Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

157. ỚT BỊ XOĂN LÁ.

Ở đây đang mùa Thu. Mấy nay nào cũng có mưa, tuy không lớn nhưng cũng đủ đọng nước phía đất thấp.

Nhân nói vụ trồng ớt nên đảo ra xem mấy cây ớt trời cho (tự mọc từ hột của mùa trước)

Hầu như sau đợt mưa dai dẳng, các cây mới mọc mùa này thì nếu không nhỏ lá lại thì xoăn đọt.

Y như bác Google đã ghi nhận: "Khi có điều gì đó không ổn. cây ớt sẽ phát tín hiệu bằng cách xoăn lá lại."

Đây là tổng hợp những gì đọc ở Google về những nguyên nhân gây xoăn lá của cây ớt. Xin cám ơn Google và các tác giả.

1. Vấn đề tưới nước

Cây ớt có thể chịu được khô hạn lâu ngày, nhưng nó không bao giờ có thể sống trong đất luôn bị ẩm ướt.

Nếu bị tưới quá nhiều nước, rễ ớt nhạy cảm sẽ không nhận đủ oxy và dinh dưỡng từ đất đưa đến rễ bị nhũn/ thối, ảnh hưởng tới lượng dinh dưỡng dẫn đến thân và lá. Hậu quả là những chiếc lá sẽ cuộn lại và teo tóp dần. 

Việc thoát nước kém thường làm cho đất bị úng nước. >Giữ khô giữa 2 lần tưới là tốt nhất _Chờ cho 3cm trên cùng của đất khô rồi hãy tưới.

2. Các vấn đề về dịch hại

Đó là khi những chiếc lá ớt cong lại và thân cây héo úa.

Các loài gây hại chính tấn công cây ớt là rệp vừng, nhện đỏ và sâu sừng (aphids, red spiders and hornworms. 

*do vấn đề bản quyền nên tôi không mượn hình đem vào đây, cho nên tôi ghi tên tiếng Anh của các côn trùng, quý bạn tìm ở Google với các từ khóa tiếng Anh đó để biết về các con côn trùng gây hại cho ớt)

Nhưng  ấu trùng bọ cánh cứng dưa chuột (cucumber beetle larvate) gây ra nhiều thiệt hại nhất.  Khi rễ cây bị cắn đứt,lượng ẩm và chất dinh dưỡng nuôi cây từ các rễ ấy sẽ không còn nữa > cây ớt bị hụt mất không ít số lượng chất dinh dưỡng.

Ngăn bọ trưởng thành đẻ trứng gần rễ bằng cách loại bỏ cỏ dại và mảnh vụn trên mặt đất gần gốc để con bọ mất nơi có thể ẩn náu. >Xịt dầu neem để diệt bọ. 

3. Các vấn đề về nhiệt độ/độ ẩm

Nhiệt độ thấp có thể làm chết cây ớt. Cây ớt cần giữ ở nhiệt độ từ 60 đến 90 độ F.(15.5 độ C - 32.2  độ C)

Nếu nhiệt độ ban đêm giảm xuống dưới 60 độ F (15.5 độ C), cây sẽ khó phát triển và lá sẽ xoăn lại. khi nhiệt độ đến 32 độ F (0 độ C), cây sẽ chết.

4. Bệnh tật

Cây dễ bị  nhiễm nấm khi độ ẩm xung quanh nó bị cao. Các bệnh nấm phổ biến nhất là bệnh héo Fusarium và bệnh than (anthracnose disease). Chúng cũng có thể lây lan qua côn trùng.

Vì vậy nên nhổ bỏ cây bị nhiễm bệnh để tránh lây lan sang các cây khác.

5. Các vấn đề về ánh sáng

Thiếu nắng có thể gây ra nhiều vấn đề cho cây ớt. Cây ớt cần nhận nhiều ánh sáng mặt trời (ít nhất 6 giờ một ngày). 

