Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2022

32. NGẠC NHIÊN GIÂM CÀNH HOA HỒNG.

 Tháng 7 giữa mùa Đông, mùa tỉa cành cho hoa Hồng.

Ngạc nhiên thứ nhất: 

Chừa 3 cành để giâm. Nhưng quên, các cành Hồng nằm phơi dưới nắng 1 ngày, 

Vẫn mang vào để giâm.

Cắm ngập 3 cành hồng mà da đã bị móp vì mất nước vào trái chuối chín rục chứa trong vỉ có nước mưa rồi đi nấu cơm. -( trái chuối già chín rục không ăn được, đem ra định đi chiết cành hoa Hồng nhưng chưa kịp làm thì mưa 

Sau 3 giờ đồng hồ được 'uống nước chuối, các cành hồng được cắm vào đất. Và để ở khu vực chỉ có nắng sáng khoảng vài giờ.

Chẳng hề trùm nilon, vẫn cho tiếp xúc với nắng. 

Vậy mà sau 1 tuần, - cành hồng lúc đem giâm là lá đã khô, thân cũng giọp vì mất nước - VẪN TƯƠI, CHỒI NON NHÚ RA.

Sau 1 tháng, so với lúc dem cắm thì cành giâm hết bị móp do mất nước các cành cắm vẫn giữ màu xanh vẫn căng da, tuy rằng búp chưa thấy phát triên
Chỉ là như vậy nhưng cũng là một ngạc nhiên thú vị về việc sử dụng trái chuối chín rục vào việc giâm cành hoa Hồng.


Ngạc nhiên thứ nhì:

Cắt cành hồng, vạt chút xíu vỏ ở phía gốc

> cắm vào vĩ nước chứa trái chuối ( vĩ nước chuối của đợt cắm cành hồng cách đó 1 tuần - vĩ nước đã nổi bọt)

Để quên tới 1 ngày đêm mới được đem cắm vào đất.

Vẫn không bọc nilon, vẫn đẻ nơi nhận ánh sáng buổi sáng khoảng 2 giờ đồng hồ.

Sau 1 tháng, chồi đã mọc dài ra.

Từ các kết quả trên ghi nhận được mấy điều về việc giâm cành hoa Hồng:
1/Có thể giâm cành Hồng bị mất nước do cắt để bị héo (1 ngày không tiếp xúc với nước.)
2/ Trái chuối chín rục để trong nước có thể hỗ trợ cho cành giâm ( có thể xem như một chất kích rể/ tiếp dinh dưỡng cho cành giâm)
3/ Khỏi trùm nilon để giữ ẩm cho cành Hồng đã được nhúng vào dịch của trái chuối chín rục.

Vì muốn chia sẻ điều làm ngạc nhiên trong việc giâm cành hoa Hồng nên nói điều này hơi sớm, 

Chờ tôi nhen, tôi sẽ cập nhật việc này.

Mong rằng sẽ không nói xin lỗi bạn cho tôi đính chính. 

/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...