Thứ Ba, 30 tháng 7, 2024

310. HẾT PHIM CÂY ĐU ĐỦ

 Mấy tuần trước khoe khoang cây đu đủ. Khoe khoang nghĩ cách giúp đu đủ chống chọi sương muối mùa Đông.

Đêm trước vừa gió lại vừa mưa.

Sáng ra, nhìn ra sân. Thôi rồi cây đu đủ.

Lo cách chống sương muối mà quên lo việc chống đỡ cho đu đủ. 
Mưa, nước đọng trên lá trên trái, thân đu đủ gặp nước dễ giòn. Gặp gió nó tét nhánh.
Bẻ đu đủ mà tiết hùi hụi.
Làm gì với mớ đu đủ này đây?
Bây giờ đành phải ngưng phim chờ đu đủ mọc nhánh mới.

Bài học cho lần sau _ phải chống đỡ cho đu đủ hoặc bẻ bớt trái cho không bị tét nhánh.

Chào quý bạn.
ngaymoibt.blogspot.com.au


Thứ Hai, 29 tháng 7, 2024

309. ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TRỒNG CÂY HOA GIẤY

 

Hoa giấy /BOUGAINVILLEA là loài cây nhiệt đới phát triển tốt nhất trong khí hậu ấm áp, NHƯNG những vùng khí hậu mát mẻ, có mùa Đông không có tuyết thì vẫn trồng được hoa giấy.

Bài ghi này chỉ nhằm vào việc trồng hoa giấy trong chậu là chính VÀ biết đến đâu ghi đến đó chứ không theo trật tự nào.

VỊ TRÍ

Cây hoa giấy thực sự phát triển tốt nhất khi được trồng dưới ánh nắng đầy đủ và đất thoát nước mạnh. Vì vậy nên:

Chọn vị trí có đầy đủ ánh nắng mặt trời hoặc bóng râm một phần (ít nhất sáu giờ nhận nắng). 

Không đặt chậu cây lên dĩa giúp nước không chảy tràn ra. Nếu dùng dĩa giữ nước thì nên đặt sỏi hay kê gạch ngang với độ cao của dĩa kê trước khi đặt chậu cây lên trên để đáy chậu không tiếp xúc với nước đọng trong dĩa.


CHUẨN BỊ ĐẤT
Hoa giấy có rễ mỏng manh, do đó đất thoát nước tốt là điều cần thiết.
Hoa giấy thích hợp với  hầu hết các loại đất, miễn là chúng thoát nước tốt để tránh thối rễ. _(trồng trong đất cát hoặc thoát nước mạnh là tối ưu nhất)
Dù cây hoa giấy thích hợp với nhiều loại đất trồng nhưng để cây hoa giấy thích nghi và phát triển tốt thì cần phải chuẩn bị đất, nhằm:
   +cung cấp cho đất nguồn chất hữu cơ dồi dào 
   +giúp cải thiện cấu trúc đất và khả năng giữ nước 
   +thu hút giun đất/ con trùn và các vi sinh vật có lợi cho đất.
Mức pH tốt nhất là từ 5,5 đến 6,5. (ghi điều này để tham khảo để biết nhóm cây nào cùng cùng loại đất mua/ potting mix để khi thay đất hay bón thêm đất có thể dùng chung cho khỏi tốn công tìm hiểu và tốn thêm tiền mua đất)
   +Nếu mua đất để trồng trong chậu thì chọn đất thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng. (nếu ở Úc có thể dùng Yates Premium Potting Mix with Dynamic Lifter. ) 
   +Nếu tự pha trộn đất để trồng trong chậu thì đây là vài gợi ý:

1/ Trộn ¾ đất mua chất lượng tốt/ premium potting mix với 1/4 đất trộn sẵn dành cho cây mọng nước /succulents & xương rồng /cactus.

Nếu không có đất dùng cho cây mọng nước/succulents & xương rồng thì trộn thêm Đá Trân Châu/ perlite hoặc Vermiculite. 
2/ Nếu dùng đất trong sân vườn thì trộn đất vườn với sản phẩm Yates Dynamic Lifter Soil Improver & Plant Fertiliser theo hướng dẫn ghi trên bao bì của sản phẩm.
3/ Dùng đất cát và đất thịt pha trộn với nhau cũng hiệu quả. Điều quan trọng nhất là đất phải thoát nước mạnh để tránh thối rễ. Không sử dụng nhiều rêu than bùn hoặc chất giữ nước tương tự. 
CHĂM SÓC
Mỗi giai đoạn phát triển cần sự chăm sóc khác nhau.
+Cây non đang phát triển cần giữ ẩm đất bằng cách phủ cỏ khô/ vỏ cây vụn xung quanh rễ nhưng không phải là phủ hoàn toàn bề mặt của chậu cây.   


