Thứ Tư, 7 tháng 8, 2024

313. TÌM HIỂU VỀ ĐÁ TRÂN CHÂU/ PERLITE

Bạn thích trồng Sen đá? Nếu thích trồng Sen đá, hãy tìm hiểu về đá Trân Châu.

Đá Trân châu từ đâu, công dụng ra sao?

NGUỒN GỐC: Perlite có nguồn gốc từ đá núi lửa đã qua quy trình sản xuất nên xốp, nhẹ và có màu trắng. 

Đá Trân châu/ Perlite có độ pH trung tính, pH khoảng 7.

ĐẶC ĐIỂM:

Các khoang trong đá Trân châu giúp lưu trữ chất dinh dưỡng và một số độ ẩm mà cây có thể cần nhưng thoát nước thừa ra khỏi đất. Nó không độc hại, sạch sẽ, không mầm bệnh và cực kỳ nhẹ.

–Đá Trân châu/ Perlite tồn tại lâu dài ít bị phân hủy theo thời gian.

--Khi trộn vào đất, đá Perlite vẫn giữ nguyên hình dạng & kích thước NÊN có tác dụng giúp giữ nước và dinh dưỡng cho cây DO Perlite giúp làm cho đất xốp hơn hỗ trợ cho việc thoát nước và đưa không khí vào đất, giúp bộ rễ phát triển mạnh.

–Do khả năng giữ ẩm nên đất có pha trộn perlite rất thích hợp để trồng những loại cây cần phát triển trong môi trường thoát nước tốt hoặc để giâm cành

- Đá trân châu được sản xuất thành nhiều kích cỡ _ loại mịn, loại trung bình, loại thô.

Nơi tôi ở và cửa hàng tôi thường đến mua là Bunnings thì tôi chỉ thấy bán có loại này.

Tôi không biết đây là cỡ mịn hay trung bình

CÔNG DỤNG: rất đa dạng (Làm xốp đất-Cải thiện luồng không khí và thoát nước-vô trùng-độ pH trung tính - nên thích hợp với hầu hết loại cây trồng-ngăn ẩm cho cây con)

1/ GIEO HẠT:  đất để gieo hạt cần nên dùng đất xốp, thoát nước tốt vì vậy hỗn hợp có trộn đá Trân châu/ Perlite là lựa chọn đúng.

-cách 1: dùng mụn xơ dừa và đá Trân châu

Trộn hỗn hợp gồm: ⅓ đá Trân châu/ Perlite với ⅔ mụn xơ dừa đã xử lý chất chát.

-cách 2: dùng đất đóng bao/ potting mix và đá Trân châu theo tỉ lệ 10-50% đá Trân châu trên tổng số lượng hỗn hợp. 

Thực hiện: >Cho hỗn hợp vào khay/ chậu > rải hạt >>lấp lớp mỏng hỗn hợp vừa trộn >>> tưới phun sương lên hỗn hợp (đảm bảo giữ ẩm hỗn hợp).
+Đối với vài loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm thì có thể rắc một lớp đá trân châu mịn lên những hạt cần ánh sáng để nảy mầm (dù bị ánh sáng chiếu vào nhưng đá Trân châu/ Perlite vẫn giữ ẩm cho những vùng được nó che phủ lên).
2/ TRỒNG HOA HỒNG với hỗn hợp chất trồng trộn theo tỉ lệ: 3 phần đất đóng bao/ potting mix, 2 phần Đá Trân châu, 5 phần phân hữu cơ hoai mục (phân bò/ phân gà/ phân trùn quế).
3/ TRỒNG RAU: thích hợp nhất với loại rau cần chất trồng giúp bộ rễ phát triển/ rau mầm
Trồng rau mầm: trộn hỗn hợp gồm 7 phần đá Perlite và 3 phần mụn dừa đã qua xử lý (theo tỷ lệ 7/3) >> cho vào khay / chậu trồng.
 Nên để khay/ chậu trong mát tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
4/ TRỒNG CÂY KHÔNG CẦN ĐẤT
Trồng cây hoàn toàn bằng đá Perlite ĐÒI HỎI phải TƯỚI phân bón dạng lỏng NHƯNG PHẢI chú ý tưới nước cho vừa đủ và hợp lý. 

LƯU Ý:
1/ Đá trân châu có thể chứa bụi nếu hít phải sẽ gây tổn hại đến phổi, tốt nhất nên rửa qua nước trước khi sử dụng.
2/ Đá trân châu khá nhẹ và nổi trên nước. Do đó khi trồng không có đất thì phải rải lớp sỏi mỏng lên chậu trồng để Perlite không bị thổi bay. 

3/ Tránh sử dụng đá Perlite trong các hệ thống trồng cây thủy canh luân chuyển để không bị trôi làm tắt nghẽn hệ thống luân chuyển nước.
4/ Trộn thêm đá trân châu vào đất đóng bao/ potting mix phải tùy thuộc vào loại cây.
[Ví dụ: cây ưa ẩm, độ ẩm trong đất cao không cần thiết phải trộn thêm Đá trân châu. 
 Cho nên trộn quá nhiều perlite trong hỗn hợp đất trồng, nước sẽ thoát ra quá nhanh khiến đất vừa bị giảm độ ẩm, vừa làm cho cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng cần thiết.]
5/ Cần chú ý để xa tầm với của trẻ em và vật nuôi, tránh chúng nhầm đó kẹo nên ăn Đá trân châu.

NHƯỢC ĐIỂM
Mặc dù việc sử dụng đá trân châu khá phổ biến, nhưng có những trường hợp đá trân châu sẽ không mang lại lợi ích gì cho cây trồng. Hãy ghi nhớ các đặc tính của nó trước khi quyết định thêm đá trân châu vào hỗn hợp bầu đất
1/ Bụi đá trân châu có thể gây khó chịu cho những người có bệnh mãn tính về hô hấp hay dễ bị dị ứng bụi.
2/ Không thích hợp cho những cây ưa ẩm 
3/ Nhẹ
-> dễ bị gió thổi bay.
->có thể từ từ nổi lên trên bề mặt đất, khiến các lớp đất bên dưới bị kết dính, hậu quả rễ cây dễ bị úng nước gây thối do nước rút chậm làm đáy chậu liên tục quá ẩm. Do đó cần chú ý đến lịch tưới nước và kiểm tra đất trước khi tưới (dùng tay hay chiếc đũa xỉa vào đất để cảm nhận hoặc trông thấy- đất bám là đất ướt, không thấy bám vào là đất khô .

Cám ơn Google đã giúp đọc được những ghi chép về đá Perlite của nhiều tác giả và cám ơn các tác giả.

ngaymoibt.blogspot.com.au

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...