Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

Câu chuyện giáo dục.


CHIẾC ÁO LEN.
(Bạn blog mến, ảnh và chuyện cốt để lồng nội dung muốn chuyển tải.. hì.. hì.. Bên này đang mùa Đông, lạnh quá, không trồng trọt gì đươc... táy máy gõ cho qua ngày.. hì.. hì.. bạn thông cảm đọc cho vui, may ra ngộ ra điều gì đó mình trao đổi cho vui)
Bạn ghi
"áo chị đan đẹp vậy
mà sao không được dùng"
"áo Má em đan
con em mặc giờ đã chật,
nhưng em sẽ giữ mãi,
cho tới lúc con em lớn,
để con phải biết quý cái công bà..."

Bạn,
Tôi không trách các con việc không dùng đồ đan mình handmade.
Bởi tôi hiểu:
1/mắt của mỗi người mỗi cảm nhận
và thị hiếu của thế hệ này khác xa
xa lắm cái thị hiếu của thế hệ kia
2/nhưng cái điều tôi cảm được
là nếp giáo dục, là nếp sống & hoàn cảnh sống
đã tạo nên con người.
Thế hệ của tôi và của bạn
đã sống trong gia đình có hơn 2 con
nói rõ là nhiều con.
Và phải sống trong đói nghèo lam lũ bởi chiến tranh và biến cố lich sử.
Trong lăn lóc mưu sinh, những đứa trẻ ngày đó,
là tôi, là bạn đều đã
chứng kiến trọn vẹn sự hí sinh của bố mẹ,
và đã ít nhiều góp bàn tay bé vin cùng bàn tay thô ráp của bố mẹ,
và đã nhiều phen được học từ bố mẹ
cái đạo làm người, đạo làm con.. từ hành vi & cách cư xử của bố mẹ
với Ông Bà, quyến thuộc và với xóm giềng, bạn hữu.

Con chúng tôi,
sinh ra trong cảnh lương tạm ứng, gạo & nhu yếu phẩm tem phiếu,
uống nước cơm, nước chanh chờ vú mẹ.
vào mẫu giáo được dạy làm cháu ngoan
nhưng không được dạy cái ngoan yêu cha mẹ ông bà, yêu gia đình.....
Lớn tí xíu, chúng lại sống trong cảnh li hương,
Đặt chân lên chốn tạm dung bằng bàn tay trắng.-
trắng tiền, trắng đủ thứ
nên bố mẹ chúng vặn cái vít cũng lóng ngóng,
cắt chỉ ăn công 2 cents 1 cái áo cũng thua người
vào farm cắt cái nấm cũng chậm chạp-
Đồng tiền kiếm được ít oi quá ,
muốn mua cho con một trái xoài cũng đắn đo.
Bởi vậy, mua tissue cũng tính toán,
thì làm sao mà có tới đồ chơi...
Tôi hiểu các con tôi khao khát.
Và cái khao khát đó đã dồn hết vào các con của chúng.
Tuổi thơ của các con tôi đầy thiếu thốn,
thiếu vật chất và thiếu cả giảng dạy.
Bởi chúng tôi bán thời gian và sức khỏe
để chúng có mái nhà
Chúng tôi xót con, nhưng mệt nhọc quá
nên đã đánh rơi việc làm gương cho các con về hành vi lẫn nhân cách.
Sống trong thiếu thốn, các con tôi đã không ngừng nổ lực.
May là chúng kiếm được cơm ăn, có đứa có được mái nhà.
Nhưng điểm chung là khao khát
Kiểu 'muốn ăn gắp cho người khác'
Áo quần trẻ em trong shop đầy kích thích ham muốn của bố mẹ trẻ
Đồ chơi đa dạng lần lượt xếp hàng trong playroom
nhanh chóng bị đám cháu cho ra rìa
vì tới tấp đồ chơi.
Việc không cho các con mặc đồ đan mà tôi cặm cụi tháo tới tháo lui
là chuyện nhỏ
Cái lo lắng đè nặng tâm tôi
-Liệu các cháu tôi còn ham muốn để cố gắng nổ lực?
-Liệu cháu tôi có biết trân trọng tình cảm của bố mẹ chúng
- Liệu các cháu tôi có nên người
khi mà bố mẹ chỉ chăm chắm
cung cấp cho con đồ đẹp & đồ hàng hiệu & ắp lẩm đồ chơi
.. còn nhiều nhiều lắm những luân phiên party, birthday...đi tham quan đây đó..
mà quên rằng
-trẻ con cần .. rất cần uốn nắn để hình thành nhân cách hơn là áo đẹp.. độ chơi..
Chúng tôi đã sai, dẫn đến nhận thức sai lầm của lứa con của mình
Cái sai này sẽ dẫn đến bao xa và có cơ hội chấm dứt với môi trường mà con chúng tôi đã và đang gầy dựng??? (đã cuốn và có nguy cơ nghiền nát tương lai và nhân cách của đám cháu tôi.)

Bạn có muốn con mình mãi vẫn là đứa bé? mãi vẫn không tự lập tự vươn lên? mãi vẫn là đứa trẻ ngây ngô không biết trân trọng ân tình?
Chắc là không?
Nhưng hãy coi chừng điều mình muốn và thực tế thì tréo nghoe...nếu như bạn chưa chỉnh lại quan điểm của mình..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...