+Sau giai đoạn phát triển, hoa giấy rất chịu khô *(dù vậy cũng không nên để quá khô, nên thỉnh thoảng áp dụng cách tưới nước sâu trong thời tiết ấm áp. Lúc thời tiết quá nóng tưới nước sâu 2 lần/ tuần. ) VÀ cần chế độ dinh dưỡng & phân bón giàu Kali
(một cách tưới nước sâu: Để đất trong chậu khô > nhúng chậu cây vào nước cho ngập ngang với mặt đất trong chậu >> chờ nước hết sủi bọt khí thì nhấc chậu cây ra >>>chờ đất ở bề mặt khô mới tưới lại.)
LƯU Ý: 
*Tránh để đất quá khô cho không ảnh hưởng đến bộ rễ.
Phân bón dùng ở mỗi giai đoạn tăng trưởng cũng khác nhau.

Tôi sẽ ghi tiếp ở bài ghi kế tiếp về những điều mới lạ mà tôi được học hỏi.

Chào quý bạn, chúc một tuần mới vui khỏe & đạt nhiều kết quả tốt trong công việc & nhiều niềm vui
29/7/2024
ngaymoibt.blogspot.com.au



Thứ Năm, 25 tháng 7, 2024

308. BÍ QUYẾT GIÚP SEN ĐÁ RA NHIỀU MÀU

 

Biến động môi trường gây ra những thay đổi về màu sắc của Sen Đá/ Succulents.

Do đó nếu người trồng Sen Đá muốn có một hình ảnh mới lạ của Sen Đá  lưu ý mấy điều sau đây:

1/ Phải chọn đúng loại Sen Đá vì không phải bất kỳ loại Sen Đá nào cũng có thể đổi màu.

Một ví dụ:

Cùng chung họ Aeonium, cùng ra hoa vào mùa Đông, cùng kiểu bông và bông cùng màu vàng NHƯNG:

-loại có lá xanh thì vẫn cứ xanh dù thời gian tiếp xúc với ánh nắng ít hay nhiều hoặc hoàn toàn trong bóng mát. Tức là nó không biến đổi màu.

Loại Aeonium này không đổi màu

-loại lá có sắc tím đậm hay sắc tím đậm ngả sang màu gần như đen thì khi tiếp xúc nhiều nắng và tiếp xúc trong thời gian dài màu sắc sẽ đậm trọn vẹn từ lá ở vòng ngoài cho tới lá ở vòng trong.
Độ đậm nhạt hay giảm màu cho biết mức độ tiếp xúc với nắng của cây Sen Đá.
Loại Aeonium succulent này đổi màu khi bị tác động của môi trường.
Hình này cho thấy màu xanh biến sang màu tím gần 80%.
Nó còn tím đến toàn phần nếu nhận nắng nhiều hơn.
Tôi không trồng nhiều Sen Đá nên không có hình các loại Sen Đá có thể đổi màu để đưa vào đây. 
Nếu bạn muốn thấy hình của những loại cây mọng nước/ Sen đá/ Succulents CÓ THỂ ĐỔI MÀU, bạn vào trang của nhà thông thái GOOGLE lần lượt gõ những chữ trong dấu ngoặc để search/ tìm hình ảnh. 
Echeveria 'Rainbow'; Aloe 'Firecracker'; Kalanchoe 'Flapjack'; Sedum 'Blue Elf' ;  Graptoveria 'Debbie' là những giống có thể đổi màu.
2/ Phải cho Sen Đá bị căng thẳng/ sốc/ stress thì Sen Đá mới có sự đổi màu. Các yếu tố sau đây có thể gây căng thẳng cho Sen Đá.
Một ví dụ từ cây Sen Đá nhà trồng
Chậu này vẫn ở ngoài trời nhưng ánh nắng bị ngôi nhà che khuất cả ngày do đó nó vẫn có nhận sáng nhưng nhận kiểu ở dưới bóng râm. Vì vậy mà lá xanh miết nhưng vẫn có đổi màu ở phần trung tâm

- Nhiệt độ giảm hoặc ở những vùng có thời tiết của 4 mùa khác nhau rõ rệt : thì sẽ có khoảng thời gian nhiệt độ giảm đột ngột, thời điểm đó Sen Đá tiết ra chất để giúp nó vượt qua cơn sốc/ stress. Chính chất này gây biến đổi màu trên lá của chúng.
- Có sự thay đổi sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: 
Khi nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn bình thường. (có thể là do vị trí đặt chậu hoa, cũng có thể do được di chuyển từ chỗ ít nhận sáng sáng/bóng râm chỗ nhiều ánh sáng mặt trời.)
Một ví dụ:
Cùng loại, nhưng ở nơi nhận sáng nhiều, phiến lá ngắn, đổi màu dần dần từ ngoài vào trung tâm. Còn cây nhận sáng ở bóng râm nhiều thì phiến lá dài & mỏng manh & vẫn giữ chút ít màu gốc tím của nó nhưng rất nhạt, có khi sắc xanh nhiều hơn sắc tím.
- Thay đổi lượng nước: việc giảm lượng nước tưới cũng làm Sen Đá có nhiều màu sắc! (việc giảm tưới nước làm cho cây chịu đựng sự khô hạn có thể tăng cường cường độ màu sắc nhưng điều quan trọng là không nên để cây Sen Đá quá khô nước. Quá khô nước có khi sen đá sẽ chết.

