Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Trừ côn trùng hại cây trồng.

Cho dây bầu leo lên tầng 2... cây chanh ở tầng trệt tưởng là tốt sách.
Nào dè... đã làm cho mùa chanh năm nay xính vính.
Trái chanh thì bị "tàn nhang" lốm đốm trên vỏ.  
Khi cắt ra thì rõ là mấy đốm nâu ấy ảnh hưởng đến ruột chanh.
Một số trái bị nám nâu ở rốn trái.
Lá chanh non bị vẻ bùa ngoằn ngèo làm lá bị quăn quéo (leaf mines). Trên lá già thì lấm tấm nốt "mụn"
Cây chanh bị bệnh quá xá.
Tầm đọc cẩm nang học được mấy chiêu:
*Thời tiết ẩm, thiếu nắng làm cho cây trồng dể bị sâu bệnh tấn công. 
Không khí không lưu thông tốt cũng tạo môi trường thuận lợi cho sâu bệnh hại cây trồng.
**Có rất nhiều hoá chất giúp trừ khử sâu bệnh cho cây trồng.
PestOil là một trong những hoá chất dùng để diệt côn trùng hại cây trồng như:
 leaf miner, scales, mites, mealybug, aphids and white fly  trên cây chanh, nho, cây ăn trái, hoa hồng và các loại cây trồng trong sân vườn 
***Nhưng nhiều nhà vườn thường khuyên không nên lạm dụng hoá chất.
Nên trừ sâu bệnh bằng những biện pháp khác không độc hại.
Nhiều cách tự pha chế bằng vật liệu dùng trong nhà bếp được dùng để phun lên lá đã cho kết quả tốt trong việc hạn chế côn trùng có hại phá hoại cây trồng. (link)
CACÁCH TRỪ SÂU BỆNH KHÔNG ĐỘC HẠI
Tuỳ theo từng loại côn trùng, công thức pha chế sẽ khác nhau.  
Côn trùng thân mềm (ve / mites, rệp / aphids, rệp sáp / mealybugs): (hình mô tả: link)
Pha:
-1 muỗng canh dầu canola/ dầu thực vật dùng để nấu ăn
-vài giọt xà bông rửa chén 
-1 lít nước 
Lắc đều và đổ vào bình xịt. Phun vào cả hai mặt của lá.
Ve/mites và côn trùng khác:
Pha:

-2 muỗng canh nước tương ớt hoặc ớt cayenne (cayenne pepper mua ở tiệm thực phẩm á châu)
- vài giọt nước rửa chén 
-1 lít nước. 
Để qua đêm, sau đó khuấy đều > đổ vào bình xịt và phun vào hai mặt của lá.  Nhớ lắc cho đều trong khi phun xịt cho hổn hợp được hoà tan.
Nấm bệnh/ Fungal diseases:
Pha:
-2 muỗng canh baking soda 
-1 lít nước 
Lắc đều rồi phun xịt vào các khu vực bị ảnh hưởng. Lặp lại quá trình này vài ngày một lần cho đến khi thấy dứt tình trạng này.
Côn trùng và các bệnh nấm / Insects and fungal diseases:Pha:
-1 muỗng canh dầu ăn
-2 muỗng canh baking soda 
-vài giọt xà bông rửa chén 
-1 lít nước. 
Phun và áp dụng như trên.
Côn trùng trên cây ăn trái / insects
 Dùng Lime sulfur và dormant oil để phun lên cành nhánh  vào mùa cây ngủ... nhưng biện pháp này đôi lúc làm chết cây do chưa có kinh nghiệm sử dụng. 
Có thể thay thế Lime sulfur và Dormant oil bằng công thức sau đây.
Pha:
-1 chén dầu thực vật/ canola oil (dầu thực vật dùng để nấu ăn)
-2 muỗng canh xà bông rửa chén
-4 lít nước 
Trộn xà bông và dầu đầu tiên, sau đó thêm nước. Lắc thường trong thời gian phun lên cây.
 Rầy mềm / Aphid
Thử hoà chung 2 loại trà Mint/Clove Tea rồi phun lên cây thường xuyên sẽ đuổi được con rầy mềm / Aphids
Một cách khác:(link)
Trộn đều 1 cup dầu thực vật/ vegetalbe oil với 1 muỗng canh nước xà bông rửa chén.
Pha 1 cup nước ấm với 1 muỗng rưởi dầu + xà bông vừa trộn để phun lên cây trồng, nhớ phun cả mặt dưới của lá.
Leaf mines
CHÚ Ý
Phun xịt giết côn trùng phá hại cũng giết chết côn trùng có ích, do đó chỉ phun xịt cây bị bệnh.
Chỉ phun tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát.
những cách thức này nên thử trên một khoảng nhỏ trên cây,
để xem hiệu quả ra sao, kẻo diệt côn trùng thành giết cây... hì hì...

