Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2024

233. TRỒNG và CHĂM SÓC CÂY ĐỖ QUYÊN.

 Xin gửi lời cám ơn những người bạn về những chỉ dẫn cách trồng & chăm sóc cây bông Đỗ Quyên mà tôi tổng hợp dưới đây.

Tổng hợp những chỉ dẫn:

VỊ TRÍ: Bất kỳ cây cảnh nào chọn vị trí trồng là điều cần quan tâm. Cây Đỗ Quyên cũng vậy nhưng phải biết cây Đỗ Quyên đó thuộc loại nào.

Có tới mấy loại bông Đỗ Quyên: Có loại thích hợp với nơi có nhiều nắng, có loại chỉ cần 1 phần nắng. Cây bán ở các vườn ương thường có kèm theo nhãn với mặt trước là tên của cây cùng biểu tượng để chỉ nhìn vào là biết cây chịu được nắng hoàn toàn hay phải có bóng râm 1 phần. Mặt sau ghi tóm tắt cách trồng.

Ghi chép này  ghi về cây Đỗ Quyên thích vị trí ngoài trời nơi có bóng râm một phần và trồng trong chậu.

Loại Đỗ Quyên này có bộ rễ nông, dễ bị tổn thương nếu bị đặt chậu nơi nhiều nắng, nóng. Và nó cũng không chịu đựng sương giá và mùa Đông quá lạnh dưới 7°C (phải đem vào nhà, nơi có nhiệt độ khoảng 13°C vào để tránh sương & gió lạnh và để cây Đỗ Quyên có thể ngủ Đông.)

Nhiều nắng hay nhiều mưa đều làm ảnh hưởng đến bông.

YÊU CẦU VỀ NƯỚC

Việc sử dụng nước cũng rất quan trọng.

+ Đỗ Quyên cần được tưới nước thường xuyên nên chất trồng cần đảm bảo đất thoát nước thật tốt để tránh bị thúi rễ nếu bị ngâm trong nước trong thời gian dài. 

+ Trong những tháng mùa Đông, cây Đỗ Quyên cần tưới ít nước hơn  ĐỂ cây KHÔNG bị khô NƯỚC hoàn toàn. 

+ Luôn cần giữ ẩm cho cây bất kỳ thời tiết nào. Tốt nhất là tưới nước cho cây Đỗ Quyên ít nhất một lần một ngày trong suốt thời điểm cây phát triển. Giữ đất ẩm nhưng không ứ nước để có kết quả tốt nhất.

+NÊN TƯỚI bằng nước mưa. vì nước mưa có độ pH trung tính không làm thay đổi độ pH của đát.

Không bao giờ để đất khô hoàn toàn mà hãy để đất khô một chút giữa các lần tưới. 

Kiểm soát đất bằng cách: Dùng ngón tay ấn sâu vào đất khoảng 1inc/ 25mm nếu thấy đất khô thì tưới.

ĐẤT & BÓN PHÂN

Đất: cần đất thoát nước tốt, giàu axit hữu cơ. Tôi chưa biết cách pha trộn và cũng không có dụng cụ để thử độ pH của đất nên mua đất loại dành cho các loại cây: Gardenia/ cây Dành Dành, Camellia/ cây Trà, Azalea/ cây Đỗ Quyên. 

Phân bón: Chọn loại phân bón dành riêng cho các loại cây ưa axit như đỗ quyên, cây dành dành và hoa trà để tránh khả năng bị cháy do dùng phân bón thông thường. Ký hiệu (9-2-7-12) là viết tắt cho (N-P-K-S) _N=Nitrogen; P=Phosphorus; K= Potassium ; S= Sulfur as Sulfate.

NGỪNG bón phân cho cây hoặc chỉ sử dụng một nửa liều lượng bình thường khi cây bắt đầu ra bông, Bón phân trong thời kỳ cây đang ra bông sẽ khiến cây Đỗ Quyên ngừng nở bông để nhường chỗ cho sự phát triển của lá. 

Bón phân sau khi dứt mùa nở rộ bông và bón lại vào cuối mùa Hè/ đầu mùa Thu cho những cây trồng trong sân vườn.

Cây bông Đỗ Quyên trong chậu có thể bón phân lỏng /  Liquid azalea fertilizers hai tuần một lần vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu để chúng phát triển tốt. Có thể mỗi tuần 1 lần vì phân bón sẽ bị trôi bởi cây được tưới nước thường xuyên.


