Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

38. TỪ LỜI CON TRẺ

 

Chị kể, đứa trẻ sắp 4 tuổi vừa hé cánh cửa vừa nói với ông bà nội ra điều thật quan trọng và chị lặp lại lời cháu nội một cách vui vẻ:

“Daddy is at home, mummy is upset, mummy is crying” .

Nhưng rồi chị thấp giọng. Vợ chồng để giọt ngắn dài trước mặt con trẻ thật đáng tiếc.

Nghĩ rằng chị muốn trách con dâu,  tôi không nói gì.

 


Sau khoảng lặng, chi nói tiếp, giọng chùng xuống.

Cưới nhau không bao lâu, con mới 4 tuổi mà nay đã để sự thiếu kiềm chế như thế có lẽ con dâu đã hết mức chịu đựng. Cười vậy chứ lo lắm.

 

Tuổi trẻ bây giờ khác hồi thời của chị - thời của chị chồng cờ bạc hay nát rượu  & lổ mảng thì cũng vì con mà ráng cắn răng chịu đựng.

Hồi đó, cha mẹ đặt đâu ngồi đấy hoặc yêu nhau mà lấy nhau nhưng 2 kiểu đi đến hôn nhân như vậy đều có chung một nút thắt - đó là sự không am hiểu tính tình của nhau. 

Như anh chị -  yêu nhau rồi cưới -  nhưng về chung mới hay rằng có bao điều khập khiễng. Và cái khập khiễng đã không được cùng nhau dựng cho ngay ngắn cho giảm xô lệch & chỏi nhau chan chát. .

Lắm lúc chị nghĩ, giá như hồi đó con trai hay con gái đều được dạy những điều liên quan đến hôn nhân và trách nhiệm sau hôn nhân thay vì dạy gái “tam tòng tứ đức “ và trai thì “nam viết hữu, thập nữ viết vô” nên phải làm chủ gia đình/ nắm quyền …..

 Nhưng rồi chị đau đớn nhận ra rằng, đời chi, ngày sống chung của vợ chồng càng tăng thì sự bất đồng tăng theo cấp số  chứ không giảm… chị đã hiểu nên muốn chỉ con tránh vết đường xấu xí đó - tức là phải hiểu rõ -…. Nhưng chị bất lực vì chẳng biết mở lời lúc nào để con hiểu đó là điều cần nên biết trước ngưỡng cửa hôn nhân chứ chẳng phải là “mo ran, mo nang”.

Chị thấy rằng, bài học dạy con không phải là lời giảng dạy / hay phân tích là đủ để  con cái thấm và hiểu điều mình muốn dạy chúng. Nhưng rất tiếc - như một vết chàm in trong ký ức, cách cư xử đối đải của bố mẹ chính là dấu vết dính vào trí óc của các con hình thành nên bản tính của chúng.

Biết làm sao khi mà trong đầu người đàn ông vẫn còn in cái tính gia trưởng của người cha và in cái chịu đựng của người mẹ để rồi thay vì cảm thấy phải chỉnh sửa thì chú trai lại bì rằng vợ mình ngang/ vợ mình không giống mẹ mình. Và lời giảng cho các con hiểu lại được các con coi là lời ca kể/ than vãn của mẹ. 

 

Từ lời của cháu nội, chị buồn lắm - cái vòng lẩn quẩn trói chặt nếp nghĩ của bao thế hệ. 

Từ lời con trẻ ta đã thấy 4 tuổi đứa trẻ đã được bố mẹ dắt vào vòng lẩn quẩn. Có cách chi thoát ra! 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...