Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

145. CÓ PHẢI TRỒNG RAU SẠCH LÀ KHÔNG BÓN PHÂN?

Bài cùng chủ đề:

Đó là nội dung trao đổi mới nhất với người quen.

Chị bảo: "chị trồng rau sạch nên hoàn toàn không bón phân gì vào đất, chỉ tưới nước"

Chị ấy chỉ đám rau răm xanh non, bụi cà bi đang ra quả bảo: "đấy, chẳng bón phân gì, chỉ bỏ cỏ mục và tưới nước".

Chỉ bụi cà chua hỏi: "trước đây chỗ này có trồng cây cà chua?

Chị đáp: Không, chỗ này trước đây trồng đậu que và đậu bún.

Chỉ cây ớt cao, trái lúc lỉu trên cành chị nói:" chỗ này năm rồi trồng cà chua èo uột , thấy cây ớt mọc tốt nên không nhổ. Không bón phân, chỉ có cỏ mục, mà nó tốt như vậy và cay lắm. 


Chị ấy không biết là những cây rau đậu mà chị tin là không cần bón phân vẫn tốt, năng suất cao là do có sự luân canh và cỏ để hoai mục chính là phân hữu cơ

cho nên:

- trong đất nơi đó còn đủ số Đạm/Ni tơ cung cấp cho nhu cầu của cây đang trồng nên chỉ tưới nước là chúng mọc tốt & cho trái. 

- hoặc trong đất ấy trước đây trồng cây họ Đậu, Đạm/ni tơ tích lũy trong các nốt ở rễ. để dùng dần nên không hút hết Đạm trong đất giúp đất không cạn kiệt chất Đạm.

Trong thực tế, cây trồng nào cũng cần Đạm để nuôi cây. Cho nên muốn cây trồng tốt phải có bón phân hợp lý. Bởi sau 1 vụ cây trồng nơi đó đã tiêu thụ có khi hết cả chất dinh dưỡng mà cây trồng sau nó cần đến.

Ví dụ như khoai tây- chỗ đất nơi trồng khoai tây sẽ bị cạn kiệt chất Đạm/ Ni tơ. Nếu tiếp theo đó trồng cà chua thì việc không cung cấp đủ Đạm/ ni tơ thì cà chua sẽ không tốt, dễ bị sâu bệnh, trái bị hư thối. 

Rau/ trái cây sạch là hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích... nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau/ trái cây.

Tóm lại, trồng rau sạch là:

- vẫn bón phân nhưng phải có chọn lọc và nắm vững nhu cầu của từng loại rau đậu để bón đúng loại, đúng hàm lượng, đúng thời điểm thì mới thu được kết quả tốt nhất. 

- tránh xa thuốc trừ sâu, thuốc kích thích . 

- đất sau khi trồng bất kỳ loại rau nào thì cũng cần được "nghỉ ngơi chờ nạp năng lượng "- tức là phải cuốc xốc đất lên vừa để phơi nắng vừa loại bỏ rễ của cỏ dại đồng thời cho đất ngưng làm việc để tái tạo Đạm/ Ni tơ bị hao hụt và BỔ SUNG thêm nguồn Đạm thông qua việc trộn lẫn phân hữu cơ vào đất.


Nhà vườn gọi đó là bón lót

Bón lót giúp làm xốp đất, tạo môi trường thích hợp cho vi sinh vật có ích (giun đất/trùn....) sinh trưởng làm cho đất ngày càng xốp và giàu đạm. NHƯNG phải trộn phân hữu cơ với đất theo tỷ lệ nhất định  tùy theo nhu cầu của từng loại rau và nhu cầu của từng thời điểm để quyết định tỷ lệ phân hữu cơ và phải được ủ từ 10 đến 15 ngày

Phân hữu cơ gồm:

-phân chuồng hoai mục - phân bò, phân gà, phân dê...hoai mục, phân trùn quế, 

-phân xanh hoai mục - cỏ, lá cây để cho mục

-rác nhà bếp để hoai mục- vỏ trứng, vỏ chuối, vỏ tôm tép.

Phân hữu cơ được bón bằng cách trộn ĐẤT với các phân chuồng & phân cỏ & rác nhà bếp HOAI MỤC được ủ 10 đến 15 ngày.

Phân vô cơ cũng cần dùng để bón cho cây trồng cho một số cây như cà chua nếu gặp đất trồng nghèo dinh dưỡng hay có quá ít phân hữu cơ (điều này chỉ gợi ý chứ không khuyến khích). Cũng cần phải bón phân vô cơ đúng thời điểm, đúng hàm lượng và đúng loại nhưng với liều lượng vừa phải để đất chậm thoái hóa.

LƯU Ý:

1/ KHÔNG BÓN phân hữu cơ khi rau ở giai đoạn phát triển

2/ Phân Đạm phải pha loãng trước khi tưới và tưới lúc mát trời vào những ngày mát mẻ.

3/ Phân chuồng phải ủ cho hoai mục. 

4/ NGƯNG BÓN PHÂN VÔ CƠ  15 đến 20 ngày trước khi cắt ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Đây chỉ là ghi nhận 1 vài mùa trồng nên chưa biết đúnh hay sai.

Ớt: trong mùa đầu tiên trồng trên đất mới dù không bón phân vô cơ và hữu cơ thì vẫn tốt và cay.

Những mùa về sau muốn ớt tốt phải bón thêm phân chuồng hoai mục như phân gà thì ớt mới mong cay, còn nếu không bón phân hữu cơ hoai mục thì ớt kém cay so với mùa đầu tiên.

cây ớt mùa thứ 2 trồng ở sát hàng rào, nơi chưa bao giờ trồng ớt và chỉ tấp cỏ khô vào gốc,

 có lẽ bị bồn nước che ánh sáng nên nó cao hơn hàng rào 1.8m. .... gốc tới ngọn dám chừng khoảng 2.5m.

Mùa này ít trái hơn mùa trước vì không bón cỏ mục, vậy mà hái trái cả rổ luôn.

(hình chụp lúc đã hái bớt trái)

Đến mùa thứ 3 thì nên trồng ớt mới ở chỗ đất mới (không trồng cây ớt con trên đất cũ, nếu muốn trồng tại vị trí này thì cần phải bón lót với phân hữu cơ.

Cà chua: 

-Tương tự như Ớt, cà chua chỉ tốt, cho trái nhiều, không bị bệnh lá & rụng trái khi được trồng 1 mùa trên đất mới. Đến mùa 2 nếu vẫn trồng cà mới trên đất này thì phải bón lót và phải bón thêm phân vô cơ thì mới tránh được bệnh trên cây cà chua.

-Bón phân vô cơ giàu Kali, cà chua trở nên ngọt.

Rau húng cây/húng lủi: phải trồng lại sau 2 mùa để tránh bệnh rỉ sét và bệnh rổ lá, lá bị bạc lâm nhâm trên mặt lá. Tốt nhất là cắt ăn hay cắt tỉa lúc rau tới lúc thu hoạch

- Rau Răm: bón phân cỏ hoai mục, trồng trên đất ẩm và đặt chỗ nhận nắng sáng.

- Tía Tô, Kinh Giới: trồng trên đất ẩm, thích phân cỏ, đất xốp. Phải luân phiên vị trí trồng thì tránh được lá bị lâm nhâm trắng trên bề mặt lá và giảm côn trùng ăn lá.

=====

Mời click vào xem bài của tháng 2/2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...