Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Bao lâu và làm sao cho thanh long có trái?

Hôm trước có nói Thanh long (TL) bỏ bê không chăm sóc cũng có trái.
Hôm nay nói thêm: Trồng xuống, bỏ quên không chăm sóc thì TL cũng có hoa có trái nhưng phải chờ và không biết khi nào có trái (có khi cả mấy năm cũng có khi là sau 1 năm*)
Giâm cành bao lâu thì Thanh long có hoa?
Trồng TL khâu chuẩn bị đất cũng khá quyết định việc có bông và đậu trái. Ở đây chỉ nói đến trường hợp chỉ xới đất cho tơi xốp rồi cắm cành hom giống xuống chứ không có chuẩn bị đất theo bài bản.
Nếu muốn cây TL ra hoa sau 1 năm trồng xuống thì:
1/Cành giâm phải dài khoảng 1m -1.5m và phải già - màu xanh đậm, các khía dầy mọng nước (chắc và nặng tay)
hình 1: Nhánh TL này có 3 lóng  - mỗi lóng là một chặng phát triển và có lẽ đó là 1 mùa/năm. Trái nằm ở lóng thứ ba từ ngọn đếm vào. Để TL có trái sau 1 năm trồng xuống thi có lẽ nên chọn cành ở lóng thứ ba như trong hình. Nếu không có thể xác định lóng thì xem hình bên dưới để chọn cành giâm.
h 1
giải thích cho hình 2: Xem từ trên xuống
Các cành TL:
-cành thứ nhất tạm đủ độ dài nhưng còn non
-cành thứ hai quá non (non nhất)
- cành 3 già hơn cành 1 và 2
- cành thứ 4 xanh đậm với các khía căng mọng, cầm nặng tay->có thể trồng nhưng thiếu độ dài.
 h 2
2/ Đất trồng: Có thể trồng trong chậu với đất trồng là: Đất trong sân vườn + phân bò hoai mục+ phân cỏ hoai mục hoặc potting mix hay mushroom compost  theo tỉ lệ bằng nhau. nếu không có phân bò thì thay thế bằng 1 muỗng canh Blood & Bone hay Dynamic Lifter.
* một gợi ý: trồng trong chậu - tùy theo tốc độ tăng trưởng của TL để có thể chọn chậu có đường kính từ 40cm đến 60cm, sâu khoảng 25cm. Rất ít người biết rằng TL phát triển rất tốt khi trồng trong chậu. Giai đoạnTL phát triển mạnh là lúc rể chưa phủ kín chậu, TL chững lại/phát triển chậm khi rể mọc kín chậu( root bound).
3/ Cách giâm cành: giâm sao cho cành nằm nghiêng. trên gốc phủ cỏ khô để giử ẩm. và tốt nhất là cột cành hom giống vào thanh gỗ (dùng thanh gỗ hàng rào cũ là tốt nhất vì gỗ vẫn còn chắc chắn và giúp giữ độ ẩm tốt- thanh gỗ này không phải là trụ của giàn TL mà chỉ là để giúp kèm giữ cho cành TL có điểm tựa khi đặt nhánh vào giàn)
4/ Vị trí: nơi nhiều nắng
5/ Làm giàn: thấp dưới 1.3m (khoảng 1m thì tốt nhất) và nên trồng 1 nhánh cho 1 giàn  100cmX30cm.
Đối với vị trí trồng không cho phép đi vòng quanh gốc thanh long thì tốt nhất là trồng TL cách rào khỏang 50cm và giàn không rộng hơn 30cm.
Đặc điểm của giàn hẹp và sát rào là các nhánh chỉa về 1 phía, vừa tiện việc tỉa cành vào mỗi năm và hái trái và vừa làm cho giàn TL thêm đẹp.
Đặc điểm của giàn thấp là dể tỉa cành và hái trái (trồng để ngắm và có trái đủ dùng cho gia đình thì có lẽ nên làm giàn có kích thước nhỏ)

Với giàn TL này, mỗi năm tốn công tỉa và đổ rác lắm.
Í là chỉ có vài gốc. Cái nguy hiểm tiềm ẩn là sập giàn... hì.. hì... không biết nó sẽ nghiêng hướng nào.
.