Một ví dụ 

hình này chụp cái nắp ly sinh tố, chứa cát và đất mua/potting mix, 

lá của Sen đá rụng xuống đó gặp lúc đất ẩm đã lên cây con.

Từ đó đến nay chúng sống nhờ không khí và nhựa còn đọng trong từng chiếc lá mà lớn lên

(tức là sống trong điều kiện thật khô hạn nên lá đã chuyển màu/ mất hoàn toàn màu xanh)

3 cây màu xanh là mới để vào để thấy sự khác biệt màu sắc do thiếu nước.

3/ Giữ bộ rễ trong điều kiện chật chội sẽ làm cho bộ rễ quyện chặt vào nhau. 
Điều này làm cho chúng bị căng thẳng/ stress. Mức độ căng thẳng cao thúc đẩy sự đổi màu lá thêm sặc sỡ. (sống trong điều kiện chật hẹp Sen Đá lên màu đẹp. Còn sống trong điều kiện rộng rãi thì Sen Đá nhận được nhiều nước và chất dinh dưỡng sẽ tốt rễ & tốt lá nhưng lá không đổi màu) 
Ví dụ:


Cây này tuy trồng trong chậu rất nhỏ, 

rễ của nó bó trong chậu nhưng nó có rất nhiều rễ mọc ra từ thân cây. 

Rễ của chậu này mọc cắm xuống đất.

 cho nên có hiện tượng phát triển không đồng bộ do nhận được dinh dưỡng hút từ đất lên.  

Chính điều này cho dù hiện giời thời tiết lạnh

 nhưng cây không thấy hiện tượng đổi màu một cách rõ rệt.


4/ Phải chọn đúng vị trí để đặt chậu Sen Đá vào thời điểm muốn nó đổi màu.
Ví dụ
Nhổ ra khỏi chỗ trồng cũ đem cắm vào chậu khác 
không tưới nước + để nơi nhận ánh sáng từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều,
chỉ trong 3 ngày, bụi Sen Đá này đã chuyển màu rõ rệt.
 

Sen Đá cần có sự kết hợp giữa ánh sáng mặt trời và bóng mát. Nhưng phải chuyển đổi dần để Sen Đá thích nghi Nếu chỉ để chúng ở nơi nhận nhiều nắng (hơn 8 tiếng đồng hồ/ngày 
thì Sen đá sẽ bị cháy nắng. Còn nếu thiếu nắng Sen Đá sẽ duỗi dài ra như vươn về hướng ánh nắng và ốm nhách.(thiếu nắng lá nhạt dần; nóng hay lạnh sẽ làm màu lá sẫm hơn)

*Một số loài Sen Đá có nhiều màu sắc vào mùa Đông, nhưng cũng có loài đổi màu vào mùa Xuân do sự thay đổi nhiệt độ (ban ngày nắng ấm, ban đêm mát lạnh.)

Thứ năm ngày 25/7/2024
ngaymoibt.blogspot.com.au
---
Bài liên quan:

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2024

307. TÔI HIỂU GÌ VỀ PHÂN BÓN (2)

Đây là bài tiếp theo của bài 

PHÂN BÓN TAN NHANH LÀ GÌ?

-Phân bón tan nhanh hay còn gọi là phân hòa tan hoặc phân tác dụng nhanh. Đó là loại phân bón được pha chế nhằm cung cấp chất dinh dưỡng nhanh chóng cho cây trồng.

-Phân bón tan nhanh được sản xuất theo hướng giúp rễ cây hấp thụ ngay lập tức khi tiếp xúc nhờ việc tạo ra các hợp chất hòa tan cao có chứa 3 chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng cho sự phát triển của cây trồng, như nitơ (N), phốt pho (P) và kali (K).

-Phân tan nhanh cung cấp dinh dưỡng nhanh hơn phân chậm tan. 


-Ưu điểm lớn nhất của phân bón tan nhanh là mang lại hiệu quả tức thì.

-Nhược điểm là sẽ làm hại cây trồng nếu trong thời gian vừa bón phân gặp mưa dầm thì phân sẽ tan nhanh làm cây không hấp thụ kịp sẽ gây hại cho bộ rễ cây hoặc làm cây lớn vổng lên hay phát triển không như mục đích (có nghĩa là làm tốt lá, chậm hoa v.v....)


Tóm lại

-Phân bón tan nhanh sẽ nhanh chóng đưa chất dinh dưỡng vào đất. Loại phân bón này mang lại kết quả nhanh chóng, nên sẽ cần phải bón lại liên tục nếu muốn duy trì sự phát triển của cây trồng. 

-Phân bón tan nhanh rất phù hợp cho việc cần cải thiện đất trồng ngay lập tức sau khi bón hay cây trồng đang cần dinh dưỡng để tăng trưởng ngay lập tức.

