Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Độc tố dấu mặt trong vườn rau

Rau củ trong vườn nhà có sẵn, thật tiện lợi, khi cần là có ngay. 
Cũng cần biết rằng rau củ ăn được nhưng không phải các phần của chúng đều dùng được. 
Có những độc tố tiềm ẩn trong lá hoặc hột hoặc trong sắc màu của chúng.
Trái khổ qua/bitter melon
lớp bao màu đỏ của hột có chứa độc gây hại cho người.
- triệu chứng: nôn mữa tiêu chảy và có thể tử vong.
Ngoài việc dùng để nấu ăn, trái khổ qua còn được dùng như một vị thuốc trị bệnh ( link) nhưng khổ qua có tác hại cho phụ nữ có thai và trẻ em (link này viết khá chi tiết về công dụng trị bệnh của khổ qua)
Khổ qua có chất Monorcharins có thể gây sinh non. Do đó người có thai nên tránh ăn trái khổ qua.link
- hiệu ứng có hại của lá và trái khổ qua
Khổ qua có vài tác dụng phụ nghiêm trọng. Với trẻ em đó có thể là nguyên nhân gây hôn mê, co giật. Với người lớn đó có thể là nhức đầu và cũng có thể gây ra khả năng sinh sản giảm (vô sinh). Khổ qua cũng rất nguy hiểm nếu như được dùng cùng một lúc với các loại thuốc làm hạ đường huyết.
Tóm lại, ngoài khả năng điều trị bệnh thì khổ qua cũng được ghi nhận rằng có tác dụng phụ như: nhức đầu, hôn mê hạ đường huyết/hypoglycemic coma, thiếu máu tán huyết/ Hemolytic anemia (HEE-moh-lit-ick uh-NEE-me-uh), dị ứng, vô sinh, ảnh hưởng đến một số loại thuốc đang được uống. Bởi những ghi nhận này thì có lẽ chúng ta nên có chút chú ý khi dùng trà khổ qua và ăn trái khổ qua.
Lá Rhubarb
Độc tố chứa trong lá. Nấu chín hay ăn sống thì lá Rhubarb đều có chứa Oxalic Acid. Các acid oxalic trong lá Rhubarb có thể làm vỡ một quả thận, có thể gây chết người.
Màu xanh của Khoai tây (potato)
Trong lá, thân, mầm khoai tây, và ngay cả phần có màu xanh trên củ khoai tây do bị tiếp xúc với ánh sáng đều có chứa Solanine.
- ngộ độc Solanine biểu hiện ở rôi loạn tiêu hóa và thần kinh.
- triệu chứng: buồn nôn, tiêu chảy, nôn, đau bụng, rát cổ họng, đau đầu, chóng mặt. Trường hợp nghiêm trọng có thể bị ảo giác, tê liệt, mất cảm giác, sốt, vàng da, giãn đồng tử... chết.
Các triệu chứng thường xãy ra sau 8 đến 12 tiếng đồng hồ sau khi ăn phải khoai tây có chứa Solanine. Nếu ăn phải khoai tây giàu chất Solanine thì triệu chứng xãy ra khoảng 30 phút sau khi ăn.
- liều thấp nhất gây ra triệu chứng buồn nôn cho người lớn khoảng 25mg.
- với khoảng 400mg thì có thể gây chết người. (link, link)
Ớt, ớt chuông, cà tomato, cà tím eggplant cùng họ Nightshade với khoai tây, do đó chúng cũng có chứa chất Solamine nhưng mức độ không cao bằng khoai tây. Vì vậy nên tránh ăn lá và thân của các loại cây này.

Lá cà chua có chứa chất akaloid cũng có thể dẫn đến ngừng tim và tử vong, nên tránh không được dùng như một loại rau xanh.
Phần xanh của Carot mặc dù ít dộc hơn nhưng ngọn củ cải đỏ/carot có chứa akaloid gây hại cho phụ nữ mang thai, người bị rối loạn miễn dịch và trẻ con, do đó nên tránh dùng phần chóp ngọn.
biểu hiện: rát cổ họng, thắt chặt khí quản, và làm tim đập nhanh.

Hột Apple, Cherry nếu ăn ở một lượng nào đó thì có thể chết link

2 nhận xét:

  1. trái khổ qua này thì làm món gì ta.
    ở Việt Nam, gia đình em thì làm:
    - khổ qua non, đèo, trái bé tí thui, nó không có hột, dài cỡ 10cm trở xuống, to bằng ngón tay cái, luộc lên chấm mắm nêm cay hoặc nước tương cay.
    - khổ qua xào trứng thì khỏi nói rùi
    - khổ qua nhồi thịt thì tết Âm lịch thì phần lớn nhà nào cũng làm.
    ...còn món nào không ta..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khổ qua kho với đậu bắp, củ cải trắng, đỏ, đậu phụ, nấm đông cô; Khổ qua kho với thịt ba chỉ; Khổ qua xắt mõng để cho lạnh ăn với thịt chà bông/ruốc thịt; Khổ qua xắt khoanh dồn đậu phụ chiên... bao nhiêu là món... nhưng mà theo bài này thì lạm dụng khổ qua coi chừng "tịt ngòi vô sinh" đó bạn xa ới ời...

      Xóa

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...