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Trồng Orchid Cactus - Quỳnh Mini

Không phải Tiểu quỳnh, cũng không phải Nhật quỳnh dù hoa cũng nở vào ban ngày, nhưng hoa thì nhỏ hơn.
May quá có hình hoa Nhật quỳnh đỏ và Quỳnh sen cùng nở nên thấy thiệt rõ ràng sự chênh lệch.
Tên Quỳnh sen / Quỳnh Mini mà Chị Tuý Sơn Viên và trang web khác gọi thật thấy hợp hoa này.
........................................................    .....Từ nay có tên tiếng Việt cho hoa này rồi
......................................................       .....Đây! hoa Quỳnh Sen / Quỳnh Mini
Còn toptropical.com thì ghi
Disocactus phyllanthoides, Nopalxochia phyllanthoides, Phyllocactus phyllanthoides
Pond Lily Cactus, Deutsche Kaiserin
Hôm nay đọc ở đây thì biết thêm một cách gọi khác và học thêm mấy chiêu trồng, ghi lại để dành (dù đã có ghi chép cách trồng ở đây nhưng ôm đồm muốn ghi riêng một bài để còn có chỗ bổ sung khi biết thêm).
Trồng ORCHID CACTUS / Quỳnh Mini/ Quỳnh Sen 
- Nhân giống bằng giâm cành vào mùa Xuân.
dùng kéo bén và sạch cắt1đoạn dài >để chỗ khô và mát từ 1 đến 2 tuần cho vết cắt khô mặt nhằm ngăn khả năng bị thúi gốc khi trồng > cắm thẳng đứng vào trong đất (trộn 1 phần pottingmix với 1 phần đá nhuyển/ perlite), vài tuần cây sẽ ra rể...sau 2 tháng mới tưới phân, chỉ tưới phân 1 lần/tháng... (chỉ tưới 1/2 liều lượng được chỉ dẫn)
 Với nhánh mới tách ra, phải đợi vài năm mới có bông.
*NPK thích hợp (5-1-4)
- Chăm sóc tốt, nhánh có thể dài tới 1,2m > cắt bớt nhánh giúp chậu cây cân đối và nhiều nhánh mới sẽ mọc ra từ chỗ cắt > mùa mới sẽ có nhiều nhánh nhiều bông.
-Ánh sáng: Cây cần ánh sáng nhưng không thích ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và cũng không thích ánh sáng vào ban đêm hoặc chiều tối (nếu để cây tiếp xúc với ánh sáng về đêm khả năng ra hoa kém)
* lá chuyển sang màu vàng hoặc có vẻ héo > cây nhận nhiều ánh sáng quá
* lá mỏng > cây nhận ánh sáng quá ít 
* lá xanh với viền rìa lá màu đỏ > cây nhận vừa đủ ánh sáng
(xem 3 hình thì thấy rõ ràng tác dụng của ánh sáng lên cây trồng)
... hì..hì..năm này để chỗ nắng + ít khi tưới nước ... lá gần như mất màu xanh
mùa hoa thứ nhứt
.... sang năm 2 đổ thừa tại thiếu đất thiếu nước nên đổi đất, tưới ì xèo, 
nhè treo chỗ nắng, lá đở vàng hơn một chút, vẫn còn gân guốc xù xì ...và mỏng dánh
mùa thứ 2
tới năm 3 sau khi đọc biết cây Quỳnh Sen không thích ánh sáng trực tiếp, đem treo dưới giàn Passionfruit ...>>cây thiếu nắng lá xanh mướt nhưng ...mỏng te, 'ngắn sủn'... hì..hì..
mùa thứ 3, tháng 6/2011
Còn chậu này mới trồng, chưa buộc dây treo còn xớ rớ nép bên chậu Nhật Quỳnh.
..chắc... chỗ giúp nhận nắng gần đủ yêu cầu, nên lá dầy và dài.....
 cây này 'bạn bông' thân tặng... 
trong hình bạn chụp từ điện thoại di động thì hoa có màu hồng tím và lá dài hơn loại đang có ở nhà,
do khác loại hay do bạn chăm sóc tốt?... 


