Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Móc nón-Để có mẫu nón mới

Để có thể móc mẫu nón mới mà không có mẫu, có thể theo trình tự sau đây để thực hiện.
Vừa móc một kiểu nón không có mẫu hướng dẫn, móc tới đây hết len, vội ghi lại đoan đường tháo ra móc lại rồi lại tháo ra...
Bài này chưa phải là bài ghi lại cách móc nón này bởi vì nón chỉ là thử nghiệm lần đầu tay, sẽ móc lại đến khi nào thấy đẹp mới ghi cách thức móc.


Khi xếp như vầy thì trông khá giống với hình dáng cái nón được trông thấy ( cái nón xếp thật dể thương để trên băng ghế của phà, không móc bằng len mà dường như là chỉ có dạng như nilon trông rất săn chắc và rõ hoa văn  (muốn xin chủ nhân cho phép chụp cái nón nhưng sao thấy nhát quá nên chỉ chụp từ xa bằng mắt và ráng ghi trong đầu), cứ tưởng là dễ bắt chước nhưng móc xong thấy dường như chưa giống lắm. 

Nón móc gồm 3 phần: 
- A: chóp nón/đỉnh nón
Móc theo trình tự của cách móc nón căn bản.

Tùy theo mẫu hoa văn ở phần thân nón để chọn mũi móc. 
- Có thể là mũi móc kép / double crochet/ DC
hoặc kết hợp vừa mũi móc kép+mũi móc kép nổi / Front Post double crochet
xem cách móc này trong bài Bạn dạy móc nón
Có vài mẫu nón chỉ dùng mũi móc đơn / single crochet/SC
Cho dù dùng mũi móc gì thì phần chỏm nón bao giờ cũng phải đạt số đo có đường kính tối thiểu là 15cm.
Nếu muốn có tạo góc giữa chỏm nón và thân nón thì có thể móc thêm 1 hàng mũi móc đơn/ single crochet/ SC với dạng xiên kim móc vào back loop,

 rồi mới bắt đầu phần thân nón


- B: thân nón
Tùy thuộc vào hoa văn để chọn đường kính của chỏm nón.
- Nếu hoa văn không phát triển thêm thì phải tăng thêm số đo đường kính của chỏm nón, sao cho vừa với số đo vòng đầu.
- Nếu hoa văn có thể phát triển thêm thì đường kính của chỏm nón phải là 15cm
Thế nào là hoa văn phát triển thêm? - tức là có thể thêm mũi (hoặc thêm bằng mũi xích/ chain cho khoảng cách giữa 2 con sò, hoặc thêm mũi vào hoa văn )
- ví dụ: với nón đơn giản, móc bằng các con sò,
hàng trước: mỗi con sò phải móc 2 mũi DC thì hàng kế tiếp: mỗi con sò sẽ có 3 mũi DC
-ví dụ: với nón xoáy, 
các xoáy được tăng mũi dần cho đến khi đạt đúng số đo của vòng đầu thì mới ngưng không tăng thêm mũi. 
ví dụ: với nón móc hoa
các hoa có cánh hoa cao dần (hoa có cánh ngắn thì dùng mũi DC, hoa có cánh dài thì dùng mũi trible crochet (treble)  / TC 
xem cách móc mũi treble crochet ở đây

- C: vành nón. Có thể xem như là viền vành nón. 
áp dụng mũi FP và BP. Xem chi tiết trong bài Hình vài cách móc căn bản (bài 1)
áp dụng mũi single crochet (thân nón dạng này thuộc dạng không có thêm mũi)
Có thể là móc thân nón dài thêm ra 3 - 5 cm để bẻ lật lên
Có thể móc thành vòng bo nón rộng ra. Xem chi tiết trong bài Vài kiểu móc vành nón
DÀI DÒNG: đoạn đường từ nhìn coppi mẫu tới móc của tui đây.
khởi đầu
cái đường viền không hợp  với mẫu hoa của thân nón & các cánh hoa chưa ổn... tháo ra.
 vẽ.. vẽ.. rồi móc lại theo mẫu vừa vẽ
lại tháo vì cánh hoa dài quá,nón trông giống cái bánh phồng nếp bên quê nhà
(dùng trible cluster crochet không ổn)
đổi lại móc cánh hoa bằng double cluster
tới đây chuẩn bị tháo vì có vẻ hẹp với vòng đầu...nhưng còn ráng thử móc hàng cuối cùng coi kq ra sao rồi mới tháo bớt 2 hàng móc để thay DB cluster bằng treble cluster cho cánh hoa cao chân hơn.
hì.. hì.. vậy đó, để có một mẫu nón do chính mình tự móc (cho dù coppi ý tưởng của người khác bằng cách nhìn thoáng qua mẫu móc) thì vẽ đi vẽ lại, móc ... móc.. tháo là chính... hì...hi.. nhưng mà vui.

Cái vành nón móc trong kiểu nón này là tự nghĩ ra chứ nón mẫu họ móc bằng mũi single crochet và móc phẳng không có gân để phù hợp vói chỏm nón.
Vành nón này đòi phải rộng ra khoảng trên 10cm thì mới đẹp... đang suy nghĩ có nên móc tiếp hay không...Sẽ ghi rõ cách móc vành nón này, vì nó làm cho vành nón săn chắc không sệu sạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...