Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Đu đủ bị bệnh

 Chỉ là chép lại kinh nghiệm trồng trọt học ở đây, ở đây về bệnh của cây đu đủ vườn nhà.
 Bị chết ngọn chính, cây đu đủ mùa này vẫn còn trái từ nhánh mới, nhưng bị đốm đen trên lá và trái.

Theo những gì đọc được thì thấy dường như đu đủ trong vườn bị bệnh bởi:
Nguyên nhân: thiếu Potassium, Phosphorous và Magnesium
Biện pháp phòng chống:
- vào đầu mùa Xuân và mùa Thu bón phân giàu Kali, Phosphorous (phân lân hoặc phân gà), Magnesium (trong Epsom Salts_ sẽ ghi lại vài điều về muối Epsom trong bài khác)
- Trong suốt thời gian tăng trưởng của cây cần bón Dynamic Lifter loại dùng để bón cho Citrus và Fruit hoặc Thrive Granular Citrus Food
Xem hướng dẫn sử dụng, thành phần NPK trong Dynamic Lifter for fruit & citrus ở đây và Thrive Granular  citrus food ở đây
Tưới Seaweed quanh năm cũng giúp tăng cường sức khỏe của cây. Seaweed cung cấp nguồn khoáng chất và các chất kích thích tăng trưởng để thúc đẩy rể phát triển.
Đây là 2 loại Seaweed,
chai màu trắng tưới cho cây con và cây mới lớn, bình màu xanh dùng cho cây trưởng thành

 Trong những tháng lạnh của năm, cây đu đủ thiếu dinh dưỡng rất dễ bị bệnh Black Spot và Powdery Mildew. Nếu đu đủ được bón đúng phân cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì không cần phải phun xịt hóa chất phòng côn trùng và bệnh. 
Góc kể chuyện đu đủ vườn nhà 
Mùa 2011, đu đủ sung sức nên trái lớn.
Trái vừa chín thì vỏ vẫn còn đẹp, không nghi ngờ về bệnh.
nhưng khi trái chín đều khắp thì thấy rõ là trái bị đốm trắng.
hình 1
Đây là 1 cây khác, cùng 1 đợt gieo hột, nhưng được chăm kĩ lưỡng nên cây to và mùa đầu có trái khá nhiều.
Cây này có dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng _lá có dấu hiệu của Bệnh úa vàng / Chlorosis (phiến lá giảm màu xanh (nhìn kĩ 2 lá thấp nhất trong hình 2)
30-4-2011
hình 2
Hơn năm nay ít bón phân cho hầu hết cây trong sân vườn.
Hình 3: Sau mùa đông đầu tiên, cây đu đủ "út" èo uột nhỏ nhất trong đám hạt gieo chỉ còn cái chóp ngọn (nhờ nhỏ xíu nên không bị đốn bởi lời phán của Ba tui "ĐU ĐỦ ĐỰC"...) Được bón đều đặn Dynamic Lifter và phân NPK loại tan chậm, và nhờ đứng cạnh hàng bông hồng, ăn ké phân bón nên mùa 2011  đã có trái chiến, trái to hơn trái đã lấy hột gieo nó. Trái đầu tiên cũng ngọt, trái thứ nhì, ba lạt dần. Đến khi chùm trái như trong hình 1 thì vỏ trái có đốm trắng. Cùng lúc này thì cây đu đủ "chị" cũng bị đốm trắng trên trái.
hình 3
16-8-2011, bệnh úa vàng rõ rệt trên cây "chị", trái bị đốm đen (mới biết về căn bệnh hôm tháng 7/2013, có ghi lại ở bài NHÌN LÁ ĐOÁN BỆNH CHO CÂY)
 hình 4
Mùa 2012 bà chủ bị đau tay, nên bị ngưng bón phân, may nhờ đã bón phân định kì vào đầu mùa Thu nên đu đủ có trái um sùm vào mùa 3. Cũng bởi mang nhiều trái mà không được bón phân định kì vào đầu mùa xuân và mùa tỉa hồng tháng 7 cho nên trái và lá có nhiều đốm đen.
Và  suốt mùa hoa hồng 2012, không có bón phân định kì, không có tưới Seasol,  rải Dynamic nên lá và trái đu đủ bị đốm đen từ gốc tới ngọn. Đến sau tháng 8 thì cái ngọn chết ngắc .
Đến khoảng tháng 12/2012 nhờ chăm sóc đám LanHuệ và đám bông chuẩn bị Tết nên đám đu đủ vươn chồi con tua tủa.


Hoa Tết lụi tàn, chăm sóc thưa dần rồi ngưng hẵn. Đám đu đủ chị và em nhìn đen thui bởi đốm đen trên trái và lá. Bởi 1 thân mang nhiều tược mà không được bón phân.
(theo những gì mới đọc thì đây có lẽ là bệnh Black Spot, cứ tưởng đu đủ bị bệnh là tại bệnh chứ không hề biết rằng chúng bị thiếu dinh dưỡng.)
cây đu đủ "út' hôm qua và hôm nay
hình 5
hai "chị em" hôm nay, 21/7/2013
Sẽ bón phân và ghi nhận tiếp về hai chị em đu đủ này.
Sẽ chép thêm chuyện bệnh trên cây cà chua và bài thuốc phun xịt điều trị cho chứng bệnh đốm đen và mốc trắng của lá cây vào thời điểm ẩm của mùa lạnh.

3 nhận xét:

  1. woa.đu đủ nhiều trái quá, trái nào trái náy to đùng, đu đủ vừa chín tới bỏ tủ lanh ăn sựt sựt ngon lắm ah. đu đủ sống thì mang đi làm gỏi với da heo thì số 1. chẹp chẹp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn xa giàu kiến thức về ẩm thực,
      Đu đủ ở đây mùa lạnh lạt nhách bạn a.
      Tiếc phải chi khoe đu đủ sớm thì sẽ có cơ hội học làm món gỏi đu đủ với da heo rồi.
      Mà làm gỏi đu đủ với da heo sao cho ngon hả bạn? Tui chưa ăn món gỏi này bao giờ. Chỉ có trộn gỏi với tép+thịt ba chỉ luộc,rau răm, đậu phộng rang.

      Xóa
    2. nói chung gỏi đu đủ có thể trộn nhiều loại thịt vào như thịt ba rọi luộc, tép, sang thì chơi tôm sú, da heo luộc thái mỏng nữa, ăn vừa có đủ vị, dai dai của da heo còn fai có nước mắm pha đúng chuẩn thì càng hấp dẫn. chẹp.. chẹp.

      Xóa

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...