- Nước: giữ đất ẩm từ mùa Xuân cho tới mùa Thu, trong giai đoạn phát triển của cây. Mùa Đông tưới 1 lần 1 tuần (không để cho cây bị khô - phiến lá héo hoặc nhăn nheo là thiếu nước)
*để cho đất khô giữa 2 lần tưới (cho ngón tay vào đất, thấy đất xốp và khô) > tưới nhiều nước cho đến khi thấy nước chảy ra từ mấy lổ thoát nước ở đáy chậu.


- Độ ẩm vừa phải 
- Nhiệt độ 60-75°F / 16-24°C. Để tạo điều kiện cho cây ra bông thì từ 8-10 tuần nhiệt độ ban ngày là 60-65°F/16-18°C và 45-55°F/7-13°C cho ban đêm vào mùa Đông.
- Bón phân 2 tuần/ 1 lần từ đầu mùa Xuân tới mùa Thu với phân bón dạng lỏng giàu potassium (chỉ dùng 1/2 liều chỉ dẫn ghi trên bao bì)
TÓM LẠI
Sách vở nói trồng hoa Quỳnh Sen này không khó, chỉ cần ghi nhớ:
- Mùa lạnh, cho cây nghỉ :không bón phân + ngưng tưới trong vòng 8-10 tuần để cây có thời gian phát triển nụ hoa (nhưng không để đất bị khô).
- Luôn giữ cho cây nhận ánh sáng gián tiếp (cây rất cần ánh sáng)
- Tưới phân giàu potassium (K) 2 tuần/lần từ đầu Xuân cho tới mùa Thu.
- Không được di chuyển chậu đi nơi khác khi có nụ bông (thay đổi ánh sáng và nhiệt độ làm rụng nụ và bông
GHI NHẬN / KINH NGHIỆM
-Chậu để trồng:
dùng chậu nhựa thì rể không bám vào thành chậu > dể san chậu.
dùng chậu bằng đất nung/terra cotta thì rể bám sát vào thành chậu.
dùng chậu nhỏ để trồng (bộ rể bị gò bó là điều kiện tốt để cây có hoa)
San chậu khi thấy rể thò ra đáy chậu (đợi đến đầu mùa Xuân mới san chậu, không san chậu khi cây đang có bông)
-Tưới nước
tưới bình thường (nếu đất được pha trộn dể thoát nước thì nước sẽ thoát ra từ những lổ thoát nước ở đáy chậu, không sợ bị ẩm gốc), tốt nhất là để khô đất giữa 2 lần tưới, không tưới ít nước vì tưới ít nước tạo điều kiện kết tủa muối trong đất làm hại rể.
mùa Thu chỉ tưới khi kiểm thấy đất khô (cho ngón tay vào đất, cảm thấy đất khô và xốp)
giảm tưới trong mùa đông (gần như ngưng tưới trong mùa đông)

* Cách để tạo độ ẩm vừa phải cho cây trồng: cho sỏi và nước vào khai/ dĩa nhựa dùng cho BBQ sao cho nước chỉ ngập phân nửa viên sỏi > đặt chậu cây lên trên, nước bốc hơi sẽ tạo độ ẩm.
* Cách nhận biết cây bị ẩm:
- cây héo - chóp lá hoặc rìa lá chuyển màu nâu - nụ bông phát triển kém hoặc rụng bông.

Dạ quỳnh/Epiphyllum oxypetalum cũng gọi tên là Orchid Cactus hoa chỉ nở về đêm (trong bóng tối), sáng ra thì hoa tàn... nếu che chắn tạo bóng tối thì thời gian hoa nở sẽ lâu hơn.