-Hiện nay đa phần phân bón tan nhanh được sản xuất dưới dạng chất lỏng theo nhiều hình thức:

+phun xịt trực tiếp thông qua vòi nước máy

+pha với nước theo liều lượng được ghi rõ trong binh chứa.
Cớ lẽ những cây ngắn ngày thích hợp với phân bón dạng lỏng.
2/ PHÂN BÓN DẠNG LỎNG
Phân bón lỏng/ chất lỏng hoặc dạng bột-

Nhản hàng Yates Thrive như hình chụp là loại phân dạng bột. Khi dùng phải pha với nước
(ở góc phải bên dưới của hình có vẽ cái bình bình tưới và cái muỗng với ghi chú pha 2 muỗng với 9 lít nước.)

 Loại này tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng hơn. Chúng sẽ ngay lập tức cung cấp cho cây trồng một lượng chất dinh dưỡng ngay khi được tiếp xúc, đồng thời kích thích cây trồng phát triển nhanh hơn. 

Ưu điểm:
Kết quả nhanh chóng
Dễ áp dụng
Tầm bao phủ cơ động tùy theo ý muốn
Hàm lượng dinh dưỡng nhất quán
Nhược điểm:
Kích thích cây trồng hay cỏ tăng trưởng nhanh vượt mong muốn. 
Dễ bốc hơi trong thời tiết nóng.
Dễ bị trôi theo nước mưa nên đòi hỏi phải tưới/ phun xịt thường xuyên.
Là chất lỏng nên khi mưa nhiều thì chất dinh dưỡng thoát ra theo đường thoát nước. Vì vậy sẽ phải bón nhiều lần hơn là dùng loại phân bón dạng hạt.

Đây là hình chụp những cây Mãn Đình Hồng để cho thấy tác dụng của phân bón dạng lỏng _ nó giúp củng cố bộ rễ, giúp cây lớn mạnh và cứng cáp
Đám MĐH này không có tưới phân bón.

Đám MĐH này (phía bên phải)có tưới phân bón dạng chất lỏng (seaweed plant food concentrate).


Xin cám ơn nhà thông thái Google và bạn trồng bông.
ngaymoibt.blogspot.com.au

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2024

306. TÔI HIỂU GÌ VỀ PHÂN BÓN.

  (phần 1 -phân dạng hạt loại chậm tan)

Thế giới trồng trọt vô cùng rộng. Để trồng trọt đạt hiệu quả thì đòi hỏi phải có kiến thức sâu về lĩnh vực này. Bài ghi này chỉ là ghi nhận của người mới bắt tay vào trồng trọt nên chỉ đáng để tham khảo thôi nhen quý bạn.


PHÂN TỔNG HỢP

Phân tổng hợp là một sản phẩm phân bón có công thức chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Những chất dinh dưỡng chính là nitơ, phốt pho và kali, thường được gọi tắt là NPK cùng vài chất khác. Hàm lượng và tỷ lệ NPK (chất dinh dưỡng) sẽ luôn được ghi ở mục Analysis trên sản phẩm phân bón và theo thứ tự đạm/ N, lân/ P và kali/ K....(thường là ở mặt sau của túi phân hay bên hông của hộp phân.)

Phân bón tổng hợp đó là những sản phẩm phân bón được làm từ các chất dinh dưỡng tự nhiên hoặc tổng hợp sẽ giúp cây trồng chống lại bệnh tật, sâu bệnh và cỏ dại khi được bón vào đất hoặc phun lên bề mặt của lá cây. Bên cạnh việc chống lại bệnh tật, phân tổng hợp cũng sẽ có tác dụng cải thiện chất lượng và trạng thái của đất nơi được bón phân bón.

Tất cả phân bón này đều có các công thức dành cho từng điều kiện đất cụ thể cho từng nhóm cây trồng và cho mục đích cải thiện đất. 

(VÍ DỤ: cây thuộc họ cam chanh/ citrus; cây thuộc nhóm đất thích chua/ acid; nhóm ưa đất kiềm/alkaline…. 


Sự khác nhau giữa các loại phân tổng hợp

Phân tổng hợp có nhiều dạng khác nhau và mỗi dạng đều có những lợi ích riêng. Chúng gồm loại khô có dạng hạt hay dạng chất lỏng.


1/ Phân bón dạng hạt- là một loại phân bón có dạng viên, khô. Ở các vườn ương cây hay cửa hàng bán vật dụng làm vườn đều có nhiều loại phân bón dạng hạt của nhiều nhà sản xuất khác nhau. 

Phân bón dạng hạt có 2 loại - tan chậm và tan nhanh.

Sự khác biệt cơ bản giữa các loại phân bón này là tốc độ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.

- Phân bón tan chậm dần dần cung cấp khoáng chất và chất dinh dưỡng cho cây trồng theo thời gian, tạo ra hệ sinh thái đất cân bằng hơn. 

- Phân bón tan nhanh có khả năng hòa tan trong nước cao và cung cấp lượng chất dinh dưỡng ngay lập tức.

i/- Loại tan chậm: loại này tan từ từ nên có tác dụng từ từ. Nó cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu trong một thời gian kéo có thể từ 3 hoặc 6 tháng (tùy theo ghi chú trong từng bao bì của sản phẩm.)

