Thứ Ba, 25 tháng 6, 2024

288. CHUYỆN ĐI BÁC SĨ và UỐNG THUỐC.

 Người quen ở VN kể chuyện bệnh.


Bác sĩ tư:

1/ Cách đây 2 tháng, chị ấy đau ở 2 đầu gối. Đi bs tư chẩn đoán TỤ DICH, và RÚT  DỊCH RA & CHO UỐNG THUỐC VIÊM XƯƠNG 1 tháng. Mới uống được nửa tháng thì  bị TĂNG HUYẾT ÁP  đến 16  gây quẹo lưỡi PHẢI ĐI CẤP CỨU nhờ xét nghiêm máu mới hay SUY THẬN ĐỘ 2, Điều trị 1 tháng mà không thuyên giảm, vẫn ở mức độ cũ. Bác sĩ tăng liều thuốc thấy có khỏe hơn trước. Chờ lượt tái khám sắp tới để coi tình hình thận có biến chuyển tốt hơn không.


2/ Cô tôi cũng tình trạng đau đầu gối, đi bs được cho uống thuốc để trong bao không tên thuốc. Cô uống thuốc thấy hết đau nên hết thuốc thấy đau lại là di bs và cứ vậy mà uống tiếp. Ngày nọ, huyết áp tăng, Kêu cấp cứu chở vào bệnh viện. Qua xét nghiệm phát hiện ra lượng gì đó trong máu vượt quá ngưỡng. May là cô còn thuốc chưa uống nên bs bệnh viện bảo đó là thuốc "đề xa'  tức là thuốc cortisol, đề nghị ngưng thuốc. Sau khi ngưng thuốc thì cô bị vật vả ít lâu nhưng sau đó đã trở lại bình thường nhưng đi đứng rất yếu.

3/ Dượng tôi, cũng có thời kỳ đau nhức và cũng đến bs và cũng được cho thuốc như cô tôi. Sau đó ông bị tiểu đường và uống thuốc tiểu đường tong rất nhiều năm, cho đến tận hôm nay.

Người kể không cho biết bs cho uống thuốc gì, không cho biết tên thuốc uống, không cho biết thuốc bs biên toa cho đi mua hay bs chỉ cho thuốc đã xé bao bì dồn chung vào bịt nilon. Do vậy tôi chỉ ghi theo lời kể nên chi tiết sơ lược đủ nói lên nổi khó khăn của bệnh nhân khi đi bác sĩ và việc uống thuốc trong thời điểm hiện nay có dính dáng đến thuốc chống viêm.

====

Ảnh chụp màn hình của Google. Xin phép và xin cám ơn.

Tác dụng phụ của cortisol là gì?

Nếu dùng với liều lượng cao hoặc trong thời gian dài, phương pháp điều trị với Cortisol có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm loãng xương và phát triển bệnh tiểu đường.

💓💙💚💛💜

Thương những bệnh nhân, có bệnh đều đặt tin tưởng cao vào bác sĩ VÀ không ít người có kiến thức về thuốc hoặc có sự quan sát chú ý các thuốc do bác sĩ cung cấp tại phòng khám mà không có nhản mác hay toa thuốc. ĐỂ RỒI hễ thấy giảm bệnh/ giảm đau nhức nhanh chóng là khen bs giỏi ....và hễ cứ bệnh là tìm đến bs ấy ... ĐỂ ĐẾN KHI NHẬP VIỆN CẤP CỨU THÌ MỚI HAY DO THUỐC BS CHO  UỐNG  mà ra nông nổi và đa phần bệnh nhân không biết tên thuốc mình được cho uống.

PS: Bài viết không nhằm phê phán bác sĩ dù tư hay công. Chỉ muốn ghi lên một sự kiện để mọi người nhắc nhở người thân ở VN có ý thức hơn khi uống thuốc do bs kê toa.

[phải theo dõi từng biến chuyển của sức khỏe để kịp thời báo với bs biết khi thấy có vấn đề khác lạ, chứ nếu để đến khi phải nhập viện cấp cứu thì có khi kịp thời cứu mạng, có khi cứu mạng nhưng sức khỏe tồi tệ.

[không được tự ý mang bao thuốc của bs cho lần cũ để đi mua thuốc uống/ tức là tự chẩn đoán để tự quyết định đi mua lại loại thuốc mà bs đã xé  bao (nhãn thuốc) về uống.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...