Thứ Hai, 3 tháng 6, 2024

272. CHUYỆN TRẺ CON.

LỜI HỨA.

Vừa thấy mặt tôi ở ngưỡng cửa, động tác đầu tiên của cháu nội là để 2 bàn tay chụm lại thành hình trái tim. Liền tức thì là 2 tay để ngang thắt lưng vẫy vẫy _dấu hiệu mời gọi vào nhà để cùng chơi với cháu.

- "bà phải đi chợ và đi thăm ông Cố nên hôm nay không vào chơi với cháu. Chiều bà về sẽ ghé chơi với cháu. Cháu muốn bà ghé nhà cháu lúc mấy giờ"

Nét mặt cháu đang thất vọng bỗng tươi rói khi nghe tôi nói và hai tay đưa lên để hẹn giờ.

Tôi trở về nhà cháu sớm hơn giờ hẹn. Cháu chạy a ra mở cửa và cũng lặp lại động tác ban sáng tức là tạo biểu tượng trái tim nhưng lần này cháu di chuyển trái tim lên ngang ngực.

-" Mẹ biết không, nó ngồi canh đồng hồ từ lúc 5:00pm. Nói con hẹn bà nội 6:00pm mà bây giờ mới 5:30pm, bà nội chưa tới đâu. Biểu nó tự chơi hay coi TV nó vẫn lắc đầu và ngồi canh đồng hồ."

Tội giật mình. Lời hứa của người lớn đối với trẻ con quan trọng đến như thế sao? May là tôi về đúng giờ.

QUÁN TÍNH

Vì cháu vừa vào lớp mẫu giáo/ kindergarten nên mỗi ngày trong tuần lễ đầu tiên tôi đều đến để tiễn cháu đi học. Lần nào cũng mang cho cháu 1 cái bông nho nhỏ hay một mảnh giấy nhỏ vẽ bông hoa.

Kể từ đó, mỗi ngày cháu đều nhét vào tay tôi khi thì mảnh giấy nhỏ cháu vẽ hay cái sticker sau khi cầm những vật tôi tặng lên xe.

Do nhận rước các cháu khi tan học nên khi ông nhà tôi đi rước cháu là tôi  có gì đó để chúng ăn tạm trên đường về nhà các cháu. Lần nào các cháu ngoại cũng đều cúi đầu và nói "cám ơn bà ngoại" khi nhận. Riêng  cháu nội là thường xuyên giữ cách làm biểu tượng trái tim ở tay mỗi khi được cho vật gì_ có lẽ đó là cách ba mẹ cháu dạy con thay lời nói cám ơn.

Bây giờ, mỗi khi tôi vào nhà chơi cùng với cháu, lúc ra về các cháu ngoại thì đứng vẫy tay chào kèm theo lời cám ơn bà ngoại, còn cháu nội đều tặng mảnh giấy nhỏ cháu tự vẽ, còn  Con trai hỏi vì sao bắt bà nội đợi thì được cháu trả lời rằng đó là cháu vẽ để cám ơn bà nội.

Có thấy cảnh cháu gấp gáp nói "chờ, chờ"; lýnh quýnh hí hoáy vẽ và vội  mang tặng tôi trước khi tôi ra về mới thấy mình cưng cháu không uổng công.... hì.. hì... cưng cháu lắm lắm.

Nếu hôm nào trên gói bánh mì tôi vẽ bông hoa lên đó thì sáng hôm sau dù bây giờ tôi không vẽ hay tặng bông hoa thì tôi cũng có mảnh giấy cháu tự vẽ. 

bên trái là gói bánh mì tôi chuẩn bị cho cháu. bên phải là cháu nội vẽ tặng vào buổi sáng hôm sau.

- " Mẹ biết không, bây giờ nó còn có mục vẽ hoặc mang vào lớp khi thì cái sticker khi thì món gì đó để tặng cho bạn mỗi khi có bạn nào tặng nó món gì đó."

Lại giật mình! Cách giáo dục của người mẹ/ hay của gia đình ảnh hưởng đến con trẻ đến như thế sao?.

ĐIỀU SUY GẪM

-- " cái kiểu này lớn lên có gì trong nhà đều đem đi cho ... đó là do bà huấn luyện đó nhe!" _Ông bạn tôi trêu tôi như thế.

Nghe vậy tôi không giật mình mà suy gẫm. 

? Nên chăng tiếp tục cái kiểu mình đã tạo thói quen cho cháu?

---" Tiếc là bây giờ mình không ở cùng nhà nên không thể từ nhũng sự việc/ hành động trong khi chơi đùa cũng như trong giao tiếp của cháu để kịp lúc điều chỉnh để hướng cháu nội/ ngoại có những suy nghĩ & hành động đúng." _tôi nói với ông bạn tôi.

?? Nếu chỉ hướng đứa trẻ chỉ biết nhận (mặc dù nhận có biết cám ơn) mà không được dạy về ý thức san sẻ hay sự ghi công hoặc cách tỏ lòng biết ơn một cách cụ thể thì đứa trẻ ấy lớn lên có thay đổi cái thói quen/ cách nghĩ như:

- ' không biết nói cám ơn sau khi nhận 

- 'hay không biết thể hiện sự biết ơn 

- 'hoặc hoàn toàn nghĩ người ta tặng mình đó là bổn phận của họ chứ không xuất phát từ tình thương của người tặng biếu & giúp đỡ 

??? Nếu không hướng đứa trẻ ý thức san sẻ sao cho phù hợp thì làm sao hướng đứa trẻ cái tâm vị tha, biết thích nghi hòa mình vào xã hội, không ích kỷ v..v..

-- " khó lắm bà ơi, ngoài kia xã hội có không ít người không có ý thức ấy, mình dạy cháu thì được nhưng mà liệu cách sống cách nghĩ như mình có làm cho cháu mình lạc lỏng và dễ bị lợi dụng không?

Câu trả lời của ông bạn già lại đưa đến 1 suy gẫm khác _ DẠY TRẺ NHƯ THẾ NÀO LÀ PHÙ HỢP VỚI HIỆN TẠI?

Quý bạn nghĩ sao về vấn đề giáo dục con trẻ?

03/06/2024

ngaymoibt.blogspot.com.au


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...