Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

152. GHI TIẾP CHUYỆN UỐNG THUỐC.

 Bài này ghi tiếp theo bài 151. CHUYỆN UỐNG THUỐC.

-------

VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC UỐNG THUỐC

Dường như có không ít người uống thuốc biết thức ăn hay thức uống được ăn hay uống trước và sau khi uống thuốc 1 giờ đều có ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc.

Hình lọ kháng sinh chỉ để biết là đang nói về chủ đề sức khỏe

1/-chất xơ trong thực phẩm: chất xơ trong thực phẩm có liên quan đến thuốc họ đang uống.

Nguyên do gây giảm tác dụng của thuốc: Các chất xơ chắn thành ruột khiến một số thuốc khó ngấm vào cơ thể gây cản trở hấp thụ multivitamin và các chất khoáng. Vì vậy ăn các thức ăn có chất xơ phải 1 giờ  TRƯỚC KHI uống thuốc  hoặc 2 giờ SAU khi uống thuốc.

-Các thực phẩm nhiều chất xơ: táo, khoai tây, cà chua, bắp rang, bánh mì (Whole Wheat Bread), đậu, bông cải xanh, trái việt quất ( blueberry), ngũ cốc, trái cây sấy khô

-Loại thuốc hay bị chất xơ cản trở gồm: Các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc bệnh tim, multivitamin, thuốc giảm đau, thuốc giảm sốt, thuốc kháng sinh...

*Đối với multivitamin, chất xơ làm giảm tác dụng của thuốc đến 70%.

2/-Các thức ăn có sữa có chứa ion canxi: chúng làm giảm tác dụng hay ngăn cản hoàn toàn việc hấp thụ thuốc, nhất là với các loại thuốc kháng sinh _ thuốc kháng sinh  bị giảm tác dụng tới 50% sau khi uống sữa, yogurt, phó mát.

3/-Mỡ, chất béo làm cho chất trong thuốc mà thành phần của nó dễ tan trong mỡ sẽ bị giảm bớt tác dụng.

-i/như các loại thuốc chống trầm cảm, làm giãn phế quản, thuốc bệnh tim. Các loại thuốc này nên  uống 1 giờ trước bữa ăn HOẶC 2 giờ sau khi ăn với bữa ăn nhiều chất béo. 

-ii/như các thuốc thuộc nhóm chống sốt và giảm đau không nên dùng cùng khi ăn đồ chứa chất béo. 

-iii/-như một số loại chất béo dạ dày hấp thụ và ngấm vào máu sẽ tác dụng với một số loại chất đạm có chức năng vận chuyển thuốc. 

Cho nên, nếu ăn món ăn có nhiều mỡ trước khi uống thuốc giảm đau, giảm sốt nói trên thì thuốc sẽ không ngấm vào máu và người uống thuốc không thấy giảm đau hay giảm sốt

Tốt nhất là đợi 1 giờ sau khi uống thuốc mới được ăn. Nguyên tắc này cũng áp dụng khi chữa sốt hay cảm.

4/-các thức ăn loại lên men có chứa chất tyramine, nó hình thành do sự phân hủy albumin ví dụ như trong hoa quả, thịt, phó mát. Nó có thể làm tăng huyết áp, thay đổi nhịp tim, nhức đầu, buồn nôn hay bị nôn. Cần thận trọng khi dùng các thuốc chống trầm cảm, các thuốc chữa bệnh lao và viêm nhiễm dạ dày-ruột. Vì vậy nên ăn các thức ăn vừa nấu xong, tránh ăn các thức ăn cũ. 

Những thức ăn giàu Tyramine: 

-Các loại thịt đã qua xử lý, hun khói hoặc đã qua chế biến bao gồm xúc xích khô như xúc xích Ý và xúc xích Ý, xúc xích xúc xích, bologna, thịt xông khói và cá hun khói. 

-Dưa cải bắp, kim chi, củ cải ngâm, dưa chuột ngâm và ớt ngâm có hàm lượng tyramine cao. -Các sản phẩm đậu nành lên men như đậu phụ, miso và nước tương.

Các loại thuốc hay gây phản ứng (tăng huyết áp) với thức ăn có chứa Tyramine (pho-mát, chuối chín quá, cá xông khói): thuốc trị bệnh lao, thuốc chống trầm cảm. 

5/-UỐNG  aspirin cần lưu ý là aspirin làm giảm đau nhưng gây hại cho dạ dày. Vì vậy nên uống Aspirin sau khi ăn, tránh uống Aspirin với rượu, cà phê và các gia vị cay. Bởi vì các thứ này đều có hại cho dạ dày. 

Rượu còn làm tăng nồng độ aspirin trong máu nên dễ có phản ứng phụ (xuất huyết dạ dày)

6/ Thận trọng khi dùng các thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng không phải là thuốc chữa bệnh. Các muối khoáng và vitamin không được tự uống thoải mái, nên tham khảo bác sĩ khi dùng.

7/ Các thuốc nam (thảo dược) không phải bao giờ cũng vô hại, vẫn phải dùng đúng liều. Một số thuốc nam có thể làm thay đổi tác dụng của các loại thuốc.

8/ Thuốc kháng sinh. Không được uống khi uống rượu.

Khi uống kháng sinh, nên theo các nguyên tắc sau:

-/Không uống rượu khi đang dùng kháng sinh vì nó có thể có phản ứng với một số loại kháng sinh gây hiệu ứng phụ hay tăng nồng độ thuốc.

-//Không được ngừng uống thuốc khi các triệu chứng giảm đi. Phải uống đủ liều theo toa bác sĩ để diệt tận gốc các vi khuẩn, để vi khuẩn không hồi phục lại và đã quen với thuốc (hiện tượng lờn thuốc)

-///Không tự uống thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. 

Tức là tự ý mua lại loại thuốc mà lần trước đã dùng qua với các triệu chứng cũ. Các bệnh cảm thông thường nhiều khi chỉ cần thuốc nhỏ mũi, si-rô ho, giữ ấm. Kháng sinh diệt vi khuẩn bất kể đó là vi khuẩn gây hại hay có ích. Cho nên việc uống kháng sinh tùy tiện có thể loại hệ vi khuẩn tốt trong ruột làm cơ thể yếu hơn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...