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Giúp cải thiện đất chua

Thứ Sáu, 'bạn bông' cắt một nhánh chanh nhỏ, để hỏi tại sao cái lá bị vàng nổi rõ mấy gân xanh.
A! Cây cối trong sân nhà tui cũng vậy.

click vào 1 hình, bạn sẽ được thấy tất cả các hình có trong bài, 
chỉ cần di chuyển con lăn ở giữa con mouse  thì các hình sẽ tuần tự hiện ra với kích cỡ lớn....
... thật thú vị khi khám phá ra tính năng mới của blog (17/9/11)..
...cám ơn Google

Thứ Bảy, anh xã vui vẻ chở đi Flower Power - Vườn bán cây giống + phân bón....   (^!^) 
Cô bán hàng nhìn nhánh lá và giới thiệu mua Epsom Salts
Ai da! Trồng cây xuống đất, tưới cây, bón phân, đoán bệnh cho cây ...để cung cấp hoặc làm giảm tình trạng cây đang có cũng... cũng lắm khó khăn.
Ghi lại đây mấy điều mới biết để dành o bế cây trồng và 8 với 'bạn bông' (với nhản hiệu Yates)
THIẾU MAGNESIUM
Thiếu Magnesium là rất phổ biến nơi cây bông dành dành/ gardenias, cà chua, cam quýt và các cây ăn trái.
Biểu hiện rõ qua lá. Lá bị vàng hoặc rìa lá có màu nâu, đặc biệt là ở lá già.
Đất quá chua / có tính acid  (độ pH  5.5 hoặc thấp hơn) thì dễ xảy ra tình trạng thiếu hụt Magnesium.
Hôm trước nghi cây Lemonade thiếu sắt..???nghi thiếu sắt???
Chưa mua được Chelated Iron nên tạm bón NPK dành cho cây có củ 
(click vào hình sẽ to hơn)
Thấy lá có giảm vàng một tí, vẫn còn nổi rõ màu gân xanh... vẫn cứ nghi ....
lá lúc chỉ bón Dynamic Lifter..............................lá sau khi bón Bulb Food
............................................................nắng dọi nên trông gân lá thật rõ 

Chờ tưới Epsom Salts  để biết lá vàng nổi gân như vậy là thiếu magne hay thiếu sắt.
EPSOM SALTS
               hộp này giá $4.99
Epsom Salts có thể dùng cho hầu hết cây trồng.
giúp các chất dinh dưỡng hấp thu nhanh vào hệ thống rễ, cung cấp magnesium cần thiết.
* Chú ý: -không tưới trên lá.
- thấy triệu chứng không giảm thì tưới thêm (mỗi tháng chỉ được tưới 1 lần)
- nếu đất quá chua thì dùng Yates Garden Lime hoặc Yates Dolomite để cải thiện độ chua.


THIẾU SẮT
Thiếu sắt là một sự thiếu hụt chất dinh dưởng phổ biến trên cây hoa Đổ Quyên/Azaleas, hoa Sơn Trà/Camellias &hoa Lan/Orchids, rau đậu và cây ăn trái.
Biểu hiện rất rõ trên lá cây - lá trở nên vàng làm nổi rõ gân lá xanh.
YATES CHELATED IRON
hộp này giá $23.99
Chelated Iron ung cấp thêm chất sắt, rể hấp thụ được lượng sắt đủ với nhu cầu của cây thì tán lá sẽ sum suê, lá sẽ xanh đậm. 
Cách dùng: hoà tan trong nước tưới vòng quanh rể cây theo hướng dẫn ghi trong bao bì.
(nhưng theo kinh nghiệm của mấy nhà vườn trên Net thì nên sử dụng 1/2 liều lượng)
Sử dụng cho rau cải, bông hoa và cây ăn trái.



YATES GARDEN LIME
Giúp nâng cao độ pH của đất và ngăn ngừa sự thiếu hụt calcium cho cây trồng.
Giúp cải thiện tình trạng đất, thúc đẩy sự phân hoá chất hữu cơ
Thường được bón vào mùa Thu hay cuối mùa Đông, trước 2-3 tuần trước khi bón các loại phân khác.
Liều sử dụng:
-cho đất sét: 500gram/1mét vuông
-cho đất nghèo dinh dưởng: 200gram/ 1 mét vuông
*Chú ý: Không được bón gần những cây trồng ưa đất chua/đất có tính acid như hoa ĐổQuyên/Azaleas/Rhododendron, hoa Sơn Trà/Camellias
YATES DOLOMITE LIME
Nâng cao độ pH của đất và ngăn ngừa sự thiếu hụt calcium và magnesium cho cây.

