Má tôi rất thích hoa Trường Xuân. Có lẽ do cái tên gọi "Trường Xuân". Nhà Nội tôi thì kêu là Bông Dừa.
Qua xứ nói tiếng Anh thì Bông Dừa/ hoa Trường Xuân được gọi là Periwinkle
Đó là loại hoa lưu niên, có thể sống rất nhiều năm, có thể cắt tỉa để tạo dáng.
Loại hoa này có thể thích nghi với nhiều miền khí hậu khác nhau, không đòi hỏi chăm sóc, có hoa hầu như quanh năm và nếu chăm sóc tốt cây cho tán hoa rất rộng.
Hoa được trồng bằng hạt và giâm cành.
Giâm trong đất ẩm.Nếu bạn thích trồng hoa nhưng bận rộn không thể chăm sóc, hãy trồng bông Trường Xuân - rất dễ trồng, không đòi hỏi chăm sóc, có bông quanh năm.
Bông này bạn của tôi gọi là Bông Dừa Cạn. Tên tiếng Anh là Periwinkle
Nhớ chuyện ngày xưa.
Nhớ kỷ niệm với Nội
Nhà của Nội - một nhà xưa - từ ngõ vào tới thềm ba rất xa. Hai bên lối vào nhà trồng một dãy bông Dừa sáng rực cả lối đi. Tên của cô tôi là Dừa.
Tên của cô tôi - tên khai sinh của cô tôi là Xuân , khi người chòm xóm nói rằng bà tên Xuân. Từ khi đó Nội kêu cô là Dừa chứ không kêu Xuân. Lớn lên cô tôi không thích tên Dừa nên hay nhắc lại để càm ràm.
Nội nói "bông Dừa sáng rực và dễ trồng... bởi vậy mầy dễ nuôi, mặt mày sáng láng dễ coi."
Không biết bông Dừa có vận vào số phận của cô tôi hay không nhưng, cô Dừa đẹp nhất nhà và đường hậu vận tốt hơn các cô .
Nhớ lời Nội kể: bông Dừa/ bông Dừa Cạn/ hoa Trường Xuân là cây thuốc nam nhưng lâu quá tôi quên là để trị bệnh gì.
Tìm hiểu qua Google
*với từ khóa " cây hoa dừa cạn chữa bệnh gì" cây bông Dừa Cạn như hình chụp này
thì thấy một số trang tiếng Việt ghi rằng đó là bài thuốc dùng kèm với một số thảo dược khác trị ung thư, cao huyết áp, rong kinh, mất ngủ, bệnh lỵ.... nhưng khuyến cáo không dùng cho người mang thai và huyết áp thấp và khi dùng phải hỏi ý kiến thầy thuốc hay chuyên gia
** với từ khóa " Is periwinkle poisonous"các trang ghi bằng tiếng Anh có hình kèm theo y như hình A , thì thấy ghi và tạm dịch như sau:
Tất cả các bộ phận của cây đều độc nhưng không có triệu chứng rõ rệt nếu ăn một lượng nhỏ.
Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, có triệu chứng tổn thương thần kinh, nhức đầu và ảo giác.
Cảnh báo: Tìm kiếm sự chăm sóc khi thấy các triệu chứng khác thường với mức độ cao thì nên đế cơ sở y tế để kiểm tra để chăm sóc kịp thời.
LO LẮNG:
Từ 2 nguồn ngôn ngữ ghi cùng một loại cây cho 2 ghi nhận khác nhau về dược tính của cây bông Dừa/ Bông Dừa Cạn bỗng lấn cấn hoang mang:
- có phải vì cách dịch tên Periwikle sang tiếng Việt là hoa Dừa Cạn nên ghi nhận về độc tính/ về dược tính của hoa Dừa Cạn khác nhau?
- có nên ghi cảnh báo dược tính của hoa Dừa Cạn để người dùng DÈ DẶT khi chọn cây Dừa Cạn để làm thuốc nam trị bệnh theo hướng dẫn của một số trang đông y.?
Thật hoang mang. Bạn có biết thông tin nào hữu ích về hoa Dừa Cạn không bạn?
"Periwinkle (pink or white) (Catharanthus roseus)"
Trả lờiXóahttps://www.childrens.health.qld.gov.au/poisonous-plant-pink-white-periwinkle-catharanthus-roseus/#:~:text=Symptoms%3A%20All%20parts%20of%20the,nerve%20damage%2C%20headache%20and%20hallucinations.&text=Warning%3A%20Seek%20medical%20attention%20if%20exposure%20results%20in%20symptoms.,-Children's%20Health%20Queensland