Nếu một cây ớt bị trồng nấp dưới cây có tàng che nắng hay dưới mái che làm ngăn chặn ánh sáng thì lá sẽ chuyển sang màu vàng và quăn lại.

> Để cây nhận đủ ánh sáng thì nên bỏ mọi chướng ngại vật có thể làm giảm ánh sáng mặt trời 

.6. Mất cân bằng dinh dưỡng

Bên cạnh đạm (N), kali (K) và phốt pho (P) thông thường mà mọi loại cây đều cần thì cây ớt cũng cần canxi. Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của cây ớt.

Độ axit cao trong đất có thể ngăn chận canxi và khiến canxi không thể tiếp cận được với rễ của cây ớt. 

Cây ớt thích hợp đất có độ pH 5,8 đến 6,8.

7. Phù thực vật

Phù là do rễ hút nhiều nước hơn lá có thể thoát ra ngoài. Lượng nước dư thừa này sẽ làm vỡ các tế bào. Nó sẽ xuất hiện ở phần dưới dạng kết cấu màu trắng bên dưới lá. Phù nghiêm trọng có thể làm cho lá cây bị quăn.

Nó cũng thường được gây ra bởi độ ẩm thấp và luồng không khí kém lưu thông (do mật độ cây quá rậm rạp làm kém thông gió)

Nếu không khí quá khô, hãy phun sương cho cây một hoặc hai lần một ần cho đến khi kết cấu màu trắng biến mất và lá có cải thiện tốt.

8. Các vấn đề về chậu để trồng ớt:

Cây ớt trồng trong chậu có thể bị bó rễ do cây sinh trưởng nhanh, phát triển hệ thống rễ khỏe nên không có đủ khoảng không để rễ sinh sôi.

>  Để kiểm tra các dấu hiệu của các vấn đề về rễ, hãy kiểm tra các lỗ thoát nước ở dưới cùng của cây.

Nếu thấy rễ mọc ra từ các lỗ thoát nước, thì cần thay chậu  lớn hơn và thêm đất giàu dinh dưỡng.

Các vấn đề  phổ biến khác về lá cây ớt

Ngoài việc cây ớt bị quăn lá do các nguyên nhân trên, cây ớt còn có thể bị các bệnh khác. Dưới đây là những vấn đề phổ biến nhất và cách khắc phục từng vấn đề.

lá vàng

Ngay trước khi lá bắt đầu xoăn lại, chúng thường chuyển sang màu vàng. Vì vậy, có thể coi những chiếc lá vàng là một dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe của cây ớt _ Quá nhiều nước hoặc quá ít nước, ánh sáng kém, đất thiếu canxi cũng như nhiễm nấm đều có thể khiến lá chuyển sang màu vàng. Kiểm tra kỹ để tìm giải pháp cho những vấn đề trên.

lá đen

Tưới nước và bón phân quá nhiều có thể khiến lá chuyển sang màu đen_ Quá nhiều nước hoặc thoát nước kém trong đất ảnh hưởng đến rễ, từ đó gây ra lá đen.

Hãy để mặt đất của cây ớt khô giữa 2 lần tưới _ kiểm tra đất khô bằng cách nhấn chiếc đũa vào đất khoảng 5cm, nếu thấy 2cm ở trên cùng không dính đất là có thể tưới nước. 

Và khi bón phân cho cây ớt, hãy pha loãng phân bón và sử dụng với liều lượng bằng một nửa với hướng dẫn in trên bao bì.

Lá chuyển sang màu xanh nhạt

Thiếu nitơ trong đất có thể làm cho lá của cây tiêu chuyển sang màu xanh nhạt.

Khắc phục bằng cách bón phân có hàm lượng nitơ cao 2 tuần một lần.

Chuyển trở lại phân bón cân bằng khi lá lấy lại màu xanh đậm tự nhiên.