Thúc đẩy nhanh quá trình ủ phân hữu cơ.

Bón từ 100gram đến 500gram/ 1 mét vuông. Mỗi năm một lần với tỉ lệ gia giảm tuỳ theo loại đất
(đất cát: tỉ lệ ít, đất có nhiều chất hữu cơ: tỉ lệ cao hơn. Có thể bón 2 lần trong năm tuỳ theo tình trạng đất.

*chú ý: không bón gần những cây trồng ưa đất chua/ đất có tính acid




Nói chuyện trồng trọt mua vui cho vơi bớt lo âu...chuyện quê mình ... 

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Gió Đông về

Bây giờ ở đây là mùa Đông. Mới vào Đông hơn nửa tháng.
Vẫn còn trong thời điểm giao mùa. 
Mưa ba bốn ngày thì nắng cũng giành giựt lại cho mình hai ba ngày.
Gió không biết theo phe mưa hay phe nắng mà thổi thốc thốc mạnh bạo, mang lạnh se da, rát mặt trong những ngày có nắng.
Đang rầu mưa làm cho đám hoa hồng bị bệnh lá (không mưa thì kêu ca, mà mưa nhiều thì rầu rỉ..)
Nắng lên thì gió lồng lộng cây hoa trong sân oằn rạp ngả nghiêng.
Mấy nhánh Quỳnh càng cua ghép vào gốc thanh long cứ lắc lư run rẩy trong gió.
ngày 8/6/11, cái nụ bông còn nhỏ xíu trong khi chậu treo (cùng lứa nụ) hoa đã nở
(click vào các hình để có cở hình to hơn)
Nóng ruột nên đã kéo cái thùng rác to đùng dến để chặn gió.
Sáng hôm qua, gió kinh khủng, cây Mãn đình hồng ngã gần sát đất. 
Đám chậu cây nhỏ bị lôi kéo xô đẩy té ngả nghiêng trên đất.
Lýnh quýnh buộc cho cây Mãn đình hồng đứng thẳng. 
Xếp lại mấy cái chậu nhỏ về chỗ cũ.
Vô mái hiên ngắm bụi quỳnh ghép. Mấy nhánh càng cua lắc lư liên hồi...
Tự dưng tưởng tượng như nó đang cầu cứu che chắn thêm cho cái nụ bông còn sót lại sau trận càn quét của con sâu đo.
Nóng ruột cái nụ bông đang trông chờ nở để chụp hình khoe kết quả học ghép Quỳnh Càng cua, 
nên thấy cái thùng xốp liền lấy chặn thêm cho bớt ảnh hưởng gió....
Chạy đi lấy viên gạch để chặn thêm... hu hu... khi trở lại thì cái thùng xốp ngã bỗ úp vô chậu quỳnh...
Mở cái thùng xốp mà tay run run...
Hu..hu..hu...ngu..ngu..ngu... sao không chờ có gạch thì mới che chắn...
Bây giờ nụ đi đàng nụ.. cành đi đàng cành... hết còn cơ hội để khoe bài học vỡ lòng về ghép quỳnh càng cua vào gốc thanh long rồi... ngu ơi là ngu...hu..hu..
Ngồi buồn nhìn tới nhìn lui. 
Hết nhìn chậu quỳnh tới nhìn nụ bông nằm bơ vơ trên nền xi măng.
Tức mình gói cái nụ bông để đem mét với 'bạn bông'.
Gió thì cứ gió, lạnh thì cứ lạnh...đây cứ tần ngần săm soi mấy nhánh càng cua ghép...
Á! Có mấy 'cái nút viết bi màu hồng' trên vài chót nhánh Càng cua...
Ông Ai Ông Địa... Ông Ai Ông Địa...
Á! Á! Á! Có mấy cái điểm nhỏ nhỏ ở mấy cái khía trên nhánh Quỳnh Sen ...
Bây giờ thì bớt buồn....vẫn còn chút hi vọng...chờ tiếp... .
Quên kể chuyện hôm Thứ Sáu đi làm gói theo cái nụ bông để mét 'bạn bông'...
'Bạn bông' cười ngả nghiêng, có bạn còn rờ tay lên trán tui coi tui có bị "hâm hấp" không...
 Vui hén, niềm vui che khuất nỗi buồn...trồng trọt vui ghê.
Coi như hôm nay viết tiếp về chuyện "học ghép hoa quỳnh càng cua và quỳnh sen vào gốc thanh long"...hì ..hì..

