Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2024

271. HÀ TIỆN QUÁ PHẢI KHÔNG?

 - "Nữa lại rửa mấy vĩ thịt, mấy chai, hủ, lọ nhựa. ...  Nữa lại đem làm chậu trồng cây..."

A

- "Đã nói rồi, đến tuổi này mà còn hà tiện để làm gì? 

- "Bỏ mấy đồ tái chế ấy đi EM. Thiệt là khổ! _ Bạn già của tôi nói với giọng đau khổ và dùng chữ EM thay vì chữ như thường lệ kể từ ngày cưới cho đến nay. (đó là tín hiệu báo cho biết sẽ được " nghe rầy rà" lớn chuyện.)

Để thay lời giải thích dông dài, tôi đã rủ ông bạn coi tôi thay chậu cho cây Đỗ Quyên. Vì vậy mà không có hình lúc thay chậu (chỉ có hình sau khi xong việc)

Ông bạn tôi đã được thấy bộ rễ của cây Đỗ Quyên nhỏ rứt bện sát vào làm cho đất bết thành một khối dai nhách, đất bên trong khô ran, kiến làm tổ trong đó. (nên sau mỗi mùa bông thì cần phải thay đất đẻ  cho nước thấm đều khắp bầu đất.)

- "Cái khoảng hở giữa chậu lót' với chậu chính thấy chướng mắt quá" _ông bạn tôi nói.

-- Thì rải sỏi ở khe hở đó. _tôi giải thích.

B

Và sáng hôm sau tôi đã có câu trả lời cho diện mạo cái chậu " BON CHEN" bằng chút ít đất sét và vài viên sỏi to.

C

Dùng cách giải thích bằng thực tế, ông bạn tôi đã thấy mấy điều tiện lợi khi tôi tận dụng các vật dụng phế thải phục vụ cho việc trồng trọt như:

1/ Tính cơ động linh hoạt: vật dụng phế thải ấy có thể dùng làm 'chậu lót' bên trong chậu để trồng bonsai.

D

- có thể bưng sang chậu khác khi muốn thay đổi kiểu chậu mà không phải bứng cây ra trồng lại. 

Hình E là ví dụ. Chỉ cần chọn chậu có thể để vừa 'chậu lót là bê nguyên chậu lót đặt lên chậu mới, dù chậu mới có chiều cao đến đâu thì cũng khỏi phải trồng lại hay châm thêm đất vào.

E

*[Đối với vài loại cây có ít cần đất hoặc rễ không sâu hay có bộ rễ chịu chật chội thì việc dùng 'chậu lót' như hình E thì rất tiện lợi.]

- Khi cần đem chậu đi phơi nắng thì khỏi cần bưng toàn chậu, vì chỉ cần bưng chậu lót là ok ... khỏi bưng chậu nung thì không làm quá nặng tay nên không sợ run tay làm rớt chậu cây xuống đất.

2/ Tính tiện lợi: khi thay đất. hay thay đổi chậu

- lấy cây Đỗ Quyên ra khỏi chậu lót một cách dễ dàng, không sợ làm bể chậu chính của nó. Nếu quá khó lấy ra thì có thể cắt bỏ rồi thay vĩ lót mới.

F

- Cây Đỗ Quyên thích độ ẩm nên việc đặt chậu cây lên 1 chậu khác giữ được nước sẽ giúp tạo độ ẩm cho cây.(nhưng phải rải sỏi hay gạch để đáy 'chậu lót' không ngập nước). Nếu có đi vắng nhà nhiều hôm thì không lo lắng lắm về việc cây thiếu nước.

- hủ yogurt cắt như trong hình G. Đậy kín nắp hủ, khi úp ngược lại thì cái nắp thành đáy chậu. Sau này khi thay đất sẽ lấy bầu cây ra rất dễ dàng vì đáy của chậu bông có thể mở ra được. (nếu chậu lót nhỏ hơn chậu chính thì rải cát hay sỏi nhỏ chèn khe hở lại.)

G

- "để bữa nào chở BÀ đi mua sỏi. _Ông bạn tôi nói như vậy sau khi tận mắt 'thấy' minh họa lời giải thích. Chữ EM đã được ổng đem cất và dùng lại chữ BÀ như mấy chục năm qua.

Quý bạn có thấy cặp đôi này dễ thương không? Có thấy việc tận dụng chai lọ nhựa..phế thải nhà bếp đôi khi  KHÔNG PHẢI LÀ HÀ TIỆN mà là tiện lợi?... hì hì... nếu thấy đúng vậy thì tôi có thêm đồng minh.😊

Chào quý bạn, chúc một ngày mới vui vẻ.

ngaymoibt.blogspot.com.au

---

02/06/2024

Quý bạn ơi, sáng nay siêng nên đã chụp hình để mình họa thay cho những hình chụp trước đây đã bị mất do USB bị hư nên bài 271 đưa lên hôm qua đã bị tháo bỏ để thay thế bằng bài này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...