Do đó, khi dùng phân loại chậm tan cần hiểu cây định bón phân vào đang ở trạng thái đang phát triển hay còi cọc & chậm lớn hay loại cây cần cung cấp chất dinh dưỡng nào đó thật nhiều để đạt năng suất mong muốn để biết mà chọn loại chậm tan hay tan nhanh  

(VÍ DỤ:
- Cây trồng đang phát triển ổn định thì cần cung cấp dinh dưỡng từ từ. 
- Còn cây đang thiếu chất, cây chậm phát triển thì cần loại tan nhanh để thúc đẩy phát triển cho kịp thời vụ trổ bông; hoặc cây dạng ngắn ngày mà muốn tốt lá như rau cải...vv
- Cây không phù hợp với đất chua/acid hay đất kiềm /alkaline nên bị còi cọc thì cần bón loại cải tạo độ pH nên phải tùy theo tình trạng cụ thể mà quyết định bón phân tan chậm hay tan nhanh (thực hiện điều này tốt nhất là có dụng cụ thử độ pH thì việc mua phân loại nào mới chắc ăn hơn là dựa theo kinh nghiệm)


Tóm lại, phân bón tan chậm là:

- loại phân bón có kiểm soát (hoặc 3 tháng hoặc 6 tháng được ghi cụ thể trong từng bao bì của sản phẩm)

+ loại phân bón tan chậm có chứa đầy chất dinh dưỡng, khi bón vào đất thì cung cấp dinh dưỡng cho cây từ từ theo thời gian dựa trên độ ẩm và điều kiện đất hiện tại*. 
[*Trong thời kỳ mưa nhiều, chất dinh dưỡng có thể bị cuốn trôi khỏi đất, đòi hỏi phải bón thường xuyên hơn. Ngược lại, trong mùa khô, độ ẩm của đất thấp hơn nên chất dinh dưỡng hòa tan vào đất chậm lại làm ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón. ]
Sử dụng phân bón tan chậm dạng hạt rất thích hợp cho cây trồng do chất dinh dưỡng được tan vào đất lâu hơn nên ít tốn lao động chân tay hơn. Nhưng bù lại phải cần có thời gian mới thấy kết quả của cây được bón phân bón bởi quá trình tan chậm nên chất dinh dưỡng được hấp thụ cũng từ từ chứ không ồ ạt.
Hiện nay sản phẩm phân tan chậm được bày bán rất nhiều. Khi chọn mua có lẽ nên tìm hiểu kỹ mục đích bón và nhu cầu của cây để tránh bón nhầm (tỉ như cho uống nhầm thuốc) bằng cách đọc kỹ ghi chú trên bao bì của sản phẩm ở các mặt của sản phẩm*
[* đọc phần Analysis ghi ở sản phẩm (thường ở mặt sau của gói phân/bag; hay ở phía khác của hộp phân/box]

Tôi sẽ ghi tiếp về loại phân tan nhanh.

===

Hôm nay nắng đẹp, tôi ra sân đây bạn. Chúc thêm một ngày mới đầy năng lượng tich cực.

Chào quý bạn.

ngaymoibt.blogspot.com.au



Thứ Hai, 22 tháng 7, 2024

305. SEN ĐÁ CỦA TÔI.

 Đây là Sen Đá của tôi. Những Sen Đá được bạn bè cho từ lâu lắm.

Tôi trồng chúng xuống đất hay vô chậu rồi bỏ đó không chăm sóc. 

Dù có nhận thấy sự đổi màu lá của chúng nhưng chưa bao giờ thắc mắc cũng như thắc mắc hay lưu ý việc đổi màu của chúng.

Và dĩ nhiên là không biết tên riêng của chúng ngoài cái tên chung là Succulent




Thậm chí chúng chỉ được ngắm nghía nhiều hơn bình thường lúc nó có bông.


Tôi sẽ hỏi bạn 'đại gia Sen Đá' và nhà thông thái Google để ghi lại những tên của những cây mọng nước/ Sen Đá/ Succulents.
Chờ tôi nhen bạn.

Sydney ngày đầu tuần thứ 3 của tháng 7. Còn hơn 1 tháng nữa là tới mùa Xuân ở đây rồi. Thời gian qua mau quá. Mới Tết Nguyên Đán mà nay đã giữa năm.
Chúc quý bạn xem Blog ngaymoibt.blogspot.com.au một tuần mới an khang & yêu cuộc sống.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2024

304. MÙA SEN ĐÁ KHOE SẮC MÀU.

 Mùa Đông, lúc mà

-lúc mà phần đông cây cối bạc màu xơ xác vì thời tiết lạnh lẽo, 

-lúc mà đa số hoa 'hàng năm còn giấu búp nụ trong giấc ngủ thường kỳ của chúng vào mùa Đông,

-lúc mà các hạt giống vừa nứt mầm hay còn đang vùi mình trong đất ẩm chờ tách mầm chào cuộc sống sẽ bắt đầu

thì họ nhà Sen Đá đã phải chịu đựng một cơn xốc/ stress để lục tục đua nhau thay màu lá của chúng.


Sen Đá stress vì thay đổi thời tiết đột ngột.