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Trồng Hoa Hồng (3)

TỈA CÀNH CHO HOA HỒNG
Để cây hoa hồng mạnh mẽ, nhiều hoa, hoa đẹp... phải cắt tỉa bớt nhánh.
Cắt tỉa hồng cũng bài bản, Mỗi chủng loại hồng cắt tỉa cũng khác.
Bài này chỉ ghi cách tỉa cành cho 2 nhóm hoa hồng (bush/bụi và climber/leo)

(cuối bài có ghi thêm về đặc tính của 2 nhóm hoa hồng )
Nhóm 1 Hybrid teas roses, Floribunda roses, Grandiflora roses.
CẦN TỈA 
- những nhánh bị khô
- những nhánh bị bệnh (có đốm trắng - scale), bị gãy, bị trầy xước
- những nhánh mọc lòn bên trong bụi cây hoặc cành bị cọ xát với cành khác (để bụi cây được thông thoáng, giúp không khí lưu thông dể dàng)
- những nhánh ốm yếu
- những nhánh cần cắt nhằm tạo dáng cho bụi cây. Phải giữ lại cành mập mạnh 
- những mầm mọc thấp ở gốc ghép (những mầm đó có thể chỉ là mầm của gốc ghép, không phải là mầm của cây được ghép vào)
VỊ TRÍ CẮT, CÁCH CẮT

Đối với cây mới trồng 1 năm tuổi hoặc cây ốm yếu 
- khi bông tàn thì chỉ cắt bỏ bông với 1 đoạn thân ngắn, cũng có thể chỉ cắt bỏ phần bông 

- có thể không cắt bông của cây mới trồng, chờ đến định kì cắt tỉa hàng năm mới tỉa cây.
Đối với cây bình thường chỉ cắt 1/3 chiều cao của bụi cây
-vị trí cắt: ở lá 5 thứ nhì (nhánh lá đầu tiên của cành chỉ mang1 lá rồi tới 3 lá, kế đó trở đi thì mỗi nhánh lá có 5 lá)
- cách cắt: cắt xéo như dấu sắc cách nách lá không tới 1cm sao cho đường cắt song song theo chiều với nhánh lá.

- chồi nụ phải hướng ra phía ngoài (nếu lá 5 thứ nhì có chồi nụ hướng vào trong thì nên cắt nơi chồi nụ sẽ mọc hướng ra ngoài, không nhất thiết phải cắt ở lá 5 thứ nhì). Nói chung, vừa cắt tỉa vừa kết hợp tạo dáng. 

