Thứ Tư, 26 tháng 10, 2022

85. PHÙ CHÂN - Đừng coi thường.

 ĐỪNG VỘI DÙNG BIỆN PHÁP DÂN GIAN KHI BỊ PHÙ CHÂN/ sưng chân.

Trong phạm vi ghi chép này KHÔNG đề cập tới PHÙ CHÂN do  MANG THAI.

 Nói về bênh phù chân/ sưng chân, chị dâu bày cho biện pháp dân gian thật hiệu quả để trị PHÙ CHÂN/ sưng chân.

Cũng qua trò chuyện này mới hay có sự ngộ nhận/ sự chưa thấu đáo về căn bệnh phù chân có lẽ không chỉ ở tôi, ở chị dâu.

Ở người tuổi trung niên và đặc biệt là người lớn tuổi căn bệnh sưng chân hay xảy ra nhưng hầu như không ai biết môi nguy hiểm của căn bệnh và biết phân biệt đâu là trường hợp thông thường, đâu là nguy hiểm phải gấp rút điều trị ở bệnh viện.

Sưng ở chân có thể là:

BỆNH HUYẾT KHỐI TĨNH MACH SÂU chi  (tiêng Anh: Deep Vein Thrombosis, viết tắt là DVT ), đó là một bệnh lý nguy hiểm, ngày càng nhiều người mắc phải căn bệnh này.

Đó là do nguyên nhân nào đó máu bị đó máu bị đông lại gây ứ trệ trong dòng chảy của máu, làm hẹp dòng chảy gây cản trở việc lưu thông của máu, càng lúc càng nhiều gây tắc nghẻn tính mạch - vì như một nút chai chẹn cứng dòng chảy, làm cho máu ứ đong ngày càng nhiều, đưa đến sưng to ở chân.

Nếu thấy SƯNG TO Ở 1 CHÂN, thường là chân trái THÌ NÊN CẤP TỐC ĐI BÁC SĨ. 

Giai đoạn đầu của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới rất khó nhận biết  do các triệu chứng kín đáo.

Các triệu chứng bất thường có thể xảy ra ở 1 bên chân như:

1/ vòng bắp chân tăng dần khá nhanh (do máu chạy xuống bàn chân không trở lại vòng tuần hoàn máu do nhiều cục máu đông to nhỏ chèn tĩnh mạch nên máu ứ lại gây hiện tượng đông máu tiếp tục..vì vậy làm bắp chân sưng càng lúc càng to, làm sưng đỏ, nóng vv)

2/ phù mắt cá chân

3/ thay đổi màu sắc của da -da căng bóng màu hồng đỏ, sang nâu đỏ

4/ sờ vào có cảm giác nóng,ấn vào bắp chuối rất đau

5/ rất đau đớn khi co duỗi, bước đi rất nặng nhọc, rất khó di chuyển, bước đi rất thụ động và bất thường, thiếu linh hoạt.

Nói chung các triệu chứng đôi khi không điển hình, cần có sự kết hợp và kinh nghiệm nhận biết. 

Do đó nếu thấy có những dấu hiệu ghi ở trên nên cấp tốc đến bs để thăm khám. Và cũng nên thăm khám ở vài bác sĩ để tìm ra điểm chung nhận xét (bởi đôi khi do mô tả không rõ hay do biểu hiện chưa được rõ hoặc bs chưa quan tâm đến các biểu hiện/ chưa nhiều kinh nghiệm)

Chỗ tôi ở, việc đầu tiên khi tiếp xúc bệnh nhân có chân sưng của bs là

- hỏi, kết hợp với sờ tay vào chỗ sưng 

- cho cấp tốc siêu âm ( y/c khẩn cấp siêu âm)

- bs siêu âm sẽ cấp tốc báo trực tiếp với bác sĩ khi thấy có máu đóng cục trong tĩnh mạch, với ĐỀ NGHỊ CHUYỂN GẤP VÔ BỆNH VIỆN)

Tất cả mọi việc khi tìm thấy có dấu hiệu đông máu ĐỀU KHẨN CẤP ... điều này cho thấy mức nguy hiểm của việc sưng chân do huyết khối đông ở chi dưới.

Bởi nếu không nhanh chóng giải quyết thì cục máu đông có thể theo dòng chảy của máu mà di chuyển tùm lum theo các tĩnh mạch sâu. Lúc này sẽ có tên gọi mới không còn gọi là huyết khối mà gọi là THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI

1/NẾU cục máu đông chạy lên phổi, gây tắc nghẻn mạch máu phổi, máu bị dồn nén càng lúc càng nhiều & sự ứ nghẻn tối đa sức chịu đựng thì sẽ gây vỡ mạch máu, máu sẽ tràn màn phổi và chết tức khắc nếu không kịp thời can thiệp... hoặc may mắn cục máu ứ ở một vài mạch nhỏ lâu ngày làm chết các mạch máu nhỏ. (đó là may mắn thật may mắn... hì hì.. lúc đó thần chết ngủ quên)

2/ NẾU cục máu đông chạy lên đầu... ứ nghẽn dồn nén nếu mạch máu bị vở ra... máu tràn não... gọi nôm na chung là tai biến mạch máu não. Nặng thì chết, nhẹ thì hủy hoại 1 số mạch máu làm đình trệ hẳn hoạt động.. gây liệt..

Do đó khi thấy sưng chân CÓ LẼ  xem xét thuộc loại bệnh gì trước  khi dùng biện pháp dân gian như ngâm chân, như uống thảo dược... VÌ NHƯ THẾ có khi LÀM LỆCH KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN.

Bệnh huyết khối tĩnh mạch không chỉ ở chi dưới (tức là chân) mà cá biệt có thể ở tay, người nhà của tôi đã bị sưng tay. Tôi chưa hỏi được tình trạng bắt đầu ra sao.

Do đó thấy có dấu hiệu sưng dù chưa thật rõ ràng lắm ở các chi thì cũng nên có sổ ghi chép về tình trạng để có thể mô tả với bs một cách rõ ràng hơn. Vì khi chân đã sưng như trong hình chụp  là lúc đó tình trạng bệnh rất nguy cấp.

Tôi sẽ ghi thêm về hiểu biết của tôi... tức là biết gì thì ghi lại... nhưng không chắc là đầy đủ và chính xác như người trong ngành y.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...