Sen Đá stress vì bj ngưng tưới nước (có thể do chủ nhân hiểu được tập tính của chúng nên cắt không tưới nước; cũng có thể vì chủ nhân của nó hiểu điểm yếu của Sen Đá là dễ bị thúi rễ khi đất quá ẩm nên đã cắt giảm nước như một biện pháp bảo vệ bộ rễ của nó.

Sen Đá tress vì thiếu nguồn cung cấp nước, vì nhiệt dộ thất thường (ngày ấm ngày lạnh, ngày nắng nhiều ngày u ám đan xen, nhiệt độ trồi sụt thất thường. Chính những yếu tố đó đã thúc đẩy Sen Đá phải có sự thay đổi để chịu đựng. Cách chịu đựng ấy đã làm cho Sen Đá có một sắc diện mới. Một sắc diện không loại Sen Đá nào giống loại nào và thời gian thay màu lá của chúng cũng không như nhau.

Sen Đá xuất hiện với những sắc màu tuy không rực rở kiêu sa nhưng cũng đủ làm say lòng những ai mê Sen Đá.

Phải nói thời gian theo dõi sự biến đổi màu lá là những ngày thú vị nhất đối với người mê Sen Đá. (từng ngày từng ngày sắc màu Sen Đá đều mới lạ. Vui lắm. Thư giãn lắm.


Nhưng đó chỉ là niềm vui của người hiểu biết về tập tính của Sen Đá và có đủ nhạy bén để biết loại nào là loại biến đổi màu mà mua.

Đối với người thích Sen Đá vì sự đa dạng hình thức của chúng nên mua về thí như tôi, cho tới nay, tôi vẫn chưa biết loại nào là loại sẽ đổi màu khi Stress, thích thì mua về trồng mà thôi và đã có 1 thời gian dài tôi chưa chú ý về đặc tính này của vài loại mà tôi có trồng.

Sen Đá để được đẹp, để được đổi màu.... đòi hỏi phải hiểu biết về chúng và nhất là tâm yều chúng thì mới có những tác phẩm Sen Đá đẹp.


Có đi đến nơi bán Sen Đá mới thấy được sự đa dạng của loài Sen Đá. 
Tôi sẽ ghi tiếp về chủ đề này. Chờ tôi nhen bạn.
Chúc thêm 1 thứ bảy thư giãn.

20/07/2024
ngaymoibt.blogspot.com.au

PS: Tất cả hình Sen Đá trong bài là của bạn tôi chụp, chứ tôi chưa trồng nhiều và những điều ghi cũng do học từ bạn của tôi. Cám ơn người bạn quý.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2024

CÁCH ĐỂ MÈO KHÔNG Ị TRONG SÂN VƯỜN.

Bạn mèo hàng xóm này là đứa có bộ lông đẹp, có nét mặt hiền lành hơn 2 bạn mèo cùng hẹn nhau đi trong sân nhà tôi, nên được tôi rình chụp hình hoài.

 ... chụp hình con mèo thì chụp chứ vẫn không yêu nổi vì:

Không gì gây khó chịu cho lỗ mũi bằng mùi phân mèo.

Không gì bực mình bằng việc dẩm chân lên bãi phân mèo rải rác quanh sân vườn.

Thật không dễ chịu khi mỗi sáng phải đi vòng sân để hốt phân mèo hay mỗi bước đi phải nhìn xuống chân để tránh bải phân chưa kịp thấy để hốt. Và sau khi hốt phân mèo lại phải xịt nước thật kỹ để xóa đi cái mùi để mèo vì mùi của nó mà lại tới ị tiếp.

Sử dụng hóa chất để đuổi mèo thì cứ phải lệ thuộc vào hóa chất vì vài ngày lại phải phun xịt và có khi hóa chất đuổi mèo lại gây ảnh hưởng đến việc thu hút ong bướm giúp thụ phấn cho cây trồng.

Ngay cả dung dịch gồm nước và tinh dầu* thì dù không độc hại thì cũng vẫn phải phun xịt thường xuyên

(*tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu hương thảo, tinh dầu bạc hà

Tự làm dung dịch đuổi mèo thì mất thì giờ chuẩn bị nên đôi khi bị nãn hay không làm thường xuyên thì ra sân lại dẩm phải c ứ t mèo.

Ghi lại những học hỏi về kinh nghiệm đuổi mèo.

Vài kinh nghiệm đuổi mèo không dùng hóa chất hay dung dịch tự làm:

1/ Sử dụng chai Coca , chai nước nhựa đã dùng.

Xúc rửa chai cho sạch >Đổ đầy nước vào chai, vặn kín nắp>>đặt chai trong sân vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi tới. [dường như ánh sáng khúc xạ qua nước đóng chai sẽ khiến mèo sợ hãi mà lánh xa khu vực có ánh sáng khúc xạ từ chai nước]

2/ Dùng các dĩa CD cũ:

Treo CD cũ trong sân, cũng là nơi mà dĩa CD có thể tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Ánh sáng chiếu vào CD sẽ tạo khúc xạ làm mèo không đến những nơi có treo dĩa CD.