Nhóm 2  Rambler roses, Climber roses (link này hình ảnh minh hoạ và hướng dẫn chăm sóc rất cụ thể)
- Rambler roses : cắt tỉa ngay liền sau khi hoa tàn. Cắt 1/3 cành mang hoa đã tàn.
- Climber roses: cắt tỉa đầu mùa hè hoặc sau khi hoa tàn. Các nhánh mới sẽ mọc ra từ những nhánh được cắt và sẽ trổ bông vào mùa kế tiếp.
Đặc tính của một số loại hoa hồng  link , link, link, link,
(hồi đó đến giờ trồng hoa hồng chỉ chú ý đến màu sắc & kiểu bông & thơm hay không thơm, không để ý tên & đặc tính của cây)
Cây dạng bụi/ Bush roses
 Hydrid Teas rosescành hoa dài, cứng cáp, hoa đơn (1 cành chỉ 1 hoa) - loại này thích hợp cho cắt hoa để cắm/ để bán. Kích cỡ của bông trung bình hoặc to, bông rất đẹp, đôi khi không có mùi thơm & dễ bị bệnh.
 hình hoa nguyên thuỷ chưa lai tạo, xuất hiện năm 1867 (mượn ở đây)
xem kiểu dáng hoa ở trang này ( cho loại GENERAL HYBRID TEA BUSH ROSES),
trang này ( cho loại NEW RELEASE & PBR HYBRID TEA BUSH ROSES)
Floribunda roses: được lai giống giữa Polyantha với Hydrid teas, chiều cao khoảng 60cm - 120cm, cành hoa ngắn, hoa nở thành chùm, hương thơm thoang thoảng, hiếm khi thơm nồng. Bông nhiều màu sắc hơn Hydrid teas. Chịu đựng được thời thiết ẩm ướt, khả năng kháng bệnh tốt. 
xem kiểu dáng hoa ở trang này (GENERAL FLORIBUNDA BUSH ROSES), và trang này (NEW RELEASE & PBR FLORIBUNDA BUSH ROSES )
Grandiflora roses: lai giống giữa Hydrid teas roses với Floribunda roses, cao khoảng 120cm- 180cm cành hoa dài, 1 cành chỉ 1 hoa, thích hợp cho cắt hoa để cắm/để bán
Polyantha roses: cao khoảng 90cm-120cm, bông chùm,1 chùm rất nhiều bông, bông nhỏ, không thơm lắm.
xem kiểu dáng hoa ở trang này, trang này, và trang này
Cây dạng leo/ Climbers, Ramblers
Dạng hoa hồng này cần có giàn và uốn cành. 
Cùng là dạng leo nhưng 2 loại này khác nhau
Nhận biết sự khác nhau qua lá.. 
hình này tạm mượn ở đây chờ chụp được hình sẽ trả lại, hình mượn không có xin phép thấy áy náy quá..
Rambler rose: Tên gọi đã nói lên tính cách của cây hoa hồng dạng này - cành mọc vươn dài loạn xị, xâm lấn 'hàng xóm cây trồng xung quanh' cần phải làm giàn chống đở và uốn theo ý muốn .Cành dài và mềm dẽo, có xu hướng mọc cong. Lá chét 7 (có 7 lá trên một bẹ lá). Hoa nhỏ, trổ thành chùm lớn, nở vào mùa Hè, một mùa nở 1 lần. Sức tăng trưởng mạnh. 
Climber rose: Lá chét 5 (5 lá mọc trên 1 bẹ lá). Cành dài, có xu hướng mọc thẳng đứng, phải uốn cho các nhánh bám theo tường rào, giàn giá. Hoa chùm Sau mỗi đợt ra hoa, nếu được cắt tỉa hoa tàn cho trống trải  kết hợp bón phân  thì sẽ có hoa liên tiếp xuyên suốt mùa hoa.
Bụi hồng này biết là hồng leo nhưng không biết Rambler hay Climber.
... Bữa nay gán đại cho nó là Climber vì thấy  nó có chét lá 5,
 còn bụi leo khác có chét lá 7 thì đã rụi mất từ lâu 
(bụi đó có màu hồng ngã ra phớt hoa cà trông ngọt ngào lắm, một chùm rất nhiều bông, có rất nhiều chùm bông,
lá của nó trông không bóng mướt,có vẻ như nham nhám, nhưng màu thì xanh mơn mởn chứ không đậm như lá của bụi này, và lá thì thon hơn... chắc bụi đó là Rambler...
Ngắm cổng hoa hồng của Chị TUÝ SƠN VIÊN mới thấy mê hoa hồng leo, 
mới không thấy ngán cái nước leo trèo của dạng hoa hồng này.
Hồi chưa đọc được ở mấy bài đã link ở trên thì cứ chủ quan ... hic... hic...
... cứ cắt cành cùng một kiểu và cùng một thời điểm nên ... toi một bụi, bụi còn lại thì không cưng vì chê nó ít bông... nay mới biết: cắt tỉa hồng phải tuỳ theo đặc tính của từng loại thì mới có bông như ý.
Sẽ để ý kỉ + học tỉa tót bụi còn sót này theo bài bản + ghi nhận... chứ sao thấy mơ hồ quá... 
...hình như chưa hiểu bài...
ở đây có nhiều kiểu bông và cả giá bán >> để dành xem cho biết giá cả...
 hì.. hì...tự dưng đi quảng cáo cho mấy nhà cung cấp cây trồng. 
Cám ơn Google, cám ơn Internet... nhờ vậy mà ngồi nhà cũng dạo được vườn hoa và học  được đủ điều.
Bài mới:
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...