Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2022

34. TRÁI TIM LẦM CHỖ ĐỂ TRÊN ĐẦU.

 

Những ngày còn ở Việt Nam.

Chị, 1 buổi làm, 1 buổi khi thì chạy chợ, khi thì nhận may gia công tại nhà.

Anh, đi làm và tranh thủ học thêm.

Gạo, nhu yêu phẩm và một phần lương của anh gửi về quê cho mẹ.

Những lúc anh đi học xa, lương chị đắp hết cho anh, còn mượn thêm tiền của mẹ đẻ. Và vẫn giữ chu cấp cho mẹ chồng như trước đó như anh chưa hề đi học xa tận Hà Nội.

Những ngày trên đất tạm dung nơi xứ người.

Với mong muốn được trở lại nghề nghiệp cũ, anh ngày ngày cắp tập tới trường để học về nhà chăm chú nghe TV để luyện nghe, toàn thời gian của anh đầu tư cho việc học. 

Chị, một buổi đi học lớp tiếng Anh dành cho người mới đến, thời gian còn lại hết đi cắt chỉ tới bù đầu với việc nhà, việc kiểm tra homework của con. Rất nhiều khuya chị đi trên đường vắng tanh - khuya thợ may mới giao hàng, chủ mới gọi hay khuya mới hết hàng cắt chỉ và khuya không còn phương tiện chuyên chở công cộng.

Ngôn ngữ là rào cản bước anh trở lại nghề cũ. Cuối cùng anh chấp nhận làm công nhân.


Chị, cũng đã có job ổn định khai thuế hẳn hoi, chị vẫn ngày ngày bù đầu với công việc nhà kể từ khi internet có mặt - anh ngày ngày gắn bó với màn hình TV và màn hình computer nhưng không phải vì viêc học để đổi đời đổi job.

Chẳng may chị bị thương ở chỗ làm, 


Tôi đến thăm chị, chị đang nấu cơm, tôi thấy cái đâu đớn hằn lên nét mặt mỗi khi chị cúi đầu xuống hay ngồi lên đứng xuống.

Chị kể, chi vẫn đi như bình thường, chỉ đau khi phải giơ tay ngang và không thể giơ tay lên cao. Rất đau đớn khi ngả lưng nằm xuống hay ngồi dậy. Mỗi khi cúi đầu xuống hay ngả lưng nằm, chị phải bưng cái đầu và rất lâu mới cúi xuống hay nằm xuống được.

Chị học bộ cách chị nằm và ngồi dậy hay bằm tép... tôi xem mà toát mồ hôi ... thật kinh khủng, đau đớn như vậy mà vẫn nấu cơm và vẫn đi làm ( bị thương ở chỗ làm nhưng sau thời gian dưỡng thương thì phải trở lại làm viêc nhưng được bố trí việc  vừa súc theo yêu cầu của bác sĩ)

Ra về, chỉ còn 2 chị em ở rìa lộ lúc chị tiễn tôi ra cửa, tôi hỏi nhỏ:

- anh có biết chị đau, anh có giúp chị ngả lưng hay ngồi dậy?

-- có, có giúp nhưng anh vội nên làm gấp rút và mạnh tay lắm, đau tới óc, chảy nước mắt... mình tự làm thì đau nhưng ít hơn.

- sao chị không bảo anh?

-- có chứ, nhưng kể từ đó anh nói: "bà khó quá, để bà tự làm cho bà vừa ý"... và anh y lời.


 -anh có giúp chị nấu cơm?

Chị lắc đầu cười buồn.

-- "anh bận với việc riêng của anh, nhờ anh làm thôi để ráng cho khỏi nghe anh bắt lỗi này nọ kia trong bếp mệt lắm. Vả lại anh không quen việc và không thích được chị hướng dẫn nên thôi tự làm cho xong.



Từ giả chị ra về, trên đường, chợt nhớ mấy câu thơ:

"Tôi kể người nghe chuyện Mỵ Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nõ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu"

(Tâm sự - thơ Tố Hữu)

Chị đã để trái tim lầm chỗ - vì yêu thương chồng, chị đã hy sinh bản thân và sức khỏe, sự hy sinh trãi dài đằng đẳng mấy mươi năm. Mỵ Châu vì tin yêu Trọng Thủy đã chỉ chỗ để nỏ thần, chị đã đổi tình yêu bằng hết sức lực của chị.

Đổi lại yêu thương đó,  người đàn ông ấy như một đứa trẻ được nuông chìu, sống trong mái nhà ấy như một người khách, nói nặng hơn là một người vô tâm/ vô cảm. 

Người đàn ông đó đã bóc lột sức lao động của vợ mà không chút lăn tăn.

Chúng ta, có bao giờ chúng ta thấy rằng chúng ta đã như chị, như Mỵ Châu

- đặt trái tim lên đầu để hy sinh bất cầu báo

- nên đã tạo ra một người chồng không biết trách nhiệm/ một người bạn đời vô cảm.

-khi mà người đàn ông quen thụ hưởng, rất khó kéo họ quay về với trách nhiệm.


Nhớ đọc ở đâu đó mẫu chuyện cưc ngắn;

"Tình yêu là gì hả Ba?

Khi tay ba trắng mà Má bằng lòng lấy Ba, đó là tình yêu con ạ!

Vậy tình yêu là gì hả Má?

Khi Ba có tất cả mọi thứ mà ba vẫn yêu Má như ngày đầu, đấy chính là tình yêu đó con!

Ngẫm, thật có lý và đáng suy gẫm để chỉ dẫn cho con cái khi gặp thời điểm thuận lợi để vừa con trai vừa con gái phải hiểu đúng vai trò và trách nhiệm của chúng trong mái gia đình.

Ngẫm nguyên do dẫn đến sự vô tâm vô trách nhiệm của người chồng cũng có duyên cớ:

- lúc bé cho đến trưởng thành dượd sống trong sự bảo bọc quá đáng của mẹ - cậu ấm

- cũng có thể được sống trong quan điểm "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" - tức là sống trong cách nghĩ trọng nam khinh nữ.

- lúc lập gia đình, do yêu chồng, người vợ đã chấp nhận hy sinh.... Sự hy sinh quá tận tụy khiến cho người nhận ngộ nhận là mình xứng đáng được nhận sự chăm sóc để cái trí quên bẳng trách nhiệm của bản thân. 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...