Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

30. CẢM NHẬN BÀI THƠ " TIẾNG THU"

 Không hiểu bài thơ “Tiếng Thu “ in vào bộ nhớ vào lúc nào và vì sao mà thuộc đến bây giờ…. và đã cảm được những dòng ghi ấy ra sao để đến tân gần đây, trong trò chơi cắt lá cũng nháng ra hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô”

Nhưng phải thú thiệt rằng chẳng hề lấn cấn thắc mắc cảnh trong thơ … cứ thấy thích giọng thơ (theo kiểu hồi đó nghe nhạc, hát mòn dĩa mà không hiểu lời của ca khúc).

Hôm nay người bạn chìa ra cho xem bài phân tích bài thơ 'Tiếng Thu' của thi sĩ Lưu Trọng Lư.

Xin được chép lén bài phân tích ấy đem về đây để giới thiệu với quý bạn của tôi - những vị / những người có lẽ cũng đã có một thời ưa thích bài thơ này và biết đâu đã từng tìm hiểu, phân tích rõ về cảnh và thơ nhưng theo hướng khác hoàn toàn với bài phân tích này.


ĐÂY, XIN MỜI QUÝ BẠN XEM.

 

[Thấy đang có nhiều người nói về bài “Tiếng Thu” của Lưu Trọng Lư và khen đó là một tuyệt tác của văn học VN, mình bèn bàn nhảm vài câu chơi cho vui, dù không biết gì về thơ 🙂

1 Em không nghe mùa thu

2 Dưới trăng mờ thổn thức?

3 Em không nghe rạo rực

4 Hình ảnh kẻ chinh phu

5 Trong lòng người cô phụ?

6 Em không nghe rừng thu

7 Lá thu kêu xào xạc

8 Con nai vàng ngơ ngác

9 Đạp trên lá vàng khô?



Lời bàn:

Câu 1-2: Mùa thu làm sao “thổn thức” ra tiếng được để mà em có thể nghe? Nếu mùa thu nghe như “thổn thức”, thì chỉ có thể là tiếng gió mưa (như trong “Giọt Mưa Thu”của Đặng Thế Phong), nhưng trong đoạn sau lại nói tới “lá thu xào xạc”, “lá vàng khô”, như vậy thì đâu có mưa? Mà nếu mưa thì sao lại có trăng, dù là trăng mờ? Nếu nghe được lá “xào xạc” dưới chân con nai thì hẳn là không gian phải cực kỳ tĩnh lặng, chứ “thổn thức” sao được?

Câu 3-6: Các cụ ta nói “tức cảnh sinh tình”, nên phải tả cảnh rồi mới tả tình, đằng này chưa tả cảnh gì hết (tới 4 câu cuối mới có cảnh) mà đã tả tình rồi! Vụng!

Câu 7 và 8: lập đi lập lại một ý: lá thu kêu xào xạc, rồi con nai đạp trên lá cũng kêu xào xạc. Vụng.

Câu 9: Ở Việt Nam có nơi nào lá vàng rụng đầy đất để cho nai đạp lên không? Hơn nữa lá khô thì phải mầu nâu, lá vàng là khi mới rụng nhưng chưa khô. Không có cái gì là “lá vàng khô” cả.

Nói tóm lại đây là toàn những tưởng tượng vô lý của một thi sĩ tỉnh thành lãng mạn, chưa bao giờ thực sự yêu thích, quan tâm hay chú ý đến thiên nhiên quanh mình. Bài thơ thích hợp cho những độc giả tỉnh thành có tâm hồn tương tự. Tác giả Phạm Quang Tuấn]


*( chép trên mạng,  không có xin phép tác giả. Xin lỗi và xin cám ơn.)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...