lại (không nên bẻ co rể)
- Trồng nơi ẩm ướt, thiếu nắng thường bị một loại côn trùng đeo bám thành những đốm trắng (Scale) trên những cành già > dùng Yates Scale Gun để trị.
- Mưa đêm làm lá bị đọng nước, mùa Thu thiếu nắng và ẩm ướt > lá có đốm đen (Black Spots), phải cắt bỏ thùng rác để tránh lây lan, nếu không kịp thời ngăn chận cây sẽ bị rụng hết lá. Nếu nhiều cây bị bệnh dùng Yates Rose Gun Advanced để trị.
'Hoa hồng tắc kè' trưa nắng mùa Thu
Em đang tìm hướng dẫn chi tiết về cách trồng hoa hồng, may quá tìm thấy blog của chị. Cảm ơn chị nhiều lắm :D
Trả lờiXóaCảm ơn bài viết rất tỉ mỉ của chị. Em đang kiếm hướng dẫn trồng hoa hồng mà không biết bắt đầu từ đâu hết, may google ra blog của chị :D
Trả lờiXóaCảm ơn chủ nhân đã hướng dẫn cách trồng các loại cây mình thích. Sẽ đọc từ từ như một "cẩm nang thực hành" hiệu quả.
Trả lờiXóahôm nay em tiến hành giâm cành hoa hồng. hi vọng sẽ thành công. Cảm ơn chị nhiều
Trả lờiXóaChúc bạn thành công nhen. Giâm cành cũng dễ thành công nếu được tưới đủ nước, không cắm quá sâu, không bị lay động, không thiếu nắng và quá nóng, và dùng đất cũ thì tốt hơn đất mới mua. Nhưng cũng có một số loại hơi khó giâm tự nhiên không có dùng thuốc kích ra rể (tui có gặp 1 lần với cây lai tạo giống)
Xóabạn ơi, thế th2i cho tới hôm nay đã tìm ra tên tiếng anh của hoa hồng tắc kè chưa ? nhà minh có 1 cây như vậy ra hoa rất xinh và lâu tàn > viết nhiều lên cho mình học hỏi với nhé. Cám ơn rất nhiều
Trả lờiXóaBạn ơi. Vẫn chưa tìm ra tên của bông hồng tắc kè. Vì hôm rày mê đan móc nên không lục lạo trên Net, và chuyện trồng hoa hồng cũng nguội rồi bạn ơi. Bây giờ tui đang phải móc cái mền cho em bé con người quen sẽ sinh vào tháng 4, vậy mà lại chợt hứng với mấy mẫu tự nghĩ ra nên còn cù lại chưa bắt tay vô. Chắc lại phải chạy hỏa tốc nữa rồi. Không dám hứa vì hứa dây thun sợ bạn giận ... hì.. hì.. nói vậy nhưng sẽ rán. h.. hi.
XóaMinh giam canh may lan khong thanh cong moi nguoi chi minh voi
Trả lờiXóa