6/ Chăm sóc: (tui sẽ trồng nhánh TL ruột đỏ theo cách này và sẽ đặt cành hom nằm nghiêng nhằm kiểm chứng lại nhận xét, sẽ cập nhật khi có gì mới)
-không để đất khô,
-sau 6 tháng là bón thêm phân Fruit and Citrus Food vòng quanh  và cách gốc ít nhất là 50cm. (khoảng 1 muỗng ca phê/ gốc). Lặp lại sau mỗi 3 tuần. Tưới nước sau khi bón phân. Khi thấy nụ hoa thì ngưng bón phân. giảm bớt lượt tưới nước nhưng không để khô gốc. Khi thấy hoa đã ngã màu vàng rơm thì tưới bình thường trở lại.
- tỉa bỏ nhánh mới, chỉ chừa 1 - 2 nhánh mới cho mỗi gốc.

NHẬN XÉT:
- Rể TL bò rất xa do đó khi TL có nụ thì nên tránh xới đất nơi gần với gốc.
* giải thích cho dấu * ở đầu bài viết:
Do rể TL rất nhiều và bò xa nên dễ bị ngộ nhận là không bón phân mà TL cũng có hoa. Cho nên đôi khi chợt thấy nhánh TL bỏ bê không chăm sóc mà cũng ra hoa kết trái. Thực tể rể TL hút ké phân bón của các cây lân cận mà có hoa đó thôi hoặc do đất nơi ấy giàu dinh dưỡng và phù hợp với TL.
DÀI DÒNG LINH TINH: những gì ghi ở trên chưa phải là kinh nghiệm mà chỉ là nhận xét từ cây trồng trong sân vườn 2 mùa vừa rồi.
1/ chuyện ăn ké phân bón:
-Nhánh này cắm 1/1/2014 để ghép quỳnh nhưng chưa làm được,
 không xới đất & bón phân, chỉ thỉnh thoảng tưới vì muốn giử dáng  TL như thế này.

Năm 2015 trồng cây Mãn Đình Hồng vô chậu đặt gần sát cành TL.
có lẽ do ăn ké nhà MĐH nên TL mọc thêm nhánh ở vài chóp  ngọn của nhánh cũ.
Đầu năm 2016, cắt bớt nhánh mới mọc để giử dáng...
thật bất ngờ khi thấy nụ hoa ở chóp ngọn chưa mọc tược non vào giữa tháng 3 -
27/3/2015 hoa đã nở.
Cái hoa dài và nặng quá nên làm gãy cành.

Cái nhánh TL này lúc làm cỏ mới thấy trái. Vẹt lớp lá phủ mới thấy rể mọc cắm vô kẻ gạch.
Đoán chừng rằng, đám rể TL bò sang gốc nho cách đó khoảng 1 mét.
Đã kể ở đây: Trồng Thanh long - Mấy điều chưa biết.
Còn nhánh này, mùa này có trái chiến dù không có chăm sóc nó.. có kể trong bài Tìm hiểu về cây trái Thanh long
... he.. he.. nhưng có chăm sóc tưới cho cây MĐH cách gốc nó khoảng 80cm... he.. he.. bới đất xem thử thì ô hô... rể nó bò tận gốc MĐH
- Tóm lại, để TL có trái sau 1 năm trồng xuống thì ngoài việc chọn cành hom già là phải bón phân.
Tui bón FRUIT AND CITRUS để kích ra hoa, Dynamic Lifter và phân bò cho trái lớn và ngọt.
Đây là mặt sau của bao Fruit and Citrus
Hôm nào rảnh tui sẽ chép lại phần Analysis cho bạn nào cần xem thêm thì có, khỏi mất công click vô hình.
Bài của tháng 2/2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...