Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Hãy quên đi quan niệm..

Viết bài "HÃY YÊU BẢN THÂN" tự dưng nhớ những ngày  mới cưới nhau, nhớ cái quan niệm mà dường như thế hệ của tôi nhiều nhà và nhiều người vẫn chưa quên... để rồi rập khuôn một cách máy móc

Chuyện là đây:
Mẹ chồng tôi thường thăm chúng tôi vào mỗi 2 chủ nhật. Lúc đó làm việc  6 ngày/ tuần, ngày hai buổi nên mối sáng chủ nhật là ngày hai vợ chồng cùng giặt thau đồ đầy ứ.
-"mày cũng giặt đồ nữa hả con?
- "hồi đó má về làm dâu, ngày thứ nhì làm vợ, ba con biểu má đem nhuộm đen hết các quần áo .. "có chồng rồi màu mè coi không được"... má phải nhuộm đồ thành đen.. má từ cô con gái cưng được học chữ & được học nữ công gia chánh...đã phải nhanh chóng học làm dâu, cơm dưng nước rước... ba con chưa bao giờ giặt đồ, nấu cơm, chưa bao giờ rớ vô công chuyện nhà..ổng chỉ đàn hát và đọc sách"

Hồi đó, vài lần đầu nghe má chồng nói tôi cứ nghĩ đó là lời tâm tình của má chồng. Nhưng khi đã trở thành điệp khúc sau mỗi hai tuần thì tôi cảm thấy câu "mày giặt đồ.."  ấy thể như tín hiệu nhắc tôi phục tùng quan niệm VIỆC NHÀ LÀ VIỆC CỦA ĐÀN BÀ"
Cảm nhận về cái quan niệm này thật rõ khi cô em chồng sanh con. Chị chồng tôi rước em gái về nuôi. Em rể khỏi động tay bất kì việc gì. .. từ việc chăm sóc vợ đẻ con mọn.. chí tới bữa ăn. Tới bữa chị bưng mâm cơm ra, em rể vừa buông đũa là chị mau mau bưng mâm xuống bếp.
Ngày lễ Tết, gia đình tề tưu, cánh đàn ông chỉ kê bàn rồi uống trà tán gẫu.. đám đàn bà nấu nướng xong mời ba chồng cúng vái... đàn ông ngồi bàn, không ai kêu phụ nứ ngồi mâm... khi ba chồng đứng dậy thì chị cả đã bưng tăm, bưng trà phục vụ... ông xỉa răng uống trà, trò chuyện cùng đám con trai.. bấy giờ đám đàn bà mới vô mâm. Một thời gian sau, thì Má chồng bồng cháu cho dâu &con ngồi mâm cơm cùng lượt với cánh đàn ông còn..còn..   còn má bồng cháu lấp ló cửa buồng nhìn hóng chuyện ở bàn ăn dọn trong gian nhà khách thể như một osin.

Chị cả ruột của tôi cũng thế, cũng cung cúc chăm chút cánh đàn ông trong nhà, cho họ cái đặc quyền ngồi mâm ... không được mó tay vào việc bếp chí đến việc nhà như dọn dẹp lau chùi..cho dù các em trai em rể của tôi ở thế hệ trẻ hơn biết chia sớt công việc nhà với phụ nữ.. Chị bao thầu hết mọi việc trong nhà không để cho em trai làm một việc gì. Một hôm chị đi shop.. quên giờ về, quên cơm cho ba má... Thế là.. khi vừa bước vào nhà... em trai cự như té tát cái tội không có gì cho ba má ăn cơm...
Chị mét.. tôi đã nói: "tại chị thôi, hồi chưa có chị sang, má đã tập cho mấy đứa trai giỏi lắm. Thịt má ướp, tụi nó đi học về là nấu đồ ăn rồi dọn rửa, nhà cửa hút bui, lau dọn mỗi tuần, sân không có lá rụng... Chị nên đổi cách của chị lại, để em út ko cắm đâu cắm cổ vô chơi games, cho chị có giờ thư giản..." Chị im lặng nhưng vẫn không thay đổi quan niệm 'ĐÀN BÀ LÀ PHẢI LO VIỆC NHÀ, đàn ông thì ngồi không.'
Cái quan niệm cổ hủ ấy đã làm cho bao người đàn ông trở thành kẻ ăn bám mà không hề có ý thức rằng mình ăn bám  - lúc nhỏ bám mẹ, có vợ bám vợ... để rồi không biết thẹn vói vợ con về cái vô tích sự của minh. ... để rồi sẵn sàng giành lấy vị trí VUA, cứ tưởng mình là NGÀI THƯỢNG ĐẾ để sẵn sàng hùng hổ to tiếng chỉ huy vợ mọi lúc mọi nơi...Bao giờ thì mọi người quên được cái quan niệm chết tiệt ấy?

Minh họa cho vui

Điệp khúc mỗi Tết:
_anh ơi, dọn mâm xong rồi. mình đi cúng ông bà đi anh.
-- tui cúng xong rồi! Bà cúng một mình đi.

_anh ơi đem trái cây cúng dùm em.
-- đã bày lên bàn thờ rồi.
_ sao còn đây.
-- tui bày lên bàn thờ ba má rồi, còn mấy chỗ khác bà thờ tui thấy không hợp lí nên tui không đem lên cúng..


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...