CẮT TỈA CÂY

Cây Đỗ Quyên phát triển rất tốt khi được cắt tỉa khá nhiều, chúng thậm chí sẽ mọc ra những chồi mới từ những cành không còn lá trên đó. Điều này giúp dễ dàng tạo dáng cho cây theo ý .

Cần tỉa những cành ở phía dưới nhiều hơn những cành ở phía trên.

[các nhánh phía dưới của cây Đỗ Quyên phát triển mạnh hơn các nhánh yếu hơn ở phía trên.

Sau khi bị cắt bớt phần ở ngọn để tạo táng tròn thấp, 

thì có nhiều chồi mới mợc ở gốc và có cành mọc vượt lên cao. 

Cây này đã cắt tạo tán 1 lần, sau đó đã mọc nhiều nhánh ở gốc, có cành vượt lên cao, cành cao này sẽ bị cắt bỏ theo ý tạo tán tròn.

Thời điểm tốt nhất để tỉa cây là sau khi hết chu kỳ nở bông. Cắt bỏ những bông hoa héo và bầu nhụy. Nhớ chừa chồi mới ở nơi muốn có nhánh mới phát triển. (tôi đã sai khi thay chậu vào lúc cây đang có nhiều nụ. 232. THAY CHẬU CHO HOA ĐỔ QUYÊN TRONG MÙA THU.)

Bông tàn, đã rụng phần bông còn lại là đế hoa mang vòi nhụy. nếu cây đủ sức nó sẽ kết trái.

Loại bỏ tất cả những bông tàn tới tận chân gốc của cái bông để ngăn việc đậu trái &khuyến khích sự phát triển của lá sau khi ra bông. Nếu muốn tạo dáng cho cây Đỗ Quyên thì tỉa vào thời điểm này. Sau đó sẽ có những chồi mới. Sẽ cắt tỉa bỏ những chồi không muốn vào giữa mùa Hè.

Nếu cần tạo dáng thật nhiều, tốt nhất nên thực hiện vào mùa xuân. Làm như vậy sẽ ngăn cản sự ra bông trong mùa này, nhưng về lâu dài nó sẽ giúp cho cây mạnh mẻ hơn vào mùa kế tiếp.

Thay chậu 

Cũng có thể thay chậu trước khi cây ra bông, NHƯNG phải loại bỏ nụ bông để tránh gây thêm căng thẳng cho cây Đỗ Quyên sau khi được thay chậu.

Thời gian thay chậu cũng là thời điểm tốt nhất để thực hiện công việc bảo trì bộ rễ.

Cây Đỗ Quyên có rễ nhánh mỏng len lỏi vào nhau nên cần phải hết sức cẩn thận để không làm hỏng quá nhiều rễ cây này trong khi gỡ chúng ra.

Cây Đỗ Quyên có thể chịu được việc cắt tỉa rễ nhiều nhưng cũng không nên gây căng thẳng cho cây một cách không cần thiết.

Đây là 1 gợi ý về việc cắt bỏ bớt bầu rễ trong mỗi lần thay chậu: không cắt ngang mà cắt vát xéo

> Cắt một hình nón vào phần dưới của bầu đất kéo dài khoảng 1/3 phần đất của chậu cây. Điều này sẽ giúp tạo khoảng rộng để chứa đất mới và cũng  ngăn ngừa thúi rễ do thiếu không khí vì rễ mọc rất gần nhau nên hay gây ra hiện tượng thoát nước kém.

Lưu ý:

- Cây Đỗ Quyên yêu cầu đất không có vôi.

- Sau khi thay chậu, nên đặt cây ở nơi râm mát ít nhất một tuần để cây phục hồi. PHẢI tưới nước thật kỹ cho cây và ngăn cây nở bông trong năm đầu tiên sau khi thay chậu để giảm bớt căng thẳng cho cây.

Cây đỗ quyên bị rụng lá

Cây Đỗ Quyên được sử dụng làm cây cảnh hầu hết là loại thường xanh/ evergreen azalea (giữ màu xanh suốt mùa đông), Nếu là cây giữ màu xanh suốt mùa Đông thì việc rụng nhiều lá là bất thường. Hãy xem lại việc tưới nước (dư nước hoặc thiếu nước ), nơi đặt chậu cây /cây thiếu nắng, độ pH của đất không phù hợp.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...