3/ Đặt vỏ cam hay vỏ quýt hoặc vỏ bưởi rải rác trong sân.

Mèo không thích một vài mùi hương. Cam, Quýt, Bưởi là 1 trong số các loại cây có mùi làm mèo khó chịu / không muốn đến gần.

4/ Pha dung dịch giấm & nước để phun xịt theo tỉ lệ 50/50 tức là 1/2 giấm + 1/2 nước 

5/ Rắc bả cà phê (cách này ở chỗ tôi không phổ biến vì ít nhà dùng cà phê phin thì không có bả cà phê.

6/ Rải sỏi trên lối đi 

(cách này hơi tốn tiền nhưng tạo cảnh quan đẹp hoặc tiện lợi cho khu vực không thể tráng xi măng hay không có ánh sáng mặt trời chiếu đến.)

Do mèo có tập tính bươi đất trước khi ị cho nên khu vực bị sỏi che kín đất không phải là nơi mèo lựa chọn làm chỗ ị.

Nhận xét của bạn cùng nhà:

Cách 1,2,3 làm cho sân vườn trông không đẹp mắt, gợi cảm giác bừa bãi (phải tốn công dọn khi vỏ cam quýt bưởi phân hủy... )

          Cách 4 thì không thể dùng thường xuyên vì giấm làm ảnh hưởng đến độ pH của đất và có thể gây chết cây & cỏ. 

 

Cách 6 thì chỉ dùng trong phạm vi nhỏ chứ không thể dùng đại trà trên khu vực rộng hay khu vực trồng cây vì vừa tốn tiền vừa không phù hợp(khu vực trồng cây là nơi mèo khoái nhất vì đất luôn xốp và ẩm dễ cào bới để làm chỗ ị. Điều này đôi khi gây ảnh hưởng xấu đối với cây mới được trống hay luống đất vừa gieo hạt)

Vài loại sản phẩm thương mại tuy rằng không dành cho việc đuổi mèo nhưng có thể ngăn mèo tới bởi mùi hương của thuốc phun xịt làm mèo bị dị ứng.

1/ Thuốc diệt kiến, ruồi, gián...


Ngoài ra có thể lợi dụng mùi hương của một số loại cây và loại hoa để vừa trồng để ngắm & để ăn & để ngăn mèo tới ị.

Tôi sẽ ghi trong bài tiếp theo.

Chào quý bạn, hôm nay thứ 6 cuối 1 tuần làm việc. Thời gian qua mau quá. Chúc tĩnh tâm vui khỏe.

ngaymoibt.blogspot.com.au


Bài liên quan:





Thứ Năm, 18 tháng 7, 2024

302. CHUYỆN CON MÈO và DUNG DỊCH TỰ LÀM

 Mèo là con vật dễ thương và rất đỗi thân thương đối với những ai yêu và nuôi chúng. Chúng rất khôn ngoan và nhất là không ị tại nhà nuôi chúng.

Nhưng mèo lại mang đến nổi khổ cho những nhà hàng xóm của chúng- nhà không có nuôi mèo khi chúng chọn bãi cỏ của nhà đó làm toilet công cộng.

Thật không may khi ra sân dẫm phải 'bãi phân mèo'. Thật không dễ chịu khi mũi chịu đựng mùi phân mèo... nó thúi ơi là thúi và nếu bị dẫm phải mà chưa kịp phát hiện thì dấu dép sẽ trây thúi đi tùm lum...dọn rửa mệt nghỉ.

Sau đây là những biện pháp ĐUỔI MÈO/ tức là DẸP BỎ cái toilet công cộng của bạn mèo hàng xóm trong sân vườn, bãi cỏ bằng những vật dụng trong nhà bếp:

CÁCH 1: VỚI VỎ CAM, CHANH, BƯỞI

Vật liệu:

-1/2 lít nước

-Bình xịt

1 chén  vỏ cam quýt xắt nhỏ (khoảng 6 -10 vỏ quýt hay 4 -6 vỏ trái cam)

2 muỗng canh nước cốt chanh hoặc nước cam

Nấu nước sôi, cho vỏ cam quýt vào và giảm lửa. Đun sôi nước và dung dịch cam quýt trong ít nhất 20 phút.

Lượt bỏ  vỏ cam quýt, chờ nguội cho dung dịch vào chai xịt. Xịt xung quanh sân và những nơi thu hút mèo.

CÁCH 2: VỚI BỘT TIÊU, BỘT TỎI , BỘT MÙ TẠT/dry mustard , CHANH

- 1 muỗng cà phê tiêu đen xay

1 muỗng cà phê mù tạt khô (có thể mua ở các siêu thị lớn như Coles, Woolworths

[ở  Woolworths có Keen's Mustard Powder Powder 50g giá $5.00)])

- 1 muỗng cà phê bột quế

- 1/2 lít nước nóng

- 1/2 muỗng cà phê bột tỏi hoặc 2-4 tép tỏi tươi nghiền nát

- 4 giọt tinh dầu chanh hay vỏ một trái chanh xắt nhuyễn nấu với nước để sôi trong 10 phút*

Bình xịt

*> Nếu dùng vỏ chanh thì nấu vỏ chanh với nước, để trong 10 phút rồi mới pha với các vật liệu đã ghi, lắc đều cho hòa lẫn trong nước. Chờ nguội phun xịt nơi mà mèo hay đến hoặc xịt theo lối mèo hay lui tới.

