Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023

183. GIÂM CÀNH HOA GIẤY

Hoa Giấy, tên tiếng Anh là Bougainvillea. 

1

CÁCH GIÂM CÀNH:

- Thời điểm tốt nhất để giâm cành hoa Giấy là cuối mùa xuân đến giữa mùa hè, lúc đó cây phát triển nhanh và phong phú nhất.

2

- Cành chọn giâm phải là cành già không bị xây xát ở các nách lá (gọi là mắt lá). 

[phải có ít nhất 7 mắt trên đó để tạo ra một cây khỏe mạnh. (mỗi vị trí của lá được coi là 1 mắt)]

- Cắt cành giâm có độ dài khoảng 15- 20cm (6-8 inhches). Cắt xéo (  góc 45 độ.)

[cắt xéo sẽ làm tăng mặt tiếp xúc của cành giâm với đất, giúp cành giâm hấp thụ nhiều độ ẩm và chất dinh dưỡng hơn từ đất trồng.]

- Bỏ các lá. Và có thể cắt bỏ một ít đoạn chồi non vì nó sẽ khó có khả năng phát triển tốt và nó có thể làm giảm bớt khả năng ra rễ của cành giâm.

3

- Chậu để giâm cành nên chọn chậu nhỏ khoảng 5-7cm để cành giâm phát triển tốt.

- Đất để giâm cành phải xốp, rút nước tốt. 

- Cắm cành giâm nghiêng và sâu (khoảng 4-5cm) trong đất xốp / đất dùng để gieo hạt giống.

[cắm nghiêng giúp các "mắt" tiếp xúc với đất có thể mọc rễ) 

- cắm một cành giâm cho mỗi chậu để có nhiều chỗ cho cây phát triển và tránh cạnh tranh dinh dưỡng. 

- Tưới đẫm nước, kê chậu lên khoảng 1cm để đất không bị ẩm có thể gây thúi cành giâm hoặc hạn chế quá trình ra rễ.

- Cắm cây để giữ ổn định cành giâm.

- Bọc kín chậu.

[bọc kín chậu là để tạo ra hiệu ứng nhà kính thu nhỏ, giữ độ ẩm. Chỉ trong vài tuần, độ ẩm dồi dào sẽ giúp cây bắt đầu tự phát triển.]

- Đặt chỗ  mát mẻ, có bóng mát, tránh ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ trực tiếp.


Giâm 3 cành vào 3 chậu khác nhau (hình 2 và 3)

. Cành không có lá là cành già nhất trong số các cành giâm.

Và chỉ cành không có lá (cành già nhất) là thành công.

4

- Rễ sẽ mọc ra sau 6 đến 8 tuần. Trong thời gian này tránh tháo nilon hoặc lay động cây để tránh ức chế quá trình ra rễ.

[chỉ quan sát bên ngoài lớp nilon, nếu thấy lá vẫn xanh và mọc thêm lá là biết giâm cành thành công.]

* Nếu chưa có thời gian để giâm cành vào đất thì hãy bọc các cành giâm của ấy trong  khăn giấy ẩm và đặt chúng trong túi nhựa kín và để trong ngăn mát của tủ lạnh. Điều này sẽ giúp các cành hoa giấy không bị khô trong 1-2 tuần.

5

-Phải mất từ 3 đến 6 tháng cành giâm mới có thêm rễ và có thêm khoảng 4-6 lá. 

- Có thể chuyển sang chậu lớn hơn hoặc trồng ra vườn sau khi cành giâm đã ra thêm nhiều lá.

(tốt nhất là đợi cho đến khi cành giâm mọc thêm nhánh hay thêm nhiều nhánh rồi hãy sang chậu to hơn.)

Có thể mở dần nilon khi thấy có mọc thêm vài lá

- Lúc này chỉ tưới cách 3-5 ngày chứ không cần tưới nước mỗi ngày  như tưới cho cây con, vì rễ chưa phát triển đầy đủ.

- Sau khi mở nilon khoảng 2 tuần thì dần dần đưa cành giâm  đã ra rễ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời một cách từ từ và có theo dõi.

[Quá trình thích nghi chậm sẽ giúp nó thích nghi với môi trường mới và tăng cơ hội sống sót.]

Hiện giờ ở đây đang ở tháng lạnh nhất của mùa Đông.

Có lẽ vì vậy mà lá kém xanh và cành giâm chững lại không phát triển.

Có lẽ chờ đến tháng 9 (mùa xuân) nếu cành giâm xanh hơn và phát triển thêm lá thì sẽ sang qua chậu to hơn 1 tí.

6

Chú ý khi SANG CHẬU:

- Sang chậu vào mùa xuân hoặc mùa hè để cây có thời gian phát triển trước khi mùa đông đến.

- Giá thể hoặc đất trồng phải gấp đôi hệ thống rễ hiện có của nó để rễ có nhiều không gian mà mọc thêm ra một cách không bị chèn ép. Chỉ hơn gấp đôi bộ rễ chứ không nên quá nhiều, sẽ làm cây chậm lớn.

- Cần nhẹ nhàng vì cây hoa Giấy không thích rễ bị xây xát và xáo trộn.

[-Tháo bỏ các cây giữ cành giâm

[-Vỗ nhè nhẹ vào bên ngoài chậu để giúp tách rời lớp đất với thành chậu. 

[-Cẩn thận úp toàn bộ chậu vào lòng bàn tay, giữ chặt cành giâm giữa các ngón tay của bàn tay đối diện. 

- Nhớ thả vào chậu trồng vài con trùn/ giun đất để giúp cây hoa Giấy phát triển.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...