Khi lá đã trở lại xanh như bình thường thì trở lại bón phân bình thường như trước đó, tức là ngưng bón phân giàu Ni tơ _ Quá nhiều nitơ có thể ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây ớt.

Héo úa

Héo có thể là kết quả của nhiều thay đổi trong các điều kiện xung quanh cây ớt. Như:

 ánh sáng kém, sử dụng phân bón mạnh, tưới quá nhiều nước, thiếu nước, chất dinh dưỡng kém trong đất hoặc bệnh tật. 

Bệnh héo Fusarium; bệnh thán thư đều có thể làm cho cây bị héo và chết nếu không được xử lý đúng cách.

Rụng lá

Đây là một giai đoạn nghiêm trọng _ khi cây ớt đã bị căng thẳng trong một thời gian dài. Đầu tiên, những chiếc lá chuyển sang màu vàng, sau đó cuộn lại và cuối cùng là rụng. Thủ phạm chính ở đây là tưới quá nhiều hoặc quá ít.

>Chỉ tưới nước khi lớp đất mặt khô

>Đối với cây trồng trong chậu, hãy kiểm tra các lỗ thoát nước có bị nghẻn hay không 

Phấn trắng

Bệnh phấn trắng là một bệnh nhiễm nấm xuất hiện dưới dạng các mảng trắng trên lá. Nó lây lan do côn trùng và cả độ ẩm cao và lưu thông không khí kém 

> Xịt hỗn hợp nước & baking soda lên cây 

> cải thiện luồng không khí xung quanh cây. 

> loại bỏ những chiếc lá bị nhiễm bệnh để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh sang phần còn lại của cây.

Đốm lá

Ở những vùng ấm áp, nơi thời tiết thường có mưa và độ ẩm cao, đốm lá sẽ xuất hiện trên cả hai mặt của lá ớt. Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn làm cho 'ngạt thở' do thiếu luồng không khí và do độ ẩm cao.

Ngay khi thấy những đốm đầu tiên, hãy phun thuốc xịt đồng/ và Mancozeb lên cây để tiêu diệt vi khuẩn trước khi nó lây lan sang các cây khác.

Xuất hiện lốm đốm

Sự xuất hiện lốm đốm của lá cây tiêu thường do vi rút mosaic gây ra. Nó làm cho lá có bề mặt mấp mô và thậm chí có thể bị biến dạng. 

Vì đây là một loại vi-rút nên không có cách điều trị bệnh. >nhổ bỏ những cây bị nhiễm bệnh. . Vứt bỏ tất cả các bộ phận của cây vào thùng rác.


Tóm lại, để trồng cây ớt xanh tốt, nhiều trái:

-Luôn chọn nơi có nắng để trồng ớt.

-Giữ khoảng cách giữa 2 cây ớt từ  50 đến 70cm (18 đến 24 inch) 

-Đảm bảo độ pH của đất nằm trong khoảng từ từ 5,8 đến 6,8 (đất chua nhẹ) để tránh bị ngăn cản việc hấp thụ  canxi.

-Bón lót  phân hữu cơ/compost và vật liệu hữu cơ* /organic materials vào đất trước khi trồng ớt. 

[*Vật liệu hữu cơ bao gồm nhiều thứ như cỏ vụn, lá, thân, cành, rêu, tảo, địa y, bất kỳ bộ phận nào của động vật, phân, phân, bùn thải, mùn cưa, côn trùng, giun đất ..]

**Độ pH trong đất:

pH < 3,5: Đất chua mức tối đa. 

pH = 3,5 – 5,0: Đất chua nặng

pH = 5,1 – 6,0: Đất chua

pH = 6,1 – 6,5: Đất chua nhẹ

pH = 6,6 – 7,3: Đất trung tính

pH = 7,4 – 7,8: Đất hơi kiềm

pH = 7,9 – 8,4: Đất kiềm

pH = 8,5 – 9,0: Đất kiềm nặng

pH > 9,0: Đất kiềm mức tối đa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...