Thứ Hai, 8 tháng 4, 2024

218. NHỚ BÁNH ẾCH

 - "Em ơi, bánh ít viết T hay CH hả em?

-- "Sao nay lại hỏi, sao không hỏi Google? Trong đầu em bây giờ chỉ còn cái nhớ, và cái nhớ cứ theo cái miệng nói nên em cứ in trong trí chữ 'BÁNH ÍT', tức là chữ T ở phía sau chữ i.

- "... he.. he... Google nói 'BÁNH ÍCH' em ơi, em lại quên tiếng Việt rồi? _ chồng nói trong tràng cười.

--Anh giỏi quá he!

- "hì hì... hì.. hì... cũng như em thôi cái nhớ chữ đã bị cái nhớ bánh làm cứ in trí nó là BÁNH ẾCH.

Nhớ hồi đó,

_Hồi đó anh Ba hay nói "chờ đám giỗ để được ăn bánh ếch". 

_Rồi ảnh giải thích chắc "cái bánh gói giống con ếch nên 'kiêu' bằng bánh ếch chứ gì!". 

- Anh là thằng hảo ngọt nên kệ_ chẳng để ý bánh hình thù gì, chỉ cần biết tên nó là bánh ếch, chẳng thắc mắc chi, chỉ mong mau tới đám giỗ, được xoa đầu, được cho ăn bánh là mừng. Ôi, cắn miếng bánh nó ngon làm sao. Ngon tới bây giờ. 

Vậy là vợ chồng tôi có cùng nổi nhớ cái bánh màu vàng nâu, nhưn vàng nhạt gói trong lá chuối mà cách gói là vặn hai đầu rồi bẻ úp xuống. Ăn ngọt ngọt có pha chút măn mẳn béo béo của đậu xanh.

-- "Bánh ÍT trong trí em là cái bánh ít đúng như tên mà Nội kêu "-lại đây nội cho bánh ít/ ích nè" Là người miền Tây nên thanh âm lọt vô tai đâu có phân biệt T hay CH, Đó là cái bánh nhỏ xíu Nội luôn gói riêng cho chị em em mỗi khi có đám giỗ. Chị em em chỉ 2 lần cắn vào là hết cái bánh, khi mà cái lưỡi chưa kịp dứt cái ngon. Chắc vì vậy mà em in trí tên bánh đó là BÁNH ÍT.

Nhớ hồi đó mỗi lần đám giỗ mấy bà thường đến phụ gói bánh, bánh hấp xong để mấy nia, bánh to gấp đôi cái bánh mà chị em em được ăn. Vậy mà sau đám giỗ phân phát cho người đi đám giỗ hết ráo hổng còn bánh nào cho con nít. Vì vậy mà em vẫn còn thèm mỗi khi nghe ai nói bánh ít."

Hôm đám giỗ Ba chồng, tôi đã chuẩn bị nhân và lá chuối nhưng không gói kịp. Tới nay mới đem ra gói.

Bột nhồi xong tái lét nãn hết biết nhưng sợ anh xã cười vì cứ bày rồi bỏ thùng rác, nên ráng.

Vẽ hình thức cách gói bánh bạn bánh chỉ. Đây là phần lá đúng kiểu hình vuông. Gấp theo đường chéo của hình vuông để có hình tam giác, rồi mở bung chỗ mũi tên để gấp lại để có hình dạng như lá gấp trong hình. (bây giờ trí nhớ kém quá nên ghi chú ở đây để khi cần mở ra xem). Vẫn gói dạng hình tháp nhưng sau khi bánh chín, giảm nóng thì mở lá ra vấn theo hình ống rồi vặn 2 dầu rồi gập lại.
[chứ còn lại là lá đắp vá. Chồng cười, bắt chước nàng Sương hả? Lá thiếu gì hà tiện chi cho cực.]

Cũng làm theo kiểu "ấn độ", nấu bằng đường thẻ. Đường tan đem chế vô bột, khuấy bằng muỗng cho bớt nóng rồi mới nhồi. Trật vuột rồi cũng xong đám bánh. Chồng không thích dầu nên chỉ thoa dầu lên bao tay để bắt bánh chứ không thoa dầu vô lá. Vì vậy bánh bị dính lá quá chừng.

Lá này là lá "chuối và"/ chuối già/ chuối dà nên sau khi hấp màu lá hỏng đẹp nhưng bù lại màu bột không đến nổi thất vọng.

- "bánh cũng khá giống bánh hồi đó nhưng mà anh vẫn chưa tìm được cái ngon của bánh Ếch ngày xưa."

-- " tại em mới làm lần đầu qua hình dung lại hương và vị của cái bánh ít nội cho nên anh thấy không ngon chứ gì?"

- " chắc không phải không giống cái vị & cái hương, mà là cái ngon của kỷ niệm tuổi thơ còn trong bộ nhớ nên những tái hiện không giúp đem lại cái cảm giác của ngày thơ ấu. 

Đó là một lẽ. 

Lẽ khác là hồi nhỏ hiếm được ăn bánh hay đồ ngọt; hồi nhỏ trong chiến tranh rồi tản cư nên ngày chỉ 2 bữa cơm là may lắm nên bánh là món xa xỉ và đường thì cơ thể luôn thiếu nên món bánh Ếch ngọt nó trở nên hấp dẫn đầy mê hoặc và dính chặt vào bộ nhớ, vì vậy khó mà thay thế. - anh nghĩ như vậy đó."

Còn bạn, bạn có cùng cảm nhận với chúng tôi?

===

Hôm nay xơi cái bánh ích cuối cùng. Đã tạo hình con Ếch nè quý bạn. Không biết anh Ba của chồng tôi hồi đó nghe người lớn ở nơi đó gọi là bánh Ếch hay là do ảnh hình dung ra như tôi đang hô biến cái bánh ích này hay không?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...