*>>Nếu dùng tinh dầu chanh thì: pha nước sôi với bột tiêu bột quế và mù tạt vào bình xịt. Sau đó, thêm tỏi và tinh dầu. Lắc chai cho đến khi tất cả các thành phần hòa quyện,chờ nguội phun xịt vào nơi mà mèo thích ghé thăm. (nếu dùng tỏi tươi thì phải lượt bỏ xác tỏi cho không nghẹt ống xịt.)

LƯU Ý:

1* lúc mới dùng dung dịch thì 2 ngày phun xịt 1 lần. Sau 1 tuần nếu thấy dung dịch có kết quả tốt thì 4 ngày phun xịt 1 lần.

2* dung dịch này có thể làm Ong hút mật không đến hút mật hoa, bởi con Ong nhạy cảm với mùi vị này. Do đó nếu trong sân có cây ăn trái sắp nở hoa thì không nên phun xịt dung dịch xua đuổi mèo trong suốt thời gian hoa nở để mới có thể thu hút ong đến giúp thụ phấn cho hoa.

Nhưng nếu không thích hoặc không có thời gian làm dung dịch thì mua dung dịch pha sẵn

Bạn có thể search ở Google hay Yahoo với từ khóa  'Animal Repellent liquid' hoặc cũng với từ khóa đó có kèm theo tên của shop mà bạn biết. 

Ví dụ nếu ở Úc, shop Bunnings Warehouse là địa chỉ quen thuộc đối với mọi người thì từ khóa sẽ là ''Animal Repellent liquid Bunnings'

Đây là 1 hiệu tôi đã dùng. Giá của Bunnings Warehouse là $11.44. 

Chỉ 3 lần phun xịt theo định kỳ 2 ngày/1 lần là có kết quả. Sau đó thì chỉ phun xịt 1 tuần/1 lần. Nó không chỉ ngăn mèo,chó mà còn cản bước chân của chim

Do đó nếu nhà có nuôi chim có lẽ phải xem xét có nên hay không khi phun xịt.

Chào sáng thứ năm 18/7/2024.

ngaymoibt.blogspot.com.au

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2024

301. CHUYỆN MÙA ĐÔNG NĂM NAY

Năm nay mùa Đông lạnh hơn năm trước. Thời tiết cũng thay đổi thất thường hơn. Bà chị bảo thời tiết đó chả bỏ bèn gì với Erie (tiểu bang ở cận biên giới nước Canada... ậy! vậy mà nơi đây vào thời điểm này tui đây và cỏ cây eo sèo)

Như hôm qua, đã 6:40 sáng mà nhiệt độ là 4 độ C.

 8:00am là 6 độ C. 

Tin tức khí tượng cho biết có luồng gió lạnh thổi từ bắc cực xuống nên rất lạnh. Điệu này không biết cây Đu đủ sẽ chịu đựng đến mức nào hay vẫn bị bệnh đốm lá & đốm trái như các năm trước.

Ý là năm nay có bón thêm Kali cho cây đu đủ nhưng tới nay đã có vài trái bị đốm đen và 1/4 số lá bị những chấm đen và khô quéo. 


Dù vậy vẫn thấy bón Kali có hiệu quả. Tôi sẽ tìm học hỏi cách bón phân để bảo vệ sức khỏe cho cây Đu đủ trong mùa Đông.

Thời tiết có tâm hồn nghệ sĩ nên đã tô điểm sắc màu cho lá cây.

Lá chuối vàng hoe, xơ xác.

Lá cây Lobelia tím ngắt đến độ khó phân biệt đâu là đất đâu là lá. 


Lobelia lúc chưa lạnh lắm.

Lá Ổi đổi màu tím

Cây lá cách / Premna /premna corymbosa yếu ớt dù đã đặt ở dưới mái che.

Người thì mặt mày xanh lét, da ở ngón tay bong tróc.

Chim chóc đi trốn lạnh không còn hót inh tai mỗi buổi chiều.

Phải công nhận rằng cảnh mùa Đông buồn làm cái đầu cũng vơ vẩn nghĩ linh tinh. Và buồn tay chân quá chừng vì chẳng được ra sân (ra sân trồng cây thì quên lạnh & không buồn vặt nhưng mà cái thân già nó rên rỉ quá và bị rầy cái tội không giữ gìn sức khỏe.)


Chào bạn, chúc thêm một ngày vui khỏe, may mắn.

ngaymoibt.blogspot.com.au

======

Bài liên quan: nhấp chuột vào là xem được hoặc có thể dùng chức năng Search ở góc trên cùng bên trái để gõ 

(ví dụ muốn tìm đọc bài  viết về cây đu đủ thì gõ chữ "đu đủ" vào ô search đó thì sẽ lần lượt đọc các bài có liên quan đến CÂY ĐU ĐỦ.)








Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...