Thứ Hai, 19 tháng 9, 2022

57. CHUYỆN PHÂN BÓN

Em dặn đừng bao giờ bón phân này nhen chị dỏm lắm.

Bón vô dây mướp toàn là lá và hoa đực, dây bầu cũng vậy.

Hỏi ra là Em nghe bạn nói bón phân NPK và dăn mua phân chậm tan nên đi mua và thấy có chữ NPK và chậm tan là mua.

Té ra Em chưa hiểu về thế giới phân bón, cũng chẳng hiểu gì về mấy chữ NPK.

Trong phạm vi bài này chỉ ghi về trao đổi với Em về mặt nhận diện và sự chọn lựa khi mua phân bón.


Về mấy chữ NPK

N - Nitrogen - Phân Đạm

P- Phosphorus - Phân Lân

K - Potassium - Phân Kali

Phân Đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp Ni tơ cho cây. Thích hợp cho cây trồng lấy lá như rau, cải.., cây vừa bước vào giai đoạn phát triển.

Phân Lân là một dạng phân bón vô cơ có chứa phốt pho. Phốt pho chịu trách nhiệm phần lớn của rễ và và sự phát triễn của hoa quả. Thích hợp cho cây trồng lấy củ.

Phân Ka li là loại phân bón phức hợp chứa nhiều chất. Thích hợp bón cho cây trong giai đoạn truỏng thành và ra hoa.

Về việc nhận dạng và phân biệt

NPK có nhiều nơi sản xuất. Cho nên không nhất thiết phải chú tâm đến nhản hiệu mà nên đọc kỹ những dòng ghi ở mặt trước và mặt sau của bao bì để hiểu

h1

1/  có phải là phân chậm tan, phân có tác dụng bao lâu (Ví dụ: trong 3 tháng/ feed up to 3 months  hay 6 tháng...vv.) . Để biết mà bón để tránh việc dư hay thiếu. Thường thì người ta ghi ở mặt trước của bao bì/ hộp chứa. (như h1)

2/ hiệu quả / tác dụng của phân bón ( ví dụ; giúp ra hoa, kết trái; xanh nhanh, ngon hơn; cung cấp khả năng kháng bệnh, kháng vi khuẩn... /more abundant fruiting and flowering...). Thường được ghi chỗ dễ trông thấy nhất ở mặt trước của bao bì. Như hình 1,)

3/ số liệu cụ thể từng thành phần có trong phân bón. Thường được ghi ở mặt sau của bao bì. Qua những con số được ghi, người mua sẽ tùy theo mục đích muốn bón cho loại cây trồng để chọn loại phân nào. Con số càng cao, hàm lượng càng nhiều.

Ví dụ: 

muốn bón cho cây chỉ ăn lá như rau cải hoặc cây trong giai đoạn phát triển (chưa trưởng thành) thì chú ý con số của chữ N

Với bao bì/ hộp ghi Dùng cho mọi mục đích/ All Purpose như hình 2 thì có thể dùng bón cho nhiều loại cây NHƯNG cũng phải chú ý các chỉ số của N, P, K  (phải xem bảng phân tích ở mặt sau của bao bì  -  hình 3 và 4)

h2
Thường người ta dùng loại NPK có hàm lượng như phân tích như ở hình 3 để bón giúp cho cây chưa trưởng thành được mạnh mẻ hoặc bón cho cây ăn lá nên chỉ số N của hộp phân này rất cao (N=17.4; P=1.3;  K=5.5), mặc dù họ ghi là dùng cho các loại. Việc này không lạ, vì các loại cây trồng đều cần dùng lượng phân bón có chỉ số N cao ở các thời kỳ.

h3

muốn bón cho cây trưởng thành/ cây trong giai đoạn chuẩn bị ra hoa kết trái 

Theo như thành phần của hộp NPK trong hình 2 thì N=13.8; K=15.8; P=2.

Đúng y như điều nhà sản xuất đã ghi ở nắp hộp (h1)

[ra hoa và đậu quả phong phú hơn; xanh hơn và ngon hơn; kháng bệnh tốt, chống nắm mốc gây bệnh]

Do đó nếu bón NPK của hộp này cho cây lấy củ là không có kết quả bởi N quá cao

h4

muốn bón cho cây trưởng thành/ cây ăn quả chú ý chữ K

muốn bón cho cây lấy củ chú ý chữ N thấp hơn P và K

(ví dụ bón cho carrot hay củ dền thì NPK= 5-10-10 - điều này biết được do hỏi bác Google. Xin cám ơn bác Google)

4/ liều lượng bón. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, vì thừa cũng có hại và thiếu thì không có hiệu quả như ý. Cho nên việc đọc những ghi chú trên bao bì là vô cùng quan trọng.

Nơi tôi ở, có lẽ tôi chưa đến đúng nơi chuyên bán phân bón nên tôi chỉ gặp loanh quanh vài nhãn hàng phân bón NPK với chỉ số NPK na ná nhau chứ không đi sâu như bên VN của mình.

Qua vài người bạn ở VN, tôi hay nghe bảo nhau rằng đã bón phân ĐẦU TRÂU của công ty cổ phần phân bón Bình Điền. Và thường là mách cho nhau qua nhận dạng bao bì chứ không chú ý đến ghi chú trên bao bì phân bón NPK (ví dụ phân biệt màu sắc vàng/ xanh lá/ xanh da trời/ tím...)

h5

Qua Google tôi đã thấy hình các bao bì phân bón NPK của Bình Điền (hình 5 và 6, cám ơn Google về hình mượn để minh họa). Thấy rằng họ sản xuất các loại NPK phù hợp với nhu cầu của các khách hàng. Trên bao bì - ở 2 mặt trước và sau có ghi rất rõ chỉ số N, P, K & chuyên dùng cho những loại cây trồng nào & cách bón cho từng loại cây trồng. Thật là tiện cho những 'nhà trồng trọt nghiệp dư/tài tử.

h6

Làm quen với những chỉ số NPK rất có lợi. 

Vì nơi đang ở, nếu không tìm được NPK có chỉ số đang cần thì có thể mua NPK theo dạng rời để trộn theo đúng chỉ số đáp ứng cho cây trồng trong từng giai đoạn phát triễn.

Đọc các ghi chép trên bao bì của phân bón là một cách trang bị bổ sung hiểu biết về các chu kỳ bón phân  phù hợp với từng loại cây trồng. Ví dụ: biết thời điểm nào cần bón để giúp cây phục hồi bộ rễ, kích thích ra tượt / biết số lần cần bón phân cùng thời điểm bón phân cụ thể cho từng loai cây/ hoa màu/ hoa kiểng.

(tôi hay bị rầy về việc không bỏ các bao bì NPK đã dùng - vì hay quên nên để dành xem. Bây giờ có máy ảnh kỹ thuật số nên rất tiện lợi cho việc lưu lại điều đọc được từ các bao bì phân bón. nên không còn cất lại các bao bì phân bón nữa)

---

Quý bạn ơi, để có đề tài ghi blog đọc cho vui nên có sự kiện gì, suy nghĩ ghì tôi đều ghi lại.

Hiểu của tôi chỉ có như điều tôi ghi thôi hà bạn. Bạn có thể hỏi Google để có những giải thích đúng và rõ hơn.

Dù vậy tôi cũng sẽ ghi lại những gì tôi đã nói với Em.

Tôi sẽ ghi cụ thể từng loại phân và tác dụng/ tác hại của việc bón quá liều hay bón chưa đủ..